Giữ phơi nắng theo cách cổ truyền trong cửa tiệm bánh gạo với 100 mái hiên ở Soka. Là những chiếc bánh gạo được nướng bằng tay từng chiếc từng chiếc bánh bột cứng được tuyển chọn kĩ càng trên lò than Kishu với nước tương Noda. Là cửa tiệm có từ lâu đời luôn kén chọn những chiếc bánh nướng bằng tay và phơi nắng.Quá trình sản xuất từ khâu đầu tiên cho đến khi nướng xong, bánh này rất được nhiều người biết đến với mục đích mua làm quà tặng.
Địa chỉ: 8-4-5chome Yoshimachi, Soka.
Điện thoại: 048-9223792
Fax: 048-922-3790
Phương tiện giao thông
Giao thông công cộng:
Xuống xe ở nhà ga “Soka” tuyến đường sắt Tobu, đi bộ khoảng 15 phút.
Xe hơi:
Từ trung tâm Soka đi đường cao tốc vành đai ngoài Tokyo
Vào năm 1872 , đây là mô hình nhà máy của cơ quan nhà nước đã xây dựng với mục đích làm phổ biến kỹ thuật kéo sợi bằng công cụ nhằm làm tăng sản xuất và nâng cao chất lượng tơ tằm là sản phẩm mà chính phủ thời Minh Trị xuất khẩu chủ yếu. năm 1987 tiếp tục phát triển kỹ thuật đa dạng cho đến khi bị đình chỉ hoạt động, và việc phổ cập và khai thác những sản phẩm tốt của con tằm cũng đã trở thành chủ đạo.
Hơn nữa, được đại diện cho kiến trúc nhà máy đã được pha trộn giữa công nghệ Nhật Bản và phương Tây, các cơ sở chính được thành lập ngay khoảng thời gian đầu hầu như vẫn đang tồn tại.
※Số trên bản đồ là số biểu thị những địa điểm tham quan ở bên dưới
Nhà máy sản xuất tơ tằm Tomioka
•Địa điểm: 1-1 Tomioka thành phố Tomioka
•Thời gian mở cửa: 9:00 đến 17:00 ( Thời gian nhận khách đến 16:30)
•Ngày nghỉ:
Nghỉ vào thứ 4 mỗi tuần ( Trường hợp trúng ngày lễ thì sẽ nghỉ vào ngày thứ 5 sau đó), và dịp cuối năm (29/12 đến ngày 31/12)
※Kỳ nghỉ hè và tuần lễ vàng (18/7 đến 31/8), ngày của người dân tỉnh Gunma (28/10)sẽ mở cửa. Và ngoài ra còn có những ngày nghỉ tạm thời khác.
•Lệ phí:
Người lớn 1,000 Yên. Học sinh cấp 3 và sinh viên đại học 200 Yên.Học sinh tiểu học và trung học 150 Yên
Đối với đoàn thể ( trên 20 người) người lớn 900 Yên. Học sinh cấp 3 và sinh viên 200 yên. Học sinh tiểu học và trung học 100 yên
•Phương tiện di chuyển:
Khoảng 15 phút đi bộ từ nhà ga JoshyuTomioka đường xe điện Joshin
Từ trung tâm Tomioka đường cao tốc Joshinetsu đến bãi đậu xe khoảng 10 phút, và khoảng 10 phút đi bộ từ bãi đậu xe.
•Địa chỉ liên hệ:
0274-64-0005
(Phòng di sản Thế giới thành phố Tomioka Ban bảo toàn nhà máy sản xuất tơ tằm Tomioka Ban chiến lược nhà máy sản xuất tơ tằm Tomioka)
•※Có hướng dẫn viên( không cần đặt trước, 1 người 1 lần 200 Yên), trường hợp đoàn thể đến tham quan thì cần phải đăng kí trước.
※Hướng dẫn bằng giọng nói của điện thoại di động ( Phí cho thuê 1 chiếc 200 yên)
Thông tin chi tiết về nhà máy sản xuất tơ tằm Tomioka vui lòng xem ở đây: http://www.tomioka-silk.jp/hp/index.html
Những địa điểm tham quan khu vực xung quanh Nhà máy sản xuất tơ tằm Tomioka
1)Vùng đất của Đất và Lửa
Các bạn có thể trải qua thời gian tận hưởng trải nghiệm những nghề thủ công mỹ nghệ của ngôi làng nằm sâu trong núi như là làm những sản phẩm mây tre lá, làm gốm, nhuộm thủ công, làm kính. Thử tự mình làm ra sản phẩm của chính mình thì như thế nào nhỉ?
Địa chỉ: 2240 Kamihino Fujioka
Thời gian hoạt động: (tháng 4 đến tháng 10) 9:00~17:00 (tháng 11 đến tháng 3) 9:00~16:00
Lệ phí: Khác nhau tùy vào nội dung trải nghiệm
Điện thoại liên hệ: 0274-28-0385
Thông tin chi tiết về vùng đất của Đất và Lửa xem tại đây: http://tutihi.com/
2) Công viên Safari Gunma
Là “Vương quốc hoang dã” trên vùng đất rộng lớn với 100 loài động vật sinh sống. Xe buýt trải nghiệm làm ra mồi để cho những động vật ăn cỏ hoặc là Sư tử ăn thì được rất nhiều người biết đến.
Địa chỉ: 1 Okamoto Tomioka
Điện thoại liên hệ: 0274-64-2111
Thông tin chi tiết về công viên Safari Gunma xem tại đây: http://www.safari.co.jp/
3) Đền thờ Nukisaki
Là đền thờ Uenokuni Ichinomiya có 1500 năm lịch sử. Điện thờ được tái xây dựng bởi Tokugawa Iemitsu đời Shogun thứ 3, và công trình sửa chữa được hoàn thành vào năm 2013,và nó đã được hồi sinh ở cho đến hiện tại với vẻ tráng lệ lúc bây giờ.
Địa chỉ: 1535 Ichinomiya Tomioka
Điện thoại liên hệ: 0274-62-2009
Thông tin chi tiết về đền thờ Nukisaki vui long xem ở đây: http://nukisaki.or.jp/
4) Danh lam thắng cảnh quốc gia “Rakuzanen”
Là khu sân vườn Daimyo duy nhất trong tỉnh, là khu vườn mà Nobukatsu là con trai thứ của Nobunaga Oda đã làm việc ở đây. Tâm hồn sẽ tĩnh lặng với khung cảnh rộng và sâu đi vào lòng người như là cảnh sắc tuyệt vời kết hợp với các ngọn núi ở những vùng lân cận nữa.
Địa chỉ: 648-2 Obata Oaza, Kanra cho, Kanra gun.
Thời gian hoạt động: 9:00~17:00 ( tháng 11 đến tháng 2 hoạt động đến 16:00, giờ nhận khách vào tham quan là trước 30 phút)
Lệ phí: từ học sinh cấp 3 trở lên 300 Yên, Từ học sinh cấp 2 trở xuống là miễn phí
Điện thoại liên hệ: 0274-74-4795 ( Rakuzanen)
5) Món ăn Konnyaku
Món Konnyaku là món với 97% là nước, chứa tinh bột gluxit và chất xơ, phù hợp với chế độ ăn kiêng là thực phẩm vơi sluowngj calo thấp. Konnyaku ở Gunma thì nổi tiếng trên toàn đất nước và còn được kếp hợp với các loại thức ăn khác.
6) CÔng viên Konnyaku
Xem nhà máy chế biến Konnyaku ở Obata thành phố Kanra. Vì có thể trải nghiệm làm Konnyaku và thưởng thức trọn gói món ăn Konnyaku cho nên các bạn hãy thưởng thức cùng với gia đình.
Địa chỉ: 204-1 Obata, Kanra cho, Kanra gun
Thời gian hoạt động: (Tham quan nhà máy) 9:00~18:00 (Thời gian nhận khách cưới cùng 17:00)
Lệ phí: miễn phí vào tham quan
Điện thoại liên hệ: 0274-60-4100
Mọi thông tin chi tiết về công viên Konnyaku vui lòng xem tại đây: http://konnyaku-park.com/
Thời gian mùa đông chào đón mùa của hàu ở Matsushima,và các cửa hàng chế biến hàu buffet chỉ mở theo mùa .
Ở “cửa hàng Kakikoya của hiệp hội du lịch Matsushima”( Liên hệ 0120-735-530. ★ Thời gian hoạt động dự tính từ tháng 10 đến tháng 3. 50 phút 3000 Yên. Có thể đặt cho 1 người. Phương tiện đi lại: 15 phút đi bộ từ nhà ga JR Kaigan Matsushima/ 10 phút đi xe hơi từ trung tâm Kaigan Matsushima) gần tổ chức đánh bắt cá khu vực Matsushima thì các bạn sẽ được các nhân viên ở đây hướng dẫn cách ăn ngon nhất.
Ngoài ra còn có cửa hàng “ Matsushima Yakigaki House” ở chợ cá Matsushima ( Liên hệ: 022-353-2318) ★không có ngày nghỉ. 45 phút từ 2000 Yên. Không có dịch vụ đặt bàn trước. Phương tiện đi lại: 10 phút đi bộ từ nhà ga JR Kaigan Matsushima/ 10 phút đi bằng xe hơi từ trung tâm Kaigan Matsushima)
-------------------------
■ Món lẩu hàu trên tàu
Các bạn có thể vừa thưởng thức món lẩu hàu vừa tận hưởn cảm giác ngao du bằng thuyền. Khoảng 1 tiếng đồng hồ, các bạn có thể vừa tận hưởng thời gian một cách xa xỉ vừa ngắm cảnh ở Matsushima.
■Mọi thắc mắc liên hệ : 022-365-3611 (Tàu thuyền Marubun Matsushima Kisen), 022-354-2233 (Tàu tham quan vòng quanh đảo Matsushima)
-------------------------
■Cửa hàng của ngư dân địa phương xứ sở của món hàu nướng trên bếp lửa than
Tháng 10 năm 2007 Tổ chức đánh bắt cá khu vực Isozaki thị trấn Matsushima đã xây dựng. Các bạn có thể nướng và ăn tại bếp lò các loại sò tươi sống đầu tiên kể đến đó là hàu mới được bắt.
■Mọi thắc mắc liên hệ 022-354-3230 (Tổ chức đánh bắt cá Isozaki)
-------------------------
■Chế biến hàu nướng Rifu Hamada
Chế biến hàu nướng ở ngay bên cạnh nơi bán hàu trực tiếp từ cảng cá Hamada ở Rifu. Cùng thưởng thức món hàu và sò điệp tươi sống trên bàn nướng thật ngon miệng.
◆Ngày giờ làm việc: từ 9h30 đến 15h00 từ 10 ngày đầu tháng 10 đến cuối tháng 3 không nghỉ ngày nào.
◆Phương tiện đi lại: đi bộ khoảng 10 phút từ nhà ga JR Hamada Rikuzen/ đi khoảng 10 phút bằng xe hơi từ trung tâm bờ biển Matsushima đường cao tốc Sanriku
◆Mọi thắc mắc liên hệ: 022-365-3515 ( tổ chức sản xuất hàu Hamada)
-------------------------
■Đặc sản Matsushima Cơm hàu
Đặc sản mới của Matsu shima bát cơm của nguwoif dân địa phương đã trở nên phổ biến trong các gia đình ở Matsu Shima, các bạn có thể thưởng thức ở các cửa hàng ăn uống ở Matsu Shima. Bát cơm có đạc tính riêng như là nước chấm Tare bí truyền và các bạn có thể thưởng thức ở các cửa tiệm ăn uống trong thành phố từ thàng 10 đến tháng 3
◆Mọi thắc mắc xin liên hệ: 022-354-2618 ( Hiệp hội tổ chức du lịch MatsuShima)
Ở đường bờ biển Matsu Shima những món ăn được làm từ con hàu đã được làm ra. Bánh cari hàu, hamburger hàu Matsushima là những đặc sản mới đang thu hút được nhiều sự chú ý. ( hợp tác ảnh: Panse Matsushima 022-353-2844, chợ cá Matsushima 022-353-2318)
-------------------------
■Món cá lịch
ở Matsushima những chú cá lịch tươi sống bị bắt trong giỏ cá. ở những cửa tiệm ở địa phương, những menu được trang trí công phu những món như là cơm nắm cá lịch sống, Ippon age, cá trắng nướng và Tendon được bày biện. ( hợp tác hình ảnh: Sushisachi Tel: 022-355-0021)
-------------------------
■Đặc sản Matsushima Cơm cá lịch
Đang tổ chức chiến dịch cơm cá lịch mỗi năm vào từ tháng 6 đến tháng 9 và các cửa tiệm trung tâm thành phố Matsu Shima sẽ tham gia. ( Hợp tác hình ảnh: Hiệp hội tổ chức du lịch Tel: 022-354-2618)
-------------------------
■Món ăn cá bống
Câu cá bống ở vịnh Matsu Shima là một truyền thống vào mùa thu.Người chèo thuyền lựa chọn những con cá bống, chế biến ở trên thuyền câu thành những món như là súp miso mùi vị cá bống, tempura tẩ bột và chiên, món cá bống được làm ra là 1 tuyệt phẩm. Hơn nữa, cá bống nướng cũng được sử dụng như là món ăn ngày tết. ( hợp tác hình ảnh: Cửa hàng bán dụng cụ đi câu Yoshi Matsumaru tel:022-353-2594)
• Đường link: http://ww.matsushima-kanko.com/
• Địa chỉ liên hệ 1: Hiệp hội tổ chức du lịch Matsushima Tel: 022-354-2618
• Địa chỉ liên hệ 2: chợ cá Matsushima Tel: 022-353-2318
• Địa chỉ liên hệ 3: Tàu thuyền Marubun Matsushima Kisen.
• Thông tin người cung cấp: Liên đoàn du lịch tỉnh Miyagi
• Địa chỉ: 8-1 San Chomei, Hon Cho, Aoba Ku, Miyagi, Sendai.
•Tel: 022-211-2822
•Email: info@miyagi-kankou.or.jp
“Wanko” là cách nói địa phương nhằm chỉ cái bát bằng gỗ thô không có sơn.Ở các khu vực như là Morioka hay là Hanamaki để tiếp đãi khách, có phong tục là tiếp đãi mì Soba. Khi mà tiếp một lượng khác lớn cùng 1 lúc thì chỉ có thể bỏ lên mỗi bát một số lượng ít và đưa ra cho khách.Nghi thức đó được coi là nguồn gốc của tiệm mì Wankosoba. Ngay sau khi ăn xong để ăn thêm một phần nữa thì được gọi là “Otebachi” và bắt nguồn từ lễ nghi tiếp đãi đối với khách hàng. Chị phục vụ cùng với tiếng gọi “ Vâng, tôi đến đây” lần lượt quăng bát mì lên bàn, và hoàn thành với đống bát đã được ăn hết, tiệm mì “Wankosoba” vui tươi. Ở đó không có sử dụng lời chào “ Cảm ơn vì bữa ăn ngon”. Được tiếp đãi cho đến khi đậy nắp vào bát.
Thông tin chi tiết Địa chỉ liên lạc: Hiệp hội trung tâm hội nghị tham quan Morioka Địa chỉ: thành phố Morioka Giá cả: mỗi người khoảng 2500 yên ( tùy vào mỗi tiệm mà khác nhau) Số điện thoại : 019-604-3305 Số fax: 019-653-4417 Trang web:http:// i-namamen.com/wankosoba.html
Ngoài ra cón những địa điểm khác có thể ăn Wankosoba : http://www.iwatetabi.jp/product/cat1.php
Tôi đã đi đến cửa hàng Tennishiki(Tenkin) là cửa hàng có món Tendon số 1 Nhật Bản! Các bạn Việt Nam nếu có đến Hamamatsu thì hãy đến đây thử nha!
Xin chào, tôi là Shiroshiro.
Bây giờ tôi sẽ lấy căn cứ hoạt động ở Nhật Bản là Hamamatsu
Mặc dù là từ đây phải đi đến chỗ này chỗ kia để hoạt động nhưng mà
Tôi chợt nghĩ ra là, bởi vì tôi chưa viết nhiều lắm về Hamamatsu, nên từ bây giờ tôi sẽ giới thiệu đến các bạn Việt Nam yêu thích Nhật Bản từng chút từng chút nha.
Là việc như thế này, ngày hôm trước Kaneta một nhân viên của công ty Hamazo của chúng tôi đã dẫn tôi đến cửa hàng “Tenkin” là một nhà hàng Tendon số 1 Nhật Bản.
Các bạn Việt Nam, nơi các bạn đang tìm kiếm
Việt Nam, nơi các bạn đang tìm kiếm
“Nơi mà người Nhật cũng dang tìm kiếm để đi”
“Nơi mà người dân địa phương có thể đứng xếp hàng dài để đợi”
Hương vị này, không sai được.
Vì sao được gọi là số 1 Hamamatsu, các bạn hãy ăn thử là biết liền.
Đúng là hương vị thơm ngon mà bạn phải gật đầu vì không sai đi đâu được.
Bầu không khí của cửa tiệm cũng vậy, là bầu không khí trông có vẻ rất ngon.
Trong tiệm chỉ có 10 chỗ ngồi tại quầy thôi.
Ở phía trước quầy thì có đầu bếp đưa tempura lên.
Với sự gần gũi này, bạn có thể tận hưởng cảm giác như chính mình đang ở vị trí đó.
Việc có thể xem cận cảnh nơi làm ra món Tendon của đầu bếp thì thật là tuyệt vời.
Điều này là cảm giác của “Nippon” nhỉ. Sẽ cảm nhận được hương vị “Nhật Bản”.
À và bạn còn có thể cảm nhận được cảm giác như ở thời đại “Showa”
Qua cái cách đưa món ăn ra ngay lúc đầu cũng cảm nhận được vị ngon và tinh tế nữa.
Thêm món khai vị Aemono là dưa muối của gừng và dưa leo thôi nhưng mà cũng rất ngon.
Tôi nghĩ là có lẽ món này hợp với bia đây...
Món nghêu cũng rất là ngon với hương vị đậm đà.
Cảm giác được vị ngon thấm vào cơ thể luôn. Không , là cảm giác của Nhật Bản
Tempura với màu vàng của trứng tẩm vào tôm, cá trắng và rong biển.
Hình ảnh tempura giòn giòn này đặt lên trên chén cơm trắng nóng hổi
Chấm thêm nước tương ngọt ngọt. I ya... không thể chịu nổi. Tôi muốn vừa ăn vừa cảm nhận mỗi món thêm một lần nữa.
Và tiếp theo là đây.
Là món sẽ được mang ra khi bạn đang ăn Tendon
Tôm chiên Isobe
Những món ăn ngon đương nhiên rất là ngon.
Món ăn được mang ra thêm trong bữa ăn là món ăn số 1 của Hamamatsu đó.
Lúc chúng tôi vào cửa tiệm là lúc thời gian ăn trưa cũng kết thúc rồi nên cửa tiệm khi mọi nguời đã ăn xong sẽ không còn mái che nữa nhưng mà bình thường ở chỗ này sẽ có mái che màu xanh có chữ “ Tennishiki”- 天錦
Thời gian làm việc: 11h00 đến 13h20 và 17h00 đến 19h20
Làm việc buổi trưa và chủ nhật
ngày nghỉ định kì: thứ 4
Tendon 1,000 Yên
Shiroshiro giới thiệu đến các bạn.
Khi đến Hamamatsu, lươn và bánh Gyoza cũng mổi tiếng nhưng mà, các bạn Việt Nam ơi, Shiroshiro giới thiệu đến các bạn món Tendon của cửa hàng Tenkin.
Các bạn đến đẻ ăn món ăn đặc trưng hương vị Nhật Bản nhé.
Xin chào, tôi là Shiroshiro
Tôi đã đến Hamamatsu và ở đây khoảng gần 3 tháng
Khoảng thời gian tôi vừa đến đây, tôi đã được công ty của tôi dẫn đi đến một nhà hàng Shushi ở Kaneda
Nhân viên của JGB là một tập hợp những người Việt Nam thích Nhật Bản
Câu mà tôi thường bị mọi người nói hoặc là bị nói cách đây khoảng 2 năm về trước là “ Anh Shiroshiro, anh hãy giới thiệu những của hàng thật sự giống như người Nhật cũng đang tìm kiếm”.
Không chỉ là du lịch đoàn thể mà đi bằng du lịch cá nhân. Là FIT nhỉ.
Bởi vì vậy, mọi người sẽ tự mình leo lên xe buýt hoặc xe điện để đi đến chỗ này chỗ kia.
Mặc dầu, tôi vừa giới thiệu cho mọi người vừa nghĩ là những nơi giống như là không gần nhà ga thì quả thật là không thể đến ở Hamamatsu.
Nhưng bởi vì thật sự là nó rất ngon.
Là một của hàng sushi
“ chi nhánh cửa tiệm Shunsuke Sushi”
Tôi đã nghĩ là Nhật Bản thì thật tốt nhỉ. Tôi đã nghĩ rõ ràng nơi này quả thật là tuyệt vời. À, bởi vì nơi này được gọi là nơi thật sự.
Hương vị của Nhật Bản quả thật là rất ngon. Trong phút chốc tôi đã nghĩ như vậy.
Mặt khác Shiroshiro muốn vì vậy mà hỗ trợ nhà hàng ăn uống đang cố gắng phát triển ở Hồ Chí Minh.
Cố gắng lên nhé, Nhật Bản.
Các bạn Việt Nam mà là Fan của Nhật Bản,nếu đã đến Hamamatsu thì đi đến cửa tiệm “ Shunsuke Sushi” có lẽ là khó nhỉ..
Bởi vì kể từ sau đó Shiroshiro cũng không thể đi một mình
Cửa hàng sushi “shunsuke sushi” Shijimizuka, Naka ku, Hamamatsu Nhật Bản. mỗi ngày tôi sẽ giới thiệu những sự thu hút nhất trên blog. 13-2, 2 Chomei, Shijimizuka, Naka ku, Hamamatsu. Nhận điện thoại đặt trước (053)456-2468. Thứ 2 là ngày nghỉ theo quy định. Thời gian làm việc từ 11h45 đến 13h30 và từ 17h00 đến 21h00
Là của tiệm mà chỉ cần khách quen thôi cũng đủ đông
rồi
Các bạn Việt Nam, có một nơi như thế này đó.
Các bạn cũng muốn đi thử đúng không?
A, bạn bè người Việt Nam của các bạn nếu có đến Hamamatsu thì Shiroshiro sẽ dẫn đi. Mình chỉ giới thiệu sơ qua như vậy thôi.
Cơm trưa thì mình sẽ giới thiệu hợp lý.
Chính vì vậy hãy để tôi dẫn đến Kaneta 1 lần nữa ^^
Và mình phải nhớ kỹ địa chỉ nha.
Có dịch vụ hướng dẫn đường nhưng mà nếu đi 1 mình thì vẫn chưa quen đâu.
A, thật là nguy hiểm. Sau khi các bạn xem blog này các bạn sẽ rất là muốn ăn. Các bạn hãy ghé thăm quán một chút nha. Neta ở đây thì thật là tuyệt vời.
Hàng loạt “món ăn của ngày hôm nay” siêu ngon. Aaaa muốn ăn quá.
Đối với những ai đã có dịp tham gia trong một tour đi Nhật Bản, chắc chắn đã được giới thiệu về một loại nguyên liệu khá đặc sắc và được người Nhật ưa chuộng – thịt hươu. Một loại thịt được cho là vô cùng ngon và ngọt thịt, giá trị dinh dưỡng cao hơn so với thịt bò. Những món ăn được chế biến từ thịt hươu tại Nhật Bản cũng ngày càng đa dạng, bắt kịp khẩu vị của thực khách cả trong và ngoài nước.
Thịt hươu của vùng Hokkaido trứ danh luôn được những người sành ăn nhắc đến. Ở Hokkaido, hươu nai được chăn thả trên những ngọn đồi và đồng cỏ cao; nơi nổi tiếng với vô số các loại cây có có tính thảo dược, có lẽ chính vì thế mà thịt hươu ở đây mới nổi tiếng thơm ngon y như lời đồn đại. Hokkaido cũng là nơi có nhiều nhà hàng và quán ăn nổi tiếng, chuyên phục vụ các món ăn rất phong phú và hấp dẫn được chế biến từ thịt hươu.
Thực khách ở đây có cả người Nhật lẫn du khách nước ngoài, hầu hết những món ăn từ thịt hươu luôn chinh phục trọn vẹn trái tim của thực khách và là một trong những điểm nhấn giúp vùng Hokkaido níu chân du khách. Ngoài ra, thịt hươu Hokkaido còn được cung cấp đến nhiều vùng miền khác trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu ẩm thực, cũng như xuất khẩu sang nước ngoài. Tuy nhiên, khi được bảo quản trong thời gian dài thì độ dai mềm của những thớ thịt và độ ngọt không còn được trọn vẹn như khi được thưởng thức ngay tại thủ phủ Hokkaido.
Tại Nhật, các loại bánh ngọt đặc biệt được yêu thích, nhất là các loại bánh ngọt truyền thống. Đây là những loại bánh ngọt vốn có từ rất lâu đời tại Nhật và thường được làm để phục vụ cho Nhật hoàng thời phong kiến.
1. Sakura Mochi
Bánh Sakura mochi tại Nhật
Sakura mochi là loại bánh ngọt truyền thống thường được người dân địa phương ăn vào ngày lễ Hinamatsuri (03 tháng 3 hàng năm). Bánh có màu hồng dịu dàng và được bao phủ bởi lá hoa anh đào. Vị bánh thơm ngon, dẻo ngọt với nhân đậu đỏ bên trong.
2. Suama
Bánh ngot Suama
Bánh Suama được làm từ bột gạo và đường. Người đầu bếp thường sử dụng thuốc nhuộm thực phẩm màu đỏ bên ngoài, phần nhân màu trắng vẫn giữ nguyên để tượng trưng cho 2 màu đặc trưng của xứ sở Phù Tang. Tuy nhiên, nếu du khách có mua loại bánh này trong chuyến du lịch Nhật Bản thì sẽ thấy màu của nó là hồng chứ không phải là màu đỏ như ý muốn.
3. Hanabira Mochi
Hanabira mochi
Ngay từ thời xa xưa, Hanabira Mochi đã là một loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản xuất hiện vào những buổi tiệc trà trong ngày mừng năm mới. Hình dạng và màu sắc của bánh có ý nghĩa tượng trưng giúp cho mọi người liên tưởng đến một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc.
4. Kusa Mochi
Bánh kusamochi trông rất ngon
Bánh Kusa Mochi được làm bằng bột của lá cây ngải cứu ở Nhật Bản. Người dân địa phương thường ăn nó vào mùa Xuân và có thêm 1 lớp bột đậu ngọt ngào phía trên. Điều đó sẽ tạo cho bánh vị ngọt và ngon hơn.
5. Taiyaki
Bánh taiyaki hay còn gọi là bánh cá
Đối với những ai là fan của các món ăn Nhật Bản thì có lẽ sẽ biết bánh Taiyaki. Nó là món bánh hình con cá nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào. Nhân bên trong sẽ là đậu đỏ, trà xanh, phô mai,… tuỳ theo ý thích của người mua.
6. Yatsuhashi Bánh yatsuhashi
Đây là một loại đặc sản của vùng Kyoto mà có nguyên liệu giống như bánh gạo Mochi. Bên trong bánh Yatsuhashi có chứa đầy quế và được nướng giòn. Đôi khi, nhân bánh là đậu đỏ thì sẽ không nướng mà để ăn mềm tự nhiên.
Bảo tàng được xây dựng tại Ikeda, thành phố Osaka để vinh danh cha đẻ của mỳ ăn liền, ông Momofuku Ando. Năm 1958, Ando đã tạo ra món ăn này để giúp những người dân nghèo Nhật Bản chống chọi với cái đói vào thời kỳ hậu Thế chiến II.
Tượng của Momofuku Ando - người được xem là cha đẻ của món mì ăn liền được dụng tại bảo tàng
Bảo tàng còn có cả 1 dây chuyền sản xuất mì ăn liền để bạn có thể tự mình trải nghiệm cách làm ra chúng. Đặc biệt, Bảo tàng còn cung cấp 2 dịch vụ rất thú vị để bạn có thể tự làm ra 1 sản phẩm mì ăn liền của chính mình!!! Đó là dịch vụ "ly mì của tôi" và "làm mì gói bằng tay".
Ngoài ra, trong bảo tàng Momofuku Ando còn có khu nhà hàng. Khu vực này không hề có bất kì một nhân viên phục vụ nào. Thay vào đó, bảo tàng cho đặt sẵn một máy bán hàng tự động để cung cấp mì cho khách. Ngoài những loại mì thông thường, khách còn có thể mua các loại mì đặc biệt không được bán đại trà trên thị trường, đó là loại cũ được sản xuất trước đây vả loại đang thử nghiệm.
Độc đáo nhất ở khu bảo tàng là công viên trò chơi cho trẻ em với những món đồ chơi đều liên quan đến... mì gói. Trong khu vực này, còn có cả mô hình một con phố Nhật Bản xưa với những hàng quán bán mì y hệt ngày xưa, còn gọi là "phố mì".
Du khách có thể tự tay chế biến món mì ăn liền mà mình thích
Vào năm 2011, bảo tàng mì ăn liền thứ hai đã được khánh thành tại quận Minato Mirai, thành phố Yokohama – thủ phủ của tỉnh Kanagawa. Hầu hết nội dung trong bảo tàng này đều khá giống với phiên bản đầu tiên.
Cá sanma là món ăn mang hương vị đặc trưng của mùa thu Nhật Bản. Loại cá này sinh sống và phát triển trong vùng biển có nguồn thức ăn phong phú. Vào khoảng giữa tháng 8 trở đi, khi đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tích lũy đủ chất dinh dưỡng, cá sanma di chuyển xuống phía nam để bắt đầu quá trình sinh sản. Mùa đánh bắt cá cũng bắt đầu.
Cá chứa nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Mỡ cá chứa EPA và DHA, là những chất có khả năng phòng chống các bệnh như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. EPA và DHA cũng có tác dụng chống béo phì và các tác nhân gây bệnh ung thư. Ngoài ra, trong cá sanma còn chứa rất nhiều các vitamin tốt, có chức năng hòa tan mỡ như vitamin A, vitamin E và vitamin D.
Trong số các địa phương đánh bắt được cá sanma, Nemuro được biết đến bởi thương hiệu là thành phố có sản lượng đánh bắt nhiều nhất, lập kỷ lục 14 năm liên tiếp trên toàn Nhật Bản. Nằm ở cực đông của đảo Hokkaido, thành phố Nemuro được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên biển dồi dào và nguồn hải sản phong phú. Nemuro cũng là một trong số ít những thành phố thủy hải sản của Nhật với nhiều loại hải sản khác như cá hồi, tảo bẹ, cua, cá tuyết… Cá sanma thương hiệu Nemuro thơm ngon và có độ tươi sống tuyệt hảo nhờ công nghệ lưu kho, kỹ thuật vận chuyển, sự phổ cập của công nghệ chế biến, đóng gói và bảo quản ngay tại trên tàu đánh cá.
Tháng 5-2010, Nemuro đã thành lập ủy ban xúc tiến xuất khẩu cùng với các doanh nghiệp và hiệp hội thủy sản địa phương. Trong nỗ lực thực hiện mục tiêu của mình, thành phố Nemuro đã tham gia vào hội chợ Oishii Nippon Fair, một triển lãm thương mại do JETRO đồng tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật.
Cá thu đao là loài cá phổ biến quen thuộc ở Nhật Bản được bán với giá cả hợp lý, trong khi ở Việt Nam nó được coi là đắt tiền, chất lượng cao và phần lớn nhắm tới những hộ gia đình có thu nhập cao.
Cá thu đao của Nemuro được đánh giá khác so với cá thu đao nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ khác như Đài Loan. Cá thu đao được dùng làm sashimi (món cá sống) hoặc shioyaki (cá ướp muối nướng) rất ngon và béo ngậy.
Kim ngạch xuất khẩu cá thu đao đông lạnh từ Nemuro sang Việt Nam đã tăng từ 6,7 tấn năm 2010 lên tới 415 tấn trong năm tài khóa 2012 và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Trong 2 ngày 10 và 11 tại quảng trường Keyaki thuộc tỉnh Saitama sẽ diễn ra Festival ẩm thực và hàng tiêu dùng. Tham gia lễ hội du khách có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon các nước trên khắp thế giới cũng như có cơ hội mua sắm nhiều hàng hóa tiêu dùng.
Đây là Festival quốc tế được tổ chức lần thứ 7 trong năm nay với rất nhiều món ăn đến từ các nước như Pháp, Thỗ Nhĩ Kỳ... Đặc biệt tại Festival lần này du khách cũng có dịp trãi nghiệm phương pháp mát xa nổi tiếng của Ấn Độ đó là Ayurveda.
Festival diễn ra liên tục trong 2 ngày 10 và 11 bắt đầu từ 10 giờ sáng kéo dài đến 6 giờ chiều.
Mùa thu Nhật Bản đặc trưng bởi các hàng cây lá phong nhuộm đỏ cả con đường, và người Nhật đã chế tạo ra món bánh chỉ mùa thu Nhật Bản mới có, đó là món bánh truyền thống Tempura Momiji có hình chiếc lá phong.
Những chiếc bánh Tempura hình lá phong tại Nhật
Tempura Momiji là món bánh thủ công truyền thống mà không phải ở đâu trên đất nước Nhật bạn cũng có thể tìm thấy. Ở một số địa phương như Takao tại Kyoto hay Công viên Mino tại Osaka… người dân thường bày bán món bánh này cho khách du lịch tại những khu vực nổi tiếng có lá phong mọc rực rỡ.
Tương truyền, món ăn này xuất phát từ ý tưởng của một nhà sư khổ hạnh từ cách đây 1.300 năm. Ông đã nghĩ ra cách làm món ăn này bằng cách ướp lá phong với muối, để trong vòng một năm, sau đó đem tẩm bột và chiên trong dầu cải.
Trải qua nhiều thế kỷ, công thức làm bánh vẫn được người dân lưu giữ. Người Nhật chọn những chiếc lá phong vàng to, loại lá trục mềm được trồng ở những khu vực riêng, để lá có hình dáng đẹp người ta chọn lá vào thời kỳ nở rộ. Thực chất những chiếc lá phong sau khi được tẩm ướp đã không còn hương vị gì mà chỉ còn độ giòn như bánh snack.
Bánh được gói cẩn thận và rất đẹp để bán cho khách du lịch
Bánh sau khi được chiên giòn sẽ đem đi đóng gói hoặc bán ngay cho khách du lịch ăn. Một gói bánh Tempura Momiji được bán với giá cả khác nhau tùy theo khối lượng. Thông thường từ 500 yên cho cho khối lượng 90g.
Những chiếc bánh với hình thù lá phong ngộ nghĩnh được đặt lên vỉ cho ráo dầu mỡ. Người dân Nhật xem việc ăn bánh, uống trà và ngắm lá phong như một cách thưởng ngoạn thiên nhiên một cách tao nhã.
Bia Sapporo là thương hiệu bia khá nổi tiếng lâu đời tại Nhật và ngày càng được nhiều người Việt Nam yêu thích. Nơi sản xuất bia Sapporo tọa lạc tại thành phố Sapporo, đây là thành phố nổi tiếng và nhộn nhịp nhất tại vùng Hokkaido lạnh giá phía Nhật Bản.
Tại Sapporo có viện bảo tàng của loại bia nổi tiếng này, đây là bảo tàng giới thiệu về lịch sử bia Sapporo cũng như cách uống bia ngon, nằm ở thành phố Sapporo, Hokkaido và là bảo tàng bia duy nhất tại Nhật Bản tọa lạc trong công viên Sapporo.
Sapporo - Viện bảo tàng bia duy nhất tại Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước có rất nhiều người thích uống bia và đây là bảo tàng giúp mọi người tìm hiểu tất cả mọi điều về bia Sapporo. Đây là nhãn hiệu bia nổi tiếng thế giới, và tới nay được công nhận là di sản văn hóa trứ danh của hòn đảo Hokaido tươi đẹp nước Nhật
Đặc biệt bảo tàng hoàn toàn miễn phí tham quan. Góc trưng bày tại tầng 2 và tầng 3 giới thiệu đến khách tham quan tất cả những điều liên quan đến bia Sapporo như phương pháp chế tạo, Poster quảng cáo qua các thời kỳ, bồn ủ bia kim loại đã được sử dụng thực tế ở nhà máy bia Sapporo, và những thông tin về lựa chọn nguyên liệu…
Nhà máy bia Sapporo bắt đầu sản xuất mẻ bia đầu tiên từ năm 1877 cho đến ngày nay và thương hiệu này đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, trở thành biểu tượng trứ danh của Hokkaido.
Lối vào của bảo tàng được thiết kế với những lon bia Yebisu khổng lồ. Bảo tàng có 4 khu: phòng trưng bày, Gallery, Khu nếm bia và studio. Studio là nơi giới thiệu quá trình sản xuất bia với mô hình minh họa rất sống động. Uống bia ở bảo tàng bia có phong vị khác biệt so với ở quán nhờ Viện bảo tàng được xây bằng gạch đỏ với phong cách kiến trúc thời kỳ Meiji.
Để thưởng thức bia, du khách có thể ghé sang vườn bia nằm ngay bên cạnh bảo tàng. Tại đây có hai nhà hàng: nhà hàng Garden Grill bán bia tươi và món ăn nổi tiếng của nhà hàng này là thịt cừu nướng với các loại rau, củ theo phong cách Nhật Bản. Điểm đặc biệt của nhà hàng này là phục vụ “bia Sapporo 5 sao”, một loại bia cao cấp đã được bán trong những năm 1967-1972 nay sản xuất trở lại với số lượng hạn chế, đáp ứng “gu” của một số khách địa phương. Trong khi đó nhà hàng Thành Cát Tư Hãn kế bên để lại ấn tượng trong lòng du khách bằng cái vạc khổng lồ từ thời kỳ Taisho đặt ngay ở góc nhà hàng. Nhà hàng này cũng bán bia tươi và thịt cừu tươi nướng theo phong cách Mông Cổ
Món thịt cừu nướng Mông Cổ trứ danh tại vùng Hokkaido
Giờ mở cửa của bảo tàng là từ 9 giờ sáng cho đến 6 giờ chiều hàng ngày, chỉ trừ hai ngày 30 tháng mười hai và 1 tháng 1 hằng năm. Bảo tàng nằm cách nhà da xe điện Higashi-kuyakusho khoảng mười phút đi bộ, hoặc du khách có thể đón xe buýt đến đây.
Là một thành phố nhỏ cổ kính ở Nhật Bản, cố đô Kyoto không hề có bóng dáng của ngôi nhà chọc trời nào, chỉ có những ngôi nhà cổ và ngôi đền chùa nghìn năm tuổi. Du khách sẽ ấn tượng với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, những công trình kiến trúc tọa lạc giữa những khoảng xanh mênh mông, và đặc biệt là một nền ẩm thực độc đáo mang đậm nét đặc trưng của Nhật Bản.
Đặc biệt khi đến với cố đô Kyoto, bạn nhất định phải ăn thử món đậu hũ ở nhà hàng lâu đời Okutan. Món đậu hũ này không phải loại hình vuông, được đóng gói sẵn như trong siêu thị mà được làm thủ công rất tỉ mỉ và làm mới thơm ngon mỗi sáng.
Okutan là một trong những nhà hàng lâu đời nhất với món đậu hũ ngon nổi tiếng ở Kyoto. Nhà hàng này đã có lịch sử phát triển từ hơn 360 năm trước, chuyên phục vụ những món ăn được chế biến từ đậu phụ. Trước đây, Okutan như là một nhà hàng chay phục vụ các nhà sư hoặc những người theo đạo Phật, gồm bữa ăn với đậu phụ luộc hoặc đậu phụ truyền thống.
Nhà hàng Okutan cổ kính với tấm biển hiệu đơn giản và chiếc lồng đèn đặc trưng treo trước cửa. Để vào bên trong thực khách sẽ đi qua một khu vườn xanh mát và một phòng rộng với những ô cửa kính lớn có thể thư thái ngắm cảnh vườn. Thực khách sẽ được phục vụ trà trước khi thưởng thức các món đậu phụ đặc sản của nhà hàng.
Những món ăn ở đây đều được làm bằng tay tỉ mỉ, nguyên liệu được chọn kỹ lưỡng, sử dụng loại nước tinh khiết và cách chế biến đặc biệt để làm nổi bật hương vị của từng loại nguyên liệu. Chính vì vậy Okutan luôn là một địa chỉ ẩm thực được các thực khách ưu ái.
Đậu phụ nướng sốt: là món có cả vị ngọt lẫn mặn, tuy đối lập nhưng rất thú vị khi cảm nhận trong cùng một món.
Món đậu phụ nước sốt
Món đậu phụ vừng đen: gồm một chút wasabi và xì dầu (nước tương). Đậu phụ được làm từ vừng đen xay nhuyễn, tạo đông bởi tinh bột, khi ăn có cảm giác lạ miệng và đậm đà vị vừng.
Đậu phụ vừng đen
Món rau củ: lớp mỏng tempura giòn nhẹ bên ngoài, không mất đi vị ngọt tự nhiên của rau củ bên trong nó bao bọc.
Tempura rau củ
Món chính của bữa ăn lại là đậu phụ luộc. Nó là đậu cứng được luộc trong một chiếc nồi đất, chỉ với nước trắng và một miếng rong biển để đậu giữ nguyên vị.
Yakisoba (焼きそば) trong tiếng Nhật có nghĩa là món mì xào, đây là món ăn rất phổ biến và có giá bình dân tại hầu hết các nơi trên đất nước Nhật Bản.
Khi đi dạo trên đường phố Nhật Bản thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp các quán ăn bán mì soba ven đường, hoặc tại các lễ hội văn hóa thì mì soba không bao giờ vắng mặt trong các quán vĩa hè được dựng lên trong công viên. Không chỉ vậy, Yakisoba dễ làm còn là thực đơn quen thuộc trong các bữa ăn gia đình của người Nhật, kể từ khi nó có mặt cách đây khoảng 500 năm. Thành phần chế biến món này có sự biến tấu, thay đổi theo vùng miền tại Nhật Bản.
Yakisoba trong lễ hội tại Nhật Bản
Để làm món Yakisoba, các đầu bếp Nhật sử dụng một tấm phản nướng bằng kim loại để có thể chế biến với số lượng nhiều. Những chiếc bàn nướng này còn gọi là teppanyaki và rất phổ biến trong chế biến ẩm thực Nhật Bản. Sau đó dầu ăn trên tấm phản nướng, chờ nóng đều, sau đó các đầu bếp cho thịt heo ba chỉ đã ướp tiêu, muối vào xào khoảng 3-4 phút, để thịt heo chín tái. Gạt thịt heo qua một góc, họ cho hành tây, cà rốt, cần tây vào đảo khoảng năm phút cho rau chín sơ. Tiếp tục cho bắp cải vào đảo khoảng một phút.
Yakisobe ăn kẹp với bánh mì
Món mì chỉ mất 10 phút để làm đã trở thành món ngon quen thuộc vào bữa sáng của người Nhật Bản. Tùy vào các nguyên liệu có sẵn, bạn có thể chế biến mì với các loại rau củ khác nhau. Trên phố, các hàng mì Yakisoba luôn đông khách đứng chờ mua và mang đi đường. Một suất mì được đóng gói trong hộp để bạn có thể vừa đi tàu điện ngầm vừa tranh thủ ăn sáng. Vào các dịp lễ hội, mì Yakisoba là lựa chọn cho bữa ăn nhanh, nhẹ, giàu dinh dưỡng.
Ngày 16 tháng 9 hàng năm tại đền Tsurugaoka Hachimangu ở thành phố Kamakura thuộc tỉnh Kanagawa phía nam Tokyo diễn ra lễ hội Yabusame (流鏑馬) hay còn gọi là Lễ hội Cưỡi ngựa Bắn cung.
Yabusame là nghi thức bắn cung gắn kết được thực hiện bởi người cưỡi trên lưng ngựa trong trang phục đi săn của các samurai để chuẩn bị khi ra trận. Yabusame không chỉ là một môn thể thao bình thường mà còn là một nghi thức trang trọng trong các nghi lễ, là thú vui tiêu khiển của các bậc vua chúa. Về sau Yabusame được lưu giữ là một phần nghi thức biểu diễn trong các lễ hội truyền thống thường tổ chức gần miếu thờ. Người tham gia lễ hội sẽ phi nước đại trên một đoạn đường cho phép, sau đó họ phải thực hiện việc bắn 3 mũi tên trúng mục tiêu. Nghi thức được tiến hành nhằm mục đích cầu cho mùa màng bội thu và quốc thái dân an.
Bắt đầu nghi thức, những âm thanh của trống rộn ràng vang lên, các cung thủ và người phục vụ xếp hàng ở phía trước cửa ngôi đền. Theo truyền thống, tất cả các cung thủ phải tuân theo tín hiệu duy nhất là tiếng trống. Ba mục tiêu là những tấm bảng hình vuông được làm từ gỗ cây hinoki (cây bách Nhật Bản), tâm mục tiêu có bán kính 54,5 cm. Trong nghi thức, các cung thủ chuẩn bị dây cương ngựa 1 cách chắc chắn nhất và họ bắt đầu phi nước đại cố gắng làm sao để đạt tất cả ba mục tiêu.
Yabusame có nguồn gốc trong thế kỷ thứ 6. Thời điểm đó công việc nội bộ và bên ngoài của nhà nước rất hỗn loạn, trước tình cảnh trên vị hoàng đế đã cầu nguyện tại một ngôi đền và ngài cưỡi trên một con ngựa và bắn vào ba mục tiêu như một sự cầu nguyện cho đất nước được yên bình. Trong thời kỳ Heian (794-1192) Yabusame là sự kiện phát triển mạnh mẽ như một nghi thức của hoàng gia.
Thời kỳ Kamakura (1192-1338) đánh dấu sự bắt đầu áp dụng những quy tắc của samurai ở Nhật Bản. Khi chính phủ giao toàn quyền cho Kamakura (ngày nay là thành phố Kamakura tỉnh Kanagawa) vào cuối thế kỷ thứ 12, các nghi thức Yabusame được thực hiện ở hầu hết các lễ hội lớn nhỏ trên đất nước này và đã trở thành một buổi lễ chính thức hàng năm.
Hiện tại Yabusame được xem là lễ hội bắn cung lớn nhất tại Nhật Bản và môn thể thao bắn cung cũng là một trong 6 môn thể thao truyền thống của quốc gia này.
Genghis Khan có nghĩa là Thành Cát Tư Hãn tên một vị vua Mông Cổ nổi tiếng, tuy nhiên tại vùng đất lạnh giá Hokkaido thì đây là tên một món ăn truyền thống và rất nổi tiếng tại địa phương, đó chính là món thịt cừu nướng.
Món thịt cừu và thịt cừu non nướng xuất hiện ở Nhật Bản khoảng 100 năm trước. Cho đến thời điểm đó, cả thịt cừu lẫn thịt cừu non đều chưa được dùng làm nguyên liệu nấu ăn ở Nhật. Khi đó, thịt cừu gợi nhớ tới hình ảnh Mông Cổ và những đồng cỏ rộng lớn nuôi cừu ở đây. Cái tên Thành Cát Tư Hãn vốn đã quen thuộc với nhiều người Nhật. Có thể món này lấy cảm hứng từ món thịt cừu nướng của Trung Quốc mà nhiều người Nhật đến nước này đã được thấy ở vùng Đông Bắc.
Đặc trưng của món này là vĩ nướng hình chiếc mũ bảo hộ đặc biệt
Vào cuối thế kỷ 19, Chính phủ Nhật khuyến khích chăn nuôi cừu để lấy len. Người dân cũng được khuyến khích ăn thịt cừu để to lớn và khỏe mạnh hơn. Chính vì thế món thịt cừu nướng "Thành Cát Tư Hãn" đã ra đời. Chính quyền thỉnh thoảng tổ chức các sự kiện ở Tokyo và Hokkaido để mọi người nếm thử món này. Món này bắt đầu phổ biến trong dân chúng vào khoảng những năm 1930. Hiện nay, nó vẫn rất phổ biến ở Hokkaido, nơi vẫn còn rất nhiều trang trại nuôi cừu. Rất nhiều nhà hàng xung quanh Hokkaido chuyên làm về nabe Thành Cát Tư Hãn và món ăn này rất phổ biến tại các tiệm bia lớn như Sapporo Bier Garten and Kirin Beer Garden, đây là những nơi luôn luôn có nhiều khách du lịch.
Ở Nhật, một loại chảo sắt đặc biệt sử dụng trong món này. Phần giữa chảo gồ lên là chỗ để thịt, còn phần xung quanh để rau có hình giống như vành mũ. Thiết kế như vậy giúp cho rau ngấm được nước từ thịt tiết ra. Nhiều gia đình ở Hokkaido có loại chảo đặc biệt này và chỉ chuyên dùng cho món thịt cừu nướng Thành Cát Tư Hãn. Món này có một vị trí khá đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản.
Quán ăn lập dị này tên là Yawarakan ở Tokyo chỉ cung cấp đồ ăn, thức uống cho những con thú nhồi bông vô hồn và từ chối tiếp đón con người. Yawarakan là một cửa hàng nằm ở thủ đô Nhật Bản, chuyên phục vụ đồ ăn, thức uống và chăm sóc những con thú nhồi bông.
Hàng ngày, các con thú nhồi bông được chủ gửi đến cửa hàng để uống cà phê, ăn bánh... Cửa hàng cũng dùng các con thú nhồi bông để đóng vai trò chính như rắn đầu bếp, khỉ bồi bàn... Sau khi ăn uống xong, các con thú sẽ có khoảng thời gian thư giãn cùng nhau, hoặc chơi bài. Đêm đến, chúng sẽ được đưa tới những chiếc giường đã chuẩn bị sẵn, sẽ có người đọc truyện cho nghe. Sáng hôm sau, các con thú lại được đóng gói và trả về với chủ.
Để thú cưng có được một buổi phục vụ như thế này, người chủ thường phải trả cho nhà hàng khoảng 40 USD.
Không chỉ con người, thú nhồi bông ở Nhật Bản cũng có những kỳ nghỉ của riêng mình
Ban đầu, nhiều du khách nghe đến cửa hàng này đều tỏ vẻ ngạc nhiên. Họ cho rằng Yawarakan đang làm một điều lập dị, cũng như chắc chắn rằng quán sẽ không có bất kỳ một vị khách nào ghé thăm.
Tuy vậy, từ khi khai trương, quán nhận được nhiều sự quan tâm của vị khách - những người ngày ngày đều đặn mang các con thú nhồi bông của mình đến cửa hàng để chúng được phục vụ giống như con người. Từ nay đến giữa tháng 9, cửa hàng đã nhận được các đơn đặt chỗ chật kín.
Theo tiết lộ của chủ nhà hàng, 85% phụ nữ Nhật Bản sở hữu ít nhất một thú nhồi bông. 60% trong số đó đều trang trí giường ngủ của họ với những món đồ chơi dễ thương. Do đó, Yawarakan được mở ra để phục vụ cho thú vui mơ mộng của những người phụ nữ này.
Quán hiện rất đông khách là các con thú nhồi bông ghé thăm mỗi ngày
Trong những đêm đông lạnh giá, cùng người thân ngồi quây quần ấm cúng bên bếp than hồng và thưởng thức món lẩu nướng Nhật Bản thì còn gì tuyệt vời hơn.
Ấm dạ với món lẩu nướng Nhật Bản hấp dẫn.
Thoạt trông món lẩu nướng có thể dễ chế biến vì chỉ cần tẩm ướp gia vị. đặt lên bếp than hồng là có thể thưởng thức được rồi. Nhưng để có được một món nướng đúng chất lượng Nhật Bản thì khâu tẩm ướp gia vị phải vừa khéo, không được ít quá cũng không được quá tay. Mỗi món ăn lại đòi hỏi một thứ gia vị riêng. Chẳng hạn, thịt bò cần được ướp mật ong và ngũ vị, mực tươi và các loại hải sản khác có thể ướp sa tế.
Những lát thịt bò thơm ngon nướng cùng rau quả thêm phần đặc biệt.
Khi nướng nhất thiết phải phết chút bơ hay dầu ăn lên vì nướng. Như thế, món nướng sẽ không bị khô, dai hay dễ cháy. Và quan trọng là người nướng phải dở đều tay, canh lửa nhỏ để các món được chín đều, thơm ngon.
Món nướng có thể được ăn riêng hoặc cuộn thêm rau sống, khế chua, cà rốt, chuối xanh,…tùy sở thích của từng người. Khi thức ăn dậy mùi, chín tới thì gắp ra đĩa, gói cùng với các loại rau quả rồi chấm với nước sốt, chỉ cần đưa lên là đã thấy mùi thơm lan tỏa. Cắn một miếng nhỏ sẽ cảm nhận được vị chua của khế, vị chát của chuối xanh sẽ làm món nướng bớt ngấy, sẽ chỉ cảm nhận được vị đậm đà, ngọt lịm của món ăn lan tỏa trong miệng.
Món lẩu nướng rất được ưa thích tại Nhật vào mùa đông
Ăn món nướng, không thể ăn nhanh được mà phải lai dai trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Trời càng lạnh thì món ăn càng nóng sốt hấp dẫn. Nhâm nhi thêm chén rượu sake nóng càng thêm phần ấm dạ.
Chúng tôi là nhà hàng Shot Bar tại Osaka. Nhà hàng chúng tôi nổi tiếng với món bánh Crêpe rất được yêu thích của Pháp! Ngoài ra rược Whisky và các loại Cốc-tai của chúng tôi cũng rất ngon.
Đối với các thực khách không thể uống rượu được thì có thể dùng các món kem mềm khác. Quý khách có thể ngồi tại hàng ghế của quầy và thong thả dùng bữa!
【MENU】
Whishky ; Cốc-tai ; Bia; Rượu: 700 Yên~
Kem mềm : 500 Yên
Bánh Crêpe nướng: 700 Yên ~
Ngoài ra nhà hàng chúng tôi còn có các món thức ăn nhẹ khác phục vụ miễn phí cho khách
Chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách loại bánh Crêpe thơm ngon mà chỉ cần ăn 1 lần sẽ không thể nào quên được !
Nếu quý khách có dịp đến khu phố Shinsaibashi phía nam Osaka thì nhất định hãy ghe nhà nhà của chúng tôi nhé !
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.