Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

Giới thiệu con người đất nước văn hoá Nhật Bản (日本及び日本の文化を紹介)


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。

Ngày lễ (祝日)

Ngày 5 tháng 5 : Ngày trẻ em của Nhật bản

Vào những ngày đầu tháng năm, trên những vùng quê Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những chú cá chép màu sắc sặc sỡ đang bơi lội trên bầu trời xanh. Và nếu có dịp đi đến thăm những gia đình có bé trai, bạn sẽ được ngắm nhìn những bộ áo giáo, mũ của các samurai, hay những hình nộm samurai được trang trí trong phòng khách.

Tất cả những điều này là một trong những nghi thức cầu chúc cho sự trưởng thành của những chú bé trai ở những gia đình người Nhật Bản.



Ở Nhật Bản, có tất cả 5 ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời điểm chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5 là một trong những ngày quan trọng đó (tết đoan ngọ), là ngày báo hiệu cho một mùa xuân, mùa cây xanh đâm chồi nảy lộc, mùa sinh trưởng của tất cả mọi loài, đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh dịch bệnh, dễ đau ốm do chuyển tiết, chuyển mùa. Bắt nguồn từ những phong tục, nghi lễ được tiến hành trong dịp lễ tết Đoan ngọ của Trung Quốc, gia đình Nhật hoàng và giới quý tộc triều đình cũng tổ chức việc phân phát lá thuốc phòng bệnh, hay tổ chức những buổi lễ phi ngựa bắn cung nhằm phòng trừ tà ma ác quỷ.

Đến thời Kamakura (1185-1333: bất đầu thời kì Samurai), các tập tục này được các gia đình Samurai thay đổi bằng việc treo những lá cờ (Nobori), mũ giáp (Kabuto), hay những vũ khí chiến đấu trước cổng và hàng rào nhà mình. Còn với người dân thường thì thay thế bằng những mũ giáp và hình nộm Samurai to lớn, dũng mãnh được làm từ giấy. Dần dần, các hình nộm này được thu nhỏ lại và được trang trí phía trong nhà, và mang hình ảnh của những nhân vật lịch sử như anh hùng Benkei,Yoshitsune dũng mãnh, nhằm cầu mong sự che chở ,bảo vệ mọi người trong gia đình khỏi những tại họa, bệnh tật. Đây chính là tập tục Gogatsu Ningyo

Cho đến thời Edo, việc chính phủ Nhật quy định đây là ngày lễ quan trọng trong năm càng làm cho phong tục này lang rộng trong dân gian. Có một điều khác biệt ở đây là ở các gia đình dân thường vì không có cờ để treo như các gia đình Samurai, thay vào đó là những Koinobori(cờ cá chép) rất được yêu thích .



Cờ cá chép bắt nguồn từ chuyện kể về một loại cá chép sống ở sông Hoàng Hà (Trung Quốc) vượt dốc bơi lên thượng nguồn. Do vậy người xưa cho rằng đây là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời.

Nếu bạn chú ý hơn nữa sẽ thấy cờ cá chép có ba màu sắc: đen, đỏ, xanh biểu hiện cho người cha, người mẹ và trẻ con. Chúng ta thử so sánh xem có đúng như vậy không? Theo thuyết ngũ sắc thì màu đen biểu hiện cho nước vào mùa đông .

Mùa đông là mùa vạn vật đều tĩnh lặng, ít hoạt động .
Người cha theo quan điểm của người xưa là người phải trầm tính. Còn nước là nơi bắt nguồn của mọi sự sống.
Màu đỏ là màu của lửa vào mùa hạ .
Lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Nên có thể nói là biểu trưng cho hình ảnh người mẹ .
Còn màu xanh là màu biểu hiện cho cây vào mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vương thẳng. Là biểu hiện cho lớn lên của đứa trẻ.
Như vậy, ba chú cá chép biểu hiện cho sự an định và cung cấp nguồn sống, trí tuệ và nuôi dưỡng, sự trưởng thành và phồn vinh, là những yếu tố không thể thiếu được trong một gia đình đầm ấm, làm cơ sở cho sự trưởng thành hài hòa của những đứa trẻ .



Gần đây, do các gia đình sống trong thành phố, vì không có sân vườn để có thể treo cờ cá chép, nên cờ cá chép cũng được thu nhỏ lại để có thể treo ở ban công, cửa sổ trong nhà. Đồng thời, bên cạnh cờ cá chép còn có chong chóng, các sợi dây đủ màu sắc cũng được treo cùng, bay phất phơi trong gió, trong thật là thú vị.

Và một yếu tố nữa trong ngày này là người Nhật thường ăn bánh Chimaki, một dạng bánh trưng ở Trung Quốc, bánh tro ở Việt nam. Việc này bắt nguồn từ câu chuyện Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân ta cũng như dân Nhật, có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết hình con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết hình con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn lại để dành nấu uống quanh năm.



Quả thật là thú vị khi ta tìm thấy sự tương đồng văn hóa giữa người Nhật và người Việt mặc dù cách thể hiện có khác nhau. Buổi sáng mùa xuân, cả rừng núi phủ một gam màu xanh tươi của cây lá. Ly trà chanh của anh Bamaguro pha vẫn còn nóng hổi, phảng phất khói. Từ cánh cửa sổ phòng, nhìn về những ngôi nhà phía xa, đâu đó vang lên tiếng vui cười của trẻ. Và trong sân, trên cột cờ, những chú cá chép vẫn bơi lội tung tăng trong gió, trông thật xinh tươi và vui vẻ.

Theo Việt trí du học



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Ngày lễ (祝日)

Mỗi năm đến gần đầu tháng 5, mọi người Nhật đều náo nức trông chờ vì sẽ được "giải thoát" khỏi cái tập quán lao động quá độ của dân tộc nầy - tức là được nghỉ lễ "dây chuyền" mà họ thường gọi một cách rất hân hoan là "Golden week" hoặc là "Ogata renkyu" (大型連休).

Trên thực chất, tuần GW gồm có:

- Ngày 29 tháng tư: cho đến năm 1988 vốn là ngày "Tennô tanjô bi" (天皇誕生日・sinh nhật của Thiên Hoàng Shôwa), giữa năm 1989-2006 đổi thành ngày "Midori no hi" (みどりの日/lễ xanh hay Greenery day), hiện nay đổi lại là "Shôwa no hi" (昭和の日)

- Ngày 3 tháng năm: ngày "Kenpô kinenbi" (憲法記念日/ngày kỷ niệm Hiến Pháp)

- Ngày 4 tháng năm*: giữa năm 1985 đến 2006 là ngày "Kokumin no kyuujitsu" (国民の休日/ngày nghỉ của công dân), sau đó đổi thành "Midori no hi" (みどりの日/lễ xanh hay Greenery day)

- Ngày 5 tháng năm: ngày "kodomo no hi" (こどもの日/lễ nhi đồng) cũng là "Tango no sekku" (端午の節句/Tết Đoan ngọ)

*Xưa kia ngày 4/5 không có tên nhưng được đặc ra cho ngày đứng giữa 2 ngày lễ. Ngày 1 tháng năm tức "May day" không phải là ngày lễ Lao động chính thức của Nhật Bản.

Tango no sekku ( 端午の節句): lễ hay tết "Đoan ngọ" phát xuất từ Trung Quốc, mỗi năm vào ngày 5 tháng 5 (nay được đổi thành "Kodomo no hi" (子供の日)tức lễ Nhi đồng ở xứ Nhật Bản). "Đoan" có nghĩa là "bắt đầu", "ngọ" là tháng thứ 5 theo lịch củ và cũng đồng âm với “五・ngũ" của tiếng Nhật. Theo âm lịch đây là ngày bắt đầu cho mùa hè. Để chuẩn bị cho việc chống lại nhiều bệnh tật thường xuất hiện trong mùa nầy, cha mẹ có con bé thường làm lễ cầu trời Phật đễ được tráng kiện an lành. Nếu gia đình có con trai, người Nhật thường dựng cây phướng cá "koi" (cá chép) gọi là "koi no bori" trước ngày 5/5 trên sân nhà.



Bên trong nhà, họ cho chưng bày cái tượng chú bé "Kintarô" (金太郎) cưỡi cá "koi" và cái áo giáp hay nón giáp samurai gọi là “yoroi kabuto” (鎧兜) hay "kabuto" (兜, 冑). Ngày xưa bên Trung Quốc người ta có truyền thuyết là cá chép leo thác nước để được thành rồng. Câu chuyện nầy được truyền sang những nước chịu ảnh hưởng của Hán Học như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Điều này làm cho ta liên tưởng đến cái chí "tang bồng hồ thỉ" của nam-tử Việt Nam hay TQ.

Kintaro là tên của Kintoki lúc còn bé của xứ Sakata, là bộ hạ của Minamoto no Raiko (源頼光 cũng đọc là Minamoto no Yorimitsu) - một samurai nổi danh vào đời Heian. Tục truyền rằng chú bé nầy thường cưỡi trên lưng con "gấu" khi vào rừng chơi với dã thú.

Vào ngày tết Tango, người Nhật làm bánh "mochi" (gạo nếp) gói trong lá "kashiwa" (lá sồi) và lá "ayame" (xương bồ" hay tre như bánh chưng bánh tét của Việt Nam ta, gọi là "kashiwa-mochi" và "chimaki" để cúng và ăn lễ Tết này.

Như trên đã nói, ngày Đoan Ngọ được biết ở nhiều nước Á Đông. Nhưng trên thực chất có nhiều tục lệ dẫn xuất rất khác nhau tùy theo địa lý và lịch sử của mỗi quốc gia. Ở Trung Quốc ngày 5 tháng 5 âm lịch là để tưởng nhớ Khuất Nguyên nước Sở cuối thời Chiến Quốc. Ông là người trung tiết nhưng bị gian thần hãm hại nên phải gieo mình tự vẫn trên con sông Mịch La. Dân chúng thương tiếc ông nên làm bánh nếp quấn chỉ ngũ sắc và ném xuống sông để cá không dám đến ăn xác của người trung nghĩa.

Ở xứ ta, trong Nam mùng 5 tháng 5 là ngày vía bà. Chợ Lách - Bến Tre có tổ chức triển lãm bông-hoa. Còn ngoài Bằc xưa kia là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Ngày 5/5 cũng là ngày giết sâu bọ.

Trẻ con Nhật có bài hát đồng dao " Sei Kurabe (背くらべ) “ (đo chiều cao) rất hay là:



1.

柱のきずは おととしの (Hashira no kizu wa ototoshi no )

Vết (đo) xưa còn trên cột nhà

五月五日の 背くらべ (gogatsu itsuka no Sei-Kurabe)

Năm kia vào ngày 5 tháng 5

粽たべたべ 兄さんが (Chimaki tabe-tabe nii-san ga)

Anh tôi vừa ăn bánh chimaki

計ってくれた 背のたけ (hakatte kureta sei no take)

Đo thân tôi cao chừng ấy

きのうくらべりゃ 何のこと (Kinou kurabe-rya nan no koto)

Sao mà….hôm qua đo lần nữa

やっと羽織の 紐のたけ (yatto haori no himo no take)

Chỉ khác bằng sơi dây khâu (giây cột trên áo Haori)

2.

柱に凭れりゃ すぐ見える (Hashira ni motarerya sugu mieru)

Lướt nhìn xuyên qua cột nhà

遠いお山も 背くらべ (Tooi oyamamo sei-kurabe)

Núi trùng trùng phương xa cũng thế

雲の上まで 顔だして (Kumo no uemade Kao dashite)

Cố vương mình trên mây trắng

てんでに背伸 してゐても (Tende ni senobi shiteite mo)

Thử xem ta cao đến mấy

雪の帽子を ぬいでさへ (Yuki no boshi wo nuide sae)

Dù bõ cái nón "tuyết" trên đầu

一はやつぱり 富士の山 (Ichi wa yappari Fuji no yama)

Phú-Sĩ Sơn vẫn trên hết

~~~~~~~~~~~~
Huỳnh văn Ba biên soạn


* Anh Huỳnh Văn Ba (67, Meisei - Tokyokyouikudai - Todai) không những là một nhiếp ảnh gia trong gia đình Exryu, anh Ba còn là vận động viên về leo núi, xe đạp và nuôi bonsai. Anh Ba và anh Võ Văn Thành (68, Nodai) đã từng dùng xem đạp đi khắp nước Nhật và xuyên lục địa Hoa Kỳ. Qua những lần đi này anh Ba đã có nhiều tác phẩm hình ảnh khắp nơi. Anh H.V. Ba hiện đang làm việc và sinh sống tại Ohio.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Ngày lễ (祝日)

5/5 – Ngày của các bé trai ở Nhật

Tháng 5 rồi. Ở Nhật có một cái hay là hầu như tháng nào cũng có một lễ hội gì đó để ăn mừng. Xem lại từ đầu năm tới giờ nhé. Tháng 1 thì có ngày Tết. Tháng 2 thì có lễ Tình nhân. Tháng 3 thì có Hina Matsuri, Ngày của các bé gái. Tháng 4 thì có Ohanami. Bây giờ đến tháng 5 lại có ngày gọi là Kodomo-no-hi, Children’s Day, dịch đúng ra là Ngày Thiếu Nhi. Gọi là Ngày Thiếu Nhi, nhưng đối với người Nhật, đây là Ngày của các bé trai. Các bé gái đã có một ngày riêng rồi nhé, là vào ngày 3 tháng 3 hàng năm.

Ngày của các bé trai ở Nhật vốn được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch giống như Tết Đoan Ngọ của Việt Nam vậy. Tên gọi ban đầu của ngày này là Tango no sekku (端午の節句), theo tiếng Hán cũng có nghĩa là Đoan Ngọ, đánh dấu sự khởi đầu của một mùa hè, mùa mưa mới. Sau này, khi người Nhật chuyển sang dùng Dương lịch, ngày này cũng được chuyển sang tổ chức vào ngày 5/5 Dương lịch hàng năm. Sau đó, ngày này được gọi là Ngày thiếu nhi để tránh sự phân biệt giới tính, và là một trong những ngày quốc lễ ở Nhật.



Hình tượng tiêu biểu cho Ngày của các bé trai này là lá cờ hình cá chép, được gọi là Koi-nobori trong tiếng Nhật. “Koi” có nghĩa là cá chép, “nobori” có nghĩa là cây sào bằng tre, trên đỉnh có gắn vòng sắt đan cùng nhiều sợi vải dài. Vì vậy Koi-nobori có nghĩa là cây sào có gắn lá cờ đuôi nheo hình cá chép. Hình ảnh cá chép này vốn bắt nguồn từ truyền thuyết cá chép vượt vũ môn hóa rồng của Trung Hoa. Ở Nhật, bắt đầu từ thời Edo, đến ngày 5 tháng 5 (lúc bấy giờ vẫn còn sử dụng Âm lịch), các gia đình sẽ treo cây sào có gắn lá cờ đuôi nheo cá chép này trước sân nhà mình để cầu cho con trai của mình sẽ luôn cố gắng vươn lên, mạnh mẽ và ngày càng thành công trong cuộc sống, tựa như hình ảnh cá chép mạnh mẽ vượt vũ môn để hóa rồng vậy.

Một cây sào như vậy thường bao gồm: thỉ xa (矢車, vòng sắt trên đỉnh), các dây vải dài mỏng (吹き流し), một con cá chép màu đen (magoi, 真鯉), một con cá chép màu đỏ (higoi, 緋鯉), và một con cá chép màu xanh dương (sigoi, 子鯉). Ngoài ra, ở nhiều nơi người ta còn treo cả cá chép màu cam và nhiều màu sặc sỡ khác. Có gia đình còn treo số cờ cá chép theo đúng số thành viên trong gia đình mình nữa



Trong ngày này, ngoài lá cờ cá chép treo trước sân nhà, hoặc trước ban công nhà, theo phong tục, người ta còn trưng bày búp bê võ sĩ (musha-ningyo, 武者人形) hoặc là bộ áo giáp võ sĩ trong nhà nữa.

Ngày xưa, vào ngày Đoan ngọ, người ta thường cắm sào, lập hàng rào quanh nhà để cầu xin thần linh bảo vệ khỏi quỷ dữ, và những điềm gỡ. Sau đó, phong tục này dần dần chuyển thành việc trang trí trong nhà bằng búp bê võ sĩ mặc áp giáp (gọi là yoroi) và đội mũ sắt (gọi là kabuto). Tất nhiên, người dân thường thì không thể có vũ khí hay áo giáp thật được, nên người ta phải làm những hình nhân võ sĩ bằng giấy. Phong tục trang trí búp bê tháng 5 được cho là bắt đầu từ đó.

Búp bê võ sĩ cũng có nhiều phong cách khác nhau. Tất nhiên tất cả đều là búp bê nam nhé :) Nhưng vì ngày xưa, con trai cũng để tóc dài nên có nhiều búp bê nhìn hơi giống con gái một chút





Áo giáp, mũ sắt vốn được dùng để bảo vệ tính mạng của các võ sĩ trong chiến tranh. Vì vậy, việc trưng bày những đồ vật này trong nhà là để cầu mong cho con trai mình được khỏe mạnh. Áo giáp và mũ sắt cũng có nhiều kiểu khác nhau. Áo giáp thì thay đổi theo thời gian do sự phát triển của vũ khí chiến đấu. Còn mũ sắt lại mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn như mũ sắt có hình trăng lưỡi liềm trên đầu là biểu hiện cho sự bất tử, hình con chuồn chuồn biểu hiện cho chiến thắng, hình con bọ ngựa biểu hiện cho khả năng tiên đoán được tương lai, hình chữ Ái biểu hiện cho thần chiến tranh… Trong các biểu tượng được gắn trên mũ sắt thì phổ biến nhất phải kể đến biểu tượng Kuwagata (hình chiếc mai/thuổng, một dụng cụ làm nông). Biểu tượng này thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên.







Nguồn: Gakutomo.com



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Ngày lễ (祝日)

Những ý nghĩa của chocolate trong ngày Valentine của người Nhật

Nếu bạn là nam giới, ngày lễ Tình yêu ở Nhật Bản đến với bạn có vẻ hơi khác thường. Bạn sẽ gặp phải một vài bối rối bởi những thanh Sô cô la mà bạn nhận được vào ngày này. Đối với hầu hết người phương Tây, ngày lễ Tình yêu là một ngày mà bất cứ ai cũng có thể bày tỏ tình yêu của họ đến những người đặc biệt hoặc là nam giới hoặc là nữ giới. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, ngày lễ Tình yêu 14/2 là một ngày mà chỉ có phái nữ trao tặng Sô cô la cho phái nam, vợ tặng chồng, con gái tặng con trai hoặc con cái tặng Ba Mẹ của mình. Nếu một người con gái thích (mến, yêu) một người con trai nhưng cô ta không biết liệu anh chàng đó có thích (mến, yêu) mình hay không, ngày 14/2 là một cơ hội tuyệt vời cho cô gái để nói với chàng trai những cảm xúc về tình yêu thương của mình. Cô gái không cần phải nói nhiều bởi những thanh Sô cô la đã thay lời nói lên tất cả. Đối với học sinh cấp 2 và cấp 3 ở Nhật Bản, ngày lễ tình yêu cũng là một sự kiện lớn trong đời sống tình cảm của tuổi học trò.


Một loại Honmei choko 

Tuy vậy, sự bày tỏ tình cảm này không phải lúc nào cũng là những sự trao đổi lãng mạn và điều này đã làm cho những người mới đến Nhật Bản lần đầu cảm thấy rất bối rối. “Honmei choko” hoặc “Maji choko” là tên của những thanh Sô cô la được tặng cho các chàng trai mà cô gái thực sự yêu thương. Ngược lại, “Giri choko” lại được tặng cho nam giới là đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên hoặc những người quan trọng khác nhưng không phải bởi bất kỳ cảm giác lãng mạn nào như hai loại ở trên. “Giri” theo tiếng Nhật (tạm dịch) nghĩa là ý thức về trách nhiệm hoặc bổn phận (trả ơn đến ai đã từng giúp đỡ mình hoặc sẽ nhận được sự giúp đỡ). Thật khó cho phái nam để biết được liệu những thanh Sô cô la mình nhận được là tình cảm thật hoặc chỉ là thiện ý của phái nữ!!! Đây không phải là một câu hỏi mà bạn dễ dàng trả lời đối với người tặng !!!
Nếu bạn nhận Sô cô la từ một cô gái, thậm chí đó là “Giri choko”, chắc chắn rằng bạn đang được trông đợi để tặng lại những thanh Sô cô la trắng, kẹo dẻo hoặc một loại kẹo bất kỳ vào ngày Trắng (White Day) 14/3 (tức là một tháng sau, ngày này chỉ có phái nam tặng phái nữ). Nếu bạn muốn nhân dịp này để thú nhận tình yêu của bạn với một người đặc biệt nào đó, bạn cũng có thể tặng bạn gái đồ trang sức hoặc các vật kỷ niệm đắt tiền vào ngày này.


Một loại Giri choko

Gần đây, ngày lễ Tình yêu ở Nhật Bản đang thay đổi và nó trở nên phổ biến khi phái nữ tặng Sô cô la cho nhau. Họ cho rằng nếu món quà Sô cô la được xem như là một sự “ép buộc” để tặng những đồng nghiệp nam thì tại sao họ lại không thưởng thức những thanh Sô cô la tuyệt hảo với các nữ đồng nghiệp của họ??? Những thanh Sô cô la này được gọi là “Tomo choko”. Rất nhiều cô gái cũng thích mua những hộp Sô cô la đắt tiền cho chính họ như là một sự thết đãi đặc biệt cho bản thân vào ngày 14/2.


Một loại Tomo choko

Ngày lễ Tình yêu 14/2 có lẽ đã được giới thiệu đến Nhật Bản bởi các công ty sản xuất Sô cô la đang tìm kiếm thị trường để bán, nhưng hầu như tất cả nam giới đều nhận được một phần nào đó sự “kích động” từ những thanh Sô cô la này. Nếu bạn đang ở Nhật Bản, xin hãy cẩn thận: những thanh Sô cô la mà bạn đã nghĩ nó chỉ là “Giri choko” có thể thực sự được gửi từ một người đang “say mê” bạn đấy !

Việt-SSE (theo Okayama news)



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Ngày lễ (祝日)

Ngày Valentine ở Nhật Bản – Toàn cảnh về chocolate

Ở Nhật Bản, Ngày lễ tình nhân (14 tháng 2) là ngày mà phái nữ dành tặng những thỏi sô cô la như một vật phẩm tượng trưng cho tình yêu dành cho phái nam.

Việc này vốn có nguồn gốc từ phương Tây, sau đó đến khoảng năm Chiêu Hòa 30 (tức khoảng năm 1950) nó bắt đầu du nhập vào Nhật Bản. Từ khi đó, việc mọi người tặng và nhận sô cô la trở nên phổ biến và dần trở thành một phong tục đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản hiện đại như ngày nay. Theo một cuộc khảo sát gần đây tại Nhật Bản, có 3 loại sô cô la chính được tặng trong ngày này.

日本では、バレンタインデー(2月14日)になると、女性は 男性へ愛を表す贈り物として、チョコレートを贈る習慣があります。バレンタインデーというのは本々ヨーロッパから始まったもので、昭和30年代(1950年代ごろ)に日本に伝わったようです。その時から、バレンタインデーにはチョコレートを女性から男性に」という習慣が盛んになって、人々の考えに定着して、今日のように日本文化の特徴の1つになったようです。最近日本で行われたアンケートによると、この日に使われるチョコレートには三つの主な種類があります。



*本命チョコ:女性が思いを寄せる男性に贈るチョコ。

あなたが片思いをしているのか?だれかと付き合っているのか?そうしたら、愛情の証という本命チョコを相手に贈ってください。これは愛のためのチョコ、または、勇気及び決心を込めるチョコだと見なされていますから。日本では愛を告白する時代があったそうです。(チョコレートを贈る習慣が定着した頃から20年間後、つまり1970年代後半です)。その時代で一番活躍していたのは小・中・高校の学生たちだったそうです。今まででも、日本の女子は自分の愛情を表すために、よく本命チョコを使っています。

1. Honmei Choco (Sô cô la định mệnh):

Nếu bạn đang có một mối tình đơn phương, đang hẹn hò hay “cảm nắng” ai đó, hãy tặng cho họ loại Sô cô la này, bởi vì nó được coi là “Sô cô la dành riêng cho tình yêu” hay “Sô cô la thấm đầy quyết tâm và nhuệ khí”. Ở Nhật có một thời gian, vào khoảng hai mươi năm sau khi việc tặng chocolate xuất hiện ở Nhật Bản, tức là khoảng cuối năm 1970, được mệnh danh là “thời đại” thú nhận tình yêu, khi mà “Sô cô la chính là tình yêu”, học sinh tiểu học, trung học và phổ thông được coi là những người đi đầu trong “thời đại” này. Và cho đến tận bây giờ, ở rất nhiều nơi, “honmei choco” vẫn được coi là vật phó thác để bày tỏ tình cảm của nhiều cô gái Nhật Bản.

*友チョコ:女性の間で贈りあったチョコ。

女性が女の友だちに贈るのは友チョコです。これは有名なチョコレートとか手作りのチョコレートです。今日の若者の中で友チョコ、そして他のチョコを贈るのはますます盛んになっています。友チョコを贈り合うことはメール・写真のやりとりと同じように、人々の友情をより親しく、より深くしてくれます。

2. Tomo Choco (Sô cô la tình bạn):

“Tomo Choco” là loại sô cô la được dành cho các người bạn nữ mà một cô gái yêu quý. “Tomo Choco” thường là những loại sô cô la nổi tiếng hoặc, sô cô la tự làm. Càng vào các thế hệ thanh niên về sau, việc tặng “Tomo Choco” cùng với các loại sô cô la khác sẽ càng trở nên phổ biến. Trao đổi “Tomo Choco”, cũng giống như việc trao đổi những bức ảnh hay mail, sẽ giúp tình cảm giữa những người bản trở nên ngày càng sâu sắc hơn.

*マイチョコ:最も食べたいチョコを自分自身に贈る。頑張った自分へのご褒美なので、高額商品になる傾向も。

マイチョコの意味はその名前にあります。日本でバレンタインデーになると、贈る人、そして贈りをもらう人は自分の努力への賞品としてよく自分が一番好きなチョコを自分に贈る習慣があります。有名で質の高いチョコがよく使われています。

3. My Choco (Sô cô la tự tặng)

Ý nghĩa của “My Choco” nằm ngay trong cái tên của loại sô cô la này. Vào ngày Valentine ở Nhật, người tặng và cũng là người nhận thường tự tặng cho mình một loại sô cô la mà mình thích nhất để “thưởng” cho sự cố gắng của bản thân. Các loại sô cô la được tặng thường là hàng đắt tiền và có chất lượng nổi tiếng.

日本でのマーケット・シェアを得るために、世界中のチョコレート・メーカーが厳しく競争しています。それで、日本のチョコレート市場がどんどん拡大されています。そして、チョコレートを贈答するのは春の伝統的な習慣となっています。

Các nhà sản xuất sô cô la trên thế giới hiện nay đang đấu tranh khốc liệt để giành lấy thị phần tại Nhật. Cũng vì vậy mà thị trường sô cô la tại đây ngày càng được mở rộng. Cùng với đó, việc tặng nhau những thỏi sô cô la cũng trở thành một phong tục truyền thống vào mùa xuân.

あなたは今年のバレンタインデーにチョコレートを貰ったんですか。

Valentine vừa rồi, bạn có nhận được sô cô la không?



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Ngày lễ (祝日)

Đó là dịp để những con người, vốn nổi tiếng kín đáo và dè dặt, thể hiện cảm xúc của mình.

Thú vị hơn, người Nhật có hẳn hai ngày lễ tình nhân, điều đặc biệt mang lại những nét văn hóa của con người và văn hóa nhật bản. Một tháng sau khi cả thế giới tặng chocolate cho nhau, họ có thêm ngày Valentine trắng. Không phải là ngày lễ chính như Valentine 14/2 nhưng không vì thế mà Valentine trắng 14/3 không rộn ràng và sôi động đâu nhé!

Điều đặc biệt là trong ngày Valentine trắng thì bánh quy, kẹo và socola trắng lại được ưa chuộng thay vì những loại socola thông thường. Mặc dù Valentine trắng không phổ biến bằng Ngày lễ tình yêu truyền thống song trong ngày này rất nhiều người vẫn tặng quà cho một nửa của mình.



Ở việt nam đang dần du nhập những ngày lễ từ trên thế giới,nhưng trên thế giới có đến tận 3 ngày valentine đó. Valentine đỏ 14/2 dành cho mỗi người bày tỏ tình yêu với nửa kia của mình, Valentine trắng 14/3 là ngày đáp lễ và Valentine đen và ngày 14/4 là Valentine của những người độc thân. Bạn có cảm thấy thú vị không? Theo mình nghĩ đó là những ngày lễ rất đặc biệt,giúp cho các đôi tình nhân được thêm gắn bó.

Chúng ta cùng tìm hiểu xem ngày lẽ Valentine trắng xuất phát từ Nhật Bản có bởi ý nghĩa như thế nào nhé.Nếu bạn đang có ý định Du học nhật bản thì có lẽ đây là một thông tin hữu ích cho bạn đó.

Theo truyền thống thì Valentine trắng 14/3 là ngày dành cho con trai tặng quà đáp trả con gái sau khi họ nhận được quà vào ngày 14/2. Valentine trắng diễn ra vào đúng một tháng sau ngày Valentine, tức là 14/3 đấy. Vì ở Nhật, đặc biệt ngày 14/2 chỉ có mỗi con gái tặng quà cho con trai thôi, nên White Day sẽ là ngày con trai "đáp lễ" (tức là tặng quà con gái đấy (^^).Ở nhật bản không khó để nhận ra một hotboy trong trường bởi vì,vào ngày valentine 14/2,các bạn nữ có quyền thể hiện tình cảm của mình đối với bất cứ ai mà mình quan tâm. Không nhất thiết phải yêu đâu nhé. Trong ngày đó, rất nhiều anh nhận được vô sô quà từ phái đẹp tuy nhiên cũng có vô số ngườ không nhận được quà nào cả. chính vì thế mà vào ngày valentine trắng (Ngày đáp lễ) thì các hot boy thường cháy túi.

Với những hiểu biết một chút về văn hóa nhật bản,Du học nhật bản chắc sẽ là một điểm đến

Chỉ cần các ấy hạnh phúc khi ở bên nhau là đủ. Nhưng để mọi thứ hoàn hảo và lung linh hơn, tại sao chúng mình không tổ chức một ngày Valentine trắng thật ý nghĩa nhỉ?



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



プロフィール
nhatban
nhatban
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.
< April 2025 >
S M T W T F S
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30      
過去記事
カテゴリ

QRコード
QRCODE
RSS của từng danh mục
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 2 người