Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

Giới thiệu con người đất nước văn hoá Nhật Bản (日本及び日本の文化を紹介)


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。

Tiếng Nhật (日本語)Địa danh (地名)

Nhật Bản là quốc gia có hệ thống giáo dục đứng đầu châu Á, do đó có rất nhiều bạn du học sinh quốc tế đã chọn xứ sở hoa anh đào để du học. Không chỉ đứng đầu châu Á mà các trường đại học tại Nhật Bản liên tục được các tạp chí giáo dục có uy tín trên thế giới xếp hạng nằm trong Top các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Theo như xếp hạng của tạp chí danh tiếng về giáo dục là Times Higher Education năm 2014~2015, thì trường đại học Tokyo là trường đại học duy nhất của châu Á nằm trong Top 30 trường đại học tốt nhất thế giới.

Trong khi đó thì trong Top 20 trường đại học hàng đầu châu Á, Nhật Bản có 5 trường đại học. Sau đây là một số trường đại học danh tiếng hàng đầu tại Nhật Bản:

1. Đại học Tokyo (東大)
Trường đại học Tokyo xếp thứ 21 trên thề giới, xếp thứ nhất ở châu Á và là trường đại học danh tiếng nhất tại Nhật Bản. Đại học Tokyo có từ thời Edo (1684),t rường có thế mạnh ở hầu hết các ngành đào tạo: Kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh, sư phạm, khoa học tự nhiên,… hiện tại trường có khoảng 30,000 sinh viên (6.5% trong số đo là sinh viên quốc tế), 5 cơ sở của trường (campus) là ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano. Trong các chuyên ngành học hàn lâm được dạy ở trường, có lẽ trường này nổi danh nhất về các khoa khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trường còn là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản. Trong lĩnh vực khoa học, Đại học Tokyo cũng là nơi sản sinh nhiều người đoạtgiải Nobel chẳng hạn như Leo Esaki, Masatoshi Koshiba, Kenzaburo Oe…

Vào học tại trường đại học Tokyo là mơ ước của hầu hết giới trẻ tại Nhật, tuy nhiên đầu vào của trường là vô cùng khó khăn.


Tokyo là đại học danh tiếng nhất tại Nhật Bản

2. Đại học Kyoto (京都大学)
Đại học Kyoto đứng thứ 8 trong 10 trường đại học hàng đầu châu Á và xếp thứ 26 trong các trường đại học hàng đầu thế giới. Đây là trường đại học lâu đời thứ hai của Nhật Bản, và từng là trường đại học Hoàng gia Nhật Bản. Đây là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Nhật Bản, trường đã có 6 người đoạt giải Nobel và huy chương trong các lĩnh vực. Trường được đặt tại thành phố Kyoto, đây là một thành phố với hàng nghìn ngôi đền và điện thờ, hơn nữa, đây cũng là một thành phố vô cùng hoàn hảo và lí tưởng để du học.


Đại học Kyoto

3. Đại học công nghệ Tokyo (東京工業大学)
Trường đại học công nghiệp Tokyo xếp thứ 15 trong Top các trường đại học hàng đầu châu Á và thứ 60 trên thế giới. Thường gọi tắt là Tokyo Tech, TiTech hay Tokodai (東工大), là trường chuyên đào tạo công nghệ và khoa học lớn nhất ở Nhật Bản.
Trường được thành lập năm 1881 ở Tokyo với tên gọi là Trường Dạy nghề Tokyo. Năm 1929, trường được nân cấp thành đại học và từ năm 2004 trường trở thành trường bán công theo luật mới áp dụng cho tất cả các trường đại học quốc lập tại Nhật Bản.
Trường này là một thành viên của LAOTSE, một hệ thống các trường đại học hàng đầu ở châu Âu và châu Á trao đổi sinh viên và học giả cao cấp.

4. Đại học Osaka (大阪大学)
Đại học Osaka xếp thứ 18 châu Á và 85 trên thế giới. Đại học Osaka thường được gọi tắt là Handai (阪大 ), là một đại học quốc gia của Nhật Bản có các trụ sở tại Suita, Toyonaka, và Mino, Osaka. Đây là trường đại học cổ xưa thứ 6 ở Nhật Bản. Khi mới thành lập, trường này có tên Trường Cao đẳng Y khoa Tỉnh Osaka, và từng là một trong những Đại học Hoàng gia của Nhật Bản. Trường có 11 khoa và 15 đại học thành viên, được đánh giá là một trong những trung tâm đào tạo khoa học cơ bản, công nghệ và y tế hàng đầu ở châu Á. Hideki Yukawa giành được giải Nobel Vật lí 1949 nhờ những công trình được thực hiện trong thời kì làm việc tại Đại học Osaka.


Đại học Osaka

5. Đại học Tohoku (東北大学)
Đại Học Tohoku hay còn gọi là Đại Học Tổng Hợp Tohoku xếp thứ 19 ở châu Á và xếp thứ 101 trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới. Trường đại học này có tiền thân là trường Cao đẳng Dược tại thành phố SENDAI, được thành lập vào năm 1736.
Ngày 22 tháng 6 năm 1907 trường được đổi tên thành Đại Học Hoàng Gia Tohoku do chính phủ Minh Trị điều hành. Đây cũng là Đại Học Hoàng Gia thứ 3 tại Nhật sau 2 trường Đại Học Hoàng Gia Tokyo(1877) và Đại Học Đế Quốc Kyoto(1897). Sau thế chiến thứ 2, năm 1947 trường đổi tên chính thức thành Đại Học Tohoku và thành lập thêm các khoa Kinh tế (1949), Giáo dục (1949), Nha Khoa (1965), Dược phẩm (1972). Năm 2004 Đại Học Tohoku tiến hành cổ phần hóa và tách ra khỏi trự bao cấp của chính phủ. Tohoku cũng là trường đại học đầu tiên tiếp nhận sinh viên nữ và sinh viên nước ngoài vào học, đúng với phương châm “mở cửa” của trường.

6. Đại học Nagoya (名古屋大学)
Đại học Nagoya xếp thứ 32 châu Á và thứ 122 trên thế giới. Đại học Nagoya được thành lập vào năm 1871 với tiền thân là trường trung cấp dược, trước đây là một trong những trường đại học được bảo trợ bởi Nhật hoàng. Cơ sở hạ tầng của Đại học Nagoya gồm 11 khoa, 13 trường đại học thành viên và 1 bệnh viện trực thuộc. Đây cũng là một trong số những trường giành được nhiều giải thưởng Nobel nhất của Nhật Bản với 4 giải.

7. Đại Học Hokkaido
Đại học Hokkaido ( 北海道大学) hoặc viết tắt là 北大 - Hokudai, là trường đại học quốc gia hàng đầu Nhật Bản và là thành viên của 7 trường đại học quốc gia Nhật Bản. Đại học Hokkaido được William S.Clark thành lập năm 1876 với tên gọi là Cao đẳng Nông nghiệp Sapporo với 5 khoa và một lớp đầu tiên có 24 sinh viên. Ngày 11 tháng 4 năm 1918, vào thời kỳ Taisho, nó trở thành Đại học Hoàng gia Hokkaido và là một trong 9 trường Đại học Hoàng Gia.


Đại học Hokkaido là một trong những trường đại học đẹp nhất tại Nhật

8. Đại học Tsukuba
Đại học Tsukuba là một trong những trường đại học cổ nhất ở Nhật Bản (1872). Với truyền thống học tập xuất sắc, trường đã được lọt vào danh sách top 10 trường đại học tốt nhất ở Nhật. Theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới do tổ chức QS thực hiện thì trường Tsukuba được xếp thứ 172 trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại trường nhận được 3 giải Nobel. Ngoài ra, trường cũng nổi tiếng với khuôn viên lớn nhất ở Nhật Bản với diện tích 636 mẫu.

9. Đại học Waseda
Đại học Waseda (早稻田大学) viết tắt là 早大, Sodai, là một trong những trường đại học tư thục nổi tiếng hàng đầu Nhật Bản và châu Á. Trường đại học này có khu trường sở chính tọa lạc ở phía bắc Shinjuku, Tokyo. Trường được thành lập năm 1882 với tên Tokyo Senmon Gakko, trường đã được đổi tên thành Đại học Waseda năm 1902. Trường Khoa học chính trị và Kinh tế có ảnh hưởng lớn trong xã hội Nhật Bản. Cựu sinh viên nổi bật của trường này có 6 vị thủ tướng thời hậu chiến. Có 7 CEO trong Fortune Global 2007 tốt nghiệp trường này. Đại học Waseda là một thành viên của Universitas 21.


Đại học Easeda - một trong những trường đào tạo nhiều chính trị gia nhất tại Nhật

10. Đại học Kobe
Đại học là một trường đại học tương đối mới, được hình thành sau chiến trang thế giới lần II vào năm 1949. Tiền thân của đại học Kobe là Trường Cao đẳng Thương mại Kobe được thành lập vào năm 1902, sau này được đổi tên là Đại học Thương mại Kobe và Đại học Kinh tế Kobe.

Trường Thương mại Kobe là một trong các tổ chức lâu đời nhất với chuyên ngành quản trị kinh doanh và kinh tế tại Nhật Bản. Vì vậy, Kobe được gọi là nơi sinh của giáo dục đại học Nhật Bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, và nó đã luôn là trung tâm nghiên cứu kinh doanh của người Nhật Bản.


Kobe cũng là một trong các trường đại học lớn nhất tại Nhật được du học sinh theo học

Đại học Kobe cũng là trường đại học tiêu biểu dành cho những bạn đi du học Nhật



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản





Tiếng Nhật (日本語)

Học bổng để chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình du học thì rất ít, học bổng để trang trải một phần nhỏ tiền học phí và chi phí sinh hoạt thì có nhiều. Vì vậy, du học sinh nên xem lại chi phí học tập tại Nhật thật kỹ lưỡng, đừng nên dựa vào học bổng.



Có 52,1% du học sinh đi học theo diện tự túc nhận được học bổng. Bình quân mỗi tháng là 60.000 yên.
Có 15,6% học sinh học tiếng của các trường dạy tiếng Nhật được nhận học bổng. Bình quân mỗi tháng là 53,504 yên.
Các loại trợ cấp kinh tế

1. Học bổng
2. Chế độ giảm học phí (giảm 30%, 50% và 100%)
3. Trợ cấp về vật chất (vé xe buýt)

Có 2 cách xin học bổng

1. Xin học bổng trước khi qua Nhật: xin học bổng trước khi qua Nhật hoặc từ nước ngoài là rất ít

2. Xin học bổng sau khi qua Nhật:hầu hết là sau khi nhập học tại các trường của Nhật mới xin.
Thi tuyển chọn : xét hồ sơ, thi viết kiểm tra kiến thức tổng quát, kiến thức về ngành học, khả năng tiếng Nhật và phỏng vấn
Phương thức xin: hầu hết hồ sơ xin học bổng đều phải nộp qua trường mà du học sinh đang theo học.



Xin học bổng trước khi qua Nhật

1. Các loại học bổng chính phủ Nhật(Bộ giáo dục & khoa học):

Tiến cử của đại sứ quán: dành cho Nghiên cứu sinh / thực tập sinh giáo viên (152,000Yen/tháng); Sinh viên đại học/sinh viên kỹ thuật chuyên nghiệp/các trường dạy nghề/sinh viên học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản (125,000 yen/tháng); Sinh viên chương trình “Những nhà lãnh đạo trẻ” (258,000Yen/tháng). Liên hệ Tổng lãnh sứ quán, đại sứ quán Nhật tại Việt Nam.

Tiến cử của trường đại học: Đối tượng là Nghiên cứu sinh (152,000Yen/tháng); Sinh viên học tiếng Nhật và sinh viên học văn hóa Nhật (125,000Yen/tháng). Liên hệ Trường bạn đại học (tại Việt Nam).

2. JASSO Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc: Sinh viên đã thi EJU, muốn học chính quy các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề (48,000Yen/tháng). Liên hệ Phòng lưu học sinh của JASSO

3. Học bổng của các đoàn thể địa phương: (16 đoàn thể): trị giá học bổng: 122,700Yen/tháng (mức học bổng bình quân); Liên hệ Các đoàn thể tự trị.

4. Chế độ du học ngắn hạn: đối tượng là sinh viên ngắn hạn thuộc diện trao đổi giữa hai trường đại học (80,000Yen/tháng). Liên hệ Trường bạn đang học tại (Việt Nam)

Xin học bổng sau khi đến Nhật

1. Học bổng chính phủ Nhật (Bộ giáo dục và khoa học): dành cho Nghiên cứu sinh và Sinh viên đại học : từ 125.000 -152.000Yen /tháng . Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường (Nhật Bản) để xin học bổng

2. JASSO học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc : dành cho sinh viên đại học/cao đẳng/khoa đặc biệt dành cho du học sinh/ kỹ thuật chuyên nghiệp/dạy nghề/ khóa dự bị/các cơ quan giáo dục tiếng Nhật và Nghiên cứu sinh /hệ thạc sĩ/ tiến sĩ. Trị giá học bổng từ 48.000- 65.000 Yen/tháng. Bạn liên hệ trực tiếp với trường tại Nhật.

3. Học bổng đoàn thể tự trị địa phương, khu tự trị: 49 khu vực tự trị địa phương & các tổ chức giao lưu quốc tế sẽ cung cấp học bổng cho bạn.Trị giá học bổng từ 23,000Yen/tháng. Bạn liên hệ với các đoàn thể tự trị địa phương hoặc trường mà bạn đang theo học (Nhật Bản)

4. Học bổng của các đoàn thể địa phương: 131 tổ chức tư nhân cấp học bổng cho bạn, trị giá 73,000Yen/tháng (bình quân).Liên hệ các tổ chức hoặc trường mà bạn đang theo học (Nhật Bản).



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Tiếng Nhật (日本語)

Ba loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana trong tiếng Nhật

Có một điều đặc biệt trong tiếng Nhật chắc hẳn các bạn chắc đều biết: tiếng Nhật sử dụng ba loại chữ là Kanji, Hiragana và Katakana. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao lại phải dùng nhiều như vậy, hãy cùng du hoc Hasu tìm hiểu về ba loại chữ Kanji, Hiragana và Katakana khá là đặc biệt của tiếng Nhật nhé.


Chữ Kanji

Đọc chữ kanji (hay chữ Hán) sẽ nắm bắt được ý nghĩa nhanh hơn nhiều so với đọc chữ la tinh. Dùng chữ kanji giúp việc đọc hiểu trở nên cực kỳ dễ dàng, dùng chữ Hiragana không sẽ khó đọc vì không biết từ bắt đầu và kết thúc ở đâu, chữ kanji không hề khó học. Sự kết hợp của chữ Kanji và Hiragana làm cho người đọc vừa dễ đọc, vừa dễ hiểu nghĩa của từ. Quay trở lại với nguồn gốc của chữ Nhật, ban đầu, người ta dùng chữ Kanji để mô phỏng âm tiếng Nhật.

Chữ Hiragana ra đời bởi nó đảm bảo giúp người đọc đọc được những từ ghép, hơn thế nữa, nó còn thực hiện chức năng ngữ pháp như chia từ ở các dạng quá khứ, hiện tại, tương lai…Tiếng Nhật sử dụng kết hợp chữ kanji để ghi ý nghĩa và chữ Hiragana để thực hiện chức năng ngữ pháp.



Chữ Katakana dùng phiên âm tên riêng (tên địa danh, tên người) hay dùng phiên âm các thuật ngữ tiếng nước ngoài. Nếu viết bằng Hiragana thì sẽ rất khó hiểu vì người đọc sẽ tưởng đó là tiếng Nhật và cố suy diễn ra tiếng Nhật.

Ngày nay kiểu viết trộn lẫn Hán tự – Hiragana – Katakana đang được thừa nhận rộng rãi như kiểu chữ viết chuẩn. Lợi ích của việc viết trộn lẫn hệ thống chữ viết một cách đa dạng là ở chỗ từng khối từ được nắm bắt dễ dàng và rất có lợi để đọc nhanh.

Một số nét về 3 loại chữ này có thể hữu ích cho bạn trong quá trình học tiếng Nhật.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Tiếng Nhật (日本語)

Những người học tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung ai cũng mắc một số căn bệnh nhất định. Nhưng đa số có lẽ không ai nhận ra hay là không chịu nhận mình mắc những thứ bệnh này:



1. Lo lắng hấp tấp: Từ khi bắt đầu học những chữ cái đầu tiên đã luôn nghĩ là “học khó thế này”, “học trước quên sau” thế này thì biết bao giờ mới giỏi, mới nói được như anh A, chị B đây? Rồi từ đây sẽ gây ra những “hệ luỵ” hoặc là chản nản, hoặc là sẽ cố nhồi nhét (tất nhiên là không có kết quả).

2. Muốn giỏi nhưng bề ngoài luôn tự an ủi “chỉ học chơi”: Đây là câu cửa miệng của rất nhiều người. Có lẽ trong lòng thì khi đã làm cái gì ai chả muốn giỏi nhưng họ lại tự đánh lừa mình rằng “tới chỉ học chơi nên chả cần giỏi, chả cần phải cố”… Hệ luỵ của việc này là không chịu khó và dễ gây ra cách học “qua loa”.

3. Sính chữ, khoe khoang: Dạo qua một số diễn đàn hay gặp qua một số người học thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng có một số người luôn muốn “khoe khoang” cái mình vừa học được. Ví dụ cố tình dùng những từ lóng/ từ khó mà vừa học được ở đâu đó. Tất nhiên là cũng có nhiều người thậm chí chưa hiểu cặn kẽ về những thứ này nhưng lại thích đem ra hù người khác.

4. Ỷ lại: Đây là căn bệnh dựa vào internet và ỷ lại vào “thành quả” của người khác . Hầu như khi thấy ai viết thế nào thì bê nguyên về mà không suy nghĩ đúng hay sai. Tất nhiên điều này cũng sẽ tạo ra một sự hời hợt.

5. Hay mắc cỡ: Đây là tâm lý rụt rè khi phải viết/nói một câu mà chính mình không chắc đúng hay sai. Tâm lý này đã làm cho người học bỏ mất rất nhiều cơ hội để thực tập kỹ năng của mình. Nên nhớ là bạn đang học chứ không phải đang chứng minh cho người khác là bạn giỏi và luôn cho kết quả đúng!

6. Chạy theo cái lớn lao bỏ qua cái cơ sở. Những ai đã có 1kyu, 2kyu, những ai luôn tự hào rằng mình dịch hay nói giỏi thử dành ra một vài phút suy nghĩ lại những thứ thật sơ đẳng như “これ・それ” ”は・が” v.v.. xem mình đã hiểu thật thấu đáo chưa? Nhiều người dịch rất giỏi và luôn xưng danh mình giỏi nhưng khi được hỏi những thứ sơ đẳng lại không nắm rõ!

Nguồn: Dantri.com.vn



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Tiếng Nhật (日本語)

Tìm hiểu về tiếng Nhật cho người bắt đầu

Hiện nay trên thế giới số lượng người nói và sử dụng tiếng Nhật ngày càng tăng nhanh. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ hay và khó với người mới bắt đầu đặc biệt là những bạn du học sinh chuẩn bị du học Nhật Bản. Sau đây là một vài những tìm hiểu chung về tiếng Nhật cho người mới bắt đầu:

* Về mặt phát âm, tiếng Nhật chỉ có năm nguyên âm với khoảng mười mấy phụ âm, âm nào cũng tương đối giản dị, dễ phát âm.

** Về chữ viết, tiếng Nhật chủ yếu dùng 3 thứ chữ:

- Kanji hay chữ Hán là loại chữ biểu ý đã được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ 5 hay 6.

- Chữ Hiragana hay chữ mềm là chữ biểu âm riêng của Nhật Bản. Chữ này phổ biến với các bạn mới học tiếng Nhật.

- Chữ Katakana hay chữ cứng là một loại chữ biểu âm, chủ yếu dùng để viết các từ vay mượn của nước ngoài, hoặc các từ tượng thanh, tượng hình.

*** Đặc điểm của tiếng Nhật

- Tiếng Nhật tiếp thu rất nhiều từ ngữ của nước ngoài. Từ xưa người Nhật đã tiếp thu vào tiếng Nhật rất nhiều từ ngữ trong tiếng Trung Quốc cùng với chữ Kanji. Từ thế kỷ thứ 16, tiếng Nhật có thêm rất nhiều từ ngữ các thứ tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiểng Ả Rập, tiếng Anh hay tiếng Pháp.

- Nhật Bản có nền văn hóa chú trọng đến những biến đổi thời tiết qua bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nên người Nhật thường thể hiện cảm nhận về thời tiết qua các câu thơ Haiku – một thể thơ tiêu biểu của Nhật.



- Tiếng Nhật có rất nhiều từ tượng thanh và tượng hình. Đây là các từ ngữ biểu hiện cảm tưởng và động tác của con người.

- Ngoài ra tiếng Nhật cũng có khá nhiều thành ngữ, đặc biệt là các bộ phận trên cơ thể.

Vì vậy, để thành thạo một ngoại ngữ chúng ta nên tìm hiểu cả về văn hóa và đất nước ấy, chứ không chỉ mỗi ngôn ngữ của họ.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Tiếng Nhật (日本語)

Kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi – Bất kỳ ai khi học một ngoại ngữ nào cũng muốn mình có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ đó. Tiếng Nhật cũng vậy, học tiếng Nhật để đi du học, các bạn đừng nản chí để ảnh hưởng tới quyết định và quá trình đi du học Nhật Bản của mình. Để làm được như vậy bạn phải có phương pháp và kinh nghiệm học hiệu quả . Tôi cũng là một người học tiếng Nhật và tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi. Tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm này ít nhiều sẽ giúp các bạn học tiếng Nhật hiệu quả và du học Nhật Bản thành công.

Điều kiện đầu tiên đối với người học tiếng Nhật đó là sự chăm chỉ và kiên trì. Vì bạn phải nhớ rất nhiều từ và chữ Hán. Đối với người học tiếng Nhật lần đầu tiên thì đây là một điều rất khó.

* Khi học từ mới kinh nghiệm học tiếng Nhật là bạn nên vừa viết và vừa vừa đọc thành tiếng, như vậy sẽ nhớ rất nhanh. Nhưng bạn phải phát âm cho chuẩn theo người Nhật hoặc theo băng đài. Đây là điều quan trọng cho các bạn luyện nghe hoặc giao tiếp khi đi du học Nhật Bản sau này. Phát âm chuẩn sẽ nghe tốt. Phát âm sai thì sẽ viết sai, khi nói người Nhật sẽ không thể hiểu được.

* Để luyện nói, khi mới bắt đầu nên vận dụng mẫu câu để nói và nói đi nói lại nhiều lần câu đó. Bắt đầu từ câu ngắn đến câu dài. Trong khi luyện nghe các bạn không chỉ ngồi nghe không thôi mà phải kết hợp cả luyện nói. Như vậy sẽ có hiệu quả. Nghe hết cả đoạn và tóm tắt lại nội dung mình nghe được theo ý hiểu bằng những ngữ pháp đã học. Các bạn có thể học tiếng Nhật thông qua bài hát hoặc các bạn có thể trò chuyện với các bạn đã có kinh nghiệm đi du học Nhật Bản. Vừa giúp thư giãn vừa có thể nhớ từ dễ dàng.

* Khi học một ngữ pháp mới, các bạn phải cố gắng đặt câu mới, không chỉ đặt câu đơn mà các bạn còn phải đặt câu đó vào trong một ngữ cảnh cụ thể. Đây là một kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi, như vậy sẽ nhớ được lâu hơn.

* Việc học chữ Hán rất quan trọng. Nhờ đó giúp bạn hiểu rõ được nghĩa của từ và đọc hiểu nhanh hơn. Đầu tiên tạo bảng tập viết chữ Hán để tập viết, nhớ cách đọc âm ON và âm KUN. Bạn không nên chỉ học từng chữ Hán mà nên ghép với chữ Hán cũ và tra lại những cách đọc đó xem có đúng không.


kinh nghiem hoc tieng nhat gioi, hoc tieng nhat,

Kinh nghiệm học tiếng Nhật

Như vậy, khi học tiếng Nhật không phải đơn thuần bạn chỉ học tách các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà phải biết kết hợp tất cả các kỹ năng đó. Ví dụ như khi học từ vựng các bạn có thể hết hợp kỹ năng viết và kỹ năng nói, khi luyện nghe kết hợp với kỹ năng nói.

Để vận dụng tốt hơn nữa những kỹ năng này các bạn có ý định hoặc đã du học Nhật Bản nên tạo cho mình một môi trường để học tiếng Nhật. Các bạn có thể tìm một số trung tâm dạy tiếng Nhật hay để học và tham gia vào các buổi giao lưu nói chuyện với người Nhật. Ở đó các bạn có thể giao tiếp nhiều hơn với bạn bè bằng tiếng Nhật và với người Nhật. Kỹ năng của các bạn sẽ được nâng cao rất nhiều. Một điều quan trọng nữa là các bạn nên tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Nhật bản để có thể hiểu phần nào tư duy và cách diễn đạt trong văn phong của họ.

Một động lực để học tốt tiếng Nhật đó là niềm yêu thích đối với tiếng Nhật, mong muốn đi du học Nhật Bản cũng như tình yêu đối với xứ sở hoa anh đào. Không chỉ có tiếng Nhật mà đối với tất cả những ngôn ngữ khác, nếu các bạn có niềm say mê và mong muốn du học Nhật Bản thì chắc chắn các bạn sẽ thành công.



Giới thiệu với các bạn một số trang web học tiếng Nhật hữu ích:
1. http://nihongo-online.jp/: Đây là một trang học tiếng Nhật khá lớn có nội dung phong phú. Bạn có thể lựa chọn các chủ đề trong hàng loạt các chủ đề của trang web. Ví dụ như Yonaka no Oshaberi Wadai …

2. http://www.learn-japanese.info/: Trang web có tên rất hay là Nihogo Narau sẽ cung cấp cho bạn các bài học (lesson) tiếng Nhật có hướng dẫn bằng tiếng Anh rất chi tiết và theo trình độ từ thấp lên cao. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy lời của các bài hát hoẦamp;middot;c download một số công cụ hỗ trợ cho việc học tiếng Nhật

3. http://www.coscom.co.jp/: Trang web dạy tiếng Nhật bằng 2 thứ tiếng tất nhiên là tiếng Anh và Nhật rồi. Bạn có thể luyện nghe tiếng Nhật trong trang này.

4. http://www.thejapanesepage.com/grammar.htm: Trang web về ngữ pháp tiếng Nhật, tất nhiên bạn phải có một trình độ tiếng anh kha khá để có thể hiểu được các giải thích.

Đây là những kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi mà một cựu du học sinh Nhật Bản muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng các bạn sẽ có được những bài học bổ ích và khả năng tiếng Nhật của bạn càng ngày càng nâng cao nhé!



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Tiếng Nhật (日本語)

Phương pháp tự học tiếng Nhật hiệu quả

Từ lâu tiếng Nhật đã là khó khăn của nhiều người, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả sinh viên quốc tế. Nhiều bạn đã chia sẻ với chúng tôi rằng: “em đã đi học ở 4 trung tâm rồi, mỗi trung tâm cũng vài khóa, thế mà vẫn không lên được trình tiếng Nhật”.

Từ đó ta thấy, Nhật ngữ luôn là một ngôn ngữ khó, thật mất thời gian và tiền bạc khi đi học mà không tăng trình nhiều. Vì vậy, theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn học ở trung tâm, hay tự học ở nhà thì bạn đều phải cần có phương pháp – một phương pháp phù hợp và hữu ích cho bản thân.

Dưới đây chính là một phương pháp cho bạn, để bạn có thể tự học tiếng Nhật một cách hiệu quả nhất:

* Bạn cần phải học thuộc 2 bảng chữ cái cơ bản của tiếng nhật là : Hiragana và Katakana. Bạn nên học theo trình tự: đọc >> hiểu >> nghe >> viết >> nói.



** Để nhớ từ mới được nhanh:

- Bạn nên đọc to và viết ra giấy.

- Bên cạnh đó, bạn cần chú ý phát âm thật chuẩn theo người bản xứ để tranh mắc sai lầm khi nghe và viết sau này.

Lưu ý: Khi mới bắt đầu luyện nói bạn cần sử dụng những mẫu câu đơn giản từ ngắn đến dài để nói và nên lặp đi lặp lại nhiều lần câu đó. Trong khi luyện nghe các bạn không chỉ ngồi nghe không thôi mà phải kết hợp cả luyện nói. Như vậy sẽ có hiệu quả.

*** Việc học chữ Hán rất quan trọng. Nhờ đó giúp bạn hiểu rõ được nghĩa của từ và đọc hiểu nhanh hơn. Đầu tiên tạo bảng tập viết chữ Hán để tập viết, nhớ cách đọc âm ON và âm KUN. Bạn không nên chỉ học từng chữ Hán mà nên ghép với chữ Hán cũ và tra lại những cách đọc đó xem có đúng không.

Như vậy, khi học tiếng Nhật không phải đơn thuần bạn chỉ học tách các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà phải biết kết hợp tất cả các kỹ năng đó. Một điều quan trọng nữa là các bạn nên tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Nhật Bản để có thể hiểu phần nào tư duy và cách diễn đạt trong văn phong của họ và hơn hết là sự kiên nhẫn của bạn.

Chúc bạn thành công!



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Tiếng Nhật (日本語)

Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千字文 (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều Tiên.Từ văn nói tới văn viết

Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên gọi là kataribe 語部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng. Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大和言葉) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬葉假名). Chữ giả 假 ở đây không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬葉集 (Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁德 Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳仁 Junnin (758-764).

Nguồn gốc Hiragana và Katakana



Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平假名 (Bình giả danh) và Katakana 片假名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa, chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳哲燦 viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉備真備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà sư Không Hải 空海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草. Cả hai đều là người Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán, Trung Hoa Văn Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4)

Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短歌 (tanka) và các thể loại khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬葉假名(Man’yōgana). Vì thế họ chế tác một lối viết uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女手(Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana - theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị chức năng ngữ pháp), Katakana có thể dùng biệt lập.

Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振假名) tức là các chữ Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân.

Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để tu bổ ý nghĩa và cho thuận theo ngữ pháp Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (ngoại lai ngữ 外來語: gairaigo).

Tháng 11 năm 1946 Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị áp dụng 1850 chữ Hán (tức Kanji) cơ bản trong nhà trường và được Quốc Hội chấp nhận vào năm 1947.(3) Đến năm 1981 thì số Kanji này được điều chỉnh lại và một danh sách Kanji mới được công bố gọi là Thường dụng Hán tự biểu 常用漢字表 (Jōyō Kanji hyō) gồm 1945 chữ Hán thông dụng. Nếu so sánh Hanja của Triều Tiên với Kanji của Nhật, ta thấy Hanja còn bảo tồn Hán tự truyền thống của Trung Quốc. Các Hanja cho đến nay vẫn là phồn thể và hầu như không có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật.

Âm đọc Kanji Nhật



Âm đọc Kanji Nhật là một vấn đề phức tạp bởi lẽ trong một thời gian lâu dài chữ Hán được du nhập vào Nhật từ Triều Tiên hoặc từ các địa phương khác nhau của Trung Quốc, cho nên các âm đọc Kanji bị biến đổi. Người ta phân biệt hai cách đọc gọi là Âm độc 音読 (Ondoku) và Huấn độc 訓読 (Kundoku).

1. Âm độc (Ondoku) là sự mô phỏng âm đọc của Hán tự Trung Quốc, gồm các loại:

- Ngô âm 呉音 (Goon): Trước thời Nại Lương 奈良 (Nara, 710-794) chữ Hán từ vùng Ngô ở Đông Nam Trung Quốc đi qua ngả Triều Tiên rồi vào Nhật, do đó các Kanji này đọc theo thổ ngữ vùng Ngô. Phần lớn các từ ngữ có liên quan đến Phật giáo như: tu hành 修行 (shugyō), Kinh đô 京都 (Kyōto), kinh văn 経文(kyōmon), đăng minh 燈明 (tōmyō), …

- Hán âm 漢音 (Kanon): Từ thời Nại Lương (Nara, 710-794) đến đầu thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), các sứ giả và du học sinh của Nhật từ miền Tây Bắc Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Hán âm (được xem là chuẩn mực nhất). Thí dụ: lữ hành 旅行 (ryokō), Kinh Thành 京城 (Keijō: tức Seoul), kinh thư 経書 (keisho), minh bạch 明白 (meihaku), …

- Đường âm 唐音 (Tōon): Giữa thời Liêm Thương 鎌倉 (Kamakura, 1185-1333) và thời Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912) - tức là khoảng đời Tống tại Trung Quốc về sau - các lái buôn và sư tăng của Nhật từ Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Đường âm. Thí dụ: hành cước 行脚 (angya), Nam Kinh 南京 (nankin), khán kinh 看経 (kankin: đọc kinh), …

- Quán dụng âm 慣用音 (Kanyōon): Là cách đọc theo thói quen của người Nhật, như: giảo bạn 撹拌 (:khuấy lên) ngày xưa đọc là kōhan, hiện nay đọc là kakuhan; tiêu hao 消耗 (:tiêu dùng) ngày xưa đọc là shōkō, nay đọc là shōmō.

2. Huấn độc 訓読 (Kundoku): Là âm đọc Nhật để giải thích ý nghĩa của chữ Hán, gồm các loại:

- Chính huấn 正訓 (Seikun): Một chữ Nhật ứng với một chữ Hán, như: thủy 水 (mizu), nam 男 (otoko), cao 高い (takai), kiến 見る (miru), …

- Nghĩa huấn 義訓 (Gikun): Một chữ Nhật ứng với nhiều chữ Hán, như: hải đài 海苔 (nori: rong biển), lão phố 老舗 (shinise: cửa tiệm cũ), đoàn phiến 団扇 (uchiwa: cái quạt), …

- Đáng tự 当て字 (Ateji): Chữ Hán được vay mượn để ghi âm của chữ Nhật, không cần biết ý nghĩa gốc Hán. Những Kanji này người Trung Quốc không tài nào hiểu được. Thí dụ: thiên tình 天晴れ (appare: huy hoàng rực rỡ), xuất tuyết mục 出鱈目 (detarame: vô nghĩa, phi lý, lời nói càn rỡ), ngu liên đội 愚連隊 (gurentai: bọn khuấy rối, bọn hu-li-gân), …

Cần chú ý rằng đa số từ có hai chữ Hán (nhị tự từ 二字詞) có âm độc (Ondoku) hoặc huấn độc (Kundoku). Nếu pha trộn hai cách đọc, thì ta có thứ tự âm huấn (onkun) hoặc huấn âm (kunon):

1. Âm huấn 音訓 (onkun): Cách đọc này gọi là Trùng sương độc 重箱読み (jūbako yomi). Chữ Hán thứ nhất theo âm độc, chữ Hán thứ hai theo huấn độc. Thí dụ: đoàn tử 団子(dango: một thứ bánh nếp hình tròn), duyên trắc 縁側 (engawa: hiên nhà), khí trì 気持ち (kimochi: cảm giác, cảm xúc), đầu thủ 頭取 (tōdori: thủ lĩnh, chủ tịch), …

2. Huấn âm 訓音 (kunon): Cách đọc này gọi là Thang dũng độc 湯桶読み (yutō yomi). Chữ Hán thứ nhất theo huấn độc, chữ Hán thứ hai theo âm độc. Thí dụ: xích tự 赤字 (akaji: thiếu hụt tiền), thân phận 身分 (mibun), mai tửu 梅酒 (umeshu: rượu mai), tịch khan [san] 夕刊 (yūkan: báo buổi chiều), …

Sự La-tinh hóa Nhật ngữ

Khi người Tây phương (đặc biệt là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo) đến các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, họ rất quan tâm học tập ngôn ngữ bản địa. Để học tập và truyền đạo dễ dàng, họ dùng mẫu tự Latin để ghi âm. Tại Việt Nam, các giáo sĩ Tây phương đã Latin hóa chữ Nôm và gọi đó là chữ Quốc ngữ. Nhưng tại Trung Quốc, Nhật và Triều Tiên, sự Latin hóa chỉ để ghi âm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa dễ dàng chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam.

Hán ngữ có các hệ phiên âm Latin như hệ Wade-Giles cho người Anh, hệ Pinyin, hệ La Mã Tự ở Đài Loan, các hệ do người Pháp, người Đức sáng chế, hệ của đại học Yale, v.v… Nhưng thông dụng nhất hiện nay là hệ Pinyin. Tiếng Triều Tiên có hệ phiên âm Latin của McCune Reischauer. Tiếng Nhật có ba hệ phiên âm Latin: Hepburn shiki (về sau cải biên thành Hyōjun shiki: hệ chuẩn), Nippon shiki, và Kunrei shiki. Các hệ này chỉ khác nhau vài điểm như sau:

HEPBURN ===> NIPPON === > KUNREI
cha ===> tya ===> tya
chi ===> ti ===> ti
chu ===> tyu ===> tyu
cho ===> tyo ===> tyo
fu ===> hu ===> hu
ja ===> dya ===> zya
ji ===> di ===> zi
ju ===> dyu ===> zyu
jo ===> dyo ===> zyo
sha ===> sya ===> sya
shi ===> si ===> si
shu ===> syu ===> syu
sho ===> syo ===> syo
tsu ===> tu ===> tu

CHÚ Ý: Trong hệ Kunrei, nguyên âm dài (trường âm) đánh dấu ^ như û, ô; nhưng trường âm e thì ghi là ei, trường âm i thì ghi là ii. Trong hệ Hepburn và Nippon cũng vậy nhưng thay dấu ^ bằng dấu ¯ như ū, ō.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Tiếng Nhật (日本語)

Nhật Bản là một nước láng giềng của Trung Quốc, trong thời cổ đại nước này đã có nhiều mối quan hệ trao đổi với Trung Quốc. Dưới triều nhà Tùy và nhà Đường, nền kinh tế của Trung Quốc phồn vinh, văn hoá phát triển hưng thịnh. Nhật Bản trước sau đã cử đi mười ba nhóm “Khiển Đường Sứ” (sứ giả phái đến nhà Đường) tới triều đình nhà Đường để học tập, nhóm đông nhất lên tới hơn sáu trăm người.



Một số kẻ đọc sách và hoà thượng Nhật Bản ùn ùn kéo đến thủ đô nhà Đường và Trường An để học tập các loại kiến thức văn hoá cùng các sách kinh điển của đạo Phật. Sau khi học tập thành công, một số người còn ở lại Triều đình nhà Đường để làm quan, nhưng phần lớn đã về nước rồi tích cực truyền bá văn hoá của triều đại nhà Đường.

Cả đến Thiên hoàng của nước Nhật thời bấy giờ cũng mời những danh sư sang bên ấy để có thể học tập văn hoá của nhà Đường, đồng thời Thiên hoàng cũng bổ nhiệm một số lưu học sinh từ triều nhà Đường trở về trao cho họ trách nhiệm mô phỏng theo các chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá của nhà Đường để tiến hành cải cách trong nước. Chuyện này được lịch sử ghi lại với cái tên là “Đại hoá cách tân”.

Những người có học của Nhật Bản tới lưu học tại triều đình nhà Đường đã tinh thông văn hoá Trung Quốc, họ sử dụng thể chữ thảo và những bộ của chữ Hán nhằm sáng tạo ra một thứ văn tự để viết tiếng Nhật gọi là “binh giả danh” (Katakana) và “phiến giả danh” (Hiragana). Trong số các chữ này có những chữ Hán được hoàn toàn để nguyên, chỉ có cách đọc bị đổi khác mà thôi.

Trong thời kỳ cận đại, Nhật Bản tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của các quốc gia phát triển ở phương Tây để tiến hành cải cách, nhờ đó họ phát triển rất nhanh về văn hoá và đã vượt Trung Quốc.




Từ cuối thế kỷ XIX, một số phần tử trí thức ở Trung Quốc lại kéo nhau sang Nhật để học tập kinh tế, và văn hoá của Nhật Bản. Vì trong ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều chữ Hán, cho nên khi xuất dương những người này không phải học ngữ văn tự mà vẫn nhanh chóng thích nghi được. Chẳng hạn như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, hai vị này vừa tới đất Nhật đã có thể đối thoại giao lưu ngay với những người có học ở Nhật Bản, tất cả đều dựa vào ảnh hưởng của truyền thống văn hoá Trung Quốc với Nhật Bản. Cuối thế kỷ XIX, một số phần tử trí thức ở Trung Quốc lại kéo nhau sang Nhật để học tập kinh tế, và văn hoá của Nhật Bản.Vì trong ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều chữ Hán, cho nên khi xuất dương những người này không phải học ngữ văn tự mà vẫn nhanh chóng thích nghi được. Chẳng hạn như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, hai vị này vừa tới đất Nhật đã có thể đối thoại giao lưu ngay với những người có học ở Nhật Bản, tất cả đều dựa vào ảnh hưởng của truyền thống văn hoá Trung Quốc với Nhật Bản.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản








プロフィール
nhatban
nhatban
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.
< April 2025 >
S M T W T F S
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30      
過去記事
カテゴリ

QRコード
QRCODE
RSS của từng danh mục
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 2 người