Một dịch vụ mới lạ và độc đáo tại khu nghỉ dưỡng Yunessun(ユネッスンリゾート) tại thị trấn Hakone cách Tokyo 90 km đó chính là dịch vụ tắm bằng chocolate. Tại đây du khách sẽ được trãi nghiệm cảm giác bôi chocolate lên người với mức phí 2800 yên/ giờ.
Tắm chocolate là dịch vụ mới lạ tại Hakone
Theo nhân viên tại khu nghỉ dưỡng, các cô gái tới đây tắm vì tin rằng chocolate tốt cho làn da còn mùi hương thì không thể cưỡng lại. Mùi hương vẫn lưu lại trên người dù du khách rời khỏi khu vực tắm chocolate.
Dịch vụ này đặc biệt thu hút khách vào các dịp lễ tình nhân
Cả nam và nữ đều tắm chung bể tắm chứa đầy chocolate
Khu nghỉ mát Hakone Yunessun cho biết việc tắm trong socola có thể giúp giữ ẩm và làm đẹp da. Vì thế điều này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, khu nghỉ mát này cũng phục vụ dịch vụ tắm bồn với rượu. Hakone Yunessun từ lâu đã nổi tiếng với việc tắm bồn nước nóng với rượu vang đỏ, rượu sake.
Rất nhiều du khách đã đến đây để được thưởng thức kiểu tắm đặc biệt. Thế nhưng cũng không ít người tỏ ra phàn nàn vì số lượng người tắm quá đông trong một bồn. Có người còn hài hước nói rằng việc tắm trong socola nóng như này khiến họ có cảm giác như bị nấu trong vạc dầu.
Ngoài ra tại khu nghĩ dưỡng này còn cón dịch vụ tắm rượu vang và tắm trà xanh rất tốt cho sức khỏe
Đây không phải lần đầu tiên kiểu tắm "kỳ lạ" như vậy xuất hiện tại khu nghỉ dưỡng này. Yunessun còn cung cấp 25 hình thức tắm khác từ cà phê, trà xanh đến rượu sake Nhật Bản.
Nếu như nước Mỹ có một Bill Gates thì nước Nhật cũng có thiên tài kinh doanh tin học của họ. Đó là Masayoshi Son (孫 正義), người sáng lập và đồng thời là Tổng giám đốc điều hành của Softbank, tập đoàn tin học lớn nhất của Nhật Bản.
Masayoshi Son - CEO của Softbank
Masayoshi Son không chỉ là nhà tỉ phú giàu nhất, mà còn được coi là doanh nhân Nhật Bản vĩ đại nhất về máy tính. Với rất nhiều phi vụ kinh doanh nổi đình nổi đám, Masayoshi Son được biết đến là nhà kinh doanh có biệt tài bất chợt nhìn thấy cơ hội kinh doanh lớn mà người khác không nhận ra.
Masayoshin Son được coi là người tiên phong đã phổ cập Internet cho toàn nước Nhật. Những công nghệ tiên tiến nhất về đường truyền tốc độ cao, áp dụng băng thông rộng mà Masayoshin Son thực hiện đã giúp cho nước Nhật có những bước tiến ngoạn mục trong việc sử dụng Internet.
Xuất thân là con một gia đình thiểu số
Masayoshi Son lớn lên ở khu phố người Hàn Quốc nghèo khổ ở Tosu, một vùng nông thôn xa xôi nằm ở phía Tây Nam Tokyo (ông bà của Son là người Hàn Quốc nhập cư vào Nhật). Cha ông chăn nuôi heo và bán rượu lậu trước khi bắt đầu thử sức ở lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, bất động sản và các tiệm chơi máy giật xèng (đánh bạc).
Khi còn là một cậu bé, ông đã cùng bà nội đi lượm thức ăn ở thùng rác nhà hàng xóm để về cho heo ăn. Tuy nhiên, Son đã sớm xây dựng một niềm tin vững vàng vào năng lực của mình mà sau này ông đã khai thác triệt để trong kinh doanh. Điều này càng được củng cố nhờ sự động viên và niềm tin của cha ông rằng một ngày nào đó Son sẽ là nhân vật số 1 tại Nhật.
“Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình không nên hài lòng với việc làm một con người bình thường và rằng tôi là một thiên tài”, ông cho biết.
Năm 1981, chẳng được trang bị gì nhiều ngoài sự tự tin vốn có và lòng khâm phục đối với Soichiro Honda, nhà sáng lập hãng xe Honda, Son đã rời nước Mỹ, quay lại quê nhà, thành lập một cửa hàng ở Fukuoka, thuộc đảo Kyushu.
Từ việc đặt “căn cứ” tại một ngôi nhà gỗ 2 tầng đã xuống cấp, Công ty của Son, tiền thân của SoftBank, đã nhanh chóng bành trướng trở thành nhà phân phối phần mềm và máy tính cá nhân lớn nhờ tận dụng được cơn sốt tiêu dùng máy tính.
Sau đó, Son đã vươn ra lĩnh vực băng thông rộng và đầu tư vào một loạt các công ty từ Yahoo! cho đến TV Asahi, Aozora Bank và Nasdaq Japan.
Khi liên tục chuyển hướng chiến lược như vậy và cùng với các khoản đầu tư dường như hơi ngẫu hứng đã khiến cho nhiều người chỉ trích ông là người cơ hội, chỉ giỏi phát hiện, đánh hơi thương vụ nhưng lại không có đủ nguồn lực để phát triển nên những công ty thực sự.
SoftBank là công ty đầu tiên bán ra chiếc iPhone tại Nhật với chiến dịch marketing rất khác thường vào năm 2007 về một gia đình đa sắc tộc có cha là một chú chó. Chiến dịch này được đánh giá là một trong những chiến dịch marketing thành công nhất tại Nhật lúc đó, đã giúp SoftBank tăng gấp đôi lượng người thuê bao và bám sát gót 2 đối thủ Docomo và Au KDDI.
Softbank là nhà phân phối Iphone đầu tine6 tại thị trường Nhật Bản
Và Son cũng giành được tiếng tăm là một chàng David khác người đã chống lại được cùng lúc với 2 gã khổng lồ Goliath của ngành điện thoại di động. Son hy vọng có thể lặp lại thắng lợi này với Sprint Nextel tại Mỹ và đưa đế chế di động của ông trở thành lớn nhất thế giới trong khi ông còn sống.
Hiện tại, Son đã lên kế hoạch tấn công thị trường này. Mặc dù Dan Hesse, Tổng Giám đốc Sprint Nextel, sẽ tiếp tục giữ vị trí CEO, nhưng Son lại là người bắn phát súng đầu tiên trong cuộc chiến cam go giành thị trường ở Mỹ.
Doanh thu của Softbank tăng vượt bậc dưới sự điều hành của Masayoshi Son
Ngày 18/10, Sprint Nextel đã công bố kế hoạch nâng cổ phần sở hữu tại Clearwire, nhà cung cấp dịch vụ băng thông di động có độ phủ sóng cao, nhằm tăng cường sức mạnh cho Sprint Nextel trong việc đối đầu với AT&T và Verizon Wireless. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự chống lưng của SoftBank.
Khi còn là một sinh viên ở Berkeley, Son đã vạch ra kế hoạch cho cả đời: xây dựng nên một sự nghiệp lớn trong độ tuổi 40-50 và chuyển giao quyền lực cho người kế vị trong độ tuổi 60.
Ở độ tuổi 58, ông đang trong trận chiến cam go đối đầu với những gã khổng lồ trong ngành dịch vụ di động. Và mục tiêu nói trên của Son, vốn đang hừng hực sức sống, có thể sẽ phải được hoãn lại.
Tại Nhật Bản có Trung tâm nhận giữ những động vật vô gia cư như mèo, chó... trung tâm này giữ những động vật vô gia cư trong một thời gian nhất định để họ tìm kiếm chủ mới yêu thương chúng. Bên cạnh đó họ lập ra trang thông tin chuyên tập hợp các thú cưng vô gia cự để tìm các chủ nuôi mới cho những con vật này đó là trang web pet Home.
Mạng lưới rộng khắp cả nước, Pet Home giữ vai trò là đơn vị kết nối thú cưng với những người nuôi thú cưng. Điều không ai mong muốn là đơn vị này không thể chăm sóc những động vật đó suốt đời được, bởi vậy, mỗi thú cưng đều có một ngày tới hạn. Trong trường hợp họ không thể tìm thấy người chủ thích hợp trước thời hạn này, họ sẽ buộc phải sử dụng tới mũi tiêm nhân đạo
Nếu bạn hay bất kỳ người quen nào đang muốn nuôi thú cưng, hãy truyền tải thông tin này tới họ và liên lạc với Pet Home.
Thông tin các loại vật nuôi vô gia cư được đăng tải trên Pet Home để tìm chủ mới
Pet Home đã nhận 63.592 động vật và thành công tìm kiếm chủ nuôi mới cho 39.623 trường hợp.
Cho dù những chú thú cưng này có đáng yêu hay không, hay quá già, hay quá non nớt, tất cả động vật xứng đáng được sống trong hạnh phúc bên cạnh một người chủ yêu quý chúng. Hy vọng rằng ở Nhật nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, những đơn vị như Pet Home tiếp tục phát triển và là cầu nối giữa chủ mới và thú cưng.
Purikura – tên viết tắt của Purinto Kurabu là loại gian hàng ảnh Nhật Bản cho phép bạn chụp ảnh kỹ thuật số với bạn bè. Sau đó, bạn có thể thỏa sức trang trí và chỉnh sửa chúng bằng cách sử dụng một màn hình và bút cảm ứng. Sau khi các bức ảnh được hoàn thành, bạn có thể in chúng thành nhiều bản hoặc chia sẻ trên các mạng xã hội.
Các gian hàng Purikura có thể được tìm thấy khắp nơi tại các khu vực mua sắm ở Nhật Bản. Đây là dịch vụ cực kỳ phổ biến với những thanh niên trẻ tuổi, đặc biệt là các nữ sinh và thậm chí, loại hình chụp ảnh này còn được ưa chuộng bởi cả những người luống tuổi bởi sự tiện lợi.
Chỉ cần vài thao tác đơn giản, người sử dụng có thể dùng các tính năng chỉnh sửa hình ảnh để dễ dàng tạo ra hiệu ứng giúp làn da của họ trông mịn màng và trắng trẻo hơn.
Trong vài năm qua, nhiều Purikura thậm chí còn giới thiệu một chức năng cho phép bạn “phóng to” đôi mắt của mình, do đó bạn có thể nhìn dễ thương giống như một nhân vật anime hoặc thậm chí “phóng to” đôi mắt đến mức giống như một "người ngoài hành tinh".
Đây là một trong những công cụ thuận tiện nhất và rất giúp ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, kết quả có thể sẽ rất kinh hoàng nếu như “công nghệ” này bị lạm dụng quá đà.
Hãng Irisohyama đã phát triển dòng quạt điện tự động điều chỉnh góc xoay lên đến 85 độ, sử dụng một bộ cảm biến thông minh cho phép nhận diện sự có mặt của con người trong căn phòng. Độ nhạy của cảm biến có thể được điều chỉnh ở 3 cấp độ khác nhau nhằm đảm bảo quạt luôn quay chính xác về hướng người dùng. Theo đó, thay vì xoay đều đặn từ trái qua phải hay ngược lại như các dòng quạt thông thường, quạt Irisohyama biết được hướng của chủ nhân và quạt mát hướng về khu vực đó.
Ngoài ra, bộ phận cảm biến thông minh giúp quạt cũng có khả năng "nhìn thấy" nhiều người cùng lúc, khi đó, nó sẽ lần lượt quay về hướng từng người một để làm mát cho họ. Trong khoảng một phút, nếu phát hiện không có ai trong phạm vi căn phòng, chiếc quạt sẽ tự động ngừng thổi gió để tiết kiệm điện năng. Theo hãng sản xuất, loại quạt này thích hợp sử dụng ở các nước nhiệt đới vì tốc độ làm mát nhanh, cánh quạt quay đều, giúp tản gió. Các chế độ tự động ngắt theo cảm biến hạn chế lãng phí điện không cần thiết.
Giá bán lẻ của sản phẩm là 176 USD (khoảng 3,7 triệu). Hãng Irisohyama đặt mục tiêu bán khoảng 25.000 chiếc trong năm đầu tiên.
Nhật Bản thử nghiệm công nghệ mới, kiểm tra độ cồn trong xe hơi
Nissan motor kết hợp với các nhà chức trách Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm công nghệ mới kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe, nhằm ngăn cản những người say xỉn điều khiển xe.
Hệ thống này được lắp ở bên trong xe và nó có thể phát hiện được nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe, khi hệ thống phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở của người lái xe ở trên mức cho phép ngay lập tức hệ thống đánh lửa sẽ được ngắt nhờ cơ cấu khóa liên động. Do vậy, xe sẽ không thể khởi động. Hệ thống được lắp đặt ở những vị trí có nhiều thiết bị điều khiển và lái xe thường quan sát tới và cho kết quả với độ chính xác rất cao.
Hiện nay, công nghệ mới này đang được hãng Nissan thử nghiệm tại thành phố Kitakyushu thuộc quận Fukuoka, thành phố Atsugi thuộc quận Kanagawa và quận Tochigi. Đồng thời, hãng Nissan cũng sử dụng những kết quả thử nghiệm thu được để tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Với công nghệ mới này, chính quyền Nhật Bản hy vọng sẽ giảm được tai nạn do những lái xe say xỉn gây ra.
Cách sử dụng hệ thống:
Bật khóa điện về START
Thở vào trong ống kiểm tra.
Nếu nồng độ cồn thấp hơn mức cho phép thì động cơ sẽ nổ, ngược lại thì ngay lập tức cơ cấu khóa liên động sẽ ngắt hệ thống đánh lửa làm động cơ không khởi động được.
Nếu một ngày nào đó bạn đã quá chán ngán với những công việc vụn vặt không tên như rửa bát, quét nhà, đi chợ, nấu nướng…, hẳn bạn sẽ ao ước được sở hữu một con robot có khả năng thay bạn làm tất cả những công việc trên. Và trên thực tế, robot đã làm được rất nhiều thứ mà con người không muốn làm, không thể làm hay không thể làm tốt hơn những con robot đã được lập trình sẵn.
Robot dường như là một đề tài rất “hot” trên phim ảnh. Từ những chiến binh dũng mãnh trong loạt phim Transformer cho đến những robot có cảm xúc giống như con người trong bộ phim Bicentennial Man, robot thực sự đã tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ trên màn ảnh.
Tất nhiên, robot trong cuộc sống thực tại không thể so sánh với những đồng loại trên phim ảnh, nhưng trong những năm gần đây, con người đã thực sự đạt được những bước tiến lớn trong công nghệ chế tạo robot. Trong suốt 20 năm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, các kỹ sư thuộc tập đoàn Honda cuối cùng cũng đã cho ra đời sản phẩm được cho là gần giống con người nhất – ASIMO.
ASIMO là viết tắt của Advanced Step in Innovative Mobility, là robot đầu tiên trên thế giới có khả năng leo cầu thang và đi lại một cách độc lập. Không chỉ vậy, ASIMO có thể nhận diện khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ điệu bộ, và có thể được điều khiển qua giọng nói. Với đôi tay của mình, ASIMO có thể bật tắt công tắc đèn, mở cửa, mang vác, đẩy xe… và vô vàn những công việc không tên khác.
Robot ASIMO chỉ cao khoảng 1.3m, khá giống với một phi hành gia tý hon.
Honda đã thiết kế ra ASIMO với mục đích tạo ra một người giúp việc đúng nghĩa cho con người, một robot có thể làm việc nhà, chăm sóc người cao tuổi, giúp đỡ những người khuyết tật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chỉ cao khoảng 1.3 mét, đúng bằng chiều cao của một người đang ngồi xe lăn, cùng với ngoại hình khá giống với một phi hành gia tý hon, điều này làm cho hình ảnh của ASIMO trở nên khá thân thiện và dễ gần.
Bên cạnh đó, ASIMO còn được thiết kế ra để làm những việc quá nguy hiểm với con người như thăm dò ở những vùng nguy hiểm, phá bom mìn….
ASIMO và những bước đi đầu tiên
Honda đã bắt đầu sáng chế của mình bằng cách tiến hành nghiên cứu cấu trúc chân của những loại côn trùng, động vật có vú, và chuyển động của những vận động viên leo núi với chân giả, để có thể hiểu được chức năng sinh lý và vô vàn những yếu tố phức tạp khác trong mỗi bước chân của chúng ta.
Lấy ví dụ, việc chúng ta thay đổi trọng tâm, sử dụng cơ thể đặc biệt là cánh tay, để giữ thăng bằng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế ra những bước đi của ASIMO. Hay như vai trò giữ thăng bằng của những ngón chân cũng đã giúp các kỹ sư thiết kế ra một đầu lồi dưới chân của ASIMO, với vai trò tương tự như những ngón chân mỗi khi ASIMO di chuyển. Đầu lồi này cũng đồng thời hấp thụ phần nào các phản lực tác động lên các khớp, giống với vai trò của các mô mềm trong cơ thể.
ASIMO cũng có những bộ phận nhận cảm tương đương với cơ quan tiền đình trong cơ thể người, chúng có khả năng nhận biết được vị trí, phương hướng, tốc độ di chuyển, từ đó giúp cơ quan đầu não điều chỉnh lại thăng bằng của cơ thể. Không những thế, những bộ phận nhận cảm này còn có thể thay thế vai trò của da và cơ trong cơ thể người: nhận cảm về sức căng cơ, về áp lực và tư thế khớp.
Tuy nhiên, đột phá trong những bước đi của ASIMO nằm ở khả năng thay đổi hướng di chuyển. Thay vì việc dừng lại và xoay người, ASIMO sẽ nghiêng đi và nhẹ nhàng chuyển hướng như một cơ thể người hoàn chỉnh. ASIMO cũng có khả năng tự điều chỉnh lại những bước đi của mình trong trường hợp sẩy chân, bị đẩy, hay có bất kỳ những chướng ngại vật nào trên đường đi của nó.
Để làm được điều này, các kỹ sư thiết kế ra ASIMO cần phải tìm được cách giải quyết các phản lực phát sinh trong mỗi bước đi của ASIMO. Hãy thử hình dung rằng mỗi bước đi của bạn sẽ tác động 1 lực xuống nền nhà, từ đó một phản lực sẽ sinh ra. Các lực này phải cân bằng với nhau, tư thế cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc này. Để kiểm soát tư thế của ASIMO, các kỹ sư đã tạo ra ba cơ chế điều khiển chính:
Floor reaction control (tạm dịch cơ chế điều khiển phản lực với mặt sàn): có nghĩa là lòng bàn chân của ASIMO tiếp xúc một cách không hoàn toàn với sàn trong khi vẫn giữ được tư thế vững chắc.
Target ZMP control (tạm dịch Cơ chế hướng tới điểm cân bằng) : có nghĩa là khi cơ thể ASIMO không còn đứng vững và rơi về một hướng nào đó, phần trên của ASIMO sẽ tự động di chuyển về hướng ngược lại. Cùng lúc đó, ASIMO sẽ tăng tốc độ di chuyển nhằm nhanh chóng lấy lại cân bằng.
Foot-planting location coltrol (Tạm dịch Cơ chế định vị bước đi) : được kích hoạt khi cơ chế hướng điểm cân bằng bắt đầu hoạt động. Nó sẽ tự động điều chỉnh lại chiều dài mỗi bước đi để lấy lại sự điều hòa giữa tư thế, vận tốc cơ thể và chiều dài mỗi bước đi.
Các giác quan của ASIMO
Một robot đích thực với khả năng thay thế con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau buộc phải có khả năng “nhìn” và phân tích những thông tin mà nó nhìn thấy. Bóng tối, góc nhìn kết hợp với sự di chuyển phải được hiểu rõ. Hãy lấy ví dụ, khi một robot bước chân vào một địa điểm vô danh nào đó, nó phải xác định và nhận diện được các vật thể ở đó, phân tích được những chi tiết như màu sắc, góc cạnh để so sánh với những vật thể mẫu trong dữ liệu của nó. Số lượng vật thể mẫu này có thể lên tới hàng nghìn đồ vật khác nhau.
ASIMO có khả năng “nhìn” và phân tích những thông tin mà nó nhìn thấy.
Hệ thống “nhìn” của ASIMO bao gồm hai camera tương đương với 2 con mắt, được gắn trên đầu của nó. ASIMO sử dụng hệ thống stereoscopic vision (thị lực nổi) và vision algorithm (hệ thống thị lực lập trình) để nhìn, nhận biết và phân tích vật thể. Những chiếc camera này có khả năng nhận biết nhiều vật thể, xác định khoảng cách, nhận diện khuôn mặt, và thậm chí là cả động tác. Hãy thử giơ ra phía trước và ra hiệu cho nó dừng lại, bạn sẽ thấy ngay kết quả. Chính khả năng nhận diện này đã làm cho ASIMO trở nên thân thiện hơn rất nhiều.
ASIMO cũng có thể nhận biết các vật thể di chuyển thông qua việc phân tích các hình ảnh được “chụp” lại bởi các camera, từ đó ước lượng được khoảng cách và phương hướng đối với vật thể đó. Khả năng này cho phép ASIMO có thể “bám đuôi” một người, hoặc dừng việc mình đang làm để nhường đường cho người khác đi qua, hay để chào đón một ai đó.
Không chỉ thị giác, ASIMO còn có nhiều giác quan giúp nó tương tác tốt với môi trường làm việc. Cảm biến bề mặt (floor surface sensors) cho phép ASIMO nhận biết áp lực tương tác lên mỗi bước chân, từ đó điều chỉnh lại các bước đi cho phù hợp. Bộ phận siêu âm hoạt động tương tự như giác quan của loài dơi, giúp ASIMO nhận biết các vật thể xung quanh.
Về một khía cạnh nào đó thì ASIMO cũng có xúc giác. Bộ phận nhận cảm áp lực trên cổ tay ASIMO giúp nó định lượng được lực tác động lên tay. Mỗi khi bắt tay một người nào đó, những thông tin thu được từ các camera và bộ phận nhận cảm này sẽ giúp ASIMO có những động tác “ăn khớp” với người đối diện. Hay như khi đẩy xe chở hàng, bộ phận này cũng giúp ASIMO xác định lực cần thiết để đẩy chiếc xe. Ví dụ như khi lên dốc, ASIMO có thể xác định được sự thay đổi và tăng thêm lực đẩy.
Một cách khác giúp ASIMO có khả năng nhận biết sự hiện diện của đối tượng đó là thông qua chiếc thẻ kết nối IC. Những chiếc thẻ này sử dụng tín hiệu hồng ngoại để nhận và truyền thông tin. Khi bạn cầm chiếc thẻ này và ghé thăm trụ sở của Honda, ASIMO sẽ tiếp đón và hướng dẫn bạn trong chuyến thăm quan này, ngay sau khi tiếp nhận những thông tin được mã hóa trên chiếc thẻ.
ASIMO được điều khiển như thế nào?
ASIMO không phải là một robot có khả năng tự xử lý. Nó không thể nào tự đưa ra quyết định nên đi đâu hay làm gì. Khi làm việc, ASIMO bắt buộc phải được lập trình từ trước, hoặc phải được điều khiển bằng tay. ASIMO có thể được điều khiển thông qua 4 phương thức chính: Kết nối không dây, điều khiển từ xa, động tác và giọng nói.
Sử dụng hệ thống WiFi chuẩn 802.11 cùng với 1 laptop hay một chiếc máy tính bàn, bạn có thể điều khiển ASIMO, đồng thời quan sát thông qua “đôi mắt” của nó. ASIMO cũng có thể sử dụng kết nối mạng để thu thập thông tin và báo cáo cho bạn, ví dụ như tin tức hay thông tin về thời tiết.
Hệ thống điều khiển từ xa hoạt động cũng tương tự như một chiếc remote điều khiển xe môtô. Bạn có thể ra lệnh cho ASIMO tiến lùi, rẽ sang 2 bên, đi vòng tròn… Tuy được điều khiển, nhưng ASIMO cũng có khả năng tự điều chỉnh những bước đi của mình. Khi bạn ra lệnh cho ASIMO tiến lên phía trước, và nó gặp phải vật cản nào đó, khả năng tự điều chỉnh sẽ dễ dàng giúp ASIMO vượt qua chướng ngại này.
ASIMO có thể nhận ra một vài động tác đơn giản, giúp người sử dụng thuận tiện hơn trong việc điều khiển những chú robot này. Bạn có thể chỉ đến một điểm nào đó để ra lệnh cho ASIMO di chuyển tới, và ASIMO sẽ đi theo chỉ dẫn này. Nếu bạn vẫy tay với ASIMO, nó cũng sẽ vẫy tay chào lại. Thậm chí ASIMO còn có khả năng nhận ra khi nào bạn muốn bắt tay với chúng.
ASIMO còn có khả năng hiểu và thực hiện những lệnh ngắn, đơn gian và đã được lập trình trước. Số lượng những câu lệnh này là vô tận. Để đơn giản hơn, bạn có thể lập trình giọng nói của bạn vào bộ nhớ của ASIMO, từ đó nó có thể dễ dàng nhận ra bạn.
ASIMO chặng đường phát triển
Honda bắt đầu những nghiên cứu của mình từ năm 1986. Những nhà thiết kế hiểu rằng sản phẩm này phải dễ dàng di chuyển trong nhà, và điều đó có nghĩa là công nghệ di chuyển phải thật hoàn hảo. Do đó, mục tiêu đầu tiên của họ chủ yếu tập trung vào đôi chân của ASIMO. Sau khi cơ chế di chuyển đã gần hoàn thiện, tay, đầu và thân mình mới bắt đầu được thêm vào.
Năm 1986 – những bước đi đầu tiên
Sản phẩm đầu tiên ra đời, và nó được đặt tên là E.O. E.O bước đi rất chậm, đôi khi phải mất đến 20 giây để hoàn thành xong một bước. Nguyên nhân là do E.O hoạt động theo cơ chế di chuyển tĩnh. Với cơ chế này, mỗi khi bước về phía trước, nó buộc phải chờ cho đến khi trọng lượng cơ thể cân bằng trở lại trước khi thực hiện bước đi tiếp theo. Và con người, tất nhiên không bước theo cách đó, do vậy những nghiên cứu vẫn tiếp tục.
Năm 1986 – Di chuyển động
Cho đến thời điểm này, các kỹ sư đã phát triển ra một phương pháp di chuyển mới với tên gọi “di chuyển động”. Với công nghệ này, robot (nay có tên gọi là protopype E1) sẽ nghiêng mình về phía trước, thay đổi trọng tâm và di chuyển bước chân tiếp theo. Và do đó, thay vì đổ về phía trước, robot sẽ đi về phía trước.
Năm 1991 – Những bước tiến thực sự
Với các thế hệ E4, E5 và E6, những nhà thiết kế đã thực sự hoàn thiện cơ chế đi lại đến mức robot có thể dễ dàng di chuyển trên một phẳng nghiêng và trên những địa hình không bằng phẳng.
Nhưng để di chuyển được như một con người thực sự, ASIMO cần đến thân mình, tay và đầu. Do đó các kỹ sư thiết kế vẫn cần phải tiếp tục công việc của mình.
Năm 1993 – Một thế hệ mới
Ba thế hệ mới của ASIMO chào đời trong thời điểm này: P1, P2 và P3 với vẻ bề ngoài rất giống với con người. Thế hệ P1 cao đến 1m88 và nặng 175 kg. P2 được thiết kế nhỏ gọn hơn, tuy nhiên lại nặng đến… 210kg, rõ ràng không phải một thứ bạn muốn sở hữu trong căn nhà của mình. Sự ra đời của P3 đã khắc phục những nhược điểm trên: với chiều cao khoảng 1m57, nặng khoảng 130 kg, P3 có khả năng di chuyển nhanh hơn và êm hơn so với 2 người anh em của mình.
Năm 1997 – ASIMO
Thêm nhiều cải tiến được tạo ra, giúp ASIMO có khả năng di chuyển dễ dàng trên gần như bất cứ loại địa hình nào. Các khớp nối được thiết kế một cách tinh vi, những bộ phận nhận cảm phức tạp cùng với một cơ chế vận động hoàn hảo giúp ASIMO có khả năng thay đổi phương hướng di chuyển một cách liên tục và nhẹ nhàng, trong khi những robot khác sẽ phải dừng lại và đổi hướng.
Kích cỡ của ASIMO cũng được giảm đáng kể, giờ đây nó chỉ còn nặng khoảng 52 kg, cao khoản 120 cm. Thiết kế nhỏ gọn này rất phù hợp với mục đích công việc của ASIMO. Chiều cao chỉ ngang tầm với 1 người đang ngồi sẽ giúp nó dễ dàng giúp đỡ những người phải ngồi xe lăn, hay những việc đơn giản hơn như đẩy xe hàng, vặn núm cửa, bật tắt công tắc đèn….
Năm 2005 – Tốt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn
Các kỹ sư thiết kế đã đi xa hơn trong việc hoàn thiện hệ thống di chuyển của ASIMO. Giờ đây nó có thể đi lại với tốc độ trung bình 2.5-2.7 km/h, và chạy được với vận tốc khoảng 6 km/h. Nguồn điện của ASIMO cũng được cải tiến, cho phép gấp đôi thời gian sử dụng trước khi phải sạc. Thẻ kết nối IC được tạo ra cho phép ASIMO dễ dàng nhận diện khách hàng hơn. Những hệ thống cảm biến mới được thêm vào giúp ASIMO tương tác tốt hơn với môi trường xung quanh nó.
Một số điều có thể bạn chưa biết về ASIMO
Các kỹ sư thiết kế ra ASIMO thậm chí đã phải bay đến Vatican để xin ý kiến của giáo hội khi tạo ra một thứ có thể di chuyển giống người đến thế. Và Vatican cho rằng việc này hoàn toàn không có vấn đề gì.
Trong giai đoạn thử nghiệm, ASIMO đã được sử dụng với vai trò tiếp tân trong trụ sở của Honda ở Tokyo. Công việc chủ yếu của những chú robot này là tiếp đón và hướng dẫn khách hàng.
Nếu như ý tưởng về một binh đoàn ASIMO có thể làm bạn phải e ngại, thì giờ đây, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Honda nói rằng họ sẽ không bao giờ nâng cấp ASIMO với mục đích quân sự, và sự thật là những cải tiến của ASIMO chỉ đơn thuần làm cho những “người giúp việc” này hoạt động hiệu quả hơn.
Hệ thống điều khiển thông qua suy nghĩ
Từ năm 2006, Honda đã bắt đầu phát triển ý tưởng này, và họ hi vọng rằng, với khả năng đọc được suy nghĩ của con người, ASIMO sẽ có thể trở thành những trợ thủ đắc lực cho những người tàn tật, những người không còn khả năng điều khiển ASIMO bằng ngay cả bằng giọng nói và động tác.
Kể từ lần đầu tiên ra mắt công chúng, ASIMO đã tham gia vào rất nhiều sự kiện khác nhau. Rất có thể bạn đã từng nhìn thấy chú robot dễ thương này trên truyền hình, khi nó rung chiếc chuông mở đầu sự kiện “New York Stock Exchange” vào năm 2002, hay khi nó xuất hiện trên Disneyland trong chương trình “Chào ASIMO”….
ASIMO mở ra một kỷ nguyên mới trong nền công nghiệp chế tạo robot.
Với những bước tiến vượt bậc của mình, ASIMO đã thực sự mở ra một kỷ nguyên mới trong nền công nghiệp chế tạo robot. Hãy cùng hi vọng vào một ngày không xa, một con robot có khả năng nấu nướng, quét dọn hay vô vàn những công việc không tên khác sẽ không phải chỉ có trên phim ảnh.
Chuyên viên thiết kế NSK của Nhật Bản đã chế tạo thành công một “con chó robot” mới, có khả năng giúp người mù đi lại dễ dàng hơn khi gặp những vật cản phía trước.
NSK đã sử dụng một hình ảnh Microsoft Kinect và thiết bị cảm biến khoảng cách để tạo ra sự mường tượng có vật cản trở ở phía trước với hình ảnh 3D.
Quan sát hình bên dưới chúng ta có thể nhìn thấy “chó robot" đã dẫn một nhà khoa học bịt kín mắt đi lên và xuống cầu thang tại thềm bậc thì di chuyển chậm hơn lúc đi không có vật cản
.
Nhà khoa học này đã bị bịt mắt để bắt đầu đối diện với một số bậc thang tại phòng thí nghiệm của NSK ở Nhật Bản. (Ảnh: Daily mail)
Trên bề mặt phẳng, robot có thể di chuyển nhanh hơn nhờ những bánh xe, nhưng những khớp nối chân được thay đổi khi đi qua chỗ có vật cản. “Chân” của “chó robot” chứa thiết bị cảm biến để tránh những trở ngại khi di chuyển qua.
Khủy chân của “chó” đã nhún thấp xuống chuẩn bị bước lên cầu thang. (Ảnh: Daily mail).
“Chó robot” được điều khiển bằng phần mềm được lập trình sẵn và chịu được sức ép từ cánh tay của người mù. Ngoài ra, nó đưa ra chỉ dẫn cho người sử dụng biết phân biệt giọng nói của người giả phụ nữ.
Tuần trước, nhà sản xuất ô-tô lớn nhất Nhật Bản, Toyota đã tiết lộ kế hoạch một y tá người máy công nghệ cao có khả năng nâng những bệnh nhân tàn tật ra khỏi giường bệnh và có thể giúp họ đi bộ.
Dự kiến, Toyota sẽ giới thiệu giới thiệu và công bố một số phát minh mới vào năm 2013.
Dưới đây là những hình ảnh “chó robot” hướng dẫn người mù vượt chướng ngại vật...
Thiết bị cảm ứng đã giúp chó leo lên bậc thang dễ dàng. (Daily mail)
Với mật độ di chuyển nhanh đã giúp “chó robot” và người mù vượt qua được bậc thang mà không gặp trở ngại nào. (Daily mail)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ vừa hợp tác xây dựng kính viễn vọng lớn nhất thế giới mang tên TMT (ảnh) tại Hawaii với tổng chi phí 1 tỷ USD.
Kính viễn vọng này có chiều cao 30m, đặt ở ngọn núi lửa Mauna Kea. Khi hoàn thành vào năm 2018, nó có tầm hoạt động gấp 9 lần các kính viễn vọng lớn nhất hiện nay, cho hình ảnh rõ nét gấp 3 lần.
Công nghệ mới này được “gã khổng lồ” ngành điện tử Nhật Bản Sony công bố ngày 15/12 trong Hội chợ các sản phẩm vì môi trường tại Tokyo.
Trong thí nghiệm được thực hiện tại hội chợ, cho giấy vụn vào dung dịch hỗn hợp nước và một số loại enzyme, lắc đều và chờ trong vài phút. Hỗn hợp sẽ sản sinh ra một nguồn điện năng đủ để chạy một chiếc quạt nhỏ.
Giấy vụn hoặc các mảnh bìa cứng được sử dụng để cung cấp chất cellulose – một liên kết chuỗi đường glucose có trong vỏ các loại thực vật. Các enzyme sẽ phá vỡ liên kết trong chuỗi đường glucose, sau đó được tác động bởi một nhóm enzyme loại khác để tạo ra các hydro ion và electron. Các eletron này di chuyển quanh một quỹ đạo và sinh ra điện năng, còn các hydro ion kết hợp với phân tử oxi trong không khí tạo thành nước.
Ông Chisato Kitsukawa, phụ trách quan hệ công chúng của Sony cho biết đây là lần đầu tiên công nghệ này được ra mắt. Công nghệ mới này là một phần trong chương chế tạo “pin sinh học” của Sony. Theo ông Kitsukawa, pin sinh học thân thiện với môi trường và rất có tiềm năng phát triển trong tương lai, do không sử dụng kim loại và các hóa chất độc hại.
Tuy nhiên, vẫn còn khá lâu trước khi công nghệ này được đưa vào sản xuất đại trà do công suất điện thấp chưa thể thay thế các loại pin đang phổ biến hiện nay.
Các fan hâm một của bộ phim Minority Report sẽ hình dung ra con robot do thám được sử dụng để tìm nhân vật của Tom Cruise thông qua những sự giống nhau vô tình. Chú robot Asterisk được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Arai Robotic tại Đại học Osaka Nhật Bản, thành tựu đáng ghi nhận ở đây chính là việc mô phỏng một thiết bị máy móc lớn với những chức năng tuyệt vời. Sau 6 năm phát triển, con robot 6 chân này sở hữu một loạt các chức năng đáng kinh ngạc, có thể thực hiện các công việc quan trọng trong đời sống xã hội bao gồm cả tìm kiếm, giải cứu và bảo dưỡng các công trình.
Khi nhìn từ trên xuống ta có thể dễ dàng hiểu tại sao con robot lại được đặt cái tên Asterisk. Với sáu chân được đặt cách nhau một góc 60 độ bao quanh thân robot, mỗi chân có bốn góc quay tự do cho phép robot có thể di chuyển theo bất kì hướng nào. Với thiết kế không phân biệt trên hay dưới, vì thế kể cả khi robot bị lật ngược, những chiếc chân sẽ tự động điều chỉnh và tiếp tục công việc như không hề có chuyện gì xảy ra.
Asterisk có thể vượt qua mọi khó khăn về môi trường hoạt động nhờ vào các hệ thống điều khiển khác nhau: đầu của các chân có các bộ phận cảm biến trọng lực, ba trong số đó có cảm ứng hồng ngoại và 3 đầu chi còn lại được gắn các camera không dây . Về phần thân, robot chứa một bộ phận cảm biến con quay, một tốc kế và ba chiếc camera CCD quanh các chân của nó. Tất cả mọi bộ phận được cung cấp năng lượng bởi một pin Lithium 14.4 V, con robot nặng 4 kg này có thể làm việc trong một khoảng thời gian 15 phút. Thời gian hoạt động của chú robot này hiện vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Hiện tại, Asrterisk có thể đi (với vận tốc 0.5m/s) hay lăn trên các bánh xe được gắn ở các chân, có khả năng nhận dạng các bậc cầu thang, nhặt các vật (“con mồi”) với hai trong số sáu chân, đẩy các khối hình lăng trụ với nhiều cạnh một cách an toàn, tránh các chướng ngại vật, đi từ trên xuống hay đi theo đường thẳng kẻ ô trên mặt phẳng, thậm chí nó còn có thể di chuyển bằng bánh! Nó có thể tự thu gọn mình với chiều cao 78mm để có thể chui vừa các không gian hẹp với mục đích sử dụng như một con mắt trong các trận thảm họa. Có quá nhiều chức năng được gói gọn bên trong con robot này – và rất có thể một trong số các chức năng này sẽ cứu được nhiều sinh mạng trong tương lai.
Các kiến trúc sư Nhật Bản khiến cả thế giới ngỡ ngàng trước công trình đường cao tốc xuyên qua ba tầng lưng chừng một tòa nhà chọc trời giữa trung tâm thành phố Osaka.
Tòa nhà Gate Tower Building cao 16 tầng, nhưng toàn bộ tầng 5, 6 và 7 được thiết kế rỗng, tạo không gian cho một con đường cao tốc chạy xuyên qua.
Công trình do Tập đoàn Hanshin quản lý, là kết quả sau 5 năm thương thuyết giữa tập đoàn này và chủ tòa nhà.
Cầu thang máy cũng được thiết kế hết sức đặc biệt. Nó sẽ đi từ tầng 1 đến tầng 4, rồi “nhảy cóc” một mạch tới tầng 8.
Nhật Bản có mật độ máy bán hàng tự động cao nhất trên thế giới. Ở Nhật Bản, người ta có thể mua được đủ thứ từ ô che nắng, hoa tươi, những món ăn nấu sẵn đến nước giải khát lạnh qua 5 triệu máy bán hàng tự động hiện diện khắp nơi.
Cùng với hoa anh đào, núi Phú Sĩ, những chiếc máy bán hàng tự động đang tạo nên đặc trưng Nhật Bản trong văn hóa mua sắm. Nhật Bản có tỉ lệ tội phạm rất thấp, nhờ đó các công ty đủ sự an tâm để lắp đặt các máy bán hàng tự động khắp mọi nơi: từ các trung tâm thành phố rực rỡ ánh đèn neon mỗi khi đêm về tới những nơi băng phủ quanh năm trên đỉnh núi Phú Sĩ mà không lo chúng bị đập phá hay ăn trộm.
Hàng triệu người Nhật Bản đã tìm thấy ở các máy bán hàng tự động sự tiện lợi đến mức họ khó có thể hình dung cuộc sống đương đại sẽ như thế nào nếu thiếu chúng. Trong số 5 triệu máy bán hàng tự động kể trên, có một nửa là bán đồ uống – trung bình cứ 50 người có một máy. Hiệp hội Các nhà sản xuất máy bán hàng tự động Nhật Bản cho biết các máy bán hàng này tạo ra doanh thu 27 tỷ USD trong năm ngoái.
Các máy bán hàng tự động thế hệ mới nhất thậm chí còn có thể giúp khách hàng lựa chọn hàng hóa nhờ lắp kèm một máy quay phim và một phần mềm nhận dạng giới tính và độ tuổi, với độ chính xác 75%. Thậm chí có máy bán nước giải khát tự động đặt ở ga tàu Shinagawa ở Tokyo còn có thể “đọc” được ý nghĩ của khách hàng nhờ một phần mềm thông minh, qua đó phục vụ món đồ uống trúng ý họ. Hình thức thanh toán đối với máy bán hàng tân tiến này cũng rất đa dạng: khách hàng có thể trả qua thẻ tín dụng, điện thoại di động hoặc tiền mặt.
Để bảo vệ tính riêng tư của người tiêu dùng, các hình ảnh sẽ được xóa ngay lập tức sau khi khách hàng thanh toán, song dữ liệu về giới tính, tuổi tác và lựa chọn hàng của khách hàng vẫn được lưu lại.
Ông Toshinari Sasagawa, giám đốc kinh doanh của JR East Water Business Co, vận hành máy bán hàng tân tiến kể trên cho biết: “Chúng tôi có dữ liệu về hàng hóa được bán, nơi bán và thời gian bán. Trên hết chúng tôi cũng sẽ có được thông tin về xu hướng mua sắm của người tiêu dùng để qua đó phục vụ tốt hơn”.
Ông Sasagawa cũng cho rằng trong tương lai các máy bán hàng tự động ở Nhật Bản có thể được nâng cấp lên mức có thể giao tiếp với con người. Ông nói: “Chúng tôi muốn khách hàng tìm thấy niềm vui trong quá trình mua hàng, chứ không chỉ ấn nút mua hàng đơn thuần như ở các máy bán hàng tự động khác”.
Máy bán hàng tự động còn có thể được tìm thấy với kích cỡ nhỏ hơn. Họ bán các mặt hàng như kem, gạo, máy ảnh dùng một lần, mì ăn liền và thậm chí là Omikuji ( おみくじ, bùa may mắn) bán tại các đền thờ và miếu.
Chiến lược băng thông rộng thay đổi cuộc sống và kinh tế Nhật Bản
Mạng băng thông rộng ở Nhật Bản đã trải qua thời kỳ phát triển nhanh chóng trong khoảng 10 năm và đang bước vào giai đoạn phổ cập. Mạng băng thông rộng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới nổi và làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, nó còn nâng cao tính tiện lợi trong cuộc sống của người dân và đang mang lại sự thay đổi trong cuộc sống.
Lịch sử của băng thông rộng ở Nhật Bản bắt đầu vào năm 2001. “Yahoo!BB” đã mang lại sự thay đổi lớn trong băng thông rộng ở Nhật Bản, trong cùng năm đã cung cấp dịch vụ kết nối tốc độ cao cho các doanh nghiệp như NTT Đông Nhật Bản, eAccess v.v… dập tắt ngọn lửa cạnh tranh của DSL tốc độ cao. Vì vậy, tại Nhật Bản, năm 2001 được gọi là “năm băng thông rộng thứ nhất”. Theo số liệu điều tra về việc sử dụng dịch vụ truyền thông được thực hiện trong năm 2010, người dùng sử dụng internet để tải về âm nhạc, phim ảnh, trò chơi… đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, trong mua sắm trực tuyến, số người sử dụng băng thông hẹp là 36,8% còn số người sử dụng băng thông rộng đã đạt đến 52,5%. Từ những điều này ta có thể hiểu được băng thông rộng đã làm thay đổi cuộc sống của người Nhật Bản như thế nào.
Khi nói về băng thông rộng chắc chắn không thể bỏ qua truyền thông di động. Tại Nhật Bản, năm 2009 được gọi là “năm băng thông rộng di động thứ nhất”, tốc độ truyền thông của năm đó đạt tối đa là 10Mbps. Số người sử dụng Internet từ điện thoại di động trong năm 2010 vượt quá 40 triệu người. Số lượng người dùng điện thoại tính năng trong năm 2011 đạt khoảng 40 triệu người (trong đó, khoảng 60% của người sử dụng điện thoại thông minh). Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ việc này đã đạt khoảng 3.656,7 tỷ yên. Tính đến ngày 31/03/2012, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh tại Nhật Bản đạt 25,22 triệu người (chiếm 22,5% tổng số) và dự kiến tỷ lệ này sẽ đạt 55,8% vào tháng 3/2015.
Sự phổ cập của mạng băng thông rộng ở Nhật Bản được kết hợp với hoạt động xúc tiến một cách tích cực của chính phủ. Nhật Bản đã thành lập “Đạo luật cơ bản về sự hình thành của các mạng xã hội thông tin truyền thông tiên tiến” vào tháng 1/2001, xây dựng “Chiến lược cải cách mới về IT” trong năm 2006, công bố “Kế hoạch khẩn cấp 3 năm” vào năm 2008, “Chiến lược e-Japan đến năm 2015” vào năm 2009 và “Lộ trình chiến lược công nghệ thông tin truyền thông mới” vào năm 2010. Dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng năm mà chính phủ Nhật Bản ban hành một mục tiêu mới.
Tại Nhật Bản, đầu tư vào băng thông rộng đang được thúc tiến bởi các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân dựa trên các mục tiêu của Chính phủ sẽ thực hiện đầu tư vốn. Để hỗ trợ ngành công nghiệp mới nổi, chính phủ đã áp dụng các chế độ ưu đãi về thuế và hỗ trợ kinh phí nhất định ngay cả đối với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp của chính phủ trong tổng thể là rất thấp. Hiện nay, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã chiếm 10% GDP của Nhật Bản và liên tiếp ra đời các ngành công nghiệp mới nổi khác liên quan đến công nghệ thông tin. Có được điều này chính là do sự hỗ trợ kỹ thuật từ mạng băng thông rộng. Nền kinh tế Nhật Bản đã có thêm một sức sống nhờ mạng và cuộc sống của người dân được thêm phong phú cũng nhờ mạng.
Cuộc sống ở Nhật Bản không thể không kể đến tàu điện, phương tiện thông dụng nhất của người dân Nhật Bản. Tàu điện phổ biến nhất trong các loại phương tiện giao thông ở Nhật Bản bởi nó rẻ mà lại tiện lợi nhất. Tàu điện ở Nhật gồm loại tàu thường và tàu cao tốc. Tàu thường hay còn gọi là tàu Local thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua. Khoảng cách các ga trong thành phố chỉ cách nhau khoảng 1km và ngoại ô là khoảng 2,3 km. Tàu nhanh và tàu cao tốc thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản.
Tàu siêu tốc Sinkansen là tàu chạy nhanh nhất trong các tàu thương mại. Vận tốc của tàu Shinkansen là khoảng 300Km/h. Ngồi bên trong hành khách sẽ có cảm giác tai bị ù do tốc độ của tàu khá lớn. Do vận tốc cao nên giá cả của tàu Shinkansen cũng không thua kém vé máy bay, nhưng để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian đi lại, Shinkansen vẫn là một phương tiện. được ưa chuộng với người dân Nhật Bản đặc biệt là tầng lớp thương gia.
Trong tàu điện luôn bố trí máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông, vì vậy cho dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu, bạn vẫn có thể yên tâm khi lên tàu điện ở Nhật Bản. Hai bên tàu điện luôn có các bảng điện tử chỉ dẫn khi đến các ga khác nhau, tiện lợi cho hành khách trong việc tra cứu lộ trình đi của mình.
Tàu điện ở Nhật “cứng nhắc” y như người Nhật về cách bảo đảm giờ giấc luôn chính xác. Tàu chỉ bị trậm trễ hoặc đình trệ trong trường hợp bất thường xảy ra, và trong các trường hợp đó, nhân viên nhà ga sẽ luôn phát thanh xin lỗi hành khách. Nếu lần đầu đến Nhật và lên thử tàu điện ở Nhật, chắc hẳn bạn sẽ thấy hài lòng với phương tiện đi lại thuận tiện này.
Khi lên tàu điện ở Nhật, mọi người đều xếp thành hai hàng và không được phép chen ngang. Khi tàu điện đến, những người lên tàu đứng nép vào hai bên nhường cho người xuống tàu xuống hết mới lên tàu. Đó được coi là Văn hóa khi đi tàu điện của người Nhật.
Tàu điện vào giờ cao điểm rất đông, đông đến nỗi giống như một cái hộp nhồi nhét đầy người. Đứng ở trong đó, bạn có thể bị chen lấn đến không thở nổi, nhưng đó dường như là chuyện bình thường ở Nhật, không ai tức giận hay có thái độ khó chịu cả.
Khi lên tàu điện ở Nhật, bạn sẽ thấy người Nhật sử dụng thời gian trên tàu như thế nào. Phần lớn là họ tranh thủ ngủ. Nhất là khi đi tàu điện vào giờ “buồn ngủ” như sáng sớm thì hầu hết mọi người đều tranh thủ thời gian để “ngủ”. Trông họ có vẻ ngủ rất say nhưng vẫn nghe thông báo ga đến và xuống đúng ga.
Hiện tượng thứ hai cũng rất phổ biến, đó là gửi tin nhắn bằng điện thoại di động. Người Nhật rất biết giữ ý là trên tàu điện thường tránh nghe điện thoại vì nó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thế nên phương tiện thông tin không mấy ảnh hưởng đó là gửi tin nhắn bằng điện thoại được người Nhật tận dụng một cách triệt để. Nhiều khi đứng trên tàu nhìn cảnh ai cũng chăm chăm vào cái điện thoại cũng hết sức thú vị.
Ngoài ra, thời gian trên tàu điện còn được người Nhật sử dụng để tranh thủ đọc sách, báo, trang điểm, thậm chí nhiều doanh nhân còn mang máy tính xách tay để làm việc, tận dụng thời gian rỗi trên tàu.
Tàu điện ở Nhật không chỉ là đặc trưng của sự phát triển công nghệ của nuớc Nhật, mà còn là nơi bạn có thể quan sát tổng thể văn hóa hiện đại và thói quen sống của người dân Nhật Bản. Nếu muốn tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, hãy lên tàu điện và quan sát – chỉ với một khoảng thời gian ngắn thôi, bạn vẫn có thể hiểu ra nhiều điều về Nhật Bản đấy.
Ở Nhật, khi mua vé tàu bạn không phải mất công tới quầy bán vé mà tại tất cả các nhà Ga máy bán vé tự động cùng với bản đồ tàu chạy được bố chí tại các điển thuận tiện nhất cho người người mua vé, phương thức mua vé bạn chỉ cần đưa tiền(tiền xu và tiền giấy đều được) vào máy bán vé tự động và chị cần nhìn bản đồ vị trí bạn đến đề giá bao nhiều rồi bấn vào số tiền đó trên màn hình ngay lập tức vé tương ứng với số tiền đó sẽ được đưa ra cho bạn. Điểm đáng nói ở đây là những chiếc máy này dù bạn có đưa tờ tiền chị giá cao thì máy cũng sẽ tự động trả lại tiền cho bạn đủ không thiếu một yên nào cả.
Nhiệm vụ của người nhân viên nhà ga là gì? Họ giải quyết những vấn để chung như cung cấp thông tin, chỉ dẫn, kiểm soát, giải quyết những vấn đề mà khách hàng yêu cầu…
Trong trường hợp bạn mua nhầm vé, bạn có thể gặp nhân viên nhà Ga họ sẽ hủy vé và trả lại tiền cho bạn. Nếu bạn mua vé nhầm, số tiền ít hơn so với số tiền nơi bạn cần đến thì bạn cũng không phải lo, bạn cứ lên tàu và đi, khi đến nơi bạn chị cần tới gặp nhân viên phòng vé tại khu vực soát vé và trả họ số tiền bạn còn thiều là bạn có thể rời khỏi nhà Ga được.
Khi Bạn vào hoặc rời khỏi nhà Ga bạn phải đi qua một hệ thống máy soát vé tự động bằng cách đưa vé vào khe kiểm tra vé của máy, nếu vé hợp lệ 2 cánh của chắn của máy sẽ mở và bạn có thể ra hoặc vào. Nếu không hợp lệ 2 cánh cửa sẽ không mở và máy kêu và phát tín hiệu đến phòng an ninh được đặt bên cạch hệ thống máy soát vé.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.