Cosplay là hình thức đóng vai, trong đó những người đam mê mặc giống như các nhân vật yêu thích của họ trong truyện tranh của Nhật, các câu chuyện thần thoại, các trò chơi video. Những người này được gọi là “Cosplayer”.
Mặc dù một số Cosplayer chỉ đơn giản mặc đồ may sẵn, nhưng những cosplayer tinh tế thực sự thì lại thích tự sáng tạo quần áo cho họ.
Điểm nhấn của nhân vật Cosplay không chỉ ở trang phục giống nhân vật hoạt hình mà họ thể hiện, mà quan trọng hơn hết chính là phần trang điểm. Nghệ thuật trang điểm cosplay đòi hỏi phải rất tinh tế và trau chuốt, và phải có sức tưởng tưởng rất phong phú mới có thể biến một người bình thường trở thành một nhân vật nổi tiếng trong truyện tranh.
Mi mắt giả là phần không thể thiếu của Cosplay, giúp tạo ra hàng mi dài giả quyến rũ thường được thấy trong hầu hết các nhân vật truyện tranh và trò chơi video. Mi được dính bằng loại keo trắng và khi nó khô sẽ chuyển thành trong suốt.
Hiện nay ở một số trường học đã đưa nghệ thuật trang điểm Cosplay vào làm một môn học cho các bạn trẻ có thể thỏa niềm đam mê. Khi tóc giả, trang điểm và phụ kiện đã ăn nhập, cosplayer hoàn tất cuộc chuyển đổi sang nhân vật của thế giới khác.
★ Trong nghệ thuật truyền thống, Tengu được miêu tả như là một sinh vật giống người với mỏ chim dài hoặc là cái mũi như cái mỏ, có cánh và lông đuôi sau lưng, móng vuốt ngón tay và ngón chân. Một vài bản vẽ kỳ quái thì chúng có móng có vảy, môi, tai nhọn, miệng đầy răng sắc nhọn, chân chim 3 ngón. Giống như những người quái vật khác, chúng thường được gắn kết với màu đỏ.
★ Có lẽ do sự lẫn lộn với vị thần Shinto có mũi dài Sarutahiko, mà Tengu thỉnh thoảng được miêu tả với khuôn mặt và không có bất kỳ nét nào của chim. Hình ảnh này rất đặc trưng trong nghệ thuật dân gian, như những mặt nạ Tengu có thể tìm thấy trong nhiều nhà hàng Nhật bản. Sarutahiko
★ Có truyền thuyết cho rằng Daitengu hay ō-tengu (tengu lớn) sẽ được cung phụng bởi đám ko-tengu or karasu-tengu (Tengu nhỏ)
★ Liên kết gần nhất với Tengu là Yamabushi – 山伏 hay Shugenja- 修験者, môn phái của những nhà sư chiến binh tu khổ hạnh, người mà đã nhìn thấy sức mạnh và khai sáng bằng cách sống trong những ngọn núi hiểm trở và có thiên nhiên thuận lợi. Cùng chia sẻ những ngôi nhà xa tít của Tengu và cũng mang tiếng xấu, Yamabushi chắc hẳn trở nên gắn kết với yêu tinh hình chim này, và thường mang hình dạng đáng sợ. Vạn vật có gắn kết với Tengu phần lớn được miêu tả đội cái mũ đen nhỏ, đeo khăng choàng tán đinh.
Shugenja- 修験者
★ Những thứ khác mà Tengu thỉnh thoảng mang trên người bao gồm quyền trượng gắn vòng của sư nhà Phật – shakujō 錫杖 ; áo choàng rơi hay lông vũ, mà có thể mang đến sự tàng hình cho người mặc; đôi geta (guốc) cao; quạt ma thuật có lông, hay lá của cây Aralia japonica cả hai đều được gọi là Ha-uchiwa. Ha-uchiwa vừa được dùng như là một công cụ để thay đổi chiều dài cái mũi của Tengu (làm cho nó đỡ khác người), vừa để sản xuất gió bão. Vật cuối cùng thì không có gì đáng ngạc nhiên bì Tengu được cho là xuất thân từ thần bão Susano-o-No-Mikoto.
★ Nguồn gốc của Tengu là cái gì đó còn chưa rõ. Chúng có lẽ là xuất thân cuối cùng của những thần chim cổ, nhưng chúng có những ảnh hưởng khác. Tên gọi Tengu bắt nguồn từ Tian-gou trong tiếng Trung Quốc, cả hai đều được viết cùng Hán tự. Tian-gou cũng là thực thể ranh ma sống trong núi, và Tian-gou cũng có nghĩa “ thiên khuyển” (vẽ bề ngoài có cái đuôi bốc lửa của ngôi sao băng nào đó). Tengu có ảnh hưởng từ trung quốc bao nhiêu thì chưa rõ nhưng ít nhất có 1 nguồn có mô tả Tian-gou với một mỏ chim đôi cánh và tóc rối. Hình dáng của Tengu cũng bị ảnh hướng bởi Thần chim ưng Hindu/Buddhist: Garuda, hay thần sét Trung quốc như con cú: Lei Gong, cả hai đều na ná nhau.
Garuda
Lei Gong
★ Đối với phật giáo Nhật bản, Tengu là loài quỷ dữ, thích bắt trẻ em và ăn thịt, và dẫn những nhà sư xuống địa ngục.
★ Có vô số câu chuyện và bức tranh nói về những nhà sư đánh bại quái vật mặt chim và phá những ảo tưởng dối trá của chúng. Thỉnh thoảng, tengu bị giết sẽ hóa thân thành con diều hâu hay chim cắt biểu tượng của cái chết, nhưng thỉnh thoảng chúng lại tự hóa thành Phật.
★ Đạo Shinto và Đạo Phật sau này đã phân giải sự khác nhau của chúng, dẫn đến kết quả là tập hợp tư tưởng giữa thần quốc giáo và thần du nhập từ Ấn độ. Có lẽ, vì liên kết với vị thần bảo vệ Karuta (Tên tiếng nhật của Garuda), nên những hành vi phá hoại của Tengu chẳng qua là sự tinh nghịch, và chúng thâm chí cũng có tiếng bảo vệ đền và chùa, giúp các gia đình tìm thấy con cái bị lạc.
★ Tengu có thể rất nguy hiểm đối với nhựng ai làm hại đến nhà của chúng hay lăng mạ chúng, bởi chúng là sinh vật ngạo mạn trong thiên nhiên. Trong truyền thống, Tengu là sự đầu thai của những vị sư hay samurai ngạo mạn những người mà lạm dụng quyền lực của mình,và trong cuộc sống hiện tại, chúng căm ghét sự phô trương và tính kiêu căng của loài người. Mũi dài là biểu tượng của tính tự phụ trong Nhật bản, cũng như trong phương Tây thì đại diện cho sự dói trá (Pinnochio), và thành ngữ Tengu ni naru (hóa thành Tengu) là chỉ những người mà quá tự mãn vào bản thân.
★ Những con yêu tinh này có thể thỏa mãn ý kiến của chính chúng, vì Tengu được công nhận là có một mảng lớn sức mạnh siêu nhiên. Hợp với hình dáng, Tengu cũng được cho là có khả năng di chuyển ngay lập tức từ nơi này sang nơi khác, và sử dụng ngoại cảm để trò chuyện với con người mà không nhếch miệng hay mỏ. Chúng cũng nổi tiếng với kỹ năng chiến đấu, và được cho rằng huấn luyện Ninja, dạy samurai, đào tạo những anh hùng Kendō và sở hữu người sáng lập Aikidō
★ Tengu vẫn được tôn trọng và e ngại bởi con người ngày nay. Những gương mặt có đôi mắt hoang dại của chúng có thể tìm thấy bất kỳ nơi nào tại Nhật bản, những ngôi đền, chùa trên núi thì được bảo vệ bởi những hình ảnh cầm kiếm của chúng, là hiện thân con người khao khát ở một nơi yên lành trong những ngọn núi hùng vĩ .
Ginza là một trong những phố đắt đỏ nhất Nhật Bản với những tòa cao ốc trọc trời vừa hiện đại vừa cổ kính.
Nơi đây còn được nhớ tới là khu mua sắm sang trọng nhất tại Tokyo với hàng trăm thương xá, cửa hàng, hiệu thời trang, phòng trưng bày nghệ thuật, các tụ điểm giải trí như rạp hát, chiếu phim, nhà hàng, hộp đêm, quán cà phê v.v...
Nói riêng về lĩnh vực thời trang, các sản phẩm được bày bán chủ yếu là của những thương hiệu nổi tiếng với giá cắt cổ.
Cùng với những phong cách đường phố nổi tiếng của Nhật bản như Harajuku, Shibuya, Daikanyama chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu tới các bạn phong cách thời trang Ginza của giớ trẻ Nhật Bản.
Nếu bạn đã từng đến Tokyo mà chưa ghé phố Ginza thì quả thật là một điều đáng tiếc.
Đồng yên (en) là đơn vị chính thức của tiền tệ vào năm 1871. Tên En được sử dụng bởi vì nó có nghĩa là tròn, trái ngược với hình dạng thuôn dài của tiền đúc trước đó. Một trăm đồng yên được gọi là sen, vì đơn vị này quá nhỏ nên ngày nay nó chỉ được đề cập trong thị trường tài chính.
Ngân hàng Nhật Bản được thành lập vào năm 1882, ban hành các quy định về ngân hàng đầu tiên vào năm 1885. Ở các thời điểm khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử của nó, đồng yên như phương tiện để đánh dấu tiêu chuẩn bạc, tiêu chuẩn vàng và đô la Mỹ. Từ năm 1949 đến 1971, 360 yên tương ứng với 1 đô la, sau đó được thay đổi là 308 yên bằng 1 đô la. Tỷ lệ này được thay đổi trong 2 năm nhưng sự mất cân bằng thương mại của Mỹ đã dẫn đến sự mất giá của đồng USD so với vàng.
Năm 1973, Yên Nhật cùng với các đồng tiền lớn khác, chuyển đến một hệ thống trao đổi lãi suất thả nổi. Vào những năm 1980 và 90, đồng yên ngày càng được sử dụng trong các giao dịch tài chính quốc tế và tiếp tục lên cao ổn định so với đồng USD. Nó đạt đến một tỷ lệ cao điểm khoảng 80 yên so với 1 đô la vào năm 1994, giảm khoảng 108 yên vào năm 1999 và đã dao động quanh mức 110-120 yên trong vài năm qua.
Trong những năm qua, đã có đề xuất chỉ tên đồng yên bằng cách làm cho nó bằng 100 yên hiện nay. Đề xuất mới nhất đến vào cuối năm 1999, là nỗi sợ hãi lớn rằng đồng đô la và đồng euro sẽ làm lu mờ đồng yên trừ khi nó bằng được một giá trị tương đương.
Chính phủ Nhật Bản đã công bố trong tháng 10 năm 1999 kế hoạch phát hành đồng tiền 2.000 yên trong thời gian kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh G8 được tổ chức tại Okinawa vào năm sau. Những ban hành mới được dự kiến sẽ cung cấp một động lực để nền kinh tế Nhật Bản phát triển ấn tượng.
Năm 2002, một thiết kế trên các đồng tiền được ngân hàng công bố, với những người mới xuất hiện trên các đồng tiền 1.000 yên và 5.000 yên. Các thiết kế mới được xuất hiện vào ngày 1 tháng 11 năm 2004.
Đồng tiền 1000 yên (sen-en) là hình ảnh nhà văn Natsume Soseki (1867 ~ 1916)
Đồng tiền 5.000 yên (go-sen) là hình ảnh của nhà giáo Nitobe Inazo (1862 ~ 1933)
Đồng tiền 5.000 yên (go-sen) là hình ảnh của nhà giáo Nitobe Inazo (1862 ~ 1933)
Tờ tiền 2.000 Yên này (nisen-en) là hình ảnh của Shureimon, cửa thành Shuri ở tỉnh Okinawa. Đây là tờ tiền đã được phát hành để kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh G8 tại Okinawa vào năm 2000
Đây là những tờ tiền 1,000 Yên, 5,000 yên và 10,000 yên mới. Hình ảnh trong tờ 5,000 yên là Higuchi Ichiyo, nữ tiểu thuyết gia đầu tiên ở Nhật Bản
* Tiền xu: (hay còn gọi là tiền cắc) được làm từ các loại kim loại khác nhau: Nhôm, đồng vàng, đồng xanh, đồng trắng, niken...
* Tiền giấy: Trên mỗi tờ tiền giấy của Nhật Bản có in chân dung các vĩ nhân giống như tiền của Việt Nam có chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy nhiên, tùy theo sự cống hiến của các vĩ nhân mà trên mỗi đồng tiền mệnh giá cao thấp khác nhau là một chân dung vĩ nhân khác nhau.
Đơn vị tiền tệ của Nhật được tính bằng Yen.
* Trên mỗi đồng tiền của Nhật luôn có 2 mặt khác nhau. 1 trong 2 mặt đó có ghi mệnh giá tiền bằng Chữ “SỐ”, nếu bạn không biết đọc chữ Hán bạn chỉ cần nhìn chữ “SỐ” đó là có thể biết mệnh giá của đồng tiền đó.
Trên đây là đồng xu có mệnh giá là 1 Yen và cũng là mệnh giá nhỏ nhất. Nó được làm từ nhôm nên rất nhẹ. Tuy nó có mệnh giá nhỏ nhất nhưng đôi khi nó cũng rất có hữu ích trong việc trả tiền lẻ ở siêu thị hoặc ở bưu điện.
Đây là đồng 5 Yen, được làm từ đồng vàng (đồng thau). Nó có kích thước to hơn và cũng nặng hơn đồng 1 Yên. Theo quan niệm của người Nhật thì lương tháng đầu tiên nếu bỏ đồng 5 Yen vào trong ví sẽ không phải suy nghĩ về chuyện tiền bạc vì đồng 5 Yen đọc theo tiếng Nhật là "gô en", gô en thì trùng âm với một từ Hán tự khác có ý nghĩa là "kết duyên" nên nó được xem là đồng xu may mắn.
Đây là hình ảnh của đồng xu có mệnh giá 10 Yen. Đồng xu này được làm từ đồng xanh (đồng đỏ).
Đồng xu có hình dáng giống với đồng 5 Yen trên đây là đồng 50 Yen. Đồng xu có mệnh giá 50 Yen và được làm bằng đồng trắng, không bị hoen rỉ, có thể sử dụng thời gian dài. Đây cũng là một đồng xu may mắn theo quan niệm của người Nhật.
Đây là đồng có mệnh giá 100 Yen, cũng được làm từ đồng trắng, không bị hoen rỉ. Các bạn có thấy chữ Hán dưới số 100 không? 平成18年 - Chữ này có ý nghĩa là đồng tiền này được sản xuất vào năm thứ 18 của đời Nhật Hoàng Bình Thành (2006).
Đây là đồng xu có kích thước và trọng lượng cũng như là mệnh giá lớn nhất trong 6 đồng tiền xu. Đồng xu này có mệnh giá 500 Yen, được làm từ niken. Vào những thời điểm kinh tế suy thoái, các cửa hàng ở Tokyo đã có những chiến dịch là chỉ với đồng xu 500 Yen bạn đã có một bữa ăn ngon miệng và no bụng (vì một bữa cơm ở Nhật thường ở mức cao hơn 500 Yen). Từ sau năm 2008 đến nay, mặc dù kinh tế Nhật đã qua thời kỳ suy thoái và đang phát triển mạnh nhưng một số cửa hàng vẫn còn thực hiện chiến dịch này.
Dưới đây là 4 tờ tiền bằng giấy của Nhật có mệnh giá: 1000 Yen, 2000 Yen, 5000 Yen và tờ có mệnh giá lớn nhất của Nhật là tờ 10000 Yen.
Kích thước của 4 tờ tiền giấy của Nhật có bề ngang bằng nhau những so với tiền của Việt Nam thì to hơn một chút. Khi chọn ví mang sang Nhật sử dụng các bạn chú ý nhé!
Nhật Bản có rất nhiều hệ thống bán hàng tự động cũng như hệ thống mua vé tàu điện. Tiền giấy cũng có thể sử dụng được tuy nhiên nếu tiền bị rách hoặc quá nhàu thì máy tự động sẽ không nhận được.
Nhật Bản thử nghiệm công nghệ mới, kiểm tra độ cồn trong xe hơi
Nissan motor kết hợp với các nhà chức trách Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm công nghệ mới kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe, nhằm ngăn cản những người say xỉn điều khiển xe.
Hệ thống này được lắp ở bên trong xe và nó có thể phát hiện được nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe, khi hệ thống phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở của người lái xe ở trên mức cho phép ngay lập tức hệ thống đánh lửa sẽ được ngắt nhờ cơ cấu khóa liên động. Do vậy, xe sẽ không thể khởi động. Hệ thống được lắp đặt ở những vị trí có nhiều thiết bị điều khiển và lái xe thường quan sát tới và cho kết quả với độ chính xác rất cao.
Hiện nay, công nghệ mới này đang được hãng Nissan thử nghiệm tại thành phố Kitakyushu thuộc quận Fukuoka, thành phố Atsugi thuộc quận Kanagawa và quận Tochigi. Đồng thời, hãng Nissan cũng sử dụng những kết quả thử nghiệm thu được để tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Với công nghệ mới này, chính quyền Nhật Bản hy vọng sẽ giảm được tai nạn do những lái xe say xỉn gây ra.
Cách sử dụng hệ thống:
Bật khóa điện về START
Thở vào trong ống kiểm tra.
Nếu nồng độ cồn thấp hơn mức cho phép thì động cơ sẽ nổ, ngược lại thì ngay lập tức cơ cấu khóa liên động sẽ ngắt hệ thống đánh lửa làm động cơ không khởi động được.
Kashima Reiko là một Urban legend Nhật Bản về hồn ma của một người phụ nữ không có chân ám trong nhà vệ sinh trường.
*Cảnh báo*: Người ta nói sau khi bạn nghe câu chuyện của Kashima Reiko, cô ta sẽ gặp bạn trong vòng một tháng. Nếu bạn không muốn gặp cô ấy, đừng đọc.
Kashima Reiko là hồn ma của một người phụ nữ sống tại thành phố Hokkaido, Nhật Bản. Một đêm, cô bị tấn công bởi một nhóm đàn ông. Chúng đánh đập và hãm hiếp cô 1 cách tàn bạo và sau đó để mặc cô cho tới chết.
Cô đã cố gắng kêu cứu nhưng không ai nghe thấy. Sau đó cô cố gắng để tìm một người nào đó để giúp cô nhưng lại vô tình bò lên đường sắt và thật không may, cô lăn ra bất tỉnh. Cùng lúc đó có 1 đoàn tàu chạy qua, và cô bị cắt làm đôi. Xác của cô bị xẻ đúng ở phần thắt lưng.
Kể từ đó, Kashima Reiko đi lang thang để trả thù và tìm kiếm phần chân bị mất của mình. Người ta thường gặp cô trong phòng vệ sinh trường học, nhưng cũng có thể xuất hiện trong phòng tắm ở nhà của bạn vào giữa đêm.
Khi bạn vào phòng tắm, cô ấy sẽ hỏi bạn câu hỏi. Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi của mình một cách chính xác, cô ấy sẽ chặt chân của bạn ra.
Nếu cô ấy hỏi "Chân ta đâu?",hãy trả lời là "Trên đường cao tốc Meishin."
Cô ấy sẽ nói "Ai nói với ngươi như vậy?" Bạn nên trả lời "Kashima Reiko bảo tôi thế."
Đôi khi cô ấy hỏi một câu hỏi lừa, "Bạn có biết tên tôi?" Đừng nói "Kashima", cô ấy sẽ giết bạn. Câu trả lời đúng là "Demon Mask death". Ka-Shi-ma là viết tắt của Ka = Kamen (Mask), Shi = Shinin (người chết), Ma = Ma (Demon).
Người ta nói rằng sau khi bạn nghe câu chuyện của Kashima Reiko, cô ta sẽ đến gặp bạn trong vòng 1 tháng
Một người đàn ông thức dậy vào giữa đêm để đi vệ sinh. Anh ta đứng dậy và đến cửa phòng mình trong đêm tối. Anh ta chuẩn bị mở thì đột nhiên, anh nghe thấy có ai đó gõ ba lần từ phía bên kia. Chuyện này thật lạ, vì anh ta sống một mình mà. Anh ta nghĩ rằng chắc mình đã cho một người bạn nào đó ở lại qua đêm mà không nhớ, chuyện xảy ra thường xuyên sau những buổi tiệc tùng thâu đêm. Vì thế, anh ta mở cửa mà không bận tâm gì mấy. Tuy nhiên, thay vì là những gương mặt quen thuộc của tụi bạn, anh lại nhìn thấy một người phụ nữ lớn tuổi lạ hoắc, lưng khòm, mặc kimono với đôi mắt buồn và mỏi mệt đứng ở ngưỡng cửa. Khuôn mặt của bà ta nhợt nhạt bất thường. Ngay sau đó, không nói một lời nào, bà lão đã đưa anh ta đi đến một nơi xa xôi. Từ đó, không ai nhìn thấy anh ta nữa.
Nếu bạn đã đọc câu chuyện này, bạn có thể sẽ được người phụ nữ lớn tuổi đó “đến thăm” trong vòng ba ngày. Nếu bạn nghe thấy ba tiếng gõ lên cửa lúc nửa đêm trước khi bạn định mở nó, đừng mở nó vội. Hãy tụng câu "Uba-Yo-Sare" ba lần. Điều này sẽ làm cho hồn ma độc ác kia bỏ đi. Nếu bạn không làm theo, well ... bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy~
Cosplay là một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra năm 1984, viết tắt của “costume play”. Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách, tiểu thuyết đồ họa, video games, hentai và phim giả tưởng…ăn mặc hoặc có điệu bộ giống nhân vật mà mình yêu thích, nhưng đôi khi cũng được dùng để chỉ những lễ hội hóa trang. Những người này được gọi là cosplayer.
Họ còn tham gia vào các sự kiện, lễ hội liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật có nhân vật giả tưởng được yêu thích, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện riêng để biểu diễn.
Xuất hiện ở những nơi công cộng, các chương trình, sự kiện, game show, và lễ hội cosplay tại các câu lạc bộ, công viên, Cosplay phổ biến trong giới teen tại Nhật Bản, cùng một khuynh hướng với Harajuku (phong cách thời trang đường phố của Nhật Bản).
Từ năm 1998, tại Akihabara, Tokyo, đã xuất hiện nhiều quán café Cosplay dành cho các fan của Cosplay. Nhân viên của các quán này, buộc phải mặc trang phục của các nhân vật game, hoạt hình và truyện giả tưởng. Trang phục phải được thiết kế giống tính cách đó, và Cosplayer được trang điểm cẩn thận, kỹ lưỡng, thế hiện khuôn mặt, mũi, miệng, tóc của nhân vậy được cos. Các hành động , dáng đứng, dáng đi , style cũng là một đặc điểm đáng chú ý cho người cos, thậm chí cả lời nói, tính nết, lẫn cách xử sự phải được trau chuốt, cẩn thận, tinh vi.
Trong thực tế, Cosplay bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng khó có thể gọi đó là cách ăn mặc đặc trưng, tiêu biểu của người dân Nhật hay cộng đồng teen Nhật . Ngày nay, Cosplay không còn nằm trong phạm vi Nhật Bản mà nó đã lan rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi Cosplay lại biến đổi một chút, ví dụ như cosplay ở Mỹ và Châu Âu thiên về phim viễn tưởng nhiều hơn cosplay Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, Cosplay được yêu thích đến mức nó đang được chính phủ Nhật quan tâm với các chiến lược nâng cosplay thành một loại hình nghệ thuật trình diễn hiện đại với nhiều ảnh hưởng tốt đẹp tới cộng đồng trẻ. Ngoài việc mở rộng hoạt động của cosplay trong các lễ hội, sự kiện tầm cỡ quốc gia, quốc tế như: Comiket, Anime Expo, World Cosplay Summit…Hiện nay Cosplay còn được đem vào trường học và trở thành một lĩnh vực được đào tạo chính quy tại Nhật Bản.
Sailor Lolita là trang phục lấy cảm hứng từ đồng phục thuỷ thủ của nữ sinh Nhật Bản.Cổ áo thuỷ thủ, màu xanh và trắng chính là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên cho phong cách này đấy. Cảm giác thuỷ thủ chính là cảm hứng xuyên suốt của bộ trang phục này, và mỏ neo hay bánh xe cũng là những hoạ tiết dễ thương làm bạn trở nên giống như một cô thuỷ thủ nhỏ. Giống như các phong cách Loli khác, váy của Sailor vẫn có dạng chuông như bình thường, nhưng nó thường xếp ly, và đôi khi còn gặp cả những chiếc váy bồng tay ngắn có túi.
Dù tất sọc có lẽ không phải hợp với tất cả Lolita nhưng kết hợp với đồ Thuỷ thủ Lolita thì trông sẽ rất cute. Và lại trang điểm nhẹ, cứ Lolita thì nhẹ nhàng là hay nhất.
★ Văn học dân gian Nhật Bản sở hữu kho truyện ma rất phong phú và... rất đáng sợ.
★ Theo tín ngưỡng đạo Shinto (thần đạo), tất cả mọi người đều có một linh hồn gọi là "reikon". khi một người chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác và kết hợp với các linh hồn của tổ tiên. Dù thế nào đi nữa, khi một người đột nhiên bị ám sát, bị chết trong các trận chiến, tự tử, hoặc khi anh ta hay cô ta ko được chôn cất đàng hòang, reikon có thể trở thành một Yūrei tìm cách trả thù. Nhiều Yūrei là các ma nữ, là người đã trải qua sự đau khổ tồi tệ, bất công trong cuộc đời từ tình yêu, lòng ganh ghét, nỗi đau khổ do mất mát, hay từ nỗi ân hận cũng dẫn đến mong muốn trả thù, những mong muốn trả thù này mạnh mẽ đến nỗi con ma vượt qua cõi âm để ở lại trên dương thế. Các Yūrei nữ thì ít gây hại đến người.
★ Yūrei luôn xuất hiện trong bộ kimono trắng toát (katabira), là thứ mà người ta mặc cho người chết và chôn theo vào ngày xưa, không có chân. Chúng cũng luôn đeo một miếng tam giác bằng giấy hay vải trắng trên trán. Chúng luôn xuất hiện vào giữa 2-3 giờ sáng.
★ Đề tài của truyện ma Nhật rất phong phú, chúng dựa trên câu chuyện bi thương của ma và cách nó trả thù (hoặc chuộc tội). Ví dụ:
1. Onryō
Onryō là những con ma nữ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi bởi người yêu. Chúng trú ngụ trong thế giới loài người sau khi chết để trả thù. Vô dụng khi còn sống nhưng cực kì mạnh mẽ sau khi chết. Lạ là chúng hiếm khi làm hại người đã phản bội chúng.
2. Ubume
Đó là những phụ nữ chết khi sinh con hoặc không biết rõ con mình có sống no đủ hay không. Sức mạnh của tình yêu giúp họ ở lại dương thế. Thường thì họ quay về để giúp đỡ con khi cần hoặc để lại những món quà cho con – những món quà này sau đó sẽ biến thành lá khô.
3. Goryō
Goryō là những con ma rất nguy hiểm và luôn mong muốn trả thù, chúng chết vì bị hành hạ và quay lại để báo thù. Chúng có thể có sức mạnh kinh hoàng: phá hủy mùa màng, gây hỏa hoạn, bão hoặc động đất.
4. Funayurei
Funayūrei (nghĩa đen là "ma thuyền") là hồn ma của những thủy thủ đã bỏ mạng trên biển. Chúng lại gần các con tàu và hỏi xin một cái vá. Nếu ta cho chúng cái vá thì chúng sẽ múc nước vào thuyền, và thế là thuyền chìm.
5. Zashiki-warashi
Zashiki-warashi là những con ma trẻ con sống trong các căn nhà rộng lớn đựơc bảo quản kĩ càng. Chúng rát láu lỉnh và thường chơi khăm chủ nhà. Tuy nhiên, nhìn thấy zashiki-warashi hoặc sở hữu một con trong nhà được xem là rất may mắn vá có thể đem lại một gia tài lớn.
6. Seductress Ghosts _ Ma quyến rũ - 妖怪 youkai
Văn học dân gian Nhật tràn ngập những con ma nam và nữ quay lại trần gian để quyến rũ người sống.
7. Samurai Ghosts - Ma Samurai
Là những chiến binh đã chết trong chiến tranh Genpei. Ma chiến binh thường xuất hiện trong kịch Nô. Không giống những yurei khác, những con ma này thường có chân.
8. Jikininki - 食人鬼
Là những linh hồn tham lam, ích kỷ, bất kính bị nguyền rủa sau cái chết, tìm kiếm và ăn xác chết.
9. Ikiryō
Trong văn học dân gian Nhật bản, không chỉ có những cái chết mới được cho là vong hồn lai vãng. Những vật sống bị ám ảnh cực độ bởi sự ghen tức, hay cơn thịnh nộ cũng có thể xuất hồn như một ma 生き霊, ma sống.
Ví dụ kinh điển nhất của một Ikiryō là Rokujo no Miyasudokoro 六条御息所 từ tiểu thuyết Truyện kể Genji (源氏物語 – Genji monogatari)
★ Obake & yūrei
・ Obake Yūrei thường chui ra từ dưới cái dù gọi là obake – yêu quái, xuất phát từ động từ bakeru -化けるnghĩa là "biến hóa"; do đó, obake là những thứ siêu nhiên mà đã trải qua nhiều loại biến hóa, từ tự nhiên cho đến siêu nhiên.
・ Tuy nhiên, Kunio Yanagita, một trong những nhà viết truyện dân gian đầu tiên và sớm nhất Nhật bản, đã phân biệt giữa yūrei & obake trong buổi semina của ông "Yokaidangi (Lectures on Monsters)."
・ Ông cho rằng yūrei ám một người đặc biệt trong khi obake lai vãng ở một nơi đặc biệt.
Khi xem những truyện ma (kaidan - 怪談) tiêu biểu, thì điều này không đúng. Hồn ma Yūrei như Okiku trong chuyện Okiku lại ám nơi đặc biệt đó là cái giếng mà cô ta chết và tiếp tục ám một thời gian dài sau khi những người hại cô đã chết.
・ Yūrei thì thường không đi lang thang mà hay ở cụ thể một chỗ, ví dụ nơi họ bị giết, hay nơi thi thể của họ ở đó, hoặc là đi theo một người đặc biệt, ví dụ như kẻ thù hay người yêu thương. Họ thường xuất hiện từ 2 & 3 a.m, đó là giờ thiêng của Nhật bản, khi mà bức màn giữa thế giới của cái chết và thế giới sự sống là mỏng nhất.
・ Yūrei sẽ tiếp tục ám một người hay một nơi nào đó cho đến khi đạt mục đích, sau đó chúng mới có thể đi đến cõi âm. Tuy nhiên, một vài hồn ma dữ như onryō bị thiêu đốt bởi sự thù hận thì tiếp tục ám dai dẳng kẻ thù cho đến khi bị trừng phạt.
★ Những câu chuyện ám ảnh nổi tiếng
・ Một vài nơi được cho rằng bị ám bởi yūrei là:
※ giếng của đền Himeji, bị ám bởi hồn mà của Okiku, & Aokigahara.
”Bancho sara-yashiki (Câu chuyện của Okiku)":
Okiku là tên một cô gái trẻ đẹp, làm hầu gái riêng cho gia thần của vị lãnh chúa, gia đình Tessan Aoyama. Một ngày nọ, cô ta tiết lộ âm mưu ám sát vị lãnh chúa và chiếm đoạt quyền lực của Aoyama. Okiku nói lại rằng cô nghe từ người yêu của mình - một chiến binh trung thành. Và cuối cùng, âm mưu bị thất bại.
Sau đó, Aoyama phát hiện ra chính Okiku là kẻ đã cản trở kế hoạch của hắn, hắn vô cùng giận dữ và sắp đặt sẵn 1 cái chết cho Okiku. Để ghép Okiku vào tội ám sát cần có chứng cứ hợp lý, tên gia thần đã lấy cắp 1 trong 10 chiếc đĩa báu và đổ thừa cho Okiku. Okiku đã bị tra khảo cho đến chết để giải thích về chiếc đĩa bị mất, xác cô sau đó bị Aoyama quăng vào giếng. Kể từ đó vào mỗi đêm, linh hồn của Okiku lại trỗi dậy từ cái giếng, chậm rãi đếm từng chiếc đĩa, khi đếm đến hết cái thứ 9 thì bật ra tiếng khóc sụt sùi, nức nở, ngày nào cũng lặp lại như vậy, dày vò tinh thần tên Aoyama. Cuối cùng, sự báo thù đã được thực hiện khi hắn trở nên điên lọan.
※Onryō ác độc, Oiwa, thì được cho là có thể trả thù bất nữ diễn viên nào mà đóng vai cô ta trong kịch hay film.
★ Triển lãm Yūrei-ga tại đền Zenshoan
・ Zenshoan(全 生庵) là một ngôi đền ở Tokyo, nổi tiếng bởi bộ sưu tập tranh yūrei, gọi là Phòng trưng bày Yūrei-ga. Có 50 tranh lụa, phần lớn có khoảng 150 đến 200 năm, mô tả nhiều loại ma quỷ từ đau thương cho đến kinh tởm.
・ Những tranh cuộn được sưu tập bởi Sanyu-tei Encho(三遊亭円朝), người kể truyện nổi tiếng (nghệ nhân rakugo) người đã học trong Zenshoan suốt thời Edo.
Chúng chỉ được mở cửa tham quan vào tháng 8, thời gian truyền thống ở Nhật bản cho những câu chuyện ma.
Ochazuke - Món cơm trộn nước trà xanh của người Nhật.
Tại Nhật Bản, Ochazuke được xem là món cơm trộn dễ chế biến nhất và vô cùng được yêu thích. Ochazuke được dùng chế biến trong các bữa trưa hay khi người ta có ít thời gian để chuẩn bị.
Thường được ăn vào mùa lạnh, trà nóng quyện với các thành phần không thề thiếu sau của Ochazuke khiến món ăn được yêu thích trên khắp các vùng của nước Nhật. Một bát cơm Ochazuke được tạo nên bởi các thành phần cơ bản sau: cơm nóng – rong biển – lát cá hồi – thịt lợn – mơ muối – một số hải sản sống (mực, trứng cá…)…và đương nhiên không thể vắng mặt thành phần nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh thôi nhé. Như vậy mới không làm mất đi vị của các thành phần trong món cơm trộn đặc trưng này.
Ngoài ra người ta có thể dùng thêm, chế biến thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng. Wasabi cũng có thể được trộn thêm trong món cơm này nếu có các hải sản sống, hải sản nướng…trong món ăn.
Món cơm này phổ biến từ thời kỳ Heian nhưng phải tới thế kỷ 17, thuộc thời kỳ Edo, nước trà mới chính thức trỏ thành nguyên liệu chính tạo nên sự độc đáo của món ăn. Từ những năm 70, tại Nhật Bản, những gói gia vị ăn liền chứa sẵn các thành phần của Ochazuke xuất hiện, giúp món cơm “dề làm – dề ăn” này ngày một trở nên phổ biến trong đời sống ẩm thực Nhật Bản, vốn luôn chú trọng sự cầu kỳ và tinh tế.
大学祭 (daigakusai) – lễ hội hàng nằm của các trường đại học
Ở Việt Nam, hẳn một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của thời học sinh sinh viên là hội trại 26/3 hằng năm.
Các bạn học sinh sinh viên ở Nhật không có ngày kỉ niệm 26/3, nhưng mỗi trường cũng dành riêng một ngày để tổ chức lễ hội của trường, ở các trường đại học dịp này thường được gọi là daigakusai (大学祭). Lễ hội này được diễn ra thường niên vào trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, kéo dài từ một đến hai ngày.
Vào dịp lễ hội này, các sinh viên trong trường, tùy theo lớp, theo khoa, hoặc theo các câu lạc bộ sinh hoạt khác nhau tập trung mở một gian hàng nhỏ trong khuôn viên của trường. Tại các gian hàng đó thông thường bày bán các món ăn nhẹ, như bánh kẹo, nước trái cây, hoa quả, và thậm chí có cả yakisoba, oden (nếu lễ hội diễn ra vào mùa đông)… Một số gian hàng khác không bán thức ăn mà dành bày bán, triễn lãm các món đồ lưu niệm, đồ thủ công mĩ nghệ…
hường vào các dịp này khuôn viên trường sẽ trở nên rất đông vui và náo nhiệt. Ngoài các gian hàng bày bán chen chúc dọc hai bên lề, ở những bãi đất rộng có thể diễn ra những màn biểu diễn độc đáo của một số câu lạc bộ như khiêu vũ, nhảy hiphop, hài kịch… Tại một số trường trong những dịp này còn tổ chức cuộc thi Mr & Ms của trường đó, gọi nôm na giống như cuộc thi Sinh viên thanh lịch ở Việt Nam.
Không khí đông đúc náo nhiệt trong trường cộng với những màn biểu diễn độc đáo đó không chỉ thu hút sinh viên trong trường mà còn thu hút những bạn sinh viên của trường khác đến xem, các học sinh cấp 2, 3 hoặc các người dân sinh sống ở các vùng lân cận… Cũng vào trong các dịp này, một số khoa nghiên cứu trong trường đại học cũng tiến hành tổ chức “open house”, tức là dịp mở cửa các phòng thí nghiệm để những người tham quan đến xem, cũng là dịp để giởi thiệu khoa / phòng nghiên cứu của mình với các sinh viên, học sinh trường khác.
Ở một số trường có đông lưu học sinh, các nhóm lưu học sinh cũng đăng ký một gian hàng riêng để bày bán các món ăn hoặc biểu diễn, giới thiệu về văn hoá của đất nước mình. Các bạn lưu học sinh Việt Nam ở đây thường bày bán các món ăn Viêt Nam thông dụng, dễ nấu như phở gà, nem cuốn, nem rán, chè đậu xanh, bánh trôi nước… hoặc tổ chức các buổi biểu diễn áo dài, nhảy sạp để thu hút nhiều người tham quan đến gian hàng của mình. Thông qua những dịp này, những người Nhật Bản cũng có dịp hiểu thêm hơn về đất nước, con người và một phần văn hoá Việt Nam.
Kawasaki City Fujiko F Fujio Museum 川崎市 藤子・F・不二雄ミュージアム
Đây là một số hình ảnh về viện bảo tàng của tác giả Fujiko F Fujio .
Tác giả huyền thoại 3F chắc ai cũng biết, tiêu biểu là doreamon á.
Hình này trong tập truyện nào bạn biết không?
Cánh cửa thần kỳ
Để tìm hiểu thêm về bảo tàng này ,các bạn vào trang web này nhé http://fujiko-museum.com/english/ đây là trang web chính thức của bảo tàng . Bạn sẽ ngạc nhiên về những điều thú vị mà bảo tàng sẽ mang lại cho bạn đấy
Giới thiệu series phim kinh dị Nhật Hino's Theater Of Horror
Nội dung chính (phim gồm 6 phần)
Phần 1: The Doll Cemetery 2004
Nội dung: Daisuke và Nanami gia nhập 1 câu lạc bộ chuyên tìm hiểu những chuyện kỳ dị trong trường. Họ cùng nhau tìm hiểu cái chết của nữ sinh đã tự sát, đầu mối duy nhất là 1 con búp bê trong tủ của cô gái. Nhưng ko ngờ rằng linh hồn cô gái đã ám vào con búp bê. Họ bị tấn công bở những linh hồn búp bê và họ bị đem tới Nghĩa địa của những con búp bê.
Phần 2: Dead Girl Walking 2004
Nội dung chính: Yuri là 1 cô gái bình thường sống trong 1 gia đình gồm bố mẹ và em gái. Gia đình họ sống hạnh phúc bên nhau, cho đến 1 ngày kia, trái tim Yuri ngừng đập, khi cô mở mắt ra, thế giới trở thành 1 cơn ác mộng. Cơ thể cô đã chết, nhưng thể xác thì vẫn hoạt động và còn suy nghĩ. Cơ thể cô bắt đầu thối rữa từ từ, từng chút một nhưng ko đau đớn gì cả. Nhưng ác mộng thật sự khi gia đình cô từ che giấu, xa lánh, giận giữ rồi câm thù. Họ muốn giết Yuri, trút đi gánh nặng, loại bỏ cô như 1 phần gây nguy hại cho cuộc sống bình thường... Cả bạn bè của cô cũng hoảng sợ khi thấy cô. Yuri bỏ chạy, nhưng ko biết đi đến đâu, cô bị đưa đến 1 gánh xiếc kì dị, nơi cô được trưng bày như 1 sinh vật lạ... Cuối cùng cha mẹ cô tìm được cô. Họ trở nên điên cuồng tìm cách giết cô cho bằng được... Cuối cùng Yuri tan biến, cô có 1 giấc ngủ yên bình hơn bao giờ hết.
Phần 3: Death Train 2004
Nội dung chính: Một ngày nghỉ bình thường ba cô bạn ko mấy là thân thiết Yukino, Asako và Natsu cùng đón 1 chuyến tàu đến 1 khu vui chơi. Họ ngồi trên chuyến tàu cùng những người xa lạ cố gắng tìm cách trải qua ngày nghỉ dài buồn tẻ, chợt có những tiếng động và ánh chớp... 3 người sáng hôm sau đến trường và trở lại cuộc sống bình thường của họ. Nhưng dường như cuộc sống trở nên quá xa lạ và kì dị. Họ gặp một người đàn ông bị cắt làm đôi, nhìn thấy những người trên đường bị tấn công, Natsu đột nhiên có 1 cơn đau khủng khiếp khi tỉnh dậy và thấy con mắt mình rớt ra. Asako thấy 1 người phụ nữ bị giết và nhận ra đã thấy bà ta trên chuyến tàu. Asako bị truy đuổi bởi 1 đám xác chết biết đi, chạy đến nhà Yukino và thấy mẹ và em trai của cô là những người xa lạ. Đến cả Yukino cũng hoài nghi người đó có phải là mẹ và em trai của cô ko. Họ nhận ra rằng cái thế giới mà họ đang sống là giả. Chiếc tivi cũ trong 1 căn nhà hoang nói về tin 1 đoàn tàu gặp tai nạn, rất nhiều người chết ngay tại chỗ, 1 số người bị mất tích, 1 số được cứu nhưng vẫn hôn mê. Yukino và Asako cũng nằm trong số đó. Họ biết rằng mình chưa chết, và đang sống trong 1 thế giới giả những người họ gặp như cha mẹ bạn bè đều là những người còn sống trong tai nạn đó, và bị truy giết bởi những người đã chết trong tai nạn. Con số những người chết trong tai nạn đó lần lượt được xác minh, những người được cứu sống cũng ko qua khỏi. Asako đã bỏ cuộc, còn Yukino cô chạy đến nơi có đoàn tàu, ngồi lại chỗ ngồi lúc trước...
Phần 4: Lizard baby 2004
Nội dung chính: Bộ phim nói về 1 nhà văn viết tiểu thuyết kinh dị, nhưng ông này hoàn toàn chẳng có tí xíu kinh nghiệm nào về mấy chuyện này trong đời thật. Trong 1 lần đưa người vợ đi khám thai, ông ta nhìn thấy sơ đồ phát triển bào thai trong bụng me, và có 1 ý tưởng về 1 cuốn truyện kinh dị. Đứa bé trong bụng người mẹ sẽ dừng sự phát triển và ra đời với hình dạng 1 con thằn lằn. Tác phẩm của ông sau đó được yêu thích và được dưng thành phim. Nhưng sau đó, đứa bé trong dụng vợ ông lại ra đời giống như chuyện ông ta đã miêu tả trong truyện.Điều gì sẽ xảy ra, ông ta gần như phát điên, trong khi vợ và bố mẹ vợ lại hành động như bình thường, như chẳng có gì xảy ra.
Link xem full: https://www.youtube.com/watch?v=S_Heg7Nyysc
Phần 5: The Boy from Hell 2004
Nội dung chính: Một bà già bí ẩn xuất hiện trước Setsu, người gần đây đã bị mất đứa con duy nhất của mình trong một tai nạn. Bà ta nói rằng có thể mang con trai của Setsu, Daio trở lại cuộc sống. Sau khi đồng ý đề nghị nham hiểm này, Daio được trả về với mẹ của mình, nhưng thật kinh khủng, đứa con là bị biến dạng nửa phần và vô nhân đạo. Muốn làm con người một lần nữa, đứa bé cần nội tạng con người sống. Setsu làm mọi thứ có thể để chuyển sinh con trai, nhưng Daio chỉ biến thành một loại tựa giống con quái vật. Không ai có thể ngăn chặn nó và nó tiếp tục nuôi cơn đói của mình, vậy kết cục sẽ ra sao...?
Phần 6: Zorokus Disease 2004
Nội dung chính: Haruko, một thiếu nữ sống cùng gia đình ở ngôi nhà trong vùng núi, gia đình cô gồm cha mẹ và người anh trai Zoroku hiền lành. Cuộc sống của họ rất yên lặng, cho đến một ngày Zoroku có những cơn ngứa dữ dội khắp cơ thể. Đó là 1 chứng bệnh lạ, những cơn ngứa khắp người và khiến cơ thể anh ta lỡ loét thối rữa. Gia đình họ phải giấu Zoroku trong nhà, và thay phiên nhau chăm sóc anh. Nhưng những tin đồn về căn bệnh của Zoroku lan ra khắp làng, người làng kéo anh ra khỏi nhà và hoảng sợ khi thấy hình dạng thối rữa của anh ta, chỉ có Haruko là hết sức bảo vệ anh cô. Dần dần sự thối rữa lan đến não của Zoroku khiến anh đau đớn. Cha và mẹ có ý định muốn giết chết Zoroku... Haruko cõng Zoroku chạy trốn trong đêm tối khi cả làng trong ngày lễ hội...
Đây là một câu chuyện rất nổi tiếng tại Nhật Bản về một bài thơ tên “Địa ngục của Tomino”. Người ta bảo rằng bạn chỉ nên đọc bài thơ này trong đầu, không bao giờ được đọc thành tiếng. Nếu bạn lỡ đọc to, thì bạn phải tự chịu trách nhiệm cho việc làm của mình.
Tomino là huyền thoại đô thị của Nhật về một bài thơ sẽ giết bất cứ ai đọc nó thành tiếng. Trong thế giới này, có những thứ mà bạn không bao giờ nên nói to, và "Địa ngục của Tomino" là một trong số đó. Theo truyền thuyết, nếu bạn đọc to bài thơ này, thảm họa sẽ ập xuống đầu bạn. Nhẹ nhất là bạn sẽ lâm bệnh nặng hoặc bị thương. Còn tệ hơn, bạn sẽ phải đánh đổi bằng tính mạng của mình.
Một nhân chứng kể: "Tôi là một phát thanh viên. Tôi từng đọc to bài thơ đó vào chương trình của mình – Radio Urban Legends. Lúc đầu, mọi thứ đều bình thường. Nhưng, dần dần, như có thứ gì đó ngăn lại không cho tôi đọc tiếp. Tôi đọc được một nửa nhưng sau đó tôi gục xuống. Và tôi ném nó đi. Hai ngày sau, tôi bị thương, phải khâu 7 mũi. Tôi không muốn tin rằng tất cả là do bài thơ đó gây ra.”
Là hai dòng thời trang do Mana - guitarist của Malice Micer sáng tạo ra. EGA có phần trưởng thành và tao nhã hơn EGL.
Phong cách Gothic Lolita thường bị nhầm lẫn với EGA – Elegant Gothic Lolita là khái niệm do Mana – thành viên ban nhạc Jrock Malice Mizer đặt ra để miêu tả định hướng trang phục cho hãng thời trang của anh Moi-Même-Moitie. Hay nói cách khác, Gothic Loli trong dòng thời trang Lolita không phải là Gothic Lolita trong dòng thời trang mà Mana sáng tạo ra. Có nhiều tài liệu cho rằng Gothic Lolita là một dòng thời trang bự chứ không chỉ là một nhánh của thời trang Lolita và xếp chung nó với dòng EGA, EGL của Mana, điều này cũng dễ hiểu bởi Gothic Lolita là phong cách mà các Jrocker crossdresser khá ưa chuộng. Chúng ta có thể tạm phân biệt chúng như là Gothic Lolita và Gothic Lolita biểu diễn, điều này sẽ dễ dàng hơn trong việc bàn luận về các khái niệm sau này.
Punk Lolita có thể là một trong những phong cách Lolita khó thể hiện nhất, vì nó đòi hỏi một lượng kiến thức rất lớn về thời trang Lolita để có thể phối hợp với phong cách Punk phương Đông. (Punk phương Tây là một phạm trù rất khác, nó là một lifestyle riêng, một dòng nhạc riêng và có đặc điểm là "nổi loạn" và mang màu sắc chính trị rõ rệt, thể hiện sự chán ngán thời thế của những người trẻ tuổi).
Cá biệt trong Punk Lolita quần dài và quần short được cho phép. Chung nhất là kiểu "ống quần giả" từ đầu gối trở xuống được nối với quần short hoặc quần lửng ở trên, có váy phủ ngoài hoặc không. Các bạn Punk Lolita ưa thích nhất là cho hở xíu xíu ở đùi, trông vẫn không khô khan mà lại vẫn kín đáo .
Kodona Lolita thường được gọi là “phong cách cho các cậu trai” khi chúng bao gồm những phục trang nam tính hơn. Ở Nhật họ thường gọi là “Ouji”, tức là Hoàng tử, chứ không gọi là Kodona.Phong cách này có thể giản đơn hoặc vô cùng hoành tráng, Nhưng sự thực thì người mặc phong cách này lại toàn chị em, nhưng phong cách này dành cho cả hai phái. Anh em thỉnh thoảng cũng mặc đồ phong cách này nhưng biến tấu đi một chút, gọi là “Dady” (như kiểu Mad Hatter ấy ). Đôi lúc trang phục Kodona cũng có những biến tấu mềm mại như giày nữ và những phụ kiện của nữ.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.