Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

Giới thiệu con người đất nước văn hoá Nhật Bản (日本及び日本の文化を紹介)

Liên kết tài trợ / スポンサーリンク


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
  

Kanzashi: Trâm cài tóc Nhật Bản

Kanzashi (hay trâm hoa cài tóc) là một phụ kiện không thể thiếu khi diện những trang phục truyền thống Nhật Bản như Kimono, Yukata…Đặc biệt là trong những dịp lễ hội, những ngày trọng đại…khi các thiếu nữ Nhật Bản xúng xính trong bộ lễ phục Kimono với những trâm cài tóc rực rỡ đủ kiểu dáng.

Khi đọc manga, đặc biệt là thể loại truyện tranh có bối cảnh lịch sử các triều đại Nhật Bản - truyện cổ trang, thì hẳn không còn xa lạ gì với hình ảnh đẹp đẽ của những bộ phục trang truyền thống và những trâm hoa cài tóc xinh xắn của những cô nàng trong các tác phẩm này. (Xem thử hình Kaze hikaru nà....)




Kanzashi có thời gian xuất hiện khi phụ nữ Nhật Bản nổi lên trào lưu thay đổi kiểu tóc dài và rườm rà có tên gọi teragami tồn tại suốt thời kỳ Heian (từ 794 đến 1192) và thay vào đó là kiểu tóc uốn búi cao gọi là nihongami như chúng ta vẫn nhìn thấy ngày nay, đặc biệt qua hình ảnh của những cô nàng geisha và maiko ở Nhật. Đến thời kỳ Edo (từ 1603 đến 1868), kanzashi lan rộng và trở thành một làn sóng thời trang được ưa chuộng trên toàn quốc. Thời kỳ này cũng xuất hiện thêm nhiều kiểu mẫu và chất liệu để làm kanzashi cũng rất phong phú, ngoài vải hoa còn có thêm giấy washi (một loại giấy truyền thống đặc biệt của Nhật Bản với nhiều kiểu hoa văn độc đáo)…

Kanzashi kiểu truyền thống có thể được phân loại theo mùa, theo kiểu dáng…và thường rất rườm rà, nhiều chi tiết cùng với màu sắc sặc sỡ. Các mẫu hoa theo mùa như hoa anh đào, lê, mận, hoa cúc, hoa trà…rồi cánh bướm, chim muông, lá cây với nhiều dáng vẻ được các nghệ nhân kanzashi tái hiện sống động

Các maiko (những thiếu nữ đang trong thời kỳ luyện tập để trở thành geisha) thường được phân biệt với đàn chị – những geisha đã trưởng thành cũng bởi chính những kanzashi mà họ đang cài trên mái tóc. Bởi theo thông lệ thì các kanzashi mà maiko sử dụng thường sặc sỡ và có kiểu dáng rực rỡ trẻ trung hơn với những kanzashi cài trên mái tóc geisha. Đặc biệt là thật dễ dàng để nhận ra một maiko nếu họ sử dụng loại Hana Kanzashi, với đặc điểm là những chùm hoa gồm nhiều những bông nhỏ thả dài theo mái tóc.



Có lẽ vì vậy mà tới ngày nay thì Kanzashi thường chỉ còn phổ biến trong những dịp lễ đặc biệt quan trọng, hay trong các buổi tiệc trà. Bên cạnh đó thì chũng vẫn được giữ lại khá nguyên vẹn sự hiện diện quan trọng của mình trong đời sống của giới geisha, tayu…khi mà phục trang thường nhật của họ là những bộ kimono sang trọng và đắt tiền.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì một số cửa hiệu sản xuất Kanzashi truyền thống đã chế tác ra những mẫu Kanzashi với mẫu mã giản đơn hơn để phù hợp với cuộc sống hiện đại và phong cách năng động của nữ giới Nhật Bản ngày nay





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Noppera-bou (のっぺら坊) – ma không mặt, là một loại ma truyền thống của Nhật Bản. Đôi khi chúng bị nhầm với Mujina, một từ Nhật cổ chỉ loài chồn hoặc lửng. Tuy nhiên Mujina là loài động vật có khả năng biến thành hình dáng của những vật khác, còn Noppera-bou thì thường là người. Những con vật này đôi khi cũng biến thành Noppera-bou để hù dọa con người. Lafcadio Hearn đã dùng tên loài vật để đặt tựa cho bộ phim về những con quái vật không mặt, có lẽ điều đó đã gây ra những cách dùng từ sai.



Noppera-bou chủ yếu chỉ dọa dẫm con người, còn ngoài ra thì vô hại. Đầu tiên chúng xuất hiện như những người bình thường, đôi khi lại đóng vai một người giống với nạn nhân, trước khi làm cho nét mặt họ biến mất, để lại một khuôn mặt trống trơn trên một nền da mịn, không mắt, không mũi, không mồm.

Truyền thuyết này kể về một người đánh cá lười biếng đã quyết định đi câu ở ao hoàng tộc Koi gần cung điện Heiankyo. Mặc cho người vợ cảnh cáo rằng cái ao đó nằm trên vùng đất thiêng, và gần khu nghĩa địa, người đánh cá vẫn quyết tâm đi. Trên đường đi, anh ta gặp một người đánh cá khác, người này cũng khuyên anh điều tương tự, nhưng anh cũng bỏ ngoài tai. Đến nơi, anh gặp một người phụ nữ trẻ, cô gái nài nỉ anh đừng câu cá ở cái ao này. Anh ta lờ cô gái đi, và thật kinh hoàng, cô ta tẩy sạch mặt mình đi. Quá sợ hãi, người đánh cá chạy thục mạng về nhà, anh đã đã đụng phải một người có vẻ như vợ mình, bà ta đánh đập ông vì sự độc ác của ông, sau đó cũng tự tẩy trắng mặt mình.

Câu chuyện nổi tiếng nhất về Noppera-bou được Lafcadio Hearn thu thập trong quyển sách của mình: Kwaidan – Những truyền thuyết và nghiên cứu về những vật thể lạ. Câu chuyện kể về một người đàn ông đi qua phố Akasaka để tới Edo (tên cũ của Tokyo), anh đã đi ngang qua một người phụ nữ ở một vùng quê hẻo lánh gần đồi Kunizaka, cô đang khóc và tỏ ra tuyệt vọng. Sau khi anh cố gắng an ủi và đề nghị giúp đỡ, người phụ nữ quay mặt về phía anh, làm người đàn ông giật mình kinh hoàng vì khuôn mặt trắng bệch, trống trơn của một con ma không mặt.

Hoảng sợ, anh chạy hết sức bình sinh, cho tới khi đi ngang qua một quán mì Soba. Dừng lại để nghỉ, người đàn ông kể cho chủ quán câu chuyện của mình, nhưng ngay sau đó anh giật mình lùi lạ khi người chủ quán Soba vuốt mặt, biến thành một Noppera-bou.

Những truyền thuyết về Noppera-bou còn rất nhiều, ví dụ như về một người phụ nữ trẻ được cứu thoát khỏi toán cướp bởi một Samurai oai vệ trên lưng ngựa, nhưng anh ta không có mặt; về những quí tộc đi hẹn hò, để sau đó phát hiện ra cô nàng gái gọi hạng sang mà mình đã chơi bời cùng, là một Noppera-bou.
Rất nhiều bộ phim có sự góp mặt của Noppera-bou, trong đó, về hoạt hình, có lẽ nổi tiếng nhất là Pom Poko của Ghibli Studio và Inuyasha. Ngoài ra còn một bộ phim mới phát hành năm 2005 – The Great Yokai War – Đại chiến Ma Giới.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


YUREI.

* Lịch sử.
Lúc đầu, Yurei thường khó phân biệt so với hình dạng của nó lúc còn sống. Họ quan niệm rằng Yurei chỉ là một làn khói hay cái gì đó tương tự chứ không mang hình dạng con người. Vì vậy, trước thế kỷ 16, người Nhật chưa chú trọng đến các Yurei. Sau đó vào cuối thế kỷ 17 (khi chiến quốc Nhật kết thúc), kaidan (truyện ma) trở nên phổ biến trong văn học cũng như trên sân khấu ở Nhật, Yurei được gán cho những tính chất tương tự như ta thường thấy trong những truyện hay phim ma ngày nay.

Những nét đặc trưng của Yurei được bắt nguồn từ những nghi lễ thời Edo (1603 – 1868). Người Nhật cho rằng các Yurei thường xuất hiện trong bộ kimono màu trắng được mặc lúc đem đi chôn được gọi là katabira (loại thường) hoặc kyokokatabira (loại tốt, được vết thêm kinh Phật lên vải), thêm vào đó còn có chiếc mũ lúc liệm gọi là hitaikakushi có dạng hình tam giác màu trắng (bạn nào từng xem Ringu thì chắc biết chiếc mũ này )

Vào giữa thế kỷ 18, theo các kaidan nổi tiếng, người ta tin rằng các yurei thường đi hõn đất hoặc không có chân. Maruyama Okyo, một nghệ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ đã xây dựng hình ảnh một yurei mặc một bộ kimono trắng dài quá chân, lơ lửng trên không hoặc bị treo lủng lẳng trên một sợi dây. Đó là hình dạng gần giống với các yurei ngày hôm nay.

* Yurei ngày nay.

Yurei Sadako trong bộ phim "The Ring" là một điển hình của các yurei ngày nay: Mặc một bộ kimono trắng được chôn lúc chết, tóc rối xoã dài, là hình ảnh được lấy từ ca kịch Kabuki. Sau khi chết, tóc của các yurei được tin là vẫn sẽ dài thêm ra, bàn tay đung đưa vô hồn, thường không có chân và bay lơ lửng trên không. Theo người Nhật quan niệm, chân là thứ giúp ta liên hệ với những gì tồn tại ở dương thế, hình ảnh các yurei không có chân chính là biểu hiện cho sự trống trải, thất vọng của yurei lúc còn sống. Các yurei thường chỉ xuất hiện vào ban đêm, khoảng từ hai giờ đến ba giờ sáng, là giờ mà người Nhật cho rằng khoảng cách giữa trần gian và cõi âm là ngắn nhất. (Lưu ý nhắc nhở cho những ai hay đi chơi đêm về nhớ chú ý nghen! ). Các yurei thường ít đi lang thang, chúng chỉ quanh quẩn ở những nơi mình bị chết hoặc là nơi có chứa thân xác của mình. Cũng có thể các yurei thường quanh quẩn nơi người mình yêu hoặc kẻ đã hạ sát mình. Các yurei vẫn sẽ ám ảnh ở đó cho đến khi nào mọi vấn đề của chúng được giải quyết. Lúc đó, các yurei đó sẽ được siêu thoát. Tuy nhiên, có những yurei quá mạnh đến nỗi chúng chuyển thành Onryo, tiếp tục ám ảnh lâu dài người đã giết chúng cho đến khi kẻ sát nhân bị trừng phạt.

Trong những chuyện cổ tích hay truyện tranh, yurei thường đi kèm với những đốm lửa đủ màu (cái này giống với mấy con "ma bà già" trong truyện Đôrêmon quá nhỉ ), những yurei này được gọi là Hitodama.

Ở Nhật, các yurei thường là những người phụ nữ từng chịu đựng một cuộc sống tinh thần đau khổ, thường trở về để trả thù những ai đã gây nên đau khổ cho họ lúc còn sống. Yurei "nam" thường ít đi báo thù hơn so với các yurei nữ. Chúng thường là hồn ma của những chiến binh chết trận không thể siêu thoát. Hình ảnh các yurei nam thường xuất hiện trong kịch Noh của Nhật Bản, chúng thường đi quanh quẩn ở các chiến trường xưa, chờ đợi một người nào đó đi qua để bày tỏ cuộc sống của chúng trước khi chết.

* Các loại yurei.

Tất cả các linh hồn không siêu thoát ở Nhật được gọi là yurei. Trong đó, còn có thể phân biệt ra thành nhiều loại dựa vào cách chúng chết hoặc dựa vào lý do chúng quay lại báo thù.
- Onryo: Loại ma này quay trở về để trả thù cho sự oan ức mà người khác đã gây nên cho nó lúc còn sống.
- Ubume: Hồn của các người mẹ chết vì sinh con hoặc chết khi con còn nhỏ dại. Những linh hồn này thường không có ý thức báo thù, chúng quay lại chỉ đơn giản là để chăm sóc con.
- Goryo: Đây là những hồn ma báo thù thuộc "tầng lớp quý tộc" hoặc là linh hồn của những kẻ "tử vì đạo".
- Funa yurei: Còn gọi là ma nước, là hồn của những người chết đuối.
- Zashiki warashi: Còn gọi là "con ranh con lộn", là hồn của những đứa trẻ, thường trở về và nhập vào bào thai khi người mẹ có thai lần sau.
- Ma chiến binh: Hồn ma của những người chết trận, thường chỉ xuất hiện trong kịch Noh.
- Ma tình nhân: Là hồn ma của một người đàn ông hoặc một người đàn bà đem lòng si mê một người còn sống nên không muốn siêu thoát mà cứ ám mãi người mình yêu. Hậu quả là người đó thường bị tâm thần, luôn khẳng định rằng mình đã có chồng hoặc có vợ, có khi đòi bỏ nhà ra đi để gặp người mình yêu. Người ta khuyên rằng trước khi đi ngủ không nên soi gương quá nhiều để tránh bị loại ma này "phát hiện".

* Trừ tà.
Cách tốt nhất để giúp một yurei siêu thoát là giúp nó giải được nỗi oan hoặc tìm lại thân xác đã thất lạc cho nó. Vấn đề này thường được người thân trong gia đình giải quyết.

Tuy nhiên, để giúp một Onryo siêu thoát không phải là dễ vì loại ma báo thù này có cảm xúc rất mạnh. Để giúp các Onryo siêu thoát, người Nhật thường đến chùa và cầu xin các tu sĩ tẩy trừ.

Ở Nhật, họ quan niệm rằng các yurei thường sợ "ofuda", là một loại bùa được các tu sĩ Shinto viết nên có chứa tên của một vị thần (kami). Loại ofuda này thường được gắn trên các lối vào để tránh sự xâm nhập của các yurei

From Nhật bản tinh hoa của cái đẹp



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  






Từ Gal trong từ Kogal được dùng lần đầu tiên vào những năm 1980 để nói về những cô gái thích chạy theo những mốt thời thượng. Từ Kogal được nhại theo âm tiếng Anh, có nguồn gốc từ Kogyaru nghĩa là High school girl. Cũng chính vì vậy mà phong cách Kogal được định hình trên nền tảng đồng phục học sinh trung học ở Nhật. Tuy nhiên, các cô gái sẽ “biến tấu” để váy ngắn hơn, nhuộm tóc, nhuộm da, thắt khăn choàng mà đặc biệt là kiểu mang vớ lỏng đã tạo nên một nét mới trong phong cách thời trang khi đó.



Trong từ Kogal còn có từ Ko trong từ Kodomo nghĩa là đứa trẻ, vì vậy phong cách Kogal còn đặt ra tiêu chuẩn càng trẻ trung càng tốt. Bên cạnh việc mang những trang sức nhí nhảnh, đáng yêu thì việc mang vớ lỏng cũng thể hiện sự hồn nhiên cho các cô gái. Đôi khi họ còn lấy keo dán để giữ vở lỏng đúng nếp. Các tín đồ Kogal còn được biết đến là những người trẻ giàu có và sành điệu về mặt công nghệ. Thời trang Kogal còn phát triển thành một số phong cách nhỏ mà tiêu biểu là Hime Kogal (Hime nghĩa là công chúa), là những người thường mặc trang phục đắt tiền, có màu hồng và tô điểm rườm rà.


Nguồn: yes24.vn



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Khởi phát ở Osaka năm 1684, Bunraku hay Ningyō Jōruri là một thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản thu hút rất nhiều khách du lịch bên cạnh nghệ thuật hát múa nổi tiếng Kabuki.

Bunraku bắt đầu như một loại hình giải trí phổ biến dành cho dân thường trong thời kỳ Edo ở Osaka và phát triển thành một môn nghệ thuật vào cuối thế kỷ 17. Loại hình kịch rối này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.


Bunraku được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: wordpress


Mỗi con rối Bunraku có kích thước bằng một nửa người thật và được điều khiển bởi ba người: một người phụ trách chính và hai người trợ lý. Rối Bunraku không được điều khiển bằng dây mà thay vào đó, những người điều khiển kết hợp kiểm soát sự chuyển động của chân tay, mí mắt, nhãn cầu, lông mày và miệng của con rối, từ đó tạo ra được những cử chỉ hành động, nét mặt như người thật. Những người điều khiển rối hiện diện trực tiếp trên sân khấu biểu diễn nhưng thường mặc quần áo đen, để trở nên “vô hình” trong mắt khán giả.

Chủ đề của Bunraku thường xoay quay những câu chuyện tình bi kịch cổ điển, truyền thuyết hoặc kể về các vị anh hùng dựa trên những sự kiện trong lịch sử. Khi biểu diễn, những câu chuyện được kể bởi một người lĩnh xướng duy nhất. Người này sẽ lồng tiếng cho tất cả các con rối nên đòi hỏi giọng nói phải có biểu cảm đa dạng và cao độ giọng khác nhau để chuyển đổi qua các nhân vật, không kể già trẻ, trai gái. Tốc độ kể chuyện sẽ phụ thuộc vào âm thanh của tiếng đàn shamisen được chơi kèm trong bunraku. Sẽ là một trải nghiệm thú vị khi được chứng kiến những con rối chuyển động nhịp nhàng, sinh động y như người thật, ăn khớp với câu chuyện kể và âm thanh đàn shamisen.


Các con rối bunraku bằng một nửa kích thước người thật và mỗi chuyển động của chúng được điều khiển bởi ba người: một người điều khiển chính và hai người trợ lý.


Ngày nay, Bunraku chủ yếu được biểu diễn trong những nhà hát hiện đại theo phong cách châu Âu. Vở diễn trong một ngày thường được chia thành hai phân đoạn (một vào đầu giờ chiều và một vào buổi tối), và mỗi phân đoạn lại được chia thành từng hồi. Vé thường được bán cho từng phân đoạn của vở diễn, tuy nhiên trong một vài trường hợp, họ cũng cho bán vé theo từng hồi của mỗi phân đoạn. Giá vé xem Bunraku dao động khoảng 1.500 – 6.500 yen (325.000 – 1.410.000 đồng).

Dưới đây là một số địa điểm bạn có thể thưởng thức bộ môn nghệ thuật này:

Nhà hát Bunraku Quốc gia ,Osaka

Nhà hát Bunraku Quốc gia tại thành phố Osaka – nơi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật này – là địa điểm lý tưởng để thưởng thức bunraku dành cho du khách nước ngoài. Mỗi năm nhà hát có khoảng 4 vở diễn, mỗi vở diễn ra trong vòng 3 – 6 tuần. Tại đây có dịch vụ cho thuê tai nghe thông dịch tiếng Anh cho du khách ở hầu hết các vở diễn.

Cách đến: đi các tuyến tàu điện ngầm Sennichimae hoặc Sakaisuji đến ga Nipponbashi và đi bộ ít phút sẽ đến nhà hát.


Ngày nay, bunraku chủ yếu được biểu diễn trong những nhà hát hiện đại theo phong cách châu Âu. Ảnh: muza-chen


Nhà hát Quốc gia Tokyo

Đoàn kịch rối tại Nhà hát Quốc gia Tokyo biểu diễn khoảng 4 vở diễn mỗi năm, mỗi vở diễn ra trong vòng 2 – 3 tuần tại một hội trường nhỏ ở Nhà hát Quốc gia Tokyo. Tại đây cũng có dịch vụ cho thuê tai nghe thông dịch tiếng Anh cho du khách.

Cách đến: 5 phút đi bộ từ ga Hanzomon (tuyến tàu điện ngầm Hanzomon) hoặc 10 phút đi bộ từ ga Nagatacho (các tuyến tàu điện ngầm chạy qua gồm Yurakucho, Hanzomon hoặc Nanboku)

(theo japan-guide)




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Tổng hợp những mê tín của Người Nhật

・ Nếu bạn huýt sáo trong đêm tối, rắn và ma sẽ không mời mà ghé thăm bạn.
・ Cảm cúm sẽ chấm dứt nếu bạn làm bẩn ai đó.
・ Nếu bạn nấc 100 lần liên tiếp, bạn sẽ chết.
・ Nếu bạn lưu giữ các móng tay của mình vào buổi đêm, bạn sẽ không thể nhìn thấy mặt cha mẹ trước khi họ lâm chung, hay bạn có thể chết trước họ.
・ Bạn phải giấu ngón tay cái, khi bạn nhìn thấy xe tang, nếu không sẽ có người trong gia đình bạn chết sớm.
・ Nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến bạn bị biến thành con bò.
・ Khi bạn tè vào con sâu, thì “cái bạn dùng để tè” sẽ bị sưng.
・ Khi bạn ăn lươn nước ngọt và mận chua, bạn sẽ bị ốm.
・ Bạn sẽ gặp may mắn nếu bạn nhìn thấy nhện vào buổi sáng, nhưng không gặp may nếu bạn nhìn thấy nhện vào buổi tối.
・ Nếu bạn nghe thấy tiếng sấm, thì phải giấu cái rốn của mình đi, nếu không thần sấm sẽ ăn cái rốn của bạn.
・ Nếu bạn mua một đôi giày mới, thì chỉ nên đi nó vào buổi sang.
・ Đừng ngủ đầu hướng về phía Bắc, vì đây là hướng của người đã mất chôn ở nghĩa trang.
・ Bạn sẽ ngừng cao nếu bạn đi xung quanh với cái rổ ở trên đầu.
・ Nếu bạn ăn không hết cơm trong mỗi bữa cơm, bạn sẽ bị mù.
・ Nếu bạn thử đi giầy mới trên thảm tatami, và đi ra qua ngoài đường, sự nghiệp của bạn sẽ bị lụi bại.
・ Nếu bạn sẽ một mẩu da rắn trong ví, bạn sẽ trở nên giầu.
・ Nếu bạn bơi vào mùa Obon (tháng 9), những linh hồn của người đã khuất sẽ trở về khi mùa Obon, và sẽ kéo bạn đi cùng.



・ Không cắm đũa của bạn vào bát cơm, đó là nghi lễ của đám ma.
・ Không dùng đũa của mình lấy thức ăn từ đũa của người khác. Đây là cách chỉ làm với xương cơ thể từ hỏa thiêu tại đám tang.
・ Nếu bạn chơi với lửa, bạn sẽ tè ra giường.
・ Giấc mơ đầu tiên của năm mới sẽ thành sự thực.
・ Làm gẫy lược với cái quai của guốc gỗ sẽ mang lại điều không may.
・ Đặt chân lên viền vải của thảm tatami sẽ mang lại điều không may.
・ Bạn sẽ gặp điều không may nếu như bạn nói chuyện với ai đó khi họ đang ngủ.
・ Nếu bạn thấy ngứa mũi, có nghĩa là ai đó biết bạn đang có bầu.
・ Nếu bạn hắt xì hơi 1 lần, có ai đang nói tốt về bạn. Nếu bạn hắt xì hơi 2 lần liền, có ai đó đang nói xấu bạn. Bạn hắt hơi 3 lần liền, ai đó đang yêu bạn. Bạn hắt hơi 4 lần liền, bạn đang bị cảm.
・ Nếu bạn thấy tai bị ngữa, bạn sẽ nhận được tin tốt.
・ Người ở giữa hai người trong bức ảnh chụp 3, sẽ chết một cách thê thảm.
・ Nếu người đầu tiên bạn gặp trong ngày là phụ nữ, bạn sẽ gặp may, nhưng nếu người đầu tiên bạn gặp trong ngày là ông sư, bạn sẽ gặp xúi.
・ Vừa trở về từ đám tang, bạn nên tự ném muối vào người mình trước khi vào nhà để tẩy uế.
・ Bạn không nên viết tên của ai đó bằng mực đỏ.
・ Nếu bạn bắt gặp ánh mắt của con quạ, bạn sẽ gặp vận rủi.
・ Nếu bạn trồng cây anh đào trong vườn nhà bạn, nhà bạn sẽ bị phá hủy.
・ Nếu phụ nữ mang bầu ăn quá nhiều chuối, người đó sẽ mang bầu con gái.

ionovietnam.com
Theo Asahikawa Tourism



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Gogatsu-byou: Bệnh tháng năm của người Nhật

Tháng tư ở Nhật đánh dấu thời điểm nhiều sinh viên tốt nghiệp bước đầu gia nhập lực lượng lao động toàn thời gian và nhiều doanh nghiệp luân chuyển nhân viên nhằm vừa giữ chân họ và đồng thời hỗ trợ họ học hỏi được nhiều kỹ năng mới. Đó cũng là lúc trẻ em xúng xính quần áo đồng phục mới và các tân binh mới khoác những bộ vest màu đen trông khá nhanh nhẹn và chỉnh tề, tất cả hối hả đi học hay đi làm với tinh thần rất hăm hở. Tuy nhiên, bầu không khí đó hoàn toàn bị phá vỡ vào tháng 5. Guồng quay trở lại như trước và mọi người bắt đầu nhận ra rằng mọi thứ thật khủng khiếp như trước đây. Ngọn lửa nhiệt huyết ở lũ trẻ biến mất, những tia lấp lánh trong ánh mắt của những tân binh mới không còn, và họ bắt đầu làm việc như một chú ốc sên đang trong giai đoạn dễ bị xúc cảm. Căn bệnh này gọi là gogatsu-byou; căn bệnh thường xuất hiện mỗi tháng 5 và ảnh hưởng tới hàng triệu người Nhật ở nhiều mức độ khác nhau.



Rất nhiều fan hâm mộ truyện tranh manga và phim hoạt hình chuyển thề anime Love, Chunibyo & Other Delusions có thể đã được nghe từ chuuni-byou (中二病), theo nghĩa đen có nghĩa là “bệnh tưởng tượng ở thiếu niên”. Chuuni-byou là một từ thường được giới teen Nhật sử dụng để miêu tả một loại bệnh tâm lý của thiếu niên Nhật Bản, người mắc bệnh có khuynh hướng cho rằng "Mình là khác người", "Mình là người đặc biệt" hay "Mình là một thiên tài xuất chúng" và cư xử như thể mình là đặc biệt hơn người khác thật. Mặc dù cả 2 đều bao gồm chữ kanji của căn bệnh (病), không từ nào trong số 2 từ chuuni-byou hay gogatsu-byou nói về một loại bệnh tình thực sự, bởi vậy việc đi khám bác sỹ không thể chữa khỏi được bệnh tình. Hội chứng ưu tư buồn phiền tháng 5 thường rất nghiêm trọng.

Gogatsu-byou trở nên trầm trọng hơn vào khoảng bắt đầu tuần thứ 2 của tháng 5. Nhật có nhiều hơn 4 ngày nghỉ lễ vào tuần đầu tiên của tháng 5, được gọi chung là Tuần lễ Vàng, thúc giục hàng triệu người dân đi du lịch, thăm người thân, mua sắm hoặc đơn giản chỉ ngồi nhà và thư giãn. Nhật Bản là có rất nhiều hoạt động vào thời điểm này trong năm, và ngày nghỉ lễ là một ơn huệ lớn cho nền kinh tế, tạo ra doanh thu lớn cho các chủ khách sạn, chủ nhà hàng và chủ cửa hàng, họ phải gồng mình tranh thủ kiếm tiền vào những dịp nghỉ lễ này, thỉnh thoảng thậm chí họ trông cậy vào Tuần lễ Vàng để trang trải cả năm làm ăn.

Đối với nhiều người khác, Tuần lễ Vàng chỉ đơn giản là hãy vui vẻ và chơi hết mình. Bởi vậy, khi kỳ nghỉ dài đột nhiên kết thúc, những người trẻ tuổi mới bắt đầu bước vào đại học hoặc đi làm vào tháng 4 – cảm thấy uể oải hơn bao giờ hết.

Bệnh chán nản vào tháng 5 ở Nhật có thể được mô tả là từ thiếu năng lượng nhiệt tình làm việc cho tới cảm thấy hoàn toàn không hài lòng với số phận của mình. Như trẻ em ở phương Tây phải gắng sức quay trở lại thói quen hàng ngày hay thực hiện những hoạt động mà chúng vẫn làm trước kỳ nghỉ dài, trẻ em Nhật Bản vật lộn sau khi kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng. Các trường đại học cũng vậy, thường chứng kiến tỷ lệ sinh viên đi học lại giảm sau kỳ nghỉ lễ vì các sinh viên mới – nỗi lo lắng khi được nhận vào trường, tìm ký túc xá và làm quen với những người bạn mới qua đi, đấu tranh tư tưởng để bước ra khỏi giường mỗi sáng, và bắt đầu trốn học.

Đa số mọi người vượt qua căn bệnh này trong một số ngày và họ lại mong muốn đi học và đi làm lại, nhưng trong nhiều trường hợp hiếm, gogatsu-byou có thể trở thành một căn bệnh nghiêm trọng.

Đối với những ai mới đi làm tại một công ty mới, thời gian nghỉ vào tháng 5, sau gần một tháng bắt đầu công việc mới cho phép họ có thời gian để suy ngẫm lại. Chỉ khi tất cả điều mà họ mong muốn trước đây hoặc chứng kiến những dấu hiệu của thành công – mặc vét; bắt tàu hỏa trong giờ cao điểm, trao đổi danh thiếp với khách hàng và đồng nghiệp – đột nhiên bắt đầu cảm thấy không còn hào hứng với cuộc sống công sở đơn điệu nữa.

Có lẽ rắc rối hơn nữa, mặc dù nhiều nhân viên mới nhận ra được tình trạng thực tế về cuộc sống mới và môi trường làm việc của họ, song, bởi vì đa phần người Nhật vẫn coi việc gắn bó cả quãng đời làm việc cho một công ty là chuẩn mực (nhảy việc ở Nhật thường được coi là một dấu hiệu của việc thiếu tính quyết đoán hay yếu kém), nhiều lính mới đột nhiên cảm thấy hoang mang và mất kiểm soát hoàn toàn.

Do đó, cũng như chứng kiến số ngày xin nhân viên xin nghỉ phép ốm gia tăng ở cả nhân viên mới và cũ, nhiều công ty cũng chứng kiến số lượng nhân viên mới nghỉ suốt cả tháng 5. Kỳ nghỉ tới quá nhanh ngay say khi bắt đầu công việc mới kết hợp với sự nhận ra thực tế rằng công việc toàn thời gian không hẳn là phần thưởng mà họ vẫn mong khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học, gửi hàng trăm hồ sơ, và dự hàng tá cuộc phỏng vấn, có thể khiến nhiều người thấy khó khăn, đôi khi còn khiến họ suy ngẫm lại cuộc sống của mình, và trong nhiều trường hợp hiếm hoi, thậm chí nộp đơn từ chức.

Thật may mắn, phần lớn người Nhật đã kiềm chế để thổi bay đi căn bệnh buồn chán tháng 5 chỉ sau một vài ngày và họ nhận ra rằng, so với việc đi bộ xa xôi mỗi ngày chỉ để lấy một ít nước sạch để uống hoặc phải khoác trên vai một chiếc cặp nhựa băng qua dòng sông chảy xiết để đi tới trường, tình trạng không vui vẻ chỉ bởi kỳ nghỉ kết thúc có lẽ không phải là điều tồi tệ nhất của cuộc sống này. Cám dỗ xin nghỉ phép sau Tuần lễ Vàng có lẽ sẽ là nhiều nhất so với thời điểm khác trong năm đối với hầu hết người Nhật, song may mắn thay đa số đều sẽ vận trang phục và đi làm chỉnh chu.



Giống như người Tây phương đấu tranh tư tưởng để tìm thấy động lực đi làm sau kỳ nghỉ Giáng Sinh và dịp Năm mới, đa số người Nhật sẽ cảm thấy sa sút tinh thần vào khoảng tuần thứ 2 của tháng 5. Và sau khi hớp một ngụm bia dưới ánh mặt trời mùa xuân ấm áp, đi nghỉ ở suối nước nóng, hoặc dành nhiều đêm xem phim truyền hình “Trò chơi Vương quyền” trên TV tới tận sáng, tâm trí người Nhật chỉ có duy nhất 1 suy nghĩ trong những ngày đầu sau Tuần lễ Vàng, đó là: Mọi thứ thật khủng khiếp và chẳng có gì tốt đẹp sẽ đến cả.

From: ionovietnam



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Đường hầm cũ Chusetsu - Fukuoka

Đường hầm này đã ngưng hoạt động nhưng là nơi nổi tiếng để thách thức những ai dám đi vào. Nơi đây được cho là đã từng có vụ giết người, và từ đó khi có người bước vào thì có tiếp " STOP" vang lên dường như để cảnh báo mọi người đừng đi vào



Dám nghe và nhìn không?





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Những lễ hội mùa hè

Lễ hội Akita là lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu cho 5 loại ngũ cốc, như lúa mì, gạo, đậu, kê kê. Là một trong ba lễ hội chính của Tohoku (Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori, Yamagata và quận Akita). Kanto là một cột tre cao 8 mét trên đó có gắn tới 46 chiếc lồng đèn giấy có hình dạng các loại ngũ cốc như gạo, hạt đậu vv… được trang trí với sợi giấy mỏng giữa các thanh gỗ. Kanto nặng 60 kg được gọi là o-waka và còn một số loại nhỏ hơn được gọi là chu waka, ko-yo waka waka và giảm dần trọng lượng. Tất cả những cọc tre Kanto đều có đặc điểm chung là hình cây tuyết tùng hoặc hạt gạo của cây lúa.



Tại lễ hội, các thanh niên tràn đầy năng lượng mặc áo jacket ngắn, buộc khăn hachimaki, tất trắng tabi và dép rơm zori, họ lần lượt nâng Kanto lên tại một thời điểm trong tiếng trống, kèn, sáo rộn ràng. Sau đó, họ diễu hành qua thị trấn, họ phải đảm bảo rằng các ngọn đèn trong những chiếc đèn lồng không bị dập tắt. Khi rước Kanto họ không được phép nắm bằng tay mà phải giữ thăng bằng ở giữa lòng bàn tay . Để giữ cột thẳng đứng họ chỉ được phép dùng hông, vai hoặc trán nếu muốn thay đổi tư thế.

Nguồn gốc của lễ hội này nằm trong nghi lễ Tanabata, từ một lễ hội hàng năm được tổ chức vào tối ngày 7 tháng 7 để thờ các ngôi sao, được gọi là neburi-Nagashi (hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ).



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


YOUKAI: KIRIN.

Đây là loài vật thiêng nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng nó cũng được thấy khá nhiều trong các quyển sách cỗ và các câu chuyên xa xưa của nhật.

Hình dáng của nó được mô tả khá khác nhau, tuy nhiên nó thường được mô tả khuôn mặt của một con rồng với thân thể của một động vật có móng, một con ngựa hay một con nai.



Nó thường di chuyển trên trời với thân thể bao trùm ngọn lửa, và nó có thể thở ra lửa. Đôi khi nó cũng được miêu tả với một sừng, nên một số người lằm tưởng nó với kì lân của Phuơng Tây, dù vậy nó vẫn thường được tả với hai chiếc sừng hơn. Tên của nó được viết từ hai từ "ki" và "rin" có ý chỉ giồng cái và giống đực, và hai từ "ki" và "rin là biến thể.

Mặc dù hính dáng của nó khá đáng sợ, nhưng nó rất hiền, dịu dàng và nó tránh làm hại bất kỳ sinh vật sống nào ngay cả cỏ và sâu bọ dưới chân nó. Loài vật thiên này chỉ sống trong hai ngàn năm và chỉ có thể nhìn thấy nó một lần một thiên niên kỷ, dẫn tới sự bắt đầu của một thiên niên kỉ mới hoặc chỉ có thể nhìn thấy nó khi có sự ra đời của một vị lảnh đạo vĩ đạo vĩ đại và nhân từ. Mẹ của Khổng Tử cũng gặp được một kirin trước khi sinh ra ông



Nhật Bản-Tinh hoa của Cái đẹp và Nghệ thuật



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  




Ganguro có nghĩa là Mặt đen, một xu hướng thời trang lập dị của những phụ nữ trẻ. Xu hướng này đã thổi bùng trào lưu nhuộm da đến đỉnh điểm vào cuối 1990 đến đầu năm 2000, vì đặc trưng của Ganguro là làn da đen rám nắng. Ganguro xuất hiện lần đầu tiên như một phong cách thời trang mới tại Nhật vào đầu những năm 1990. Trong Ganguro, màu da rám nắng đậm được kết hợp với mái tóc nhuộm có thể là vàng, cam hoặc xám bạc. Mực đen sẽ được dùng để kẻ viền mắt, kem che khuyết điểm màu trắng được dùng để tô môi và màu bóng mắt. Ngoài ra, họ còn trang điểm thêm bằng lông mi giả, bột ngọc trai và các hạt nhựa lấp lánh. Về trang phục, các tín đồ Ganguro thường mặc váy ngắn hoặc quấn sarong, mang giày bệt. Họ thường dán thêm các sticker lên mặt, mang nhiều vòng tay, nhẫn và dây chuyền.



Tính lập dị của Ganguro được các nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng đó là hình thức trả thù xã hội truyền thống của Nhật Bản vì những oán giận bỏ bê, cô lập, và hạn chế đến ngột ngạt của cuộc sống công nghiệp nhưng lại quá nhiều nguyên tắc cổ hũ. Đây là nỗ lực cá nhân của họ, nhằm thể hiện sự tự do và kêu gọi sự cởi mở trong trường học và các quy tắc ứng xử trong xã hội.



Ganguro chỉ phố biến đến năm 2001 là tắt hẳn. Tuy nhiên, Ganguro đã kịp có hình thức tiếp nối của nó là Manba. Manba lấy nguyên gốc của từ Yanmanba, tên của một mụ phù thủy trong truyện dân gian Nhật Bản. Sự khác biệt với Ganguro của Manba là họ đã ý thức được sự nguy hiểm của việc nhuộm da, nên các tín đồ Manba sẽ chọn người có màu da tối tự nhiên hoặc bôi màu lên da. Nhóm Manba chuộng điệu nhảy Para Para nổi tiếng hay những chuyển động nhanh của thể loại nhạc techno. Về cách trang điểm và trang phục cũng không khác gì Ganguro, Tuy nhiên, Manba sẽ dùng màu trắng để tô màu mắt thành hình vòng tròn, và để tóc “nở” bung như cầu vồng.


Nguồn: yes24.vn



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Kuchisake Onna - người đàn bà bị rạch miệng



Một người đàn bà đi chơi lang thang trong đêm với khuôn mặt được che kín. Khi gặp một ai đó bà ta sẽ bẽn lẽn hỏi: “Trông tôi có đẹp không?”. Nếu người đó nói có, bà sẽ bỏ mạng che ra, để lộ cái miệng bị rạch nát và hỏi lại câu hỏi đó. Nạn nhân thường sẽ bỏ chạy và la hét, Kuchisake Onna sẽ đuổi theo, nếu tóm được: nam sẽ bị giết và nữ sẽ bị biến thành một Kuchisake Onna khác.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kuchisake – Onna là một huyền thoại thành thị Nhật Bản, được cho là bắt nguồn từ một người phụ nữ trẻ sống hàng trăm năm về trước và là vợ hoặc thiếp của một Samurai. Người ta nói rằng cô ta rất đẹp, nhưng cũng rất kiêu căng, và thường xuyên lừa chồng. Người võ sĩ Samurai cảm thấy như mình bị ngoại tình, anh ta ghen đến cực độ, anh ta đã tấn công vợ, vừa rạch miệng bà ra đến tận hai mang tai, vừa thét “Giờ thì còn đứa nào cho rằng mày đẹp nữa?”. Nạn nhân chủ yếu thường là giới học sinh và trẻ em ( đôi khi là người trưởng thành )

Linh hồn thù hận của người đàn bà cho đến nay vẫn lang thang khắp nơi, và mọi người dễ chạm trán bà ta nhất vào những ngày tối trời đầy sương mù. Một phụ nữ, đeo một chiếc khẩu trang y tế , sẽ đến gần bạn – nạn nhân của mình và cất tiếng hỏi ngượng ngùng bẽn lẽn:

“Anata wa watashi ga utsukushii toomoimasu ka?”

” Anh nghĩ tôi có xinh đẹp không….. ? ” Và lịch sự, đa phần người được hỏi sẽ trả lời là có.

Nghe thế, cô ta sẽ nhẹ nhàng kéo chiếc khẩu trang của mình xuống, để lộ nụ cười với khóe môi bị rạch đến tận 2 mang tai – tác phẩm của tên chồng sát nhân ngày trước, và hỏi tiếp với giọng nài nỉ dễ thương: ” Thậm chí như thế này sao….. ? “.

Nếu bạn trả lời là ” Không “, bạn sẽ đầu mình bị nắm chặt đến mức không thể cựa quậy, và hình ảnh một cây kéo rỉ sét từ tốn rạch hai khóe môi bạn, ban cho bạn một nụ cười kinh hoàng như của cô ấy. Khi câu trả lời là ” Có “, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Bạn lại tiếp tục làm những gì đang bỏ dở cho đến lúc ngày tàn, bạn trở về ngôi nhà của mình và thấy rằng cô nàng đã chờ sẵn ở đó……chuẩn bị để hoàn tất công việc ” ban phát nụ cười ” của mình.

Có vài cách để tránh khỏi kết thúc không lấy gì tốt đẹp trên.

Một : cố gắng không trả lời câu hỏi của cô ta, hãy cố nói chung chung như ” tàm tạm “, ” bình thường thôi “.

Hai : nếu tình cờ trong túi có kẹo ngọt hay tương tự thế, hãy đưa ra, điều này sẽ làm cô ta rất cảm kích, và cho phép bạn đi .

Ba : nói từ ” pomade “

Bốn : hỏi ngược lại bà ta rằng, ” thế tôi có xinh đẹp không ? “, điều này sẽ làm cô ta bối rối và cho bạn chút thời gian trước khi chạy thoát. Nhung nhớ rằng, bà ta rất nhanh nhẹn và đã truy đuổi thì không biết ngừng là gì.

câu chuyện người đàn bà miệng đến mang tai làm xôn xao dư luận Nhật vào những năm từ 1970 đến 2000. Vào tháng 10 năm 2007. một nhân viên điều tra những vụ chết bất thường đã tìm những ghi chép cũ liên quan đến Khẩu Liệt Nữ cuối thập niên 70 về một người đàn bà đuổi theo bọn trẻ, và đã bị một chiếc ôtô đâm chết ngay sau đó. Miệng bà này bị rách toạch đến tận mang tai…….

nguồn: creepypastavn.com



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Uniqlo để khách hàng tự thiết kế áo phông bằng smartphone

Hãng thiết kế quần áo nổi tiếng Uniqlo vốn không còn xa lạ với việc tích hợp công nghệ cùng chiến lược marketing độc đáo gây ấn tượng với mọi khách hàng.

Hãng đã cho ra mắt một ứng dụng mang tên UTme! cho phép mọi khách hàng có thể thiết kế áo phông của mình theo ý thích bằng cách vẽ, sử dụng hình ảnh, chữ cái... để tạo nên một chiếc áo "có một không hai". Sau đó, người dùng chỉ cần đăng tải lên trang chủ của Uniqlo và đặt áo với giá khoảng 20 USD.



Nếu việc sáng tạo có chút khó khăn, người dùng có thể lựa chọn một vài thiết kế ngẫu nhiên có sẵn bằng cách lắc điện thoại để tạo ra những hiệu ứng độc đáo nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.



Tuy nhiên có vấn đề đáng lo ngại là việc thiết kế tự do này có thể dễ dàng dẫn tới vi phạm bản quyền nếu các hoạ tiết hoặc hình ảnh mà các khách hàng đăng tải đã được sử dụng từ trước. Uniqlo hiện tại vẫn chưa có những điều khoản hoặc cảnh báo rõ ràng về tình trạng này.

Hãy cùng chờ đợi tới ngày 26/5 để chào đón ứng dụng UTme! trên các thiết bị Android và iOS nhé!

Lê Khanh



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Futakuchi-onna: Quỷ hai mồm

“Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nhỏ có một kẻ hà tiện sinh sống, vì không thể chịu phải tốn tiền để nuôi một người vợ, nên lão sống hoàn toàn cô độc.Một ngày, lão gặp một người phụ nữ không ăn gì cả, và ngay lập tức lấy làm vợ. Bởi vì cô gái chẳng bao giờ ăn gì, mà vẫn tần tảo làm lụng, lão già hà tiện cực kì sung sướng, nhưng mặt khác lão bắt đầu tự hỏi vì sao các kho thóc của mình lại đang giảm đi nhanh chóng.

Một ngày, lão giả vờ ra khỏi ra đi làm, nhưng thay vào đó lại trốn vào phía sau để do xét người vợ mới. Trong nỗi khiếp sợ, lão nhìn thấy tóc của vợ mình rẽ ra ở phía sau đầu, xương sọ tách rộng để lộ một cái mồm há ngoác. Cô ta cởi tóc, những lọn tóc với ra như những xúc tu để lấy gạo và đưa chúng vào cái mồm háu đói.”

Cái mồm thứ hai của người vợ…



Những người đàn bà như câu chuyện trên được gọi là Futakuchi-onna (二口女 – “người đàn bà hai mồm”) là một loại yêu quái hay ma quỷ của Nhật Bản. Chúng có đặc điểm là có hai mồm – một cái bình thường ở trên mặt và cái thứ hai ở sau đầu, dưới lớp tóc. Tại đó, xương sọ của người đàn bà này tách ra hình thành môi, răng và một cái lưỡi, tạo thành một cái mồm thứ hai với đầy đủ chức năng.



Mặc dù có một số câu chuyện liên hệ sự xuất hiện cái mồm thứ hai của Futakuchi-onna với những nguyên nhân khác nhau, nhưng nó được liên hệ nhiều nhất với việc phụ nữ ăn ít đến mức nào. Một người sắp trở thành Futakuchi-onna thường là vợ của một kẻ keo kiệt và hiếm khi ăn. Để chống lại việc này, một cái mồm thứ hai xuất hiện một cách bí ẩn phía sau đầu của người phụ nữ. Cái mồm thứ hai thường lầm bầm những lời đầy hằn học và hăm dọa với người phụ nữ và đòi thức ăn. Nếu không được cho ăn, nó có thể rít lên đầy tục tĩu và tạo ra cho người phụ nữ cơn đau khủng khiếp. Cuối cùng, tóc của người phụ nữ bắt đầu chuyển động như một cặp rắn, cho phép cái mồm dùng những bữa ăn của người phụ nữ.



Một Futakuchi-onna cũng thường được coi như một người đàn bà để mặc con riêng của chồng chết vì đói trong khi vẫn nuôi con mình no đủ. Có lẽ linh hồn đứa trẻ bị bỏ rơi đã ám trong cơ thể mẹ ghẻ để trả thù. Trong một câu chuyện khác, cái mồm thứ hai được tạo ra khi một trong những người đàn bà keo kiệt này bị rìu của chồng mình đập vào đầu khi ông ta đang chẻ củi, và vết thương không bao giờ lành.



Trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản, câu chuyện về Futakuchi-onna cùng loại với Rokurokkubi, Kuchisake-onna và Yama-uba, đều là những phụ nữ phải chịu đựng những lời nguyền rủa và những căn bệnh dị thường, khiến họ hóa thành yêu quái. Sự dị thường của những người phụ nữ trong những câu chuyện này thường được giấu cho đến phút cuối cùng, khi bản chất thật được bộc lộ.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Gyaru là cách phát âm kiểu Nhật của “Gal” (girl). Cách gọi này bắt đầu từ những năm 1970 với sự xuất hiện của nhãn hiệu jean”Gals”.



Gyaru là một kiểu thời trang nổi loạn của thanh niên Nhật mà chủ yếu là ở quận Shibuya, giống như các phong cách thời trang ở quận Harajuku.



Gyaru được cho là xu hướng thời trang ảnh hưởng bởi văn hóa hiphop.



Không chỉ là xu hướng thời trang, Gyaru còn là một phong cách sống, nó đi ngược lại với những chuẩn mực về cái đẹp của phụ nữ Châu Á truyền thống với “làn da trắng như tuyết, Môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ mun”.



Gyaru là tiếng nói phản kháng của giới trẻ Nhật đối với những luật lệ xã hội hà khắc và cuộc sống đô thị tẻ nhạt. Chính vì vậy, Gyaru không tránh khỏi những mâu thuẫn với xã hội và giới truyền thông Nhật Bản.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Xu hướng thời trang Harajuku đã có ở Nhật Bản từ những năm 1970. Lúc bấy giờ, ở Harajuku các thanh niên Nhật Bản mới lớn, có một xu hướng ăn mặc kỳ lạ. Những bộ quần áo, những đôi giày, đồ trang sức cho đến đầu tóc phải thật lạ mắt.

Đặc biệt hơn hết là phải lòe loẹt, bảy sắc cầu vồng…Sự khác biệt này làm cho Harajuku trở nên nổi tiếng. Phong cách Harajuku được lấy tên từ quận Harajuku sôi động của Tokyo.



Tất cả những bạn trẻ mê mẩn phong cách này có thể đi đến quận Harajuku để đắm mình trong các cửa hàng quần áo, tụ tập tại công viên Yoyogi, các quán cà phê trên đường Omotesando hay trên đường tới lăng Meiji để khoe những mẫu quần áo mới nhất này với du khách và bạn bè của mình.

Harajuku trở nên nổi tiếng vào những năm 80 của thế kỷ trước nhờ vào những người trình diễn thời trang trên đường phố và những bạn trẻ ăn mặc theo phong cách quái dị tụ họp tại đây vào các ngày Chủ Nhật hàng tuần khi Omotesando trở nên quá tải và tắc nghẽn thường xuyên.



Đường Omotesando là một con đường nổi tiếng tại Tokyo với rất nhiều quán cà phê, cửa hiệu thời trang nổi tiếng với người người dân địa phương và khách du lịch. Nó là điểm đến tuyệt vời cho những buổi gặp mặt, biểu diễn âm nhạc và trình diễn thời trang.



Bên cạnh đó, có thể nói trong những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, điểm đến yêu thích của các du khách khi đến Tokyo là sân khấu biểu diễn của các ban nhạc đường phố tại Yoyogi Park. Đây là thiên đường của các ban nhạc nghiệp dư khi họ có thể trình diễn các bản nhạc của mình trước đám đông vào ngày chủ nhật hàng tuần.



Nếu London là kinh đô của những show diễn thời trang của thế giới thì Tokyo lại được mệnh danh là “thủ phủ của thời trang đường phố- nơi có những buổi chụp hình nhanh của các người mẫu nghiệp dư là những bạn trẻ Nhật yêu thích thời trang ngay trên phố, những bộ trang phục cùng phụ kiện như túi xách, giày, nón, vòng tay, hoa tai của họ rất đa dạng về kiểu dáng và chất liệu.

Teen boy Nhật Bản ra đường rất tươm tất nhưng theo phong cách tự do và năng động. Với thân hình mạnh khỏe, các bạn khoác lên người những trang phục bó sát cơ thể, chủ yếu là chất liệu thun đơn sắc, tay ngắn hoặc tay dài, đi kèm với áo khoác kaki hoặc quần tây dài bẻ cạp cao.



Teen Nhật rất chuộng phụ kiện, hầu như là cậu nào cũng trang bị cho mình túi xách, vòng đeo tay, kính mát, dây đeo cổ, nón và thậm chí là khăn len…



Còn những cô gái xứ sở hoa anh đào thì luôn thể hiện cá tính rất mạnh mẽ của mình, tuy đôi khi sự thể hiện lên tới cao trào hóa ra là lạ hoắc và phản cảm nhưng bạn sẽ thích thú với những bộ váy hoa đầy màu sắc với hoa văn đẹp mắt, những mái tóc nhuộm 2 màu đối lập.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


鬼 (おに) – Ogre – yêu tinh



★ Cách gọi Oni thì gần giống như "demon" hay "ogre" trong tiếng anh, và cũng có nhiều bản thể. Oni có hình dạng đại khái giống con người, thường to lớn nhưng thỉnh thoảng lại nhỏ bé và có khuôn mặt như người đàn ông hay chằng tinh, hay yêu quái và thỉnh thoảng là cả mặt chim. Chúng thường không có sừng nhưng, những cái sừng sẽ nhú từ cục bướu nhỏ thành dài, sắc, và xoắn cong như sừng linh dương hay là những cái gạc như của con rồng.

★ Chúng dữ tợn,hoang dã và hiếm khi mặc nhiều hơn cái khố.

★ Oni ni kanabō – một con quỷ với cái cái dùi cui sắt đầy đinh – biểu tượng cho sự tàn phá quá mức, ví dụ như một con yêu quái đáng sợ thì cần phải có trong tay một vũ khí mạnh. Tuy nhiên, chúng lại thường được vẽ đang mang những thứ như nhạc cụ.



★ Một biến thể nổi tiếng của Oni – với những cái sừng như một con bò đực và mặc fundoshi - 褌- khố da hổ, có lẽ có liên quan đến Kimon, cửa quỷ , nỗi bất hạnh nếu đi qua đó.
Cửa này nằm ở phía Đông bắc, hoặc là hướng ushi-tora - Ushi & tora là con bò và con hổ.

★ Ngoài ra, bề ngoài của Oni thì có lẽ bắt nguồn từ Quỷ Trung quốc, có trong những miêu tả về cõi âm của Phật giáo. Emma-Daiō - diêm vương, chúa quỷ của Jigoku (Hell – địa ngục) thì thường được cho là có 2 con quỷ giúp việc, aka-oni (quỷ đỏ) & ao-oni (quỷ xanh dương hay xanh lá).



★ Oni có thể tra tấn người phạm tội tại địa ngục và chúng cũng là mối đe dọa cho con người, chúng trốn trong núi & cư trú những vùng xa xôi, chúng cưỡi mây như là linh hồn của gió và sấm. Trong khi trong truyện dân gian thì những con quỷ này thường ác độc, ăn thịt người nhưng lại bị giết chết bởi những anh hùng. Ngoài ra, Oni cũng có chức năng bảo vệ. Gạch Onigawara dưới mái nhà của NB thì cũng được chạm khắc khuôn mặt của Oni, sự cau có dữ tợn sẽ xua đuổi những linh hồn đáng sợ.



★ Oni là nhân vật không thể thiếu trong ngày lễ Setsubun 節分 – tiết phân . Lễ hội này đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, và năm mới của trong lịch âm cũ. Người Nhật sẽ đeo mặt nạ và làm nghi thức, tránh sự xui xẻo và ma quỷ cho năm mới. Ngày xưa, Oni có thể bị xua đuổi bởi mùi hôi thối của cá mòi cháy khét và nhiều cách khác, nhưng ngày nay cách phổ biến là ném đậu nành và hô to
"Oni wa soto! Fuku wa uchi!" ("Quỷ ở ngoài ! Điều may ở trong!").




Tham khảo
http://www.obakemono.com/obake/oni/



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Onryo - linh hồn trả thù

Onryo là một linh hồn trở về từ cõi âm để trả thù, được lưu truyền trong thần thoại dân gian người Nhật. Câu chuyện về Onryo bắt đầu từ khoảng thế kỉ thứ VIII.



Những bóng ma này chủ yếu đại diện cho phái nữ (rất hiếm khi bắt gặp câu chuyện về những Onryo nam), họ được xem như là người trừng phạt những kẻ lạm dụng hay đối xử tàn bạo đối với phụ nữ vô tội và yếu đuối.



Onryo trả thù bằng việc gây ra bất hạnh cho những kẻ có tội, gây thiên tai như động đất, hỏa hoạn, bão, nạn đói và bệnh dịch hạch.



Onryo được miêu tả là những người phụ nữ da trắng với vóc dáng thanh mảnh, mặc quần áo màu trắng dính máu, lộ ra những mạch gân xanh, tím và mái tóc đen dài che kín khuôn mặt. Khi tức giận, họ để lộ ra khuôn mặt biến dạng, hay thậm chí là những khuôn mặt chỉ có miệng mà không có mắt, mũi.

Trong thập niên 1900, Onryo trở thành một trong những huyền thoại đáng sợ nhất tại Nhật Bản và các nước châu Á khác.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Aka Manto ( Red Cape, Áo choàng đỏ)

Aka Manto là môt Urban legend của Nhật Bản về 1 hồn ma hiểm độc cư ngụ ở những buồng vệ sinh công cộng hay buồng vệ sinh của các trường học (thường là toilet nữ). Thường được nhắc tới như là một người đàn ông với khuôn mặt cực kỳ đẹp trai và quyến rũ, vì vậy Aka Manto luôn đeo mặt nạ để che dấu khuôn mặt thật của mình. (ad cũng muốn thử gặp anh ý )

_Truyện kể rằng nếu bạn đang ngồi ở buồng vệ sinh (buồng cuối cùng), một giọng nói bí ẩn sẽ hỏi bạn: “Ngươi muốn áo choàng màu đỏ hay màu xanh?”.Nếu bạn chọn màu đỏ, bạn sẽ bị hắn chém lien tục cho tới khi người bạn đẫm máu, tựa như bạn đang khoác 1 cái áo choàng đỏ vậy. Nếu bạn chọn màu xanh, bạn sẽ bị thắt cổ/ bóp cổ cho tới khi người bạn tái xanh (vì thiếu dưỡng khí), tựa trưng cho chiếc áo choàng màu xanh. Nếu bạn chọn 1 màu khác bạn sẽ bị hắn kéo xuống địa ngục.



_Có 1 dị bản khác không kém phần nổi tiếng. Thay vì hỏi về “áo choàng”, hắn sẽ hỏi bạn: “Ngươi muốn giấy đỏ hay giấy xanh?”. Nếu bạn trả lời là giấy đỏ, hắn sẽ xé toạc phần da lưng của bạn( tượng trưng cho tờ giấy màu đỏ). Nếu bạn chọn giấy xanh, hắn sẽ hút cạn máu của bạn khiến cho người bạn chuyển thành màu xanh( tượng trưng cho tờ giấy xanh).

Nguồn: http://creepypastavn.com



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


下駄をあずける: Geta o azukeru



げた(guốc gỗ của Nhật), を(giới từ chỉ mục tiêu), あずける(gởi ký thác)

⇒ “Gởi ký thác guốc gỗ”.

Nói như người Việt mình là ” đá bóng sang chân người khác”. Câu này có nghĩa là : giao việc xử lý, giải quyết những công việc của mình, liên quan đến mình cho người khác.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


プロフィール
nhatban
nhatban
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.
< May 2025 >
S M T W T F S
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
過去記事
カテゴリ

QRコード
QRCODE
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 3 người