Old Shibusawa House “Nakanoie” (di tích lịch sử của thành phố)
Old Shibusawa House là một vùng đất gắn liền với Shibusawa Eiichi. Shibusawa Eiichi là người rất bận rộn nhưng mà vẫn giành ra thời gian mẫy lần một năm quay về ngôi nhà này. Khu nhà này đã được sử dụng như là nơi ở chính của gia đình Shibusawa nhưng mà, từ năm 1983 đã được sử dụng như là cơ sở trường học “ trường học kết hợp trường quốc tế Shibusawa trường Aofukashijuku”, có rất nhiều du học sinh nước ngoài đã học ở đây. Và tòa nhà này là trường học được hoàn thành năm 1895 do bởi vợ chồng em gái Eiichi.
•Thông tin: 247-1 Chiaraijima Fukaya ( khoảng 20 phút đi bằng Taxi từ nhà ga JR Fukaya)
•Thời gian mở cửa 8h30~17h00
•Ngày nghỉ: cuối năm
Nhà chính Nakanoie
Nhà tưởng niệm Shibusawa Eiichi
Được trưng bày các đồ vật như là bút lông di truyền, và các tư liệu hình ảnh của Eiichi
•Thông tin 1204 Hetakei, Fukaya ( 20 phút đi bằng Taxi từ nhà ga JR Fukaya)
•Thời gian mở cửa: 9h00 ~ 17h00
•Ngày nghỉ: những ngày cuối năm, và có những ngày nghỉ tạm thời khác nữa, thông tin chi tiết các bạn hãy liên hệ để biết rõ.
•Thông tin liên hệ: 048-587-1100 Nhà tưởng niệm Shibusawa Eiichi
Ngôi nhà nơi sinh của Odaka Atsutada
Odaka Atsutada là anh em họ của Shibusawa và cũng là một giáo sư dạy học. Sau thời Duy Tân Minh Trị đã người đầu tiên quản lý của nhà máy sợi Tomioka. Căn nhà này được Ông cố của Atsushi Tadashi xây dựng vào thời kỳ cuối của thời kí Edo, căn phòng mà được tuyên truyền là Atsushi Tadashi và Eiichi đã bàn bạc kế hoạch tiếp quản thành Takasaki là căn phòng nằm ở tầng 2.
•Thông tin: 236 Hetakei Fukaya ( khoảng 20 phút đi bằng Taxi từ nhà ga JR Fuyaka)
•Thời gian tham quan: 9h00 ~ 17h00 (mở cửa từ ngày 7 tháng 6 năm 2014)
Bia đá tưởng niệm- Đền thờ
Ở trong thành phố Fukaya còn sót lại nhiều bia đá của Shibusawa Eiichi
Đài tưởng niệm đánh dấu vết tích bắt nguồn AoFukashi
Trong công viên AoFukashi
•Được thành lập vào tháng 12 năm 1933
•Thư pháp Kiyoura Keigo, Shibusawa Osamataro
•Để kỉ niệm sự ra đời của Thái tử Akihito đã được xây dựng bởi 8 đoàn thanh niên
Đài tưởng niệm mừng thọ ông Shibusawa AoFukashi
Viếng thăm đền thờ
•Viết chữ thư pháp Tokugawa Yoshihisa, Hagino Yoshiyuki Sen,lời trích của Masaomi Saka
•Để mừng thọ Ông Eiichi,đền thờ đã được xây dựng bởi sự quyên góp của những người đến viếng thăm đền thờ. Eiichi đã đóng góp bàn thờ
Đài tưởng niệm để tưởng nhớ các liệt sĩ thời Edo
Dược sư đường
•Được xây dựng năm 1918
•Báo cáo của Shibusawa Eiichi
•Được xây dựng ở vùng đất mà hai chiến binh Tengu được chôn cất
Đài tưởng niệm tán dương Ông Aikaoru Odaka
Đền thờ Kashima
•Tokugawa Yoshinobu, Mishima Atsushisen, Kusakabe Tosaku
•Đài tưởng niệm ca ngợi công đức của Otaka Atsushi Tadashi
Đài tưởng niệm Shokon ông Banko Shibusawa
•Đài tưởng niệm Shokon của Shibusawa Ichiro MigiEmon, cha của Eiichi
•Đài tưởng niệm Shokon của ShibusawaEi, mẹ của Eiichi
Đài tưởng niệm Tsuikai Shibusawa TairaKuro
•Đài tưởng niệm Tsuikai Shibusawa TairaKuro con nuôi của Eiichi, là em trai của Odaka Atsushi tadashi
Công viên ven sông Nakase
Công viên ven sông Nakase đã phát triện mạnh mẽ như là bến tàu của dòng sông Tone mà đang gắn kết đất nước Musashi và đất nước Ueno ở thời đại Edo. Ngoài những vật liệu hàng hóa ra, còn là nơi vận chuyển hành khách, truyền đạt nhanh chóng thông tin về kinh tế và văn hóa của thời đại Edo, đóng vai trò như là “ nơi truyền đạt thông tin”, nơi này đã đóng vai trò lớn trong sự phát triển phồn vinh của phía Bắc Musashi.
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được biết đến với tên gọi “Vòm bom nguyên tử” ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Khu tưởng niệm này là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima.
Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 8 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp Hiroshima.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ.
Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima tọa lạc ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Công trình này được thành lập tháng 8 năm 1955 cùng với sảnh tưởng niệm hòa bình Hiroshima (hiện nay là Trung tâm hội nghị quốc tế Hiroshima). Bảo tàng trưng bày những hiện vật của trận ném bom nguyên tử, với mục đích góp phần vào việc tuyên truyền loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố Hiroshima. Tòa nhà chính do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ngược dòng thời gian trở về với ngày đau thương nhất của thành phố Hiroshima, đúng 8h15 sáng giờ địa phương ngày 6 tháng 8 năm 1945, pháo đài B29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian bay đến Hiroshima đã thả quả bom “Little Boy”, nặng 9.700 pound (tương đương khoảng 4404 kg) chất phóng xạ nguyên tử xuống thành phố. Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300.000 dân, 45.000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng.
Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy”. Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70.000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140.000, 60% thành phố bị phá hủy. Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khác. Đài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữa trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài tưởng niệm đơn giản nhưng ấn tượng với một vòm như hình chữ “V” ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố lịch sử này.
Ngày nay, Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.
Đây là một sân khấu nghệ thuật cách điệu có lịch sử 700 năm. Kịch Noh có biểu tượng rất đa dạng, được bắt nguồn từ nghi lễ của đạo Shinto cổ xưa và được thực hiện trên một sân khấu lợp mái giống như một ngôi đền Shinto. Diễn viên đeo mặt nạ, khoác trên mình trang phục lộng lẫy và sang trọng với những chuyển động rất nhẹ nhàng uyển chuyển theo một phong cách rất riêng.
Theo truyền thống, diễn viên kịch Noh và nhạc công không bao giờ luyện tập cùng nhau. Thay vào đó, mỗi diễn viên, nhạc công, và dàn hợp xướng tập riêng những động tác, bài hát, điệu múa cơ bản của mình hay dưới sự dạy bảo của những người đi trước. Do đó, nhịp độ của buổi diễn không bị bất kỳ cá nhân nào chi phối mà là sự phối hợp giữa tất cả mọi người. Theo đó, Nō là một ví dụ cho nền mỹ học truyền thống Nhật .
Hình thức nghệ thuật cổ điển này được biểu diễn tại Nhà hát quốc gia Noh ở Tokyo, Nohgakudo Hosho, Nohgakudo Kanze, và Nohgakudo Kita. Trong vùng Kansai, kịch Noh được dàn dựng và tổ chức tại Kaikan Kanze ở Kyoto và Osaka Nohgaku Kaikan. Tuy nhiên, kịch Noh được đánh giá cao nhất là tại các buổi biểu diễn ngoài trời tại các ngôi chùa được tháp đuốc sáng rực.
2. Kabuki (歌舞伎)
Kabuki là chương trình kịch cổ điển thế tục của Nhật Bản với gương mặt được trang điểm sinh động, trang phục đẹp mát và cảnh dựng lôi cuốn cộng với hành động gây cấn đầy kịch tính như đấu kiếm, khiêu vũ và thậm chí các diễn viên còn bay từ phía khán giả vào sân khấu và ngược lại.
Ngày nay, kabuki vẫn tương đối được ưa chuộng —nó là loại hình kịch truyền thống Nhật Bản được ưa chuộng nhất- và các ngôi sao thường xuất hiện với các vai trên TV hay màn ảnh rộng. Kabuki đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24 tháng 11, 2005.
Ở Tokyo, nơi lý tuởng nhất để xem kịch Kabuki là Kabukiza ở Ginza. Nhà hát này luôn có những vở diễn quanh năm. Tương tự, ở Ginza cũng có Shimbashi Embujo là Nhà hát Quốc gia gần Cung điện Hoàng gia thỉnh thoảng tổ chức cho các công ty du lịch.
3. Bunraku (文楽)
Bunraku (文楽 "Văn lạc"), còn được gọi là Ningyō jōruri (人形浄瑠璃, Nhân hình tịnh lưu ly), là một thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản, khởi phát ở Osaka năm 1684. Đây là nghệ thuật kịch rối chuyên nghiệp của Nhật Bản. Các con rối bằng gỗ và gốm trong vai các nhân vật chính sẽ do 3 người điều khiển kết hợp với một người kể chuyện và một người đệm đàn Shamisen.
Nhà viết kịch Bunraku nổi tiếng nhất là Chikamatsu Monzaemon. Với sự nghiệp hơn một trăm vở kịch, đôi khi ông được gọi là Shakespeare của nước Nhật
Osaka là nhà của đoàn kịch do chính phủ tài trợ tại Nhà hát Bunraku Quốc gia. Đoàn kịch thường diễn từ năm vở trở lên mỗi năm, mỗi vở diễn trong vòng từ 2 đến 3 tuần ở Osaka trước khi chuyển đến Tokyo diễn tại Nhà hát Quốc gia. Đoàn kịch Bunraku Quoocsi gia cũng lưu diễn trên toàn nước Nhật và đôi khi cũng ra nước ngoài.
Địa điểm biểu diễn:
Bunraku được biểu diễn tại Nhà hát Quốc gia Bunraku ở Osaka và Nhà hát Quốc gia ở Tokyo.
Jidai Matsuri là lễ hội lớn mang những trang phục lịch sử lâu đời của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 tại Đền Heian Jingu, Kyoto. Đây là một trong ba lễ hội lớn nhất của Kyoto cùng với Lễ hội Aoi - cây thục quỳ (ngày 15 tháng 5) và Lễ hội Gion (ngày 1 đến 31 tháng 7).
Jidai Matsuri là một trong 3 lễ hội lớn nhất Kyoto
Lễ hội Jidai được bắt nguồn từ việc dời kinh đô đến thành phố Tokyo của Nhật hoàng, hoàng tộc và hàng trăm quan chức chính phủ khác, vào năm 1868 ( thủ đô trước đây của Nhật là Kyoto). Để gìn giữ danh tiếng cũng như sự quấn hút của thành phố Kyoto đối với người dân, chính quyền ở thủ đô cùng các quan chức ở thành phố Kyoto đã tổ chức kỉ niệm một nghìn một trăm năm ngày thành lập Kyoto, lệnh được ban bởi Nhật hoàng Kammu (737- 806) vào năm 794. Để giới thiệu lễ hội Jidai đầu tiên được tổ chức vào năm 1895, chính quyền địa phương đã xây dựng đền thờ Heian để tưởng nhớ và thờ cúng linh hồn của Nhật hoàng Kammui.
Lễ hội Jidan còn mang ý nghĩa tái hiện lại con người ở từng thời kì của lịch sự thành phố Kyoto. Đến năm 1940, lễ hội Jidan còn được tổ chức để tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và vinh danh Nhật hoàng Komei ( 1831- 1867)- người đã có công trong việc thống nhất đất nước, quyền lực của hoàng tộc cùng sự thừa nhận Kyoto vẫn là trung tâm của Nhật Bản ngay cả trong thời kì suy tàn của triều đại Edo.
Đền thờ Heian nổi tiếng tại Kyoto
Điểm nổi bật của lễ hội là Gyoretsu Jidai với khoảng 2.000 người mặc trang phục diễu hành đại diện cho các thời đại khác nhau trong hơn 1.200 năm của cố đô Kyoto. Vào buổi trưa, đoàn rước khởi hành từ Gosho Kyoto và đích đến là ngôi đền cổ kính Heian Jingu cách nơi xuất phát là 4,6km.
Lễ hội Jidai được bắt đầu từ sáng sớm với những đền thờ diễu hành khắp phố ( Mikoshi), được đưa ra từ cung điện hoàng tộc xưa để người dân bày tỏ sự thành kính của họ. Mỗi một Mikoshi tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và Nhật hoàng Komei đều được rước đi một cách tuần tự. Lễ diễu hành hóa trang được bắt đầu vào buổi chiều với khoảng hai nghìn người mặc trang phục của các Samurai, trang phục binh lính và người dân ở các thời kì lịch sử xa xưa nhất đến thời kì Meiji, trình diễn trong năm giờ đồng hồ trên quãng đường diễu hành dài hai kilômét đến điện thờ. Các Mikoshi sẽ được đưa từ cung điện trong lễ diễu hành đến điện thờ Heian, giữa những người mặc trang phục binh lính và chơi nhạc gagaku. Điện thờ Heian chính là địa điểm lễ diễu hành hóa trang kết thúc.
Đầu buổi lễ, du khách sẽ thấy những vị tướng cưỡi trên con ngựa trang trí theo kiểu những năm 1800. Theo sau là những đoàn người diễu hành, trống kèn tưng bừng.
Nhóm diễu hành lớn nhất, hoành tráng nhất là nhóm những tướng quân Nhật Bản tên lưng ngựa, một số kéo theo cả những cỗ xe lộng lẫy phía sau. Tiếp theo là những nhóm nhỏ hơn trong đó có cả nhóm những người hóa trang thành những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử.
Nhóm cuối cùng trong đoàn diễu hành là nhóm quan trọng nhất đối với thần giáo Shinto Nhật Bản. Rất nhiều người tham gia vác trên mình những mikoshi (những ngôi đền nhỏ), mang linh hồn của Nhật hoàng Kammu và Komei, hai vị Nhật hoàng đầu tiên và cuối cùng ngự tai Kyoto.
Bảo tàng được xây dựng tại Ikeda, thành phố Osaka để vinh danh cha đẻ của mỳ ăn liền, ông Momofuku Ando. Năm 1958, Ando đã tạo ra món ăn này để giúp những người dân nghèo Nhật Bản chống chọi với cái đói vào thời kỳ hậu Thế chiến II.
Tượng của Momofuku Ando - người được xem là cha đẻ của món mì ăn liền được dụng tại bảo tàng
Bảo tàng còn có cả 1 dây chuyền sản xuất mì ăn liền để bạn có thể tự mình trải nghiệm cách làm ra chúng. Đặc biệt, Bảo tàng còn cung cấp 2 dịch vụ rất thú vị để bạn có thể tự làm ra 1 sản phẩm mì ăn liền của chính mình!!! Đó là dịch vụ "ly mì của tôi" và "làm mì gói bằng tay".
Ngoài ra, trong bảo tàng Momofuku Ando còn có khu nhà hàng. Khu vực này không hề có bất kì một nhân viên phục vụ nào. Thay vào đó, bảo tàng cho đặt sẵn một máy bán hàng tự động để cung cấp mì cho khách. Ngoài những loại mì thông thường, khách còn có thể mua các loại mì đặc biệt không được bán đại trà trên thị trường, đó là loại cũ được sản xuất trước đây vả loại đang thử nghiệm.
Độc đáo nhất ở khu bảo tàng là công viên trò chơi cho trẻ em với những món đồ chơi đều liên quan đến... mì gói. Trong khu vực này, còn có cả mô hình một con phố Nhật Bản xưa với những hàng quán bán mì y hệt ngày xưa, còn gọi là "phố mì".
Du khách có thể tự tay chế biến món mì ăn liền mà mình thích
Vào năm 2011, bảo tàng mì ăn liền thứ hai đã được khánh thành tại quận Minato Mirai, thành phố Yokohama – thủ phủ của tỉnh Kanagawa. Hầu hết nội dung trong bảo tàng này đều khá giống với phiên bản đầu tiên.
Những tấm poster lòe loẹt quảng bá du lịch Nhật Bản những năm 1930s
Những tấm áp phích quảng bá du lịch Nhật Bản cực kỳ hiếm và chưa từng được nhìn thấy trước đây khiến nhiều du khách muốn quay lại thời kỳ trước và thăm thú nước Nhật một thời kỳ khác bây giờ. Những bản thiết kế đồ họa đẹp mắt mới được tìm lại gần đây và chúng đã được đem bán đấu giá tại Phiên đấu giá các tấm áp phích quảng phim cổ điển vào tháng 03/2014.
Theo thông tin cập nhật hàng tuần của Nhà sưu tập, những tấm áp phích được tìm thấy bởi một sinh viên không biết rõ giá trị của chúng đáng giá hơn $1.000. Chàng sinh viên kể rằng người dì của mình đã qua đời và để lại cho anh ta thừa kế các đồ đạc trong cửa hàng cổ vật mà đã đóng cửa từ nhiều năm trước. Khi anh ta kiểm kê lại đồ đạc, và đã phát hiện ra rất nhiều tấm áp phích cũ. Người dì đã mua chiếc tủ, bởi vậy những tấm áp phích có lẽ đã mắc kẹt trong ngăn kéo của chiếc tủ mà dì anh mua – anh đã thấy chúng khoảng 5 – 6 lần. Những tấm áp phích không phải sở thích của dì, nên dì có lẽ đã cất chúng đi.
Những tấm áp phích lòe loẹt được phát hành bởi các công ty đường sắt và tổng cục du lịch Nhật Bản, và được vẽ ra chỉ nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong phạm vi nước Nhật và các ranh giới lãnh thổ lân cận, như quảng cáo các công viên quốc gia, khu nghỉ dưỡng tắm suối nước nóng, và nhiều địa điểm đáng chú ý khác. Và thiết kế đồ họa của những tấm áp phích này cực kỳ hoàn hảo theo trường phái tranh ukiyo-e khá cầu kỳ - phong cách truyền thống sử dụng kỹ thuật in gỗ khắc nổi tiếng của Nhật.
Những cánh đồng rực rỡ sắc màu, Tỉnh Yamanashi (Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản)
Chuba, Futamata (Công ty đường sắt Nagoya, 1930s)
Sẵn sàng chinh phục đỉnh Hakusan (Công ty đường sắt Nagoya, 1930s)
Kirishima, Tỉnh Kagoshim, Tịnh ẩn tâm hồn (Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản, 1930s)
Tắm biển tại Obama, Fukui (Công ty Đường sắt Osaka và Nagoya, 1930s)
Nara (Văn phòng Du lịch Nara, 1930s)
Mùa thu lá đó và tắm suối nước nóng Onsen (Công ty Đường sắt Osaka và Nagoya, 1930s)
Những năm tháng vàng (nghỉ hưu) mùa hè (Công ty Đường sắt Nagoya, 1930s)
Mùa thu ở Nagoya (Văn phòng Du lịch Nagoya, 1930s)
Đứng trên mỏm núi cao (Văn phòng Du lịch Nagoya, 1930s)
Hướng về Matsujima (Công ty đường sắt Sendai, 1930s)
Đồng yên (en) là đơn vị chính thức của tiền tệ vào năm 1871. Tên En được sử dụng bởi vì nó có nghĩa là tròn, trái ngược với hình dạng thuôn dài của tiền đúc trước đó. Một trăm đồng yên được gọi là sen, vì đơn vị này quá nhỏ nên ngày nay nó chỉ được đề cập trong thị trường tài chính.
Ngân hàng Nhật Bản được thành lập vào năm 1882, ban hành các quy định về ngân hàng đầu tiên vào năm 1885. Ở các thời điểm khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử của nó, đồng yên như phương tiện để đánh dấu tiêu chuẩn bạc, tiêu chuẩn vàng và đô la Mỹ. Từ năm 1949 đến 1971, 360 yên tương ứng với 1 đô la, sau đó được thay đổi là 308 yên bằng 1 đô la. Tỷ lệ này được thay đổi trong 2 năm nhưng sự mất cân bằng thương mại của Mỹ đã dẫn đến sự mất giá của đồng USD so với vàng.
Năm 1973, Yên Nhật cùng với các đồng tiền lớn khác, chuyển đến một hệ thống trao đổi lãi suất thả nổi. Vào những năm 1980 và 90, đồng yên ngày càng được sử dụng trong các giao dịch tài chính quốc tế và tiếp tục lên cao ổn định so với đồng USD. Nó đạt đến một tỷ lệ cao điểm khoảng 80 yên so với 1 đô la vào năm 1994, giảm khoảng 108 yên vào năm 1999 và đã dao động quanh mức 110-120 yên trong vài năm qua.
Trong những năm qua, đã có đề xuất chỉ tên đồng yên bằng cách làm cho nó bằng 100 yên hiện nay. Đề xuất mới nhất đến vào cuối năm 1999, là nỗi sợ hãi lớn rằng đồng đô la và đồng euro sẽ làm lu mờ đồng yên trừ khi nó bằng được một giá trị tương đương.
Chính phủ Nhật Bản đã công bố trong tháng 10 năm 1999 kế hoạch phát hành đồng tiền 2.000 yên trong thời gian kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh G8 được tổ chức tại Okinawa vào năm sau. Những ban hành mới được dự kiến sẽ cung cấp một động lực để nền kinh tế Nhật Bản phát triển ấn tượng.
Năm 2002, một thiết kế trên các đồng tiền được ngân hàng công bố, với những người mới xuất hiện trên các đồng tiền 1.000 yên và 5.000 yên. Các thiết kế mới được xuất hiện vào ngày 1 tháng 11 năm 2004.
Đồng tiền 1000 yên (sen-en) là hình ảnh nhà văn Natsume Soseki (1867 ~ 1916)
Đồng tiền 5.000 yên (go-sen) là hình ảnh của nhà giáo Nitobe Inazo (1862 ~ 1933)
Đồng tiền 5.000 yên (go-sen) là hình ảnh của nhà giáo Nitobe Inazo (1862 ~ 1933)
Tờ tiền 2.000 Yên này (nisen-en) là hình ảnh của Shureimon, cửa thành Shuri ở tỉnh Okinawa. Đây là tờ tiền đã được phát hành để kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh G8 tại Okinawa vào năm 2000
Đây là những tờ tiền 1,000 Yên, 5,000 yên và 10,000 yên mới. Hình ảnh trong tờ 5,000 yên là Higuchi Ichiyo, nữ tiểu thuyết gia đầu tiên ở Nhật Bản
Đến vùng núi lửa Chausudake, quận Tochigi, Nhật Bản bạn sẽ được thấy hình ảnh hàng trăm bức tượng nhỏ Jizo với cách sắp xếp kì lạ, những bức tượng này đượ gọi với cái tên đội quân huyền bí.
Jizo là một trong những vị thần được người Nhật sùng kính nhất, được người Nhật coi là vị cứu tinh có khả năng xoa dịu những đau khổ mà con người phải gánh chịu khi xuống địa ngục. Những bức tượng Jizo này hé lộ những bí mật về Phật giáo ở Nhật Bản.
Thần Jizo và truyền thuyết về vị Bồ Tát bảo vệ trẻ con
Vùng núi lửa Chausudake, quận Tochigi, Nhật Bản, ngoài cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hoang vu, những người đã từng đặt chân đến nơi đây đều không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng hàng trăm bức tượng nhỏ nằm san sát bên nhau tạo thành một đội quân huyền bí.
Người ta gọi chúng là những bức tượng nhỏ Jizo. Jizo (hay còn gọi là Ngài Địa Tạng) là một trong những vị thần được người Nhật Bản sùng kính nhất, được coi như vị cứu tinh có khả năng xoa dịu những khổ đau mà con người phải gánh chịu khi xuống địa ngục, mang lại sức khỏe, thành công trong cuộc sống.
Hình ảnh Thần Jizo có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trên đất nước mặt trời mọc, nhưng chỉ ở Chausudake mới có những bức tượng được tạc từ những hòn đá núi lửa đen tạo nên một khung cảnh âm u, huyền bí đến khó quên.
Đội quân đá kỳ quái của Nhật Bản.
Những bức tượng đứng san sát nhau, phần lớn đội mũ màu đỏ, mang yếm vải, hai bàn tay rất to chắp trước ngực và cùng hướng mặt về một phía.
Trong quan niệm của người Nhật Bản, Thần Jizo rất thương yêu trẻ em, và vì thế Ngài là vị Bồ Tát có một sứ mệnh rất đặc biệt là bảo vệ trẻ em. Chính vì vậy mà những bức tượng đều mang hình dáng đáng yêu và khuôn mặt bầu bĩnh của trẻ thơ.
Theo sự tin tưởng của người Phật tử Nhật Bản, lứa tuổi trẻ con vì trí óc còn non nớt chưa phát triển nên không thể phân biệt được phải trái, cũng như không thể thấu hiểu được những giáo lý của đạo Phật.
Dĩ nhiên vì không thông hiểu giáo lý, chúng không thể tu tập để đạt đến giác ngộ, vì thế nên tuy ngây thơ vô tội, sau khi từ giã cõi đời chúng không thể sinh vào cảnh giới Phật, kể cả cảnh giới Tịnh Độ. Ngược lại chúng bị rơi vào cõi u mê mờ mịt.
Huyền thoại Á Đông thường đề cập đến một dòng sông mà người chết trong giai đoạn thân trung ấm cần phải vượt qua, đó là sông Nại Hà. Theo truyền thuyết của Nhật Bản, những trẻ con sau khi chết đều tụ tập lại bên dòng sông này.
Do lòng thương nhớ khôn nguôi đến những người thân yêu, tại đây những đứa trẻ đã nhặt những hòn đá cuội xếp thành một ngôi nhà để tưởng nhớ đến cha mẹ, anh chị em mình.
Một số huyền thoại cho rằng chính trong lúc này Thần Jizo đã hiện ra để chơi với chúng, khuyến khích chúng, giúp chúng xây dựng những ngôi nhà trẻ con nhằm tích lũy công đức để nhờ đó có thể vượt qua dòng sông Nại Hà, trong khi chờ đợi chúng lớn khôn với đầy đủ trí phán đoán để có thể đi đầu thai sang kiếp khác.
Tuy nhiên trong số những truyền thuyết này, cũng có chuyện đã kể lại một cách thương tâm và ghê rợn hơn.
Truyện mô tả không khí bên bờ sông Nại Hà rất là đìu hiu và thê lương, trẻ con thì không ngớt khóc than vì không còn cha mẹ để nương tựa, bấu víu.
Trong lúc này, một mụ phù thuỷ độc ác tên là Datsuba với một con mắt cháy đỏ hung dữ hiện ra, lột hết áo quần của tất cả bọn trẻ treo lên cành cây.
Mụ không ngớt nguyền rủa chúng là do chết yểu nên chúng đã không hoàn tất bổn phận của người con là phải săn sóc, giúp đỡ cha mẹ lúc cha mẹ già yếu. Để bù lại, mỗi ngày mụ bắt chúng phải ở trần truồng xây những căn nhà bằng đá cuội như là một sự trừng phạt.
Nhưng rồi cứ mỗi buổi chiều tối, khi những căn nhà đã sắp hoàn thành xong thì một bầy quỷ hung ác, đầu sừng răng nanh hiện ra, dùng gậy sắt đập phá hết tất cả những công trình xây dựng của bọn trẻ, miệng chúng không ngừng la lối nạt nộ.
Chính lúc này thì Thần Jizo hiện ra và bọn trẻ vội vàng chạy đến chui vào tăng bào của Ngài để tìm chỗ ẩn trốn. Những đứa nhỏ hơn vì chạy không kịp thì vội đeo vào cánh tay hay thiền trượng của Ngài.
Thần Jizo liền an ủi vỗ về chúng: “Không có gì các con phải sợ hãi cả. Từ đây ta là Mẹ, là Cha của các con.
” Khi đó bọn quỷ đã xúm lại đòi Thần Jizo phải trao đám trẻ con lại cho chúng, nhưng Ngài đã dùng uy lực của mình phóng ra những vầng hào quang rực rỡ khiến bọn chúng đều khiếp sợ bỏ đi.
Huyền thoại này của người Nhật đã mô tả lại những nỗi khổ đau mà ngay cả một đứa trẻ nhỏ bé ngây thơ vô tội cũng phải gánh chịu ở thế giới bên kia, và chỉ có Thần Jizo là người duy nhất đã cứu vớt những linh hồn bé nhỏ đó.
Thần Jizo trong tín ngưỡng của người Nhật Bản
Chính vì tin tưởng vào dòng sông Nại Hà này cũng như vào Thần Jizo mà người Nhật Bản trong hàng thế kỷ qua đã xây dựng lên rất nhiều đền đài, lăng tẩm để thờ phụng Ngài dọc theo các bờ sông hay các ghềnh đá bên cạnh bờ biển.
Có nơi người ta sắp xếp hàng trăm bức tượng nhỏ khuôn mặt của Thần Jizo cùng với đồ chơi trẻ con xen kẽ bên cạnh những hòn đá tưởng niệm.
Lâu ngày, những mộ tháp càng lớn dần lên do những người tin tưởng đến viếng thăm bỏ thêm vào những viên đá, không phải chỉ để tưởng nhớ đến những đứa con thân yêu của mình, mà cho cả những linh hồn của những trẻ thơ bất hạnh đã đi qua cõi đời này kể cả những trẻ đã chết ngay từ lúc chưa sinh.
Đội quân đá kỳ lạ.
Thần Jizo, như đã nói ở trên, không phải chỉ là vị Bồ Tát bảo vệ trẻ con mà theo truyền thuyết của Nhật Bản, đặc biệt là dưới thời đại Hean, đã xuất hiện dưới hình dạng của một đứa trẻ.
Triều đại Hean có thể được coi như là một triều đại đen tối trong lịch sử Nhật Bản. Chiến tranh, xã hội rối loạn, tai ương và dịch bệnh lan tràn khắp nơi tạo nên bao thảm cảnh đau thương, khốn khổ cho mọi người.
Những tín đồ Phật tử thuần thành tin rằng đây là giai đoạn mạt pháp đã đến và trước những thảm cảnh này, may ra chỉ có những năng lực thần linh mới có thể cứu vãn được.
Thế là người ta dốc lòng tin tưởng vào năng lực cứu độ của Thần Jizo, và câu chuyện đã được truyền tụng như sau:
Dưới triều đại của Hoàng đế Go-Ichido, bệnh đậu mùa phát triển và lan tràn nhanh chóng. Lưỡi hái của tử thần đã cuốn đi không biết bao nhiêu là sinh mạng. Nó không chừa bất cứ ai, bất kể quan hay dân, quý tộc hay kẻ bần hàn.
Trước nỗi khổ đau lớn lao này của nhân sinh, với lòng từ bi vô lượng, một nhà sư tên Ninko không biết làm cách gì khác hơn là cầu nguyện đến sự giúp đỡ của thần linh.
Đêm đó trong giấc mơ, nhà sư Ninko trông thấy một đứa trẻ với khuôn mặt thanh tú xuất hiện, nói với ngài: “Nay thì nhà ngươi đã thấy rõ sự vô thường của kiếp sống”.
“Vâng, những người tôi vừa mới nói chuyện với họ hồi sáng đây, tối đã mất rồi. Ngay cả chúng ta đang hạnh phúc hôm nay nhưng ngày mai những khổ đau, thương tâm sẽ xảy đến. Không có gì là vĩnh cửu”, sư Ninko trả lời.
Đứa trẻ mỉm cười: “Không có gì để phải than trách trước những đau thương của kiếp sống. Có lúc nào mà con người lại không có những khổ đau? Nếu một người muốn giải thoát khỏi những nỗi khổ đau, họ nên nghe theo những lời dạy của Thần Jizo”.
Sư Ninko tỉnh giấc và vội vàng chạy đến tìm Kojo, nhà điêu khắc tượng nổi tiếng ở địa phương và nhờ ông ta đúc một pho tượng Thần Jizo.
Khi bức tượng hoàn thành, sư Ninko tổ chức một buổi lễ khánh thành và thuyết giảng một thời pháp về giáo lý và công năng của Thần Jizo. Tăng chúng và quần chúng Phật tử hoàn toàn chuyển động bởi thời pháp này và hết lòng quy ngưỡng vào Thần Jizo.
Tất cả những người có mặt tại ngôi chùa, và tất cả những ai đến tham dự buổi lễ khánh thành này đều thoát qua khỏi kiếp nạn đậu mùa.
Những kẻ kiêu hãnh, không tin tưởng đều bị cuốn đi trong cơn dịch bệnh này. Bệnh đậu mùa cũng đã chấm dứt không lâu sau đó, nhưng cư dân do lòng tin tưởng vì được cứu thoát trong tai ương vừa qua vẫn tiếp tục tôn sùng và thờ phụng Thần Jizo.
Ngoài “đội quân thần bí” gồm hàng trăm bức tượng Thần Jizo ở vùng núi lửa Chausudake, ngày nay, ở những thành phố lớn đông đúc và nhộn nhịp của Nhật Bản, người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy những bàn thờ nhỏ thờ Thần Jizo ở một vài góc phố, vài ngã tư đường.
Ở những nơi thờ phụng lớn hơn, người ta còn thấy Phật tử dâng cúng lên Ngài những bộ quần áo trẻ con, những đôi giày, dép Nhật Bản, vì người ta tin tưởng rằng Thần Jizo đã phải đi mòn không biết bao nhiêu là gót giày, lui tới không ngừng trên khắp đất nước Nhật để an ủi, săn sóc bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của Ngài.
Đặc biệt khi người ta dâng cúng lên Ngài những bộ quần áo trẻ con là vì do niềm tin theo truyền thuyết, Ngài là người rất yêu thích trẻ con, là vị thần hộ mệnh của những trẻ thơ bất hạnh. Đây có thể nói là một nét độc đáo, đầy ý nghĩa của Phật giáo Nhật Bản.
Về sự hình thành lịch sử của Nhật Bản khá là phức tạp, chia ra các thời kỳ,gồm 7 thời kỳ ,trong 7 thời kỳ đó thì lại chia ra các giai đoạn cụ thể như sau. Sơ sử gồm: Thời kỳ đồ đất nung: 15000-5000 năm trước công nguyên lúc này ở Nhật Bản đã có những bộ tộc người nguyên thủy sống du mục, săn bắt và hái lượm.
Thời kỳ Jomom: thời kỳ này được đặt tên theo khảo cổ là đồ gốm có trang chí hình xoắn thừng. Thời kỳ này bắt đầu 13000 đến 300 năm trước CN. Người Nhật chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Người Nhật bắt đầu biết làm đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng bằng cách ràng những dây buộc xung quanh trước khi nung gốm.
Thời Yayoi: bắt đầu năm 300 trước CN đến năm 300 sau CN,Yayoi được coi là thời kỳ mà xã hội nông nghiệp thể hiện đầy đủ những đặc điểm trọn vẹn của nó lần đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phù sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Nông cụ, vũ khí bằng đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa châu Á,và được sử dụng phổ biến.
Thời cổ đại gồm:
Thời kỳ Kofun: bắt đầu cuối thế kỷ III- đầu thế kỷ VI xuất hiên các Gò mộ. Vương quốc Đại Hòa (Yamato) (thời đầu người Nhật dùng chữ Hán 倭 (Nụy, đọc âm Nhật là Wa/Oa) do người Trung Quốc đặt cho để ghi tên gọi Đại Hòa, về sau dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa)) thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía nam của bán đảo Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Thiên hoàng đã đe dọa quyền lực của Đại Hòa. Đạo Phật và đạo Khổng bắt đầu được du nhập.
Thời kỳ Asuka: cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VIII, Thái Tử phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa và quảng bá cho đạo phật.
Thời trung cổ gồm:
Thời kỳ Nara: kéo dài từ năm 710 đến năm 794. Nara trở thành kinh đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Thiên hoàng có uy quyền lớn, Đạo Phật trỏ nên hưng thịnh.
Thời kỳ Heian: kéo dài từ năm 794 đến năm 1192. Thời kỳ này gồm ba giai đoạn. Sơ kỳ Heian (Cuối thế kỷ 8 đến cuối thế kỷ 9) Kinh đô được dời đến Heian-Kyo (nay là Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hóa. Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi.
Trung kỳ Heian (Cuối thế kỷ 9 đến cuối thế kỷ 11) Triều đình mất thực quyền kiểm soát đất nước, chỉ còn nắm vai trò đại diện. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp, thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai . Thơ ca Nhật Bản phát triển rực rỡ, đặc biệt là waka.
Hậu kỳ Heian (Cuối thế kỷ 11 đến 1192) Bắt đầu một thế kỷ các Thiên hoàng rời xa thế tục, đi tu nhưng vẫn gián tiếp cai quản công việc triều chính. Triều đình dần biến thành một quốc gia không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong Hoàng gia và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc nhà Taira lại bị nhà Minamoto đánh bại.
Thời trung thế gồm:
Thời kỳ Kamakura: kéo dài từ năm 1185 đến năm 1333.Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Chinh di Đại Tướng quân . Mạc phủ ở Kamakura được thiết lập. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ "thủ hộ" và "địa đầu" . Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc. Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ Mạc phủ. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Thiên hoàng lẫn các Chinh di Đại Tướng quân. Giáo phái Phật giáo Nichiren , phát triển. Truyện kể Heike với âm hưởng về lẽ sinh tử vô thường của cuộc đời được viết. Các võ sĩ Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Thiên hoàng Hậu Đề Hồ nhanh chóng khôi phục lại luật lệ Hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là Ashikaga Takauji - người đã đưa Thiên hoàng Quang Minh lên ngôi, thay thế Thiên hoàng Hậu Đề Hồ. Thiên hoàng Hậu Đề Hồ bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Quang Minh ở kinh đô Kyoto. Hai triều đình, Bắc và Nam, sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.Năm 1272 và 1281, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản.
Thời kỳ Nam Bắc Triều Tiên: Kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392. Dù thành công trong nỗ lực chống quân Nguyên Mông giai đoạn trước, nhưng cuộc chiến với đối phương không cân sức đến từ lục địa đã đẩy đất nước tới những khó khăn và phân rã sau này, khi phải giải quyết những vấn đề của giai đoạn hậu chiến. Lòng dân ly tán, triều đình phân liệt. Bắc triều do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino . Giữa hai triều đình liên tục nổ ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất bại.
Thời kỳ Muromachi: đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII,chế độ Mạc phủ Ashikaga bắt đầu bằng việc Ashikaga Takauji tước hiệu Chinh di Đại Tướng quân.Với việc hai triều đình Bắc - Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Võ sĩ Samurai vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp . Chính quyền Mạc phủ bổ nhiệm một số người giữ chức thủ hộ như đã có từ thời cầm quyền của Mạc phủ Kamakura. Tuy nhiên, những người này không phải là tùy tùng của nhà Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh đại danh-thủ hộ của võ sĩ samurai địa phương với quyền hành riêng. Uy quyền của chế độ Mạc phủ không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo,... lại phát triển. Các bộ môn Kịch Nô, Kyogen ở giai đoạn cực thịnh. Nghệ thuật thư họa bằng cây cọ và mực Tàu, nghệ thuật tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường phái Kano phát triển. Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh Onin. Sau đó chế độ Mạc phủ hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của các cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ, buôn bán,... Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và hải cảng.
Thời kỳ Sengoku kéo dài từ năm 1493 đến năm 1573. Thời kỳ này là thời kỳ bất ổn định về chính chị xã hội và chiến sự. Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: từ Chinh di Đại Tướng quân đến gia đình Hosokawa đến gia đình Miyoshi và cuối cùng là gia đình Matsunaga . Quyền lực của đại danh-thủ hộ tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực.
Thời kỳ Azuchi-Momoyama: kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục.Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim.Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.
Thời cận thế gồm :
Thời Edo kéo dài từ 19603 đến 1868 gồm các thời kỳ
Sơ kỳ Edo. kéo dài 1603 đến đầu thế kỷ 18,Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi daimyo miền Tây tại Shekigahara và nắm chính quyền. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên hoàng. Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ-tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ Mạc phủ Tokugawa được cấu thành vững chắc từ hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi Bakuhan . Buôn bán và đạo Ki-tô một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Mạc phủ Tokugawa ngày càng e ngại đạo Ki-tô và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa thì đạo Ki-tô hoàn toàn bị cấm tại Nhật Bản. Những tín đồ Ki-tô giáo người Nhật Bản bị hành hình.
Trung kỳ Edo . Đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề. Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng, mà chế độ Shogun và Daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ. Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ. Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo.
Hậu kỳ Edo .Đầu thế kỷ 19 đến 1868. Chính sách Sakoku đã kéo dài hơn 200 năm cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1853, khi Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm — Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna — vào vịnh Edo, Tokyo cũ, và phô diễn sức mạnh của các khẩu pháo hạm. Perry lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại với phương Tây. Từ đây, những con tầu này được gọi là kurofune, Hắc thuyền.Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị," thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã kí các hiệp định tương tự với các quốc gia phương Tây khác. Hiệp định Harris được ký với Hoa Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1858. Giới trí thức Nhật Bản coi các hiệp định này là bất bình đẳng, do Nhật Bản đã bị ép buộc bằng sự đe dọa chiến tranh, và là dấu hiệu phương Tây muốn kéo Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á.
Thời cận đại gồm;
Thời kỳ Minh Trị .kéo dài từ năm ngày 25 tháng 1 năm 1868 đến ngày 30 tháng 7 năm 1912, là thời kỳ tại vị của Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912).gồm
Minh trị duy tân :thời kỳ này Nhật Bản đã nối lại quan hệ với các nước phương tây dẫn đến sự thay đổi lớn về Nhật Bản ,Chinh di Đại Tướng quân phải từ bỏ quyền lực, và sau Chiến tranh Mậu Thìn năm 1868, quyền lực của Thiên hoàng được khôi phục. Cuộc Minh Trị Duy Tân tiếp theo đó đã mở đầu cho nhiều đổi mới. Hệ thống phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế phương Tây, quyền lự tập chung vào tay Thiên Hoàng. Các đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên. Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập.
Phong trào tự do dân quyền : thời kỳ này thì đạo phật và thần đạo được tách ra, thần đạo được lấy làm nền tưởng của hoàng gia. Việc cấm Ki-tô giáo được huỷ bỏ. Các trường học mới theo phong cách phương Tây được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn. Nhu cầu ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây. Hoạt động quân sự:thời kỳ này là thời kỳ chiến tranh bùng nổ, Nhật đi xâm chiến rất nhiều nơi như, 1872-1879, chiếm vương quốc Lưu Cầu; năm 1895, chiếm Đài Loan; năm 1905, chiếm một phần quần đảo Sakhalin (Nga) và bán đảo Liêu Đông (Trung Quốc); năm 1910, chiếm bán đảo Triều Tiên; năm 1914, chiếm Sơn Đông (Trung Quốc).
Thời kỳ đại chính từ (1912-1926) là thời kỳ Đại Chính Thiên hoàng trị vì. Trong chính sử thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ dân chủ Đại Chính, theo tên kỷ nguyên và chính sách của chính quyền ban hành nhằm nỗ lực cởi mở hơn với phương Tây. Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, ngoại trừ Đảng Cộng sản Nhật Bản bị khủng bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận Đại động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.
Thời hiện đại gồm :
Sơ kỳ chiêu hòa từ năm 1926 đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945. Thời kỳ này suy thoái kinh tế và ngoại giao rơi vào bế tắc. Tháng 9 năm 1931, Nhật Bản tiến hành đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, và năm 1940, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm thêm các nước Đông Nam Á.
Hậu kỳ chiêu hòa (1945-1989)thời kỳ này Nhật Bản bị chiếm đóng lần đầu tiên trong lịch sử. Vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời. Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực.
Thời kỳ Heisei bắt dầu năm 1989. Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại. Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn. Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế và những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) hiện là một chính đảng lớn nhất trên chính trường Nhật Bản, chiếm 327/480 ghế tại Hạ Viện và 115/252 ghế tại Thượng Viện. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) hiện là một chính đảng lớn nhất trên chính trường Nhật Bản, chiếm 327/480 ghế tại Hạ Viện và 115/252 ghế tại Thượng Viện.
Kể từ khi thành lập ngày 15/11/1955 tới nay, trừ một quãng thời gian ngắn từ 9/8/1993 tới 30/6/1994 không cầm quyền, còn lại LDP đều nắm quyền ở Nhật.
So với trước đây, uy tín của LDP đã giảm sút cho dù đảng này vẫn đang nắm quyền nên kể từ năm 1994 đảng phải liên minh với đảng khác mới có thể chiếm đa số ghế trong Quốc hội để lập nội các chứ không thể độc lập nắm quyền lãnh đạo như trước.
Tiền thân của LDP là đảng Tự do Nhật Bản. Đảng Tự do Nhật Bản thành lập ngày 9/11/1945. Trong thời kỳ chiến tranh, một quan chức trong Nội các là Hatoyama được bầu làm Chủ tịch Đảng và đưa ra tôn chỉ mục đích như: “Bảo vệ nhà nước nhất thể hóa giữa quan chức với dân chúng”, ”Bảo vệ tài sản tư hữu và kinh tế tự do”.
Ngày 15/11/1955, hai đảng Tự do và đảng Dân chủ hợp nhất thành đảng Dân chủ Tự do do ông Hatoyama làm Chủ tịch.Sau khi hợp nhất hai đảng đã chiếm đa số trong Quốc hội, nên ông Hatoyama được bầu làm Thủ tướng đầu tiên của Nội các.
Trong thời gian dài LDP trở thành một chính đảng lớn và nắm quyền lâu dài, trong LDP dần dần xuất hiện tình trạng tham nhũng. Ngoài ra, trong nội bộ đảng LDP cũng nảy sinh các phe phái và đấu tranh với nhau. Chính vì vậy, đảng đã không còn chiếm đa số trong Quốc hội và rốt cuộc là không còn cầm quyền.
Ngày 9/8/1993, liên minh 8 đảng do ông Hosokawa, Chủ tịch Tân đảng đứng đầu, đã giành thắng lợi trong bầu cử và đứng ra thành lập chính phủ, chấm dứt 38 năm cầm quyền của LDP.
Ngày sau khi lên nắm quyền, Hosokawa tuyên bố: chiến tranh của Nhật Bản ở nước ngoài là chiến tranh xâm lược nên đã xin lỗi các nước và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Khi thăm Mỹ, ông Hosokawa đã bày tỏ thái độ cứng rắn đối với sức ép của Mỹ về vấn đề thương mại và ông trở thành Thủ tướng đầu tiên sau chiến tranh dám nói “Không ” với Mỹ, nên được dư luận trong nước tán thưởng.
Tuy nhiên, lúc này cơ sở xã hội của Chính phủ Hosokawa rất mỏng manh như Tân đảng chỉ có 35 ghế trong Quốc hội, ngoài ra mâu thuẫn tồn tại giữa 8 đảng này cũng gay gắt, đó là chưa kể liên minh 8 đảng này cũng bị các quan chức chống đối, tẩy chay.
Trong lúc tình hình trong nước gặp khó khăn, Hosokawa lại đưa ra chủ trương thu thuế phúc lợi, ngay lập tức bị dư luận Nhật Bản phản đối, vì vậy phải hủy bỏ quyết định này. Tình trạng quyết sách không chắc chắn đã làm cho dân chúng phản đối, hoài nghi và mâu thuẫn trong nội bộ Tân đảng và giữa 8 đảng khác tăng lên. Lợi dụng cơ hội này, LDP tố cáo hành vi bất hợp pháp của Tân đảng và Hosokawa trong việc bắt các xí nghiệp quyên góp tiền, đẩy Thủ tướng Hosokawa và Nội các của ông tới chỗ khủng hoảng.
Ngày 28/4/1994, nội các Hosokawa buộc phải từ chức tập thể. Đảng Dân chủ Tự do đã nhân cơ hội này tiến cử ông Murayama, làm Thủ tướng. Tháng 6/1994, Liên minh đảng Xã hội và Tân đảng cùng với LDP lập chính phủ.
Tháng 1/1996, Murayama tuyên bố từ chức và đảng Dân chủ Tự do đã cử ông Hashimoto, Chủ tịch đảng lên làm Thủ tướng, đồng thời tuyên bố giải tán Quốc hội để tiến hành bầu cử vào tháng 10/1996 và đảng Dân chủ Tự do lại trở thành đảng nắm quyền mà không liên minh với đảng nào.
Ngày 30/7/1998, ông Hashimoto từ chức, ông Obuchi là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do lên làm Thủ tướng.
Ngày 5/10/1999, Obuchi đã thương lượng với đảng Tự do, đảng Komei liên minh lập Nội các, sau đó đảng Tự do rút khỏi Nội các, và Nội các do liên minh hai đảng Dân chủ Tự do và Komei nắm quyền. Sau khi Obuchi qua đời do xuất huyết não, đảng Dân chủ Tự do đã bầu ông Mori làm Chủ tịch đảng.
Ngày 5/4/2000, ông Mori đã cùng với Komei, Tân đảng thương lượng và lập chính phủ do ông làm Thủ tướng.
Ngày 26/4/2001, ông Koizumi được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do và làm Thủ tướng cho tới nay trong liên minh với hai đảng Komei và Tân đảng.
Ngày 20/9/2006: 403 nghị sĩ Quốc hội thuộc LDP và 300 thành viên của đảng viên ở cấp địa phương bầu cử chức Chủ tịch LDP thay thế ông Koizumi về hưu. Ông Abe đắc cử và kế nhiệm sự nghiệp của ông Koizumi.
Thái tử Shotoku (kanji: 聖徳太子, rōmaji: Shōtoku Taishi, phiên âm Hán-Việt: Thánh Đức Thái tử), sinh năm 574, mất năm 622, là con trai thứ hai của Thiên hoàng Yomei (用明, Dụng Minh). Ông là một nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh trong lịch sử Nhật Bản. Theo Sakaiya Taichi, ông là người đã khởi xướng "tư tưởng gộp đạo" (Thần, Phật, Nho) duy nhất trên thế giới. Thánh Đức Thái tử chào đời vào tức là nửa sau thế kỷ thứ VI, khi quốc gia "thời cổ" này đã đứng vững.
Ông tên thật là Umayato (厩戸|Cứu Hộ) và có các tên khác như Toyosatomimi (豊聡耳|Phong Thông Nhĩ), Kamitsumiyaō (上宮王|Thượng Cung Vương). Thánh Đức Thái tử, hay Thái tử Shotoku, là thụy hiệu của ông.
Thái tử Shotoku với Phật giáo
Thái tử Shotoku vốn học đạo với Huệ Từ - một cao tăng người Cao Ly đến Nhật Bản để truyền bá Phật pháp. Ông là người có công rất lớn trong việc truyền bá kiến thức Phật học đầu tiên ở Nhật Bản. Tự ông viết các luận giải về kinh Thắng Man, Pháp Hoa, kinh Duy-ma. Ông gửi nhiều đoàn sứ giả sang Trung Hoa để thu thập kinh điển Phật giáo; rồi sau đó kiến lập 7 ngôi chùa Phật giáo, trong đó có chùa Hōryū được ông xây làm ngôi chùa của chính mình:
Thời đó với Nhật Bản, Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn là một thứ văn hóa mới mẻ và có nhiều điểm tiến bộ. Các kỹ thuật về nông nghiệp, kiến trúc, chữa bệnh đã theo Phật giáo vào Nhật Bản và được dân chúng đón nhận. Triều đình chính thức đón nhận Phật giáo qua việc Thiên hoàng Yomei lễ Phật năm 585. Theo sử sách, Thiên Hoàng Yomei là vị Thiên hoàng đầu tiên làm lễ Phật. Tuy vậy, có lẽ đây chỉ là một buổi lễ không chính thức của bản thân Thiên hoàng. Vì Thiên hoàng, vốn được xem là hậu duệ của Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu, cũng đồng thời là Giáo chủ của Thần đạo nước Nhật, nên một Thiên hoàng làm lễ Phật ở chùa là chuyện có một không hai thời đó.[1]
Trong giới quý tộc, dòng họ Soga mà tiêu biểu là Soga no Umako rất hâm mộ Phật giáo. Tuy nhiên, dòng họ đối địch với Soga là dòng họ Mononobe lại bài trừ Phật giáo và muốn duy trì sự độc tôn của Thần đạo. Sự đối địch dẫn tới chiến tranh. Thái tử Shotoku đứng về phe ủng hộ Phật giáo, tự cầm quân ra trận và đánh bại lực lượng đối lập. Trước khi ra trận, ông làm lễ cầu Tứ Thiên Vương và thề sẽ dựng chùa thờ Tứ Thiên Vương nếu thắng trận. Sau chiến thắng, ông cho dựng chùa Shitenō (Tứ Thiên Vương tự, ở khu Shitenō, thành phố Osaka ngày nay) và đưa chùa này lên hàng quốc tự.
Tuy hết mực ủng hộ Phật giáo, song Thái tử Shotoku không đàn áp Thần đạo mà sự thực là ông cũng ủng hộ Thần đạo không kém. Điều này tạo ra một truyền thống lâu dài ở Nhật Bản đó là sự thờ cúng nhiều tôn giáo cùng lúc ở dân chúng và triều đình Nhật Bản. Năm thứ 15 triều Thiên hoàng Suiko, Thái tử Shotoku đã tự tay viết Kính Thần Chiếu, tức là tờ chiếu tỏ lòng tôn kính với Thần đạo.[1]
Chính khách, nhà cải cách xuất chúng
Chân dung Thánh Đức Thái tử trên đồng 10.000 yên.
Sau khi Thiên hoàng Yomei qua đời, Thái tử Shotoku tôn thái tử Hatsusebe lên ngôi, tức Thiên hoàng Sushun (Sushun). Ở ngôi được 5 năm thì Sushun bị Soga no Umako ám sát. Sử sách Nhật Bản chỉ chép có hai vị Thiên hoàng bị sát hại, đó là Thiên hoàng Ankan ở thế kỷ V và Thiên hoàng Sushun nói trên. Mâu thuẫn chính trị lớn ở Nhật Bản lúc đó thể hiện ở âm mưu của dòng họ Soga muốn lật đổ ngai vàng của Hoàng gia. Đáng ra, Thái tử Shotoku đã có thể lên nối ngôi, nhưng như vậy sẽ đẩy mâu thuẫn lên cao. Trước tình hình đó, ông từ chối ngôi báu và đưa cô của ông là Thiên hoàng Suiko (Thôi Cổ) lên nối ngôi. Đây là người phụ nữ đầu tiên giữ ngôi đế vương trong lịch sử Đông Á.[1] Nhật Bản trước đó có truyền thống tôn thờ các nữ hoàng, nên việc tôn một nhân vật nữ lên làm Thiên hoàng đã khiến dòng họ Soga không bác bỏ được. Với sự lên ngôi của của Thiên hoàng Suiko, vấn đề nhân sự coi như đã được giải quyết. Nhưng, vấn đề quan hệ “chính quyền liên hiệp” giữa Hoàng gia và dòng[1] họ Soga sẽ tốt hay xấu còn là một câu hỏi. Vấn đề quan trọng nhất là tôn giáo vẫn chưa được giải quyết. Trước tình cảnh đó, Thái tử Shotoku trở thành quan nhiếp chính năm 593, đề xướng cải cách.
Với tư cách là quan nhiếp chính, Thái tử Shotoku đã ban hành "Hiến pháp 17 điều" và "Quan chế 12 bậc" để hướng Nhật Bản đi theo chế độ quan lại và có một bộ máy hành chính vững mạnh. Điều này có tác dụng giảm bớt ảnh hưởng của các dòng họ quý tộc. Trong một nỗ lực nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các dòng họ quý tộc, nhất là dòng họ Soga, Thái tử Shotoku đã cho thiên đô từ Asuka tới Ikaruga. Trước đây, từ Asuka, Nhật thông thương với Trung Quốc thông qua con đường xuyên bán đảo Triều Tiên, có quan hệ mật thiết với dòng họ Soga. Nay, ông lệnh cho mở đường qua bến Naniwa tới Ozaka để thông thương trực tiếp với triều đình nhà Tùy.[1]
Thái tử Shotoku cũng thành công về mặt ngoại giao, tiêu biểu là việc sai sứ sang Trung Quốc. Ông gửi đoàn sứ giả đầu tiên của Nhật Bản sang chầu hoàng đế nhà Tùy và trình quốc thư trong đó có ghi "Thiên tử nước mặt trời mọc gửi thư này tới thiên tử nước mặt trời lặn". Theo Sakaiya Taichi, ông cũng âm mưu phái quân tới bán đảo Triều Tiên để chinh phạt nước Tân La, lấy cớ yểm hộ nước Bách Tế. Kế hoạch không thành công vì Hoàng tử Kume no Miko - người được phong làm Đại tướng Tổng tư lệnh trong cuộc chinh phạt - bệnh mất. Những điều này được các sử gia Nhật Bản coi là những hành động đề cao vị thế quốc tế của Nhật Bản.
Nhận định
Trong Mười hai người lập ra nước Nhật của Sakaiya Taichi, Thái tử Shotoku được xem là "một thiên tài" trong Hoàng gia. Taichi nhận xét:[1]
“
Xem như trên thì thấy Thái tử Shotoku đã để lại sự nghiệp hiển hách trên nhiều lãnh vực. Song, cái ảnh hưởng của thái tử đối với nước Nhật ngày nay đáng nhấn mạnh nhất là sự nghiệp truyền bá Ðạo Phật, bởi chính thái tử cũng vừa là một tín đồ vừa là một nhà nghiên cứu nhiệt tâm, đồng thời, đã thảo ra bài "chiếu kính Thần". Sự thật này đã được ghi chép trong sách Kojiki (Cổ Sự Ký) và sách Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ). Nhưng, sự xuất hiện trong những sách này xem có vẻ đường đột. Có người nghi rằng sự việc này đã được lồng vào đó một cách vội vã khi người đời sau biên soạn sách đó. Sở dĩ nghi ngờ như vậy là vì nếu xét sự kiện thái tử là một Phật tử nhiệt thành, thì sự việc đó đáng lấy làm kỳ lạ.
”
—Sakaiya Taichi
“
Ðối với người Nhật, thì chiến tranh tôn giáo là cái gì thật sự không hiểu nổi. Khi xét vấn đề Trung Ðông hay cuộc phân tranh Bosnia Helzegovina, người Nhật hoàn toàn thấy mù tịt khi đi vào vấn đề tôn giáo! Chỉ vì khác tôn giáo mà đánh nhau đến bỏ mạng, là chuyện chưa bao giờ thấy có ở Nhật Bản, kể từ trận phân tranh giữa hai họ Soga và Mononobe thời Thái tử Shotoku cho tới ngày nay. Người dân nước này đã thành như vậy là do Thái tử Shotoku, hay ít nhất cũng là do cái tinh thần thời đại tượng trưng bởi thái tử.
”
—Sakaiya Taichi
Trước thập niên 1960, trên tờ giấy bạc 5 ngàn yen hay tờ 10 ngàn yen cũ có in hình Thánh Đức Thái tử. Hình này là một phần của tranh vẽ ông và hai người con. Trên thực tế, vấn đề gây tranh cãi là hình có mô tả chính xác ông hay không? Tuy nhiên, dù sao thì hình vẽ đã trở nên phổ biến với tư cách là "bộ mặt của Thánh Đức Thái tử".
Trên phương diện tôn giáo và văn hóa, ông được biết đến qua rất nhiều truyền thuyết. Giữa thập niên 1980, một tập sách hoạt họa vẽ ông được ra mắt ở Nhật Bản. Tập sách này được giới trẻ ưa chuộng, trở nên bán rất chạy. Điều khó tin là những nhân vật tôn giáo và ngoại giao trong lịch sử thường khó trở thành đề tài kể chuyện Kodan[2] hay đề tài truyện cổ, vậy mà kịch hí hoạ về Thánh Đức Thái tử lại được bán chạy.
Cũng theo Sakaiya Taichi:
“
Thái tử Shotoku còn là một đối tượng thờ cúng của người Nhật đã từ lâu rồi. Sự thờ cúng thái tử chiếm một vị trí thoải mái trong tư tưởng gộp đạo mà chính thái tử đã sáng tạo ra. Thái tử một mặt cống hiến tối đa cho việc phổ cập Ðạo Phật từ ngoài truyền vào, mặt khác đã có sự nghiệp to lớn là tạo ra cội nguồn của nền văn hóa Nhật Bản. Ngày nay, cái phong cách "gạn lọc lấy chỗ hay," tức là phương pháp áp dụng văn hóa một cách chọn lọc, chính là ảnh hưởng lớn nhất mà người Nhật tiếp nhận được từ thái tử vậy.
”
—Sakaiya Taichi
Chú thích
^ a b c d e f Sakaiya Taichi, Mười hai người lập ra nước Nhật
^ Ở Nhật, Kodan là một nghệ thuật kể truyện truyền thống.
Tài liệu tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Sakaiya Taichi, Mười hai người lập ra nước Nhật, Đặng Lương Mô biên dịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
- 1192 Yorimoto trở thành tướng quân (Shogun) thiết lập chế độ Tướng phủ hay Mạc phủ (bakufu) (chính quyền của tướng quân) ở Kamakura, thuộc miền đông Nhật Bản, mở đầu cho thời đại của võ gia. Chế độ Mạc phủ tồn tại song song với chính quyền của Thiên hoàng đến năm 1868.
- 1199 Yorimoto chết, bố vợ Yorimoto là Hojo Tokimawa (thuộc dòng dõi Taira) chiếm lĩnh quyền lực.
- 1203 Tokimawa lập con trai Yorimoto là Minamoto Sanetomo làm tướng quân, và Tokimawa trở thành Shikken (Chấp quyền).
- 1219 Sanetomo bị giết chết, dòng dõi tướng quân Minamoto bị tuyệt diệt. Từ đó về sau, họ Hojo mời dòng dõi họ Fujiwara và các thân vương thuộc hoàng tộc ở kinh đô về làm tướng quân bù nhìn. Họ Hojo thực sự chiếm quyền cai trị đất nước đến năm 1333.
- 1221 nổi loạn Jokyu: Thiên hoàng Gotoba tấn công Hojo để giành quyền lực nhưng thất bại. Bằng cách tái phân phối đất tịch thu được trong cuộc nổi loạn Jokyu, họ Hojo chiếm được lòng trung thành từ những người quyền lực nhất trong đất nước. Họ Hojo thực sự chiếm quyền cai trị đất nước đến năm 1333
- 1227 Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên) từ Trung Quốc trở về, lập Tào Động tông, một tông phái quan trọng trong Thiền học Phật giáo.
- 1232 Luật Joei (Joei Shikimoku) được chính quyền của họ Hojo công bố, nó nhấn mạnh đến các giá trị Nho giáo như trung thành với chủ, và nói chung cố gắng hạn chế sự suy thoái đạo đức và kỉ luật.
- 1250 Truyện chiến kí về dòng họ Hei (Taira): Heike monogatari.
- 1253 Đại sư Nichiren (Nhật Liên) lập Nhật Liên tông.
- 1274 – 1275 cuộc xâm lược lần thứ nhất của Mông Cổ bị đánh bại, chủ yếu vì thời tiết xấu.
- 1281 cuộc xâm lược lần thứ hai của Mông Cổ bị đánh bại, cũng chủ yếu vì thời tiết xấu.
5. Thời Muromachi (1333 – 1603)
a. Thời kì Nam Bắc triều (1333 – 1392)
- 1333 Tướng phủ Kamakura (dòng họ Hojo) bị Thiên hoàng Go-Daigo lật đổ.
- 1334 cuộc khôi phục Kemmu: Thiên hoàng nắm quyền lực trở lại, nhưng không kéo dài lâu.
- 1338 Ashikaga Takauji tự xưng Tướng quân ở Kyoto. Thiên hoàng Go-Daigo chạy về thành Yoshino ở phía nam Kyoto (Nam triều). Đồng thời Takauji lập Thiên hoàng Misuaki (Bắc triều) ở Kyoto. Điều này có thể vì cuộc tranh cãi về việc nối ngôi của hai dòng hoàng tộc sau cái chết của Thiên hoàng Go-Saga năm 1272.
- 1378 Ashikaga Yoshimitsu (cháu của Takauji) xây dựng bản doanh của Mạc phủ trên đường phố Muromachi ở kinh đô, nên được gọi chung là Mạc phủ Muromachi.
- 1392 theo đề nghị của Yoshimitsu, Thiên hoàng của Nam triều thoái vị và chuyển giao những bảo vật tượng trưng cho uy quyền của nhà vua cho Thiên hoàng Bắc triều.
b. Thời Chiến quốc (Sengoku) (1467 – 1573)
Chiến tranh giữa các dòng họ võ gia và nhiều phong trào nổi dậy của nông dân.
- 1457 – 1477 loạn Onin nhằm tranh giành chức Tướng quân và quân lĩnh.
- 1485 khởi nghĩa nông dân ở tỉnh Yamashiro, xây dựng chính quyền tự trị.
Tầng lớp tăng lữ và các giáo phái đối địch tham gia chiến tranh.
- 1500 nội chiến cả nước.
- 1397 Kinkakuji (Kim các tự) dược xây ở Kyoto.
- 1360 – 1450 sân khấu No phát triển và hoàn thiện với hai cha con Kanami và Zeami.
- 1469 hoạ sĩ Sesshu từ Trung Quốc trở về, một bậc thầy của tranh thuỷ mặc.
Từ giữa TK XVI Nhật Bản bắt đầu tiếp xúc với phương Tây (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha).
- 1549 Kitô giáo được truyền vào Nhật Bản.
c. Thời Azuchi-Momoyana (1573 – 1603)
- 1573 Oda Nobunaga lật đổ tướng quân cuối cùng của dòng họ Ashikaga. Mạc phủ Muromachi đến đây diệt vong. Nobunaga không xưng Tướng quân.
- 1582 Nobunaga bị sát hại, chỉ mới thu phục được 30/66 tỉnh của Nhật Bản. Người kế tục ông là Toyotomi Hideyoshi.
- 1590 Hideyoshi về cơ bản đã thống nhất đất nước sau khi đánh bại họ Hojo ỏ Odawara. Ông chỉ nhận làm chức quan bạch (tương đương tể tướng), nhưng thực chất nắm hết quyền hành.
- 1592 và 1597 Hideyoshi hai lần mang quân sang đánh Triều Tiên.
- 1587 Hideyoshi tăng cường ngược đãi các nhà truyền giáo Kitô.
- 1598 Hideyoshi chết, để lại con trai là Hideyori nhờ Tokugawa Ieyasu và 4 lãnh chúa (daimyo) khác phò tá.
6. Thời Edo (Tokugawa, 1603 – 1868)
Thời của thị dân và thương gia, được so sánh với thời Phục Hưng bên châu Âu.
- 1600 Tokugawa Ieyasu đập tan các nhóm nổi loạn ở chiến trường Sekigahara, tự xưng “Tướng quân”, lập Mạc phủ ở Edo.
- 1603 Ieyasu được Thiên hoàng phong “Chinh di đại tướng quân”. Ieyashu tăng cường ngoại thương.
- Từ 1614 Ieyasu tăng cường ngược đãi Kitô giáo.
- 1615 Ieyashu chiếm thành Osaka và tiêu diệt thị tộc Toyotomi, ông và những người tiếp nối không còn kẻ thù. Hoà bình được thiết lập suốt thời Edo. Vì vậy các võ sĩ (samurai) không chỉ học nghệ thuật chiến đấu mà còn học văn chương, triết học và nghệ thuật, ví dụ nghi thức uống trà…
- 1639 Nhật Bản gần như cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
- 1681 thi hào Matsuo Basho bắt đầu hoàn thiện thể thơ haiku (thơ 17 âm tiết).
- 1682 Ihara Saikaku bắt đầu viết các tác phẩm tiểu thuyết về thị dân.
- 1823 hoạ sĩ Hokusai vẽ bộ tranh “Ba mươi sáu cảnh núi Fuji”.
- 1853 và 1854 đô đốc Perry (Mĩ) đến Nhật.
7. Thời cận đại và hiện đại (từ 1868 – )
a. Thời Meiji (1868 – 1912)
Trước áp lực trong cũng như ngoài nước, chế độ Tướng phủ tan rã. Quyền lực phục hồi về Thiên hoàng.
- 1867 Matsuhito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Meiji (Minh Trị).
- 1868 dời đô về Edo, đặt tên mới là Tokyo (Đông Kinh). Như vậy các Thiên hoàng đã từng đóng đô ở Nam kinh Nara, Tây kinh Kyoto và cuối cùng là Tokyo.
- 1872 đường xe lửa đầu tiên nối Tokyo và Yokohama.
- 1889 ban hành Hiếp pháp Meiji (hiệu lực đến năm 1946).
- 1894 – 1895 chiến tranh Trung - Nhật.
- 1904 – 1905 chiến tranh Nga - Nhật. Chiến thắng cả Trung Quốc và Nga, Nhật Bản trở thành cường quốc. Nhật Bản được bảo hộ Triều Tiên.
b. Thời chủ nghĩa quân phiệt (1912 – 1945)
- 1912 Thiên hoang Meiji chết. Thiên hoàng Taisho lên ngôi (1912 – 1926). Chấm dứt thời kỳ cai trị của nhóm người thiểu số và chuyển sang chế độ nghị viện và các đảng dân chủ.
- 1914 tham gia Thế chiến I, ở phía Đồng Minh, nhưng chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong cuộc chiên chống quân đội thực dân Đức ở đông Á.
- 1923 động đất lớn ở Kanto (vùng Tokyo – Yokohama).
- 1931 sự kiện Mãn Châu, Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc (Manchukuo) vào năm 1932.
- 1937 chiến tranh Trung Nhật lần thứ hai.
- 1940 liên kết với phát xít Đức – Ý, tham chiến ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
- 1945 Nhật Bản đầu hàng sau khi 2 quả bom nguyên tử được quân đội Mĩ thả xuống Hiroshima và Nagasaki.
c. Thời hậu chiến (1945 – )
- 1945 – 1952 Mĩ chiếm đóng Nhật Bản: lần đầu tiên Nhật bị quân nước ngoài chiếm đóng.
- 1946 hiến pháp mới được ban hành, Thiên hoàng mất tất cả quyền lực về chính trị và quân sự và chỉ là biểu tượng của quốc gia. Áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu và bảo đảm nhân quyền. Nhật Bản bị cấm lãnh đạo chiến tranh và duy trì quân đội. Thần đạo và nhà nước được tách biệt rõ ràng.
- 1954 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập.
Sau khi bại trận, Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế với tốc độ “thần kì”.
Các triều đại Thiên hoàng từ 1868:
- 1868 – 1912 Thời Meiji
- 1912 – 1926 Thời Taisho
- 1926 – 1989 Thời Showa
- 1989 – nay Thời Heisei: Thiên hoàng Akihoto lên ngôi và là Thiên hoàng thứ 125.
- 660 trước CN theo truyền thuyết (Kojiki và Nihon shoki), Thiên hoàng Jimmu (dòng dõi của nữ thần Mặt Trời, nữ thần quan trọng nhất trong Thần đạo) lên ngôi và là Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản.
a. 13000 – 300 trước CN thời Jomon (xoắn thừng), đồ gốm nung không men trang trí bằng những mô típ hoa văn như dây thừng xoắn. Cư dân tập trung thành những bộ lạc nhỏ săn bắn, hái lượm và đánh cá.
b. 300 trước CN – 300 sau CN thời Yayoi (Yayoi là tên địa điểm khai quật khảo cổ), nghề trồng lúa phát triển giúp tạo nên cấu trúc xã hội, các phần đất được thống nhất dưới tay của các chủ đất có thế lực. Các du khách từ nhà Hán và nhà Nguỵ kể lại có nữ hoàng Himiko (hay Pimiku) cai trị Nhật Bản. Đồ gốm đẹp hơn, màu nâu tươi, không có hoa văn nhưng hình dáng cân đối, tinh tế mà giản dị (đồ đất kiểu Yayoi). Nền văn hoá đồ đồng từ Trung Quốc (nhà Hán) du nhập vào Nhật Bản. Đồ sắt từ Triều Tiên cũng được mang vào Nhật Bản.
c. 300 – 710 thời kofun (mộ cổ), các mộ cổ đượcxây dựng cho các nhà lãnh đạo các bộ lạc.
- Giữa TK IV các thị tộc độc lập rải rác khắp Nhật Bản dần dần tập hợp lại dưới quyền thị tộc Yamato (bán đảo Yamoto nằm ở cực tây nam đảo Honshu, là cửa ngõ để văn hoá từ đại lục vào Nhật Bản). Kinh đô thường được di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác.
- Đầu TK V chữ Hán được truyền sang Nhật.
- Giữa TK VI Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo (538/552) từ Trung Quốc du nhập sang Nhật Bản.
- 593 Thái tử Shotoku (Shotoku Taishi) (thuộc dòng họ Soga) trở thành nhiếp chính. Ông ban hiến pháp “Thập thất điều” (Kenpo Jushichijo), cử nhiều phái đoàn sang đại lục du học. Thập thất điều dựa trên các nguyên tắc Nho giáo, mặc dù cũng có một số yếu tô Phật giáo. Danh hiệu Thiên hoàng (Tenno) xuất hiện từ đây.
- 645 dòng họ Soga bị tiêu diệt, quyền lực trở về Thiên hoàng Kotoku, hiệu là Taika, thực hiện Đại hoá cải tân (Taika nokashin), tập trung quyền lực quốc gia, chuẩn bị thành lập kinh đô.
2. Thời Nara (710 – 794)
Đây là thời định đô dầu tiên của Thiên hoàng. Kinh đô Nara được xây dựng theo kiểu mẫu Trường An nhà Đường. chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc. Phật giáo trở thành quốc giáo.
- 710 kinh đô Nara được khởi công xây dựng có tên là Heijokyo.
- 712 sử thi Kojiki (Cổ sự kí) được viết bằng tiếng Nhật.
- 718 sử thư Nihonshoki (Nhật Bản thư kỉ) hay Nihongi (Nhật Bản kỉ) được viết bằng Hán văn.
- Khoảng 760 bộ Manyoshu (Vạn diệp tập) hợp tuyển thơ ca 4500 bài, viết bằng chữ Nhật gọi là Manyogana (Vạn diệp giả danh).
- 784 kinh đô dời sang Nagaoka.
3. Thời Heian (794 – 1192)
Đây là thời đại quý tộc, công gia. Quyền lực từ Thiên hoàng chuyển dần sang dòng họ Fujiwara. Thật sự từ năm 898 có thể gọi là thời kì Fujiwara. Các tư tưởng, nghệ thuật từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản dần dần được Nhật Bản hoá. Sự phát triển của chữ viết Kana tạo thuận lợi nền văn học Nhật Bản thực sự.
- 794 Thiên hoàng Kanmu dời đô về Heian (Kyoto).
- 805 Đại sư Saicho từ Trung Quốc trở về, lập Thiên thai tông.
- 805 Đại sư Kobo từ Trung Quốc trở về, lập Châm ngôn tông.
- 806 Hợp tuyển thơ Kokin wakashu (Cổ kim hoà ca tập), còn gọi là Kokinshu (Cổ kim tập).
- 1004 – 1011 khoảng thời gian nữ sứ Murasaki Shikibu viết bộ tiểu thuyết trường thiên Genji monogatari (Truyện hoàng tử Genji).
- 1016 quyền lực của dòng họ Fujiwara lên đến đỉnh cao với Fujiwara Michinaga. Sau Michinaga khả năng lãnh đạo của Fujiwara suy giảm. Các chủ đất thuê các samurai để bảo vệ trang viên, từ đó tầng lớp quân đội ngày càng có ảnh hưởng, đặc biệt là ở phía đông Nhật Bản.
- 1053 Hoođo (Phượng hoàng đường) được xây.
- 1068 quyền lực của dòng họ Fujiwara chấm dứt khi Thiên hoàng mới lên ngôi Go-Sanjo kiên quyết nắm quyền cai trị đất nước.
- 1086 Go-Sanjo thoái vị nhưng vẫn nắm quyền từ trong hậu trường. Hình thức chính phủ mới này được gọi là chính phủ Insei. Các Thiên hoàng Insei nắm quyền lực chính trị từ 1086 đến 1156 khi Taira Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản.
- TK XII hai dòng họ quân sự có nguồn gốc quý tộc nắm giữ nhiều quyền lực: Minamoto (hay Genji) và Taira (hay Heike). Họ Taira thay thế các quý tộc Fujiwara ở nhiều chức vụ quan trọng, còn họ Minamoto có được kinh nghiệm quân sự nhờ mang các phần phía bắc Honshu vào sự kiểm soát của Nhật Bản trong cuộc chiến 9 năm đầu (1050 - 1059) và cuộc chiến 3 năm sau (1083 – 1087).
- 1159 cuộc nổi dậy Heiji, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ, Taira Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản từ 1168 đến 1178. Ông không chỉ phải đương đầu với họ Minamoto, mà còn với các tăng lữ Phật giáo.
- 1175 Đại sư Homen lập Tịnh độ tông.
- 1180 – 1185 sau khi Kiyomori chết, hai dòng họ Taira và Minamoto vào cuộc chiến quyết định quyền lực (chiến tranh Gempei). 1185 họ Minamoto chiến thắng.
- 1191 Thiền tông được du nhập vào Nhật Bản.
Tên “Nhật Bản” viết theo chữ cái Latinh (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc là “Ni-hôn” hoặc “Níp-pôn”); theo chữ Hán hai chữ “Nhật Bản” có nghĩa là “Gốc Của Mặt Trời” và như thế, được hiểu là “Xứ Mặt Trời Mọc”.
Nhật Bản còn có các mĩ danh là “xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa “thoắt nở thoắt tàn” được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; hay “đất nước hoa cúc” (tác phẩm: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như mặt trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; “đất nước mặt trời mọc”, vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần mặt trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).
Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Trung Quốc từ trước công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (nước lùn), người Nhật là Nụy nhân (người lùn), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (giặc lùn). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán là Đại Hòa để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi mặt trời mọc.
Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.
Câu chuyện về Nhật hoàng Hirohito và công cuộc xây dựng nước Nhật Bản hiện đại.
Nhật Bản là quốc gia rất đặc biệt với một nền văn hóa đặc sắc, lịch sử phát triển rất riêng và một cấu trúc xã hội độc đáo. Một mặt, là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, song mặt khác lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, về vị trí địa lý, về chủng tộc…
Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ. Theo thống kê Nhật là nước có thu nhập cao nhất ở châu Á; một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ; đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục tôn vinh “Thần kì Nhật Bản”.
Nhưng sự biến chuyển lớn lao đó của Nhật Bản phải trải qua nhiều thăm trầm. Trong đó có hai giai đoạn đặc biệt quan trọng trong lịch sử cận đại Nhật Bản. Giai đoạn thứ nhất là cuộc Canh Tân Minh Trị trong những năm 1860-1911 đã biến chuyển Nhật Bản từ một quốc gia đóng cửa với thế giới trở thành một cường quốc, với thể chế chính trị hiện đại, với một nền giáo dục được canh tân và khai sáng. Và giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển sau năm 1945, đã biến một đất nước bị tàn phá trong Chiến tranh Thế giới thứ II trở thành một quốc gia hiện đại.
Về Nhật hoàng Hirohito
Câu chuyện về Nhật hoàng Hirohito và công cuộc xây dựng nước Nhật Bản hiện đại. Giai đoạn lịch sử quan trọng thứ hai này gắn liền với Hirohito, cháu nội của Nhật Hoàng Minh Trị. Hirohito là tên húy của Thiên hoàng Chiêu Hòa (29/4/ 1901 – 7/1/1989), tức vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản. Ông lên ngôi Thiên hoàng từ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người đầu tiên của Hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại đi châu Âu suốt 6 tháng, tới Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Bỉ và cuộc đời ông chứng kiến nhiều sự kiện vô cùng quan trọng của nước Nhật.
Ông là một nhân vật để lại dấu ấn đậm nét trong thế kỷ XX, một thế kỷ diễn ra những biến động lớn lao nhất trong lịch sử Nhật Bản. Khi ông mới lên ngôi, Nhật Bản vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp, hoang sơ với rất ít các cơ sở công nghiệp. Quá trình quân sự hóa Nhật Bản trong những năm 1930, cuộc chiến tranh Trung-Nhật và Thế chiến thứ II đã đưa nước Nhật trở thành một quốc gia công nghiệp và công nghệ hiện đại vào bậc nhất thế giới. Cũng chính ông giữ vị trí trung tâm trong quá trình tham dự của Nhật Bản vào Chiến tranh thế giới thứ II, lễ ký kết văn bản đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện và chứng kiến công cuộc kiến thiết Nhật Bản trở thành một nước hiện đại.
Có thể nói cả cuộc đời ông gắn liền với sự chuyển biến và phát triển của Nhật Bản. Nếu Thiên Hoàng Minh Trị là người đặt nền móng cho sự phát triển của nước Nhật thì Nhật Hoàng Hirohito( Thiên hoàng Chiêu Hòa) chính là người giúp cho nền móng đó đứng vững và phát triển. Khi biết được điều này không ít người đã phải đặt ra câu hỏi : ”Nếu không có Hirohito thì nước Nhật ngày nay sẽ như thế nào??”.
Trong suốt thời kỳ Kamakura (1185-1333) và giai đoạn sau của thời kỳ Muromachi (1336-1573). Kiến trúc Nhật Bản đã có những thay đổi về mặt kiến trúc đã tạo nên sự khác biệt lớn so với kiểu dáng kiến trúc của Trung Quốc trước đây. Để đáp ứng yêu cầu tổng quan như khả năng chịu động đất và nơi trú ẩn chống lại mưa lớn và nhiệt mùa hè và mặt trời, các thợ mộc bậc thầy của thời kỳ này đã tạo nên những kiến trúc độc đáo có khả năng chịu được thiên tai. Đó là phong cách kiến trúc Daibutsuyō và Zenshūyō.
Thời kỳ Kamakura bắt đầu với việc chuyển giao quyền lực ở Nhật Bản từ triều đình đến mạc phủ Kamakura. Trong cuộc chiến tranh Genpei (1180-1185) các tòa nhà truyền thống ở Nara và Kyoto đã bị hư hại nhiều.
Ví dụ: Tòa nhà Kōfuku-ji và Todai-ji đã được đốt cháy bởi Taira no Shigehira người của gia tộc Taira năm 1180. Nhiều ngôi chùa và đền thờ này sau đó đã được xây dựng lại bởi các mạc phủ Kamakura để củng cố chính quyền của Shogun
Mặc dù kiến trúc ít phức tạp hơn trong thời kỳ Heian nhưng kiến trúc trong thời Kamakura đơn giản hơn do liên kết của nó theo phong cách quân sự. Nhà ở mới được sử phong cách Buke-zukuri với các tòa nhà bao quanh bởi hào hẹp hoặc bức tường bảo vệ. Quốc phòng đã trở thành ưu tiên số một trong thời kỳ này. Với các tòa nhà được tập chung lại dưới một mái nhà duy nhất thay vì xung quanh là vườn. Những khu vườn của ngôi nhà thời Heian thường trở thành cơ sở đào tạo cho binh lính.
Sau sự sụp đổ của các Mạc phủ Kamakura vào năm 1333, Mạc phủ Ashikaga được thành lập ở quận Kyoto. Sự gần gũi của Mạc phủ & triều đình đã dẫn đến một sự cạnh tranh ở giai cấp của xã hội thời đó đã gây ra khuynh hướng đối với hàng hóa và lối sống sang trọng. Nhà quý tộc đã được chuyển thể từ phong cách Buke-zukuri đơn giản giống như phong cách shinden sukuri. Một ví dụ điển hình của kiến trúc này là Kinkaku-ji ở Kyoto, được trang trí với lá vàng, sơn mài và nó trái ngược với cấu trúc đơn giản của nó trong thời kỳ này.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.