Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

Giới thiệu con người đất nước văn hoá Nhật Bản (日本及び日本の文化を紹介)


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。

Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)

1. Phong tục

Buổi hòa nhạc Bản giao hưởng số 9 của Bethoven


Hòa mình vào Bản giao hưởng số 9 của Bethoven vào những ngày lễ giáng sinh hay cận cuối năm như là một điều hiển nhiên của người Nhật. Người ta cảm thấy vẫn chưa kết thúc năm cũ nếu như không được nghe bản nhạc này. Vào dịp cuối năm có đến 300 các buổi biểu diễn nhạc Bethoven lớn nhỏ trên khắp cả nước.

2. Thức ăn

Bánh giáng sinh

Trong lễ giáng sinh, thay bằng những chú gà Tây to, béo ngậy của người phương tây, người Nhật có phong tục trao tặng “bánh Giáng Sinh”. Đó là những chiếc bánh bông lan, trên mặt phủ Sô – cô – là hoặc đính ông già Noel, những trái dâu tây…Người Nhật Bản còn có một truyền thống khá kỳ lạ vào Giáng Sinh đó là ăn gà rán Kentucky. Đây là ngày mà mọi người đều đặt hàng những xô gà rán để ăn cùng gia đình mình vào lễ Giáng Sinh

3. Cây thông noel



Cây thông noel trang trí theo phong cách Nhật Bản

Một phần không thể thiếu trong dịp giáng sinh đó là những cây thông Noel. Được trang trí bằng các món đồ chơi bằng giấy, các hình mẫu origami, quạt giấy. Các cây thông được dặt tại các trung tâm thành phố, nhà thờ để cầu chúc may mắn cho một năm mới.

4. Quà


Quà tặng giáng sinh cho trẻ em

Ở Nhật Bản, vào ngày lễ giáng sinh, các cửa hàng bán rất chạy các món quà dành cho nam, nữ và đặc biệt là trẻ em.

5. Khúc hát giáng sinh

Dù đến bất kì đâu trong dịp lễ giáng sinh bạn sẽ được hòa mình vào bản nhạc “Silent Night” cả bằng ngôn ngữ tiếng Nhật và Anh.

https://youtu.be/7ctyO4rRgsM?list=RDf8O0BwUlPpg


6. Ngày lễ tình nhân



Ngày lễ cho các tình nhân
ở Nhật, giáng sinh không mang nhiều màu sắc tôn giáo mà nó giống một ngày lễ.Đó là một đêm tốt lành giành cho những đôi yêu nhau. Chính vì vậy trong ngày này những người độc thân cảm thấy rất cô độc.


Nguồn: japan.net.vn




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản




Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)

Có thể bạn sẽ bất ngờ bởi những việc làm dưới đây của người dân Nhật Bản.
1. Quy tắc khi đi thang cuốn




‘ Khi đi thang cuốn, bạn hãy nhớ đứng ở phía bên trái và đi ra phía bên phải nếu muốn chạy nhanh hơn. Người Nhật tuân thủ điều này khá nghiêm ngặt vì theo họ nó thể hiện phép lịch sự với những người xung quanh.


2. Hút thuốc mọi lúc, mọi nơi




‘ Có một điều kỳ lạ là mặc dù người Nhật rất tôn trọng không gian riêng tư nhưng họ lại thích hút thuốc mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong nhà hàng sang trọng. Vậy nên nếu bạn khó chịu khi ngửi mùi thuốc lá, hãy hỏi nhân viên nhà hàng về chỗ ngồi riêng cho người không hút thuốc hoặc học chút tiếng Nhật để yêu cầu người ngồi gần bạn dập tắt thuốc.


3. Không lái xe đạp trong công viên




‘ Ở Nhật, bạn có thể đi xe đạp tại hầu hết các con đường, ngoại trừ công viên. Chỉ cần lượn vài vòng xe trong công viên ở Nhật, bạn sẽ bị bảo vệ tuýt còi và đề nghị rời công viên. Bởi thế, những con đường nở rộ sắc anh đào trong những không gian thanh bình tại các công viên ở Nhật luôn dành cho những người đi bộ.


4. Không đưa tiền “boa”




‘ Ở Nhật Bản, việc đưa tiền “boa” cho nhân viên phục vụ có thể bị coi là hành động xúc phạm. Vì vậy, bạn đừng bao giờ để lại chút tiền lẻ cùng hóa đơn như ở các nhà hàng tại những nước khác.


5. Đường phố không có thùng rác




‘ Ở xứ sở hoa anh đào, rất khó cho bạn để tìm được thùng rác và ném đi một chiếc chai rỗng. Đường phố Nhật Bản luôn sạch sẽ và dường như không hề có một chiếc thùng rác nào.


6. Cách thanh toán tiền




‘ Thông thường, ở Tokyo, bạn không đưa tiền trực tiếp cho nhân viên trong nhà hàng hoặc cửa hàng quần áo mà thả tiền vào chiếc khay nhỏ bên cạnh họ. Nếu bạn vẫn muốn đưa trực tiếp cho họ vì lo sợ mất, đặc biệt khi bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy đưa bằng cả hai tay và gật đầu nhẹ để thể hiện sự tôn trọng.


7. Ăn, uống trên tàu

Ở đất nước bận rộn này, việc ăn, uống trên tàu là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nói điện thoại to, gây ồn ào trên tàu. Hầu hết người Nhật đều để điện thoại ở chế độ im lặng khi sử dụng loại phương tiện công cộng này.

8. Không xô đẩy bằng tay




‘ Người Nhật Bản có thói quen xếp hàng rất trật tự và không chen lấn, xô đẩy. Khi ở trên tàu quá đông, nếu phải đẩy, bạn chỉ được đẩy nhẹ bằng vai, lưng, tuyệt nhiên không được đẩy bằng tay. Và trong trường hợp này, bạn đừng quên câu nói: “sumimasen” (xin lỗi) để tỏ sự tôn trọng.


Nguồn: vtv.vn



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)

Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờ Telegraph: “Tại sao không có hôi của (ăn cắp) ở Nhật Bản?”. Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ông West.






Lúc gian khó mới tỏ lòng người, lấy lửa thử vàng, vàng vẫn còn nguyên vẹn. Khi trận động đất sóng thần năm 2011 xảy ra, người Nhật Bản đã cho tất cả các dân tộc trên thế giới một bài học sâu sắc về đạo đức và những chuẩn tắc làm người.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới mỗi khi có thiên tai đến là người ta lại chứng kiến những cảnh rối ren, hỗn loạn, cướp giật, hôi của tràn lan. “Nhưng ở xứ sở mặt trời mọc thì lại khác. Nơi ấy, hàng vạn người đã mất hết nhà cửa, và thậm chí mất hết người thân…vậy mà họ vẫn lặng lẽ xếp hàng nhận từng nắm cơm trắng, cuộn mình trong những chiếc chăn mỏng thành hàng, thành lối trong chỗ trú nạn. Không hỗn loạn, không tranh cướp, không một ai tích trữ, không một ai kêu than. Có chăng chỉ là những dòng nước mắt lặng lẽ như lặn vào sâu thẳm

Cảnh tượng truyền thông thế giới ghi nhận không phải là cảnh tượng hỗn loạn, cướp giật, hôi của, mà là cảnh đoàn người trật tự xếp hàng chờ hàng cứu trợ. Dù khi tới phiên mình có thể lương thực đã hết nhưng họ vẫn kiên nhẫn xếp hàng. Nhiều câu chuyện kể lại có nhiều người đã nhường khẩu phần của mình cho người khó khăn hơn.

Tại một cửa hàng khác đã tan hoang vì động đất, người ta thấy một máy ATM và nhiều thùng lương thực bên trong vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù xung quanh không có ai bảo vệ.

Tờ Telegraph ghi nhận: Hàng hóa dù rất khan hiếm, lương thức thiếu thốn, như không hề có tình trạng đầu cơ tăng giá bán – các siêu thị giảm giá 20% và các chủ máy bán nước tự động phát không nước uống cho mọi người – tất cả cùng đoàn kết để tồn tại.

Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ: “Không thấy cảnh cướp bóc, chen lấn, xô đẩy nơi mua thức ăn hay trong ga điện ngầm đang tắc nghẽn. Mọi người xử sự rất bình tĩnh dù ai cũng đều căng thẳng và lo lắng. Giá cả thị trường Nhật Bản cũng không nhân dịp này mà tăng.

Anh Hà Minh Thành một người Việt ở Nhật Bản đã gửi mail kể một câu chuyện như sau: “Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói.

Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.

Câu chuyện này được rất nhiều báo chí trong nước đăng tải, gây xúc động mạnh mẽ, xem đây là điều huyền hoặc diễn ra tại Nhật Bản.

Một câu chuyện khác đăng trên blog của cô gái lấy tên Shopia. Chuyện kể về bạn của Sophia, cùng với mẹ và đứa em trai 2 tuổi bị mắc kẹt trong cơn sóng thần và đang tìm mọi cách để trèo lên ban công tòa nhà gần nhất. “Họ không ngừng kêu cứu, và một người đàn ông đã nhìn thấy họ từ ban công căn nhà phía sau. Rồi người đàn ông đó ngay lập tức nhảy khỏi ban công xuống nước, giúp bạn tôi, mẹ cô ấy và cậu em trai trèo lên ban công vào căn nhà. Nước lúc đấy càng ngày càng mạnh, không thể đứng vững được nữa. Trong hoàn cảnh đó, người mẹ đã kiên quyết để hai đứa con mình lên trước rồi người đàn ông xa lạ đứng dưới đỡ bà lên. Khi chỉ còn người đàn ông ở bên dưới, và người mẹ đang nắm chặt tay ân nhân để kéo lên, “bất chợt một chiếc ô tô (trong hàng trăm chiếc) bị nước cuốn tràn tới đúng hướng người đàn ông đó. Mọi người ở bên trên gào thét, nhưng rồi đột nhiên, người đàn ông ấy giật khỏi tay mẹ bạn tôi, để bà ấy không bị kéo theo xuống nước. Chiếc ô tô đâm vào ông ấy và cuốn ông hất đi.

Trước đó, họ là những con người hoàn toàn xa lạ, có gia đình riêng, có cuộc sống riêng… nhưng khi thảm họa bất ngờ ập đến, đứng trước những lựa chọn giữa sự sống và cái chết, họ có thể chấp nhận tặng cả cuộc sống cho nhau. Những câu chuyện ấy ngày nay tưởng chừng chỉ có trong trí tưởng tượng thì lại xảy ra ở Nhật Bản.

Truyền thông thế giới đều ngả mũ thán phục kỳ tích Nhật Bản

Ông Ed West viết trên tờ Telegraph: “Tinh thần đoàn kết của người Nhật thật mạnh mẽ. Sức mạnh của xã hội Nhật Bản có lẽ gây ấn tượng còn hơn cả sức mạnh công nghệ của họ.”

Còn tổng biên tập báo Bangkok Post Pichai Chuensuksawadi không thể tin được đã phải thốt lên:“Chẳng phải đã bao nhiêu lần chúng ta thấy cảnh hôi của, cướp giật và bạo lực sau một thảm họa thiên nhiên đó sao?”

Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờ Telegraph: “Tại sao không có hôi của ở Nhật Bản?”.Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ông West.

Giáo sư Gregory Pflugfelder chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia (Mỹ), nhận định: “Hôi của (ăn cắp) đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắc rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có từ nào để mô tả chính xác hành động này.

Điều gì tạo nên kỳ tích Nhật Bản?


Sau trận động đất gây sóng thần ở Nhật Bản, thế giới lao vào tìm hiểu xem điều gì đã tạo nên kỳ tích ở Nhật Bản, và họ đã tìm được câu trả lời: Đó là đức tin và giáo dục đạo đức.

Đức tin

Đa số người Nhật theo Thần Giáo, Phật Giáo. Ngoài ra Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín của Nho giáo (do Khổng Tử đề xướng). Với những ai sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuyết vô Thần thì khi nói đến “đức tin” họ chỉ phì cười, đơn giản bởi vì họ không còn tin nữa, mà không nghĩ rằng bản thân mình đã bị học thuyết vô thần tẩy não cắt đứt mất mối liên hệ với cội nguồn văn hóa truyền thống dân tộc, đến mức không còn hiểu tin để làm gì.

Còn tại các nước khác như Nhật Bản thì “đức tin” đó là tự nhiên và đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người. Người Nhật đã sử dụng “đức tin” của mình khi đối mặt tất cả những vấn đề trong cuộc sống, kể cả những tình huống hiểm nguy nhất.

Một dân tộc không có “đức tin”, lại còn bị ảnh hưởng của học thuyết đấu tranh thay cho văn hóa cổ truyền dân tộc, thì con người sẽ đấu tranh với nhau, người với người xem nhau như thù địch, bằng mặt không bằng lòng, không thể đoàn kết.

Một dân tộc có “đức tin” thì dân tộc đó vẫn còn có chuẩn mực đạo đức, nếu một dân tộc không còn “đức tin” thì càng ngày càng sa đọa, đạo đức tụt trên dốc lớn.

Giáo dục lấy đạo đức là cốt lõi


Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.

Tư tưởng của người Nhật vẫn còn mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền của dân tộc mình. Tinh thần kế thừa và phát triển văn hóa cổ truyềnlà một trong những mục tiêu chủ yếu nhất trong giáo dục, đạo đức là cốt lõi là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên.

Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”.

Phương châm của người Nhật là: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…

Trẻ em Nhật Bản ngay từ mẫu giáo đã được giáo dục những quy tắc ứng xử căn bản. Trẻ em được dạy khi gặp tình huống nào phải xin lỗi hay cảm ơn, và áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế mà trẻ em đã biết những gì tốt đẹp nên làm, và những gì không nên làm từ rất sớm.

Trẻ cũng được thực hành thói quen giúp đỡ người khác như phục vụ đồ ăn cho các bạn.

Khi học tiểu học, trẻ em được giáo dục nhân cách và tính sáng tạo, ứng xử văn minh.




Không nên làm những điều xấu như chơi xấu bạn, ăn cắp, vẽ bậy… Ảnh Nguyễn Thị Thu – kilala





Luôn quan tâm giúp đỡ người xung quanh. Ảnh Nguyễn Thị Thu – kilala

Sách giáo khoa môn đạo đức là rất quan trọng, các giáo viên luôn nhắc nhở học sinh rằng “Bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, bao nhiêu lần đi nữa các em hãy giở cuốn sách đạo đức, để suy nghĩ xem trong cuộc sống điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta, và hãy phát huy nó trong đời sống của bản thân mình.”

Lên cấp 2 trẻ được học cách ứng xử với những lời phê bình, tôn trọng người khác và tôn trọng sự thật.

Đạo đức là môn học bắt buộc và được chú trọng, nhưng lại không có giáo trình thống nhất, điều này giúp giáo viên linh động sáng tạo được các bài giảng riêng phù hợp với học sinh. Trong đó văn hóa cổ truyền của dân tộc luôn là kho tàng quý giá được các giáo viên vận dụng vào các bài giảng và thực hành.

Học sinh sớm học các tình huống ứng xử khác nhau, mỗi tình huống đều vận dụng đạo đức để xác định mình nên hành xử thế nào cho đúng.

Hiệu quả có được từ giáo dục đạo đức

Do được giáo dục đạo đức từ nhỏ rất kỹ về lý thuyết, đặc biệt về thực hành, liên hệ thực tiễn, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, học sinh được thực hành hành vi đạo đức ở mọi lĩnh vực nên hành vi đạo đức được hình thành ở mọi học sinh.

Không có hiện tượng quay cóp, ăn cắp, bạo lực học đường. Học sinh thể hiện tình yêu thương, kính trọng thầy cô, tình thân ái với bạn bè đúng mức. Các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh là ít và cá biệt chứ không nổi cộm.

Ở ngoài xã hội, học sinh Nhật luôn là người ứng xử có văn hóa. Người Việt Nam hay nước ngoài đến Nhật Bản có thể thấy có nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, hay những cây hoa cảnh khoe sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi. Nhưng không hề có ai có suy nghĩ hái những bông hoa hay trái cây đó cả.

“Đức tin” và giáo dục đạo đức đã tạo nên một kỳ tích Nhật Bản, một kỳ tích mà bất kỳ một nhà giáo dục hay một nhà lãnh đạo nào trên thế giới cũng đều ngưỡng mộ và mong muốn.


Nguồn: nhatban.net.vn



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Cuộc sống (生活)Lịch sử (歴史)Kiến trúc (建築)広島県 (Hiroshima)観光情報

Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được biết đến với tên gọi “Vòm bom nguyên tử” ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Khu tưởng niệm này là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima.

Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 8 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp Hiroshima.



Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ.



Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima tọa lạc ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Công trình này được thành lập tháng 8 năm 1955 cùng với sảnh tưởng niệm hòa bình Hiroshima (hiện nay là Trung tâm hội nghị quốc tế Hiroshima). Bảo tàng trưng bày những hiện vật của trận ném bom nguyên tử, với mục đích góp phần vào việc tuyên truyền loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố Hiroshima. Tòa nhà chính do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ngược dòng thời gian trở về với ngày đau thương nhất của thành phố Hiroshima, đúng 8h15 sáng giờ địa phương ngày 6 tháng 8 năm 1945, pháo đài B29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian bay đến Hiroshima đã thả quả bom “Little Boy”, nặng 9.700 pound (tương đương khoảng 4404 kg) chất phóng xạ nguyên tử xuống thành phố. Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300.000 dân, 45.000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng.



Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy”. Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70.000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140.000, 60% thành phố bị phá hủy. Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khác. Đài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữa trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài tưởng niệm đơn giản nhưng ấn tượng với một vòm như hình chữ “V” ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố lịch sử này.



Ngày nay, Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Cuộc sống (生活)大阪府 (Osaka)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Thành Osaka (大阪城 - Osakajou) là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất khi nói đến Osaka. Thành Osaka gắn liền với tên tuổi của Hideyoshi Toyotomi – một lãnh chúa lớn thời Chiến quốc, được mệnh danh là người thứ hai thống nhất Nhật Bản.


Thành Osaka là biểu tượng chính tại thành phố Osaka

Thành Osaka được xây dựng vào cuối Thế kỷ 16 bởi Toyotomi Hideyoshi, một vị lãnh chúa nổi tiếng đã cai trị toàn bộ đất nước Nhật Bản trong những năm 1590. Lâu đài này đã từng bị thiêu hủy và xây dựng lại nhiều lần, lần đầu tiên là vào năm 1620, sau hàng loạt các trận chiến và lần thứ hai là vào năm 1931, sau khi tòa nhà chính của lâu đài bị sét đánh trúng và thiêu rụi vào năm 1665.







Thành Osaka có chiều cao khoảng 40m, có tổng cộng 8 tầng, từ tầng một lên tầng bảy là nơi trưng bày các loại vũ khí, áo giáp và các vật dụng dân gian của thế kỷ trước. Riêng tầng 8 được thiết kế như một đài quan sát và ngắm cảnh. Mái ngói của 8 tầng lầu được thiết kế theo phong cách truyền thống Nhật Bản và tất cả đều được mạ vàng ròng.


Hàng cây lá đỏ tuyệt đẹp trước cổng vào thành


Những hàng cây Sakura chuyển sắc đỏ vào mùa thu bao quanh công viên thành Osaka

Thành Osaka mới vừa được sửa chữa lại một cách toàn diện vào năm 1997, tất cả các bức tường bên ngoài đều được tu bổ lại, vật dụng trang trí được khôi phục và các lá vàng đều được dát mới… Nỗ lực sửa chữa của chính phủ đã đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho tòa lâu đài, khôi phục được vẻ đẹp tinh khôi của những bức tường trắng cùng nét óng ánh của sắc vàng, đồng thời, cả lâu đài cũng được nâng cấp chiếu sáng cả trong lẫn ngoài, làm nổi bật hơn hình tượng đại biểu của thành phố Osaka.





Hoa anh đào là đặc trưng nổi bật nhất của thành Osaka

Xung quanh lâu đài Osaka là một công viên rộng lớn với diện tích khoảng 60,000 mét vuông, được bao phủ bởi rất nhiều rừng hoa anh đào. Vào mùa xuân, nơi đây trở thành một trong những địa điểm đẹp nhất để ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản.











Thành Osaka được xem là địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất tại Nhật Bản




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản






Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Cuộc sống (生活)Lịch sử (歴史)Giải trí (娯楽)Tin tức sự kiện (イベント情報)

1. Kịch Noh (能楽)

Đây là một sân khấu nghệ thuật cách điệu có lịch sử 700 năm. Kịch Noh có biểu tượng rất đa dạng, được bắt nguồn từ nghi lễ của đạo Shinto cổ xưa và được thực hiện trên một sân khấu lợp mái giống như một ngôi đền Shinto. Diễn viên đeo mặt nạ, khoác trên mình trang phục lộng lẫy và sang trọng với những chuyển động rất nhẹ nhàng uyển chuyển theo một phong cách rất riêng.



Theo truyền thống, diễn viên kịch Noh và nhạc công không bao giờ luyện tập cùng nhau. Thay vào đó, mỗi diễn viên, nhạc công, và dàn hợp xướng tập riêng những động tác, bài hát, điệu múa cơ bản của mình hay dưới sự dạy bảo của những người đi trước. Do đó, nhịp độ của buổi diễn không bị bất kỳ cá nhân nào chi phối mà là sự phối hợp giữa tất cả mọi người. Theo đó, Nō là một ví dụ cho nền mỹ học truyền thống Nhật .

Hình thức nghệ thuật cổ điển này được biểu diễn tại Nhà hát quốc gia Noh ở Tokyo, Nohgakudo Hosho, Nohgakudo Kanze, và Nohgakudo Kita. Trong vùng Kansai, kịch Noh được dàn dựng và tổ chức tại Kaikan Kanze ở Kyoto và Osaka Nohgaku Kaikan. Tuy nhiên, kịch Noh được đánh giá cao nhất là tại các buổi biểu diễn ngoài trời tại các ngôi chùa được tháp đuốc sáng rực.

2. Kabuki (歌舞伎)

Kabuki là chương trình kịch cổ điển thế tục của Nhật Bản với gương mặt được trang điểm sinh động, trang phục đẹp mát và cảnh dựng lôi cuốn cộng với hành động gây cấn đầy kịch tính như đấu kiếm, khiêu vũ và thậm chí các diễn viên còn bay từ phía khán giả vào sân khấu và ngược lại.



Ngày nay, kabuki vẫn tương đối được ưa chuộng —nó là loại hình kịch truyền thống Nhật Bản được ưa chuộng nhất- và các ngôi sao thường xuất hiện với các vai trên TV hay màn ảnh rộng. Kabuki đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24 tháng 11, 2005.

Ở Tokyo, nơi lý tuởng nhất để xem kịch Kabuki là Kabukiza ở Ginza. Nhà hát này luôn có những vở diễn quanh năm. Tương tự, ở Ginza cũng có Shimbashi Embujo là Nhà hát Quốc gia gần Cung điện Hoàng gia thỉnh thoảng tổ chức cho các công ty du lịch.

3. Bunraku (文楽)

Bunraku (文楽 "Văn lạc"), còn được gọi là Ningyō jōruri (人形浄瑠璃, Nhân hình tịnh lưu ly), là một thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản, khởi phát ở Osaka năm 1684. Đây là nghệ thuật kịch rối chuyên nghiệp của Nhật Bản. Các con rối bằng gỗ và gốm trong vai các nhân vật chính sẽ do 3 người điều khiển kết hợp với một người kể chuyện và một người đệm đàn Shamisen.

Nhà viết kịch Bunraku nổi tiếng nhất là Chikamatsu Monzaemon. Với sự nghiệp hơn một trăm vở kịch, đôi khi ông được gọi là Shakespeare của nước Nhật



Osaka là nhà của đoàn kịch do chính phủ tài trợ tại Nhà hát Bunraku Quốc gia. Đoàn kịch thường diễn từ năm vở trở lên mỗi năm, mỗi vở diễn trong vòng từ 2 đến 3 tuần ở Osaka trước khi chuyển đến Tokyo diễn tại Nhà hát Quốc gia. Đoàn kịch Bunraku Quoocsi gia cũng lưu diễn trên toàn nước Nhật và đôi khi cũng ra nước ngoài.

Địa điểm biểu diễn:

Bunraku được biểu diễn tại Nhà hát Quốc gia Bunraku ở Osaka và Nhà hát Quốc gia ở Tokyo.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Tôn giáo (宗教)京都府 (Kyoto)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Nằm dưới chân những ngọn đồi về phía Đông cố đô Kyoto, Ginkaku-ji được xây dựng vào năm 1840, là 1 trong 2 công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thành phố này. Dù có tên là chùa Bạc nhưng không có dấu vết bạc ở đây. Thực ra, theo như kế hoạch ban đầu, nó sẽ được dát bạc và làm nơi nghỉ dưỡng cho một quan chức.

Ginkaku-ji ( 銀閣寺) , là một ngôi đền Zen trong phường Sakyo của Kyoto , Nhật Bản . Nó là một trong những công trình đại diện cho văn hóa Higashiyama của thời Muromachi .




Ashikaga Yoshimasa bắt đầu kế hoạch cho việc tạo một biệt thự nghỉ hưu và các khu vườn vào đầu năm 1460 và sau khi ông chết, Yoshimasa sẽ sắp xếp cho khách sạn này để trở thành một ngôi chùa Thiền.

Tầng Kannon-den là cấu trúc ngôi đền chính. Bắt đầu xây dựng vào ngày 21 tháng hai năm 1482 ( Bummei 14, 4 ngày của tháng thứ 2 ). Thiết kế của cấu trúc theo kiểu chùa vàng Kinkaku-ji đã được xây dựng bởi ông nội của ông Ashikaga Yoshimitsu .

Trong thời gian chiến tranh Onin , việc xây dựng đã được tạm dừng. Mặc dù ý định của Yoshimasa xây dựng ngôi chùa được bao phủ xung quanh bởi bạc lá , công việc này đã bị trì hoãn quá lâu rằng các kế hoạch đã không được hoàn thành trước cái chết của Yoshimasa.




Như Kinkaku-ji, Ginkaku-ji đã được xây dựng để phục vụ như một nơi nghỉ ngơi. Trong triều đại của ông như Shogun, Ashikaga Yoshimasa lấy cảm hứng từ một làn sóng mới của văn hóa truyền thống, mà được biết đến như Higashiyama Bunka .

Trong năm 1485, Yoshimasa trở thành một thiền sư Phật giáo. Sau khi ông qua đời vào ngày 27 tháng 1 1490 biệt thự và khu vườn đã trở thành một ngôi đền Phật giáo , đổi tên thành Jisho-ji .




Xung quanh ngô đền có một vườn cát cao và nó được tượng trưng cho núi Phú Sĩ - niềm tự hào của người Nhật. Và cho đến ngày nay ngôi đền vẫn giữ nguyên nét sơ khai của gỗ mà chưa hề được dát bạc.

Ginkaku-ji cũng được UNESCO công nhận là di sản nghệ thuật kiến trúc Nhật.




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản




Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Cuộc sống (生活)東京都 (Tokyo)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Odaiba (お台場) là một lớn hòn đảo nhân tạo ở vịnh Tokyo (Nhật Bản) nối với trung tâm qua cây cầu Rainbow. Được xây dựng vào năm 1850 cho mục đích ban đầu là phòng thủ, sau đó được mở rộng đáng kể trong thời gian cuối thế kỷ 20 để trở thành khu cảng biển, rồi phát triển đến năm 1990 trở thành khu vực thương mại, dân cư và giải trí lớn.


Cầu Rainbow Bridge nổi tiếng tại Odaiba

Odaiba cùng với Minato Mirai 21 ở Yokohama là hai bờ biển dân sinh duy nhất trong khu vực Đại Đô Thị Tokyo (Greater Tokyo Metropolitan), không bị phong tỏa bởi bến cảng khu vực công nghiệp.


Tượng nữ thần tự do

Tên Daiba được sử dụng chính thức cho các quận đảo phát triển ở quận Minato, còn tên Odaiba thường được sử dụng để chỉ toàn bộ vùng vành đai phụ bờ biển Tokyo (Tokyo Rinkai Fukutoshin) bao gồm địa hạt Ariake và Aomi thuộc quận Koto, Higashi-Yashio thuộc quận Shinagawa.



Đảo Odaiba hiện đại bắt đầu hình thành khi các cảng của Tokyo mở cửa vào năm 1941. Cho đến giữa những năm 1960, hầu hết được gỡ bỏ chỉ giữ lại 2 pháo đài để không cản trở các tàu bè hay các thiết bị vận tải đường biển đi vào cảng Shinagawa và đảo Tennozu. Năm 1979, các công trình lấn biển kết nối hòn đảo số 3 cũ (hiện tạilà Minato-ku Daiba, Shinagawa-ku Higashi-Yashio and Kōtō-ku Aomi districts). Riêng đảo số 6 được để lại tự nhiên (nhưng cấm hạ thủy).




Đảo nhân tạo Odaiba Nhật Bản không chỉ là điểm tham quan lý thú, còn là nơi dành cho các tín đồ mua sắm. Với trung tâm mua sắm Tokyo Beach hay trung tâm mua sắm Aqua, du khách sẽ thấy những khu thương mại sầm uất, náo nhiệt, có đủ các thương hiệu nổi tiếng thế giới, khiến những người yêu thích mua sắm khó lòng mà cưỡng lại.


Một số điểm tham quan chính ở Đảo nhân tạo Odaiba Tokyo Nhật Bản:

- Tòa nhà Truyền hình Fuji Studios, xây dựng với thiết kế đặc biệt bởi Kenzo Tange.

- Sàn Trung tâm mua sắm Tokyo Beach, có Sega Joypolis và Little Hồng Kông.

- Trung tâm mua sắm Aqua.

- Bản sao tượng Nữ thần Tự do

- Một trong những 2 bãi biển trong nội đô Tokyo (cấm bơi) cùng với Kasai Rinkai Park ở Edogawa.

- Cầu Rainbow Bridge kết nối Odaiba với trung tâm Tokyo.

- Palette Town.

- Oedo-OnsenMonogatari Sento




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Cuộc sống (生活)Đặc sản (特産品)北海道(Hokkaido)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Đối với những ai đã có dịp tham gia trong một tour đi Nhật Bản, chắc chắn đã được giới thiệu về một loại nguyên liệu khá đặc sắc và được người Nhật ưa chuộng – thịt hươu. Một loại thịt được cho là vô cùng ngon và ngọt thịt, giá trị dinh dưỡng cao hơn so với thịt bò. Những món ăn được chế biến từ thịt hươu tại Nhật Bản cũng ngày càng đa dạng, bắt kịp khẩu vị của thực khách cả trong và ngoài nước.




Thịt hươu của vùng Hokkaido trứ danh luôn được những người sành ăn nhắc đến. Ở Hokkaido, hươu nai được chăn thả trên những ngọn đồi và đồng cỏ cao; nơi nổi tiếng với vô số các loại cây có có tính thảo dược, có lẽ chính vì thế mà thịt hươu ở đây mới nổi tiếng thơm ngon y như lời đồn đại. Hokkaido cũng là nơi có nhiều nhà hàng và quán ăn nổi tiếng, chuyên phục vụ các món ăn rất phong phú và hấp dẫn được chế biến từ thịt hươu.




Thực khách ở đây có cả người Nhật lẫn du khách nước ngoài, hầu hết những món ăn từ thịt hươu luôn chinh phục trọn vẹn trái tim của thực khách và là một trong những điểm nhấn giúp vùng Hokkaido níu chân du khách. Ngoài ra, thịt hươu Hokkaido còn được cung cấp đến nhiều vùng miền khác trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu ẩm thực, cũng như xuất khẩu sang nước ngoài. Tuy nhiên, khi được bảo quản trong thời gian dài thì độ dai mềm của những thớ thịt và độ ngọt không còn được trọn vẹn như khi được thưởng thức ngay tại thủ phủ Hokkaido.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản





Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Cuộc sống (生活)観光情報

Ikebana (生花) là nghệ thuật cắm hoa nổi tiếng của người Nhật, nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật sắp hoa Ikebana là tượng trưng cho Trời - Đất và Con người, và Ikebana phải thể hiện được sự hài hòa của 3 yếu tố đó. Có 3 phong cách cắm hoa cơ bản của Ikebana mà người Nhật thường hay thực hiện như sau:

1. Rikka (立花)

Đây là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.




Thiết kế của kiểu Rikka là rộng lớn, thanh tú và nổi bật. Sự sắp xếp cơ bản của 3 cành tạo thành khung cho những cánh hoa. Những cành hoa này thường cân đối và to lớn về tỉ lệ. Một bình hoa Rikka trung bình có kích thước từ 3 đến 5 lần chiều cao hoặc chiều rộng của bình cắm. Một khi chiều dài của cành hoa chính đã được định, những cành hoa còn lại được cân đối theo tỉ lệ với cành chính đó. Một bình hoa Rikka cắm xong sẽ có dạng hình cầu với không gian rất lớn.

2. Shoka (生花)

Đây là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana. Nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người.

Khi cắm, chiều cao và độ dài của các cành hoa phải thể hiện rõ vị trí của 3 yếu tố trên. Người ta dùng chiều cao của bình hoa làm chuẩn, nhành hoa cao nhất trong bình đại diện cho Thiên, chiều cao của nó bằng 3 lần chiều cao của bình hoa. Nhành hoa thứ 2 đại diện cho Nhân, cao chỉ bằng 2/3 nhành hoa Thiên và cành Địa thấp nhất, chỉ bằng 1/3. Một bình hoa được cắm theo đúng phong cách Shoka phải đáp ứng các quy tắc cân bằng nêu trên.



Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng. Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.

Phong cách Shoka nhấn mạnh đến sức sống, nguồn năng lượng đang phát triển. Những bình hoa được cắm theo phong cách Shoka thường được người Nhật bày trí ở hốc tường Tokonoma, nơi trang nghiêm nhất trong căn phòng.

Bên cạnh bình hoa, tại Tokonoma còn có một bức tranh phong thủy hay một bức thư pháp. Cách trưng bày tối giản này thể hiện sự khéo léo và tinh tế cao độ. Theo quan niệm của người Nhật, vật trang trí không cần nhiều nhưng phải đảm bảo thứ tự sắp xếp hài hoà, đúng vị trí.

3. Jiyuka (自由花)

Đây một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Vì là một phong cách cắm hoa mới phù hợp với thời đại công nghiệp và đô thị hóa nên Jiyuka được người Nhật chào đón nồng nhiệt vào những năm 1920.



Ngày nay, tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa với những quy luật có thể khác nhau về quan niệm, về ý tưởng, về phương pháp, nhưng tất cả đều tựu trung lại một điểm là tình yêu thiên nhiên được nâng lên thành nghệ thuật.






Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Cuộc sống (生活)Lịch sử (歴史)Autumn (秋)Lễ hội (お祭り)京都府 (Kyoto)Tin tức sự kiện (イベント情報)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Jidai Matsuri là lễ hội lớn mang những trang phục lịch sử lâu đời của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 tại Đền Heian Jingu, Kyoto. Đây là một trong ba lễ hội lớn nhất của Kyoto cùng với Lễ hội Aoi - cây thục quỳ (ngày 15 tháng 5) và Lễ hội Gion (ngày 1 đến 31 tháng 7).


Jidai Matsuri là một trong 3 lễ hội lớn nhất Kyoto

Lễ hội Jidai được bắt nguồn từ việc dời kinh đô đến thành phố Tokyo của Nhật hoàng, hoàng tộc và hàng trăm quan chức chính phủ khác, vào năm 1868 ( thủ đô trước đây của Nhật là Kyoto). Để gìn giữ danh tiếng cũng như sự quấn hút của thành phố Kyoto đối với người dân, chính quyền ở thủ đô cùng các quan chức ở thành phố Kyoto đã tổ chức kỉ niệm một nghìn một trăm năm ngày thành lập Kyoto, lệnh được ban bởi Nhật hoàng Kammu (737- 806) vào năm 794. Để giới thiệu lễ hội Jidai đầu tiên được tổ chức vào năm 1895, chính quyền địa phương đã xây dựng đền thờ Heian để tưởng nhớ và thờ cúng linh hồn của Nhật hoàng Kammui.






Lễ hội Jidan còn mang ý nghĩa tái hiện lại con người ở từng thời kì của lịch sự thành phố Kyoto. Đến năm 1940, lễ hội Jidan còn được tổ chức để tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và vinh danh Nhật hoàng Komei ( 1831- 1867)- người đã có công trong việc thống nhất đất nước, quyền lực của hoàng tộc cùng sự thừa nhận Kyoto vẫn là trung tâm của Nhật Bản ngay cả trong thời kì suy tàn của triều đại Edo.


Đền thờ Heian nổi tiếng tại Kyoto

Điểm nổi bật của lễ hội là Gyoretsu Jidai với khoảng 2.000 người mặc trang phục diễu hành đại diện cho các thời đại khác nhau trong hơn 1.200 năm của cố đô Kyoto. Vào buổi trưa, đoàn rước khởi hành từ Gosho Kyoto và đích đến là ngôi đền cổ kính Heian Jingu cách nơi xuất phát là 4,6km.






Lễ hội Jidai được bắt đầu từ sáng sớm với những đền thờ diễu hành khắp phố ( Mikoshi), được đưa ra từ cung điện hoàng tộc xưa để người dân bày tỏ sự thành kính của họ. Mỗi một Mikoshi tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và Nhật hoàng Komei đều được rước đi một cách tuần tự. Lễ diễu hành hóa trang được bắt đầu vào buổi chiều với khoảng hai nghìn người mặc trang phục của các Samurai, trang phục binh lính và người dân ở các thời kì lịch sử xa xưa nhất đến thời kì Meiji, trình diễn trong năm giờ đồng hồ trên quãng đường diễu hành dài hai kilômét đến điện thờ. Các Mikoshi sẽ được đưa từ cung điện trong lễ diễu hành đến điện thờ Heian, giữa những người mặc trang phục binh lính và chơi nhạc gagaku. Điện thờ Heian chính là địa điểm lễ diễu hành hóa trang kết thúc.



Đầu buổi lễ, du khách sẽ thấy những vị tướng cưỡi trên con ngựa trang trí theo kiểu những năm 1800. Theo sau là những đoàn người diễu hành, trống kèn tưng bừng.




Nhóm diễu hành lớn nhất, hoành tráng nhất là nhóm những tướng quân Nhật Bản tên lưng ngựa, một số kéo theo cả những cỗ xe lộng lẫy phía sau. Tiếp theo là những nhóm nhỏ hơn trong đó có cả nhóm những người hóa trang thành những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử.



Nhóm cuối cùng trong đoàn diễu hành là nhóm quan trọng nhất đối với thần giáo Shinto Nhật Bản. Rất nhiều người tham gia vác trên mình những mikoshi (những ngôi đền nhỏ), mang linh hồn của Nhật hoàng Kammu và Komei, hai vị Nhật hoàng đầu tiên và cuối cùng ngự tai Kyoto.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Cuộc sống (生活)Đặc sản (特産品)観光情報

Tại Nhật, các loại bánh ngọt đặc biệt được yêu thích, nhất là các loại bánh ngọt truyền thống. Đây là những loại bánh ngọt vốn có từ rất lâu đời tại Nhật và thường được làm để phục vụ cho Nhật hoàng thời phong kiến.

1. Sakura Mochi


Bánh Sakura mochi tại Nhật

Sakura mochi là loại bánh ngọt truyền thống thường được người dân địa phương ăn vào ngày lễ Hinamatsuri (03 tháng 3 hàng năm). Bánh có màu hồng dịu dàng và được bao phủ bởi lá hoa anh đào. Vị bánh thơm ngon, dẻo ngọt với nhân đậu đỏ bên trong.

2. Suama


Bánh ngot Suama

Bánh Suama được làm từ bột gạo và đường. Người đầu bếp thường sử dụng thuốc nhuộm thực phẩm màu đỏ bên ngoài, phần nhân màu trắng vẫn giữ nguyên để tượng trưng cho 2 màu đặc trưng của xứ sở Phù Tang. Tuy nhiên, nếu du khách có mua loại bánh này trong chuyến du lịch Nhật Bản thì sẽ thấy màu của nó là hồng chứ không phải là màu đỏ như ý muốn.

3. Hanabira Mochi


Hanabira mochi

Ngay từ thời xa xưa, Hanabira Mochi đã là một loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản xuất hiện vào những buổi tiệc trà trong ngày mừng năm mới. Hình dạng và màu sắc của bánh có ý nghĩa tượng trưng giúp cho mọi người liên tưởng đến một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc.

4. Kusa Mochi


Bánh kusamochi trông rất ngon

Bánh Kusa Mochi được làm bằng bột của lá cây ngải cứu ở Nhật Bản. Người dân địa phương thường ăn nó vào mùa Xuân và có thêm 1 lớp bột đậu ngọt ngào phía trên. Điều đó sẽ tạo cho bánh vị ngọt và ngon hơn.

5. Taiyaki


Bánh taiyaki hay còn gọi là bánh cá

Đối với những ai là fan của các món ăn Nhật Bản thì có lẽ sẽ biết bánh Taiyaki. Nó là món bánh hình con cá nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào. Nhân bên trong sẽ là đậu đỏ, trà xanh, phô mai,… tuỳ theo ý thích của người mua.

6. Yatsuhashi

Bánh yatsuhashi

Đây là một loại đặc sản của vùng Kyoto mà có nguyên liệu giống như bánh gạo Mochi. Bên trong bánh Yatsuhashi có chứa đầy quế và được nướng giòn. Đôi khi, nhân bánh là đậu đỏ thì sẽ không nướng mà để ăn mềm tự nhiên.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Cuộc sống (生活)群馬県 (Gunma)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Kusatsu là một thị trấn nhỏ ở cao độ 1.200m với khoảng hơn 7.000 dân, được bao quanh bởi ba ngọn núi lửa là Shirane (2.160m), Tengu (1.385m) và Motoshirane (2.171m). thuộc tỉnh Gunma. Địa hình của thị trấn Kusatsu thấp hơn các đỉnh núi lửa đang âm ỉ hoạt động đã tạo nên lợi thế về nguồn nước khoáng nóng dồi dào, hình thành nên một thị trấn Onsen với hơn 200 điểm tắm nước khoáng nóng thu hút trung bình 3 triệu lượt du khách hàng năm. Đặc biệt tại đây có suối nước nóng lộ thiên lớn nhất Nhật Bản là Yubatake(湯畑温泉), với lưu lượng trung bình 4.040 lít/phút.



Suối nước nóng tại Kusatsu vốn nổi tiếng là các địa điểm nghỉ dưỡng của các Samurai ngày xưa tại Nhật. Theo sử ghi chép thì vào thế kỷ 12, vị tướng quân đầu tiên của thời Mạc phủ Kamakura (1192 – 1333) là Minamoto Yoritomo trong lúc truy đuổi các chiến binh của dòng tộc Taira đã đến Kusatsu và tắm nước nóng tại Yubatake năm 1193. Phiến đá Ngự Tọa Thạch (Gozaishi) mà tướng quân Minamoto ngồi nay vẫn còn ở Yubatake. Từ sau đó, đến thời kỳ Sengoku (1467 – 1603), nguồn nước khoáng nóng ở Kusatsu đã trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới võ sĩ đạo (Samurai). Kusatsu trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng để các võ sĩ dưỡng thương. Đến thời kỳ Edo (1603 – 1868), Kusatsu ngày càng phát triển mạnh khi nguồn nước khoáng nóng được phát hiện có khả năng chữa các chứng bệnh hoa liễu đang lây lan rất nhanh mà y học cổ truyền phải rất vất vả mới chế ngự được. Kể từ đó, suối khoáng nóng Kusatsu trở thành một địa danh nổi tiếng khắp Nhật Bản cho đến tận ngày nay.



Nguồn nước khoáng nóng ở thị trấn Kusatsu chứa các hoạt chất đậm tính axit, lưu huỳnh, nhôm sunfat và clorua, có khả năng điều trị tốt các chứng bệnh về da, ngoại thần kinh, chứng đau cơ khớp, làm tan các vết bầm tím, chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh phụ nữ, chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch... Nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy khuẩn E-coli - loài vi khuẩn ký sinh trong đường ruột, chỉ tồn tại chưa đến một phút trong nguồn nước khoáng nóng tự nhiên ở Kusatsu, và hầu hết các loài khuẩn và nấm khác cũng không thể sống trong môi trường này.

Một điểm đặc biệt khác khiến Kusatsu nổi tiếng, đó chính là nhiệt độ của nguồn nước ở mức trung bình từ 51 – 94 độ C. Toàn thị trấn đều sử dụng nguồn nước nguyên chất từ tự nhiên chứ không qua công đoạn làm nóng, pha loãng hay điều chỉnh như các điểm Onsen khác. Vì nguồn nước quá nóng, người dân Kusatsu đã nghĩ ra hai phong cách Onsen khác biệt có từ thời kỳ Edo. Đó là cách dẫn nước nóng vào bể chứa để nguội dần gọi là Jikan-yu (tắm hẹn giờ). Cách thứ hai là làm nguội bằng tác động hay còn gọi là Yumomi (đập nước).


Du khách trải nghiệm cách làm nguội nước truyền thống của người Kusatsu

Trong quá trình làm nguội nước theo phong cách Yumomi, những bài dân ca, những điệu múa gắn liền với hoạt động Onsen đã ra đời, tồn tại từ thời kỳ Edo và lưu truyền đến ngày nay.




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản





Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Lịch sử (歴史)大阪府 (Osaka)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Bảo tàng được xây dựng tại Ikeda, thành phố Osaka để vinh danh cha đẻ của mỳ ăn liền, ông Momofuku Ando. Năm 1958, Ando đã tạo ra món ăn này để giúp những người dân nghèo Nhật Bản chống chọi với cái đói vào thời kỳ hậu Thế chiến II.


Tượng của Momofuku Ando - người được xem là cha đẻ của món mì ăn liền được dụng tại bảo tàng

Bảo tàng còn có cả 1 dây chuyền sản xuất mì ăn liền để bạn có thể tự mình trải nghiệm cách làm ra chúng. Đặc biệt, Bảo tàng còn cung cấp 2 dịch vụ rất thú vị để bạn có thể tự làm ra 1 sản phẩm mì ăn liền của chính mình!!! Đó là dịch vụ "ly mì của tôi" và "làm mì gói bằng tay".



Ngoài ra, trong bảo tàng Momofuku Ando còn có khu nhà hàng. Khu vực này không hề có bất kì một nhân viên phục vụ nào. Thay vào đó, bảo tàng cho đặt sẵn một máy bán hàng tự động để cung cấp mì cho khách. Ngoài những loại mì thông thường, khách còn có thể mua các loại mì đặc biệt không được bán đại trà trên thị trường, đó là loại cũ được sản xuất trước đây vả loại đang thử nghiệm.




Độc đáo nhất ở khu bảo tàng là công viên trò chơi cho trẻ em với những món đồ chơi đều liên quan đến... mì gói. Trong khu vực này, còn có cả mô hình một con phố Nhật Bản xưa với những hàng quán bán mì y hệt ngày xưa, còn gọi là "phố mì".






Du khách có thể tự tay chế biến món mì ăn liền mà mình thích


Vào năm 2011, bảo tàng mì ăn liền thứ hai đã được khánh thành tại quận Minato Mirai, thành phố Yokohama – thủ phủ của tỉnh Kanagawa. Hầu hết nội dung trong bảo tàng này đều khá giống với phiên bản đầu tiên.




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản






Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Cuộc sống (生活)

Cá sanma là món ăn mang hương vị đặc trưng của mùa thu Nhật Bản. Loại cá này sinh sống và phát triển trong vùng biển có nguồn thức ăn phong phú. Vào khoảng giữa tháng 8 trở đi, khi đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tích lũy đủ chất dinh dưỡng, cá sanma di chuyển xuống phía nam để bắt đầu quá trình sinh sản. Mùa đánh bắt cá cũng bắt đầu.

Cá chứa nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Mỡ cá chứa EPA và DHA, là những chất có khả năng phòng chống các bệnh như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. EPA và DHA cũng có tác dụng chống béo phì và các tác nhân gây bệnh ung thư. Ngoài ra, trong cá sanma còn chứa rất nhiều các vitamin tốt, có chức năng hòa tan mỡ như vitamin A, vitamin E và vitamin D.



Trong số các địa phương đánh bắt được cá sanma, Nemuro được biết đến bởi thương hiệu là thành phố có sản lượng đánh bắt nhiều nhất, lập kỷ lục 14 năm liên tiếp trên toàn Nhật Bản. Nằm ở cực đông của đảo Hokkaido, thành phố Nemuro được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên biển dồi dào và nguồn hải sản phong phú. Nemuro cũng là một trong số ít những thành phố thủy hải sản của Nhật với nhiều loại hải sản khác như cá hồi, tảo bẹ, cua, cá tuyết… Cá sanma thương hiệu Nemuro thơm ngon và có độ tươi sống tuyệt hảo nhờ công nghệ lưu kho, kỹ thuật vận chuyển, sự phổ cập của công nghệ chế biến, đóng gói và bảo quản ngay tại trên tàu đánh cá.



Tháng 5-2010, Nemuro đã thành lập ủy ban xúc tiến xuất khẩu cùng với các doanh nghiệp và hiệp hội thủy sản địa phương. Trong nỗ lực thực hiện mục tiêu của mình, thành phố Nemuro đã tham gia vào hội chợ Oishii Nippon Fair, một triển lãm thương mại do JETRO đồng tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật.




Cá thu đao là loài cá phổ biến quen thuộc ở Nhật Bản được bán với giá cả hợp lý, trong khi ở Việt Nam nó được coi là đắt tiền, chất lượng cao và phần lớn nhắm tới những hộ gia đình có thu nhập cao.

Cá thu đao của Nemuro được đánh giá khác so với cá thu đao nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ khác như Đài Loan. Cá thu đao được dùng làm sashimi (món cá sống) hoặc shioyaki (cá ướp muối nướng) rất ngon và béo ngậy.

Kim ngạch xuất khẩu cá thu đao đông lạnh từ Nemuro sang Việt Nam đã tăng từ 6,7 tấn năm 2010 lên tới 415 tấn trong năm tài khóa 2012 và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản




Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Cuộc sống (生活)岐阜県 (Gifu)Tin tức sự kiện (イベント情報)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Lễ hội mùa thu thường niên hay còn gọi là Lễ hội Takayama Nhật Bản được đánh giá là một trong ba lễ hội đẹp nhất tại đây. Nó được tổ chức hai lần trong năm vào mùa xuân và mùa thu tại phố cổ Takayama thuộc tỉnh Gifu.


Lễ hội Takayama mùa thu từ ngày 9~10/10 hàng năm

Lễ hội mùa xuân (14/4-15/4) diễn ra thường niên ở đền Hie, nửa phía nam thị trấn Takayama. Ngôi đền này còn gọi là Sanno-sama nên lễ hội có tên là lễ hội Sanno. Tương tự như vậy, lễ hội mùa thu (9/10 – 10/10) tổ chức thường niên ở đền Hachiman, nửa phía bắc thị trấn và được gọi là lễ hội Hachiman. Cả hai lễ hội này đều thu hút đông du khách và có chương trình giống nhau.


Takayama tổ chức vào mùa xuân

Mười chiếc kiệu, được đóng từ thế kỷ XVIII, đã được mang đi diễu hành khắp thành phố cổ Takayama, nơi vẫn còn lưu giữ những ngôi nhà và những con phố cổ. Sau đó, đám rước kiệu tiến đến đền Sakurayama-Hachiman.

Mỗi lễ hội gồm khoảng 12 kiệu rước riêng. Một vài kiệu trang trí Karakuri ningyo - những con búp bê máy có thế di chuyển và nhảy múa. Búp bê Karakuri biểu diễn trong hai ngày lễ hội tại các thời điểm và địa điểm chính. Nếu như thời tiết xấu thì nó sẽ diễn ra trong kiệu.

Vào buổi tối đầu tiên của lễ hội (bắt đầu khoảng 18h30 vào mùa xuân, 18h vào mùa thu), kiệu rước (yatai) được kéo qua các đường phố của thị trấn cổ Takayama. Đối với nhiều du khách, lễ hội buổi tối (yomatsuri) là lễ hội nổi bật nhất.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản





Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Địa danh (地名)Cuộc sống (生活)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Vào những năm ở thập niên 90 của thế kỷ 19, nhắc tới chốn ăn chơi của đàn ông Nhật Bản người ta không thể bỏ qua Yoshiwara. Kể từ thế kỷ 17, nghề kỹ nữ đã bắt đầu phổ biến trong xã hội, đặc biệt ở những thành phố lớn có đời sống cao.

Kỹ viện được coi là chốn vui thú của đàn ông cổ đại, người xưa lập ra kỹ viện để hợp thức hoa việc “mua hoa, bán phấn”. Nói một cách khác nó là một hình thức cổ xưa có “phố đèn đỏ” bây giờ. Kỹ nữ được xem là một nghề trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Nghề ấy gồm ba hoạt động: ca hát hoặc kể chuyện cho khách nghe, phục vụ rượu cho khách uống, ôm ấp khách và bán dâm cho khách nếu hai bên cùng muốn.

Những người kỹ nữ được gọi chung là “oiran”. Họ cũng được chia làm nhiều đẳng cấp khác nhau, trong đó cao cấp nhất là tayu. Những kỹ nữ thuộc cấp bậc tayu thường là kỹ nữ quen thuộc của những khách hàng cao cấp, có quyền chức và tiền bạc.


Yoshiwara trong bối cảnh cổ đại

Theo thông lệ trong kỹ viện, những cô gái thuộc cấp thấp thường được ở chung một phòng chật hẹp và họ phải trang điểm thật đẹp mới có cơ hội được phục vụ những khách hàng có nhiều tiền. Ngoài ra họ còn phải phục dịch cho kỹ nữ cấp cao hơn.

Những kỹ nữ thuộc cấp tayu được hưởng một chế độ đãi ngộ tốt hơn do họ là “hàng hóa cao cấp” của những người có quyền và có tiền. Những người ở cấp tayu thường là những kỹ nữ có nhan sắc và kỹ nghệ bậc nhất, họ cũng xuất thân từ những gia đình có nề nếp.

Hoàn cảnh vào kỹ viện của nhiều kỹ nữ rất khác nhau. Có nhiều kỹ nữ là tiểu thư con nhà danh giá bị sa cơ lỡ vận, có kỹ nữ là con nhà nghèo được gán nợ. Tuy nhiên, hầu hết kỹ nữ là những người am hiểu cầm kỳ thi họa và đặc biệt kỹ năng phục vụ đàn ông. Họ phải biết cách nói chuyện, bầu bạn, chia sẻ tâm sự với khách hàng chứ không chỉ là chuyện tình dục. Đặc biệt, có một số kỹ nữ chỉ bán nghệ không bán thân.


Yoshiwara hiện đại ngày nay


Trong xã hội Nhật Bản cổ đại, giới quý tộc và văn nhân thường thích kết giao với những kỹ nữ cao cấp trong lầu xanh. Đây là hành động được thừa nhận và được coi là thói phong lưu thường tình của đàn ông. Họ có quyền trêu hoa, ghẹo nguyệt bên ngoài, nhưng vẫn phải giữ êm ấm gia đình.

Khi xã hội Nhật Bản dần thay đổi, oiran với những quy tắc cứng nhắc, chuẩn mực quá cao khiến họ không còn thu hút nữa. Lúc này, geisha bắt đầu lên ngôi với phong cách giản dị đời thường và có thể tiếp cận với số đông các tầng lớp xã hội!




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản






Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Autumn (秋)観光情報

Mùa thu Nhật Bản đặc trưng bởi các hàng cây lá phong nhuộm đỏ cả con đường, và người Nhật đã chế tạo ra món bánh chỉ mùa thu Nhật Bản mới có, đó là món bánh truyền thống Tempura Momiji có hình chiếc lá phong.


Những chiếc bánh Tempura hình lá phong tại Nhật

Tempura Momiji là món bánh thủ công truyền thống mà không phải ở đâu trên đất nước Nhật bạn cũng có thể tìm thấy. Ở một số địa phương như Takao tại Kyoto hay Công viên Mino tại Osaka… người dân thường bày bán món bánh này cho khách du lịch tại những khu vực nổi tiếng có lá phong mọc rực rỡ.



Tương truyền, món ăn này xuất phát từ ý tưởng của một nhà sư khổ hạnh từ cách đây 1.300 năm. Ông đã nghĩ ra cách làm món ăn này bằng cách ướp lá phong với muối, để trong vòng một năm, sau đó đem tẩm bột và chiên trong dầu cải.
Trải qua nhiều thế kỷ, công thức làm bánh vẫn được người dân lưu giữ. Người Nhật chọn những chiếc lá phong vàng to, loại lá trục mềm được trồng ở những khu vực riêng, để lá có hình dáng đẹp người ta chọn lá vào thời kỳ nở rộ. Thực chất những chiếc lá phong sau khi được tẩm ướp đã không còn hương vị gì mà chỉ còn độ giòn như bánh snack.


Bánh được gói cẩn thận và rất đẹp để bán cho khách du lịch

Bánh sau khi được chiên giòn sẽ đem đi đóng gói hoặc bán ngay cho khách du lịch ăn. Một gói bánh Tempura Momiji được bán với giá cả khác nhau tùy theo khối lượng. Thông thường từ 500 yên cho cho khối lượng 90g.

Những chiếc bánh với hình thù lá phong ngộ nghĩnh được đặt lên vỉ cho ráo dầu mỡ. Người dân Nhật xem việc ăn bánh, uống trà và ngắm lá phong như một cách thưởng ngoạn thiên nhiên một cách tao nhã.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản








Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Cuộc sống (生活)北海道(Hokkaido)Địa điểm du lịch (観光施設)観光情報

Bia Sapporo là thương hiệu bia khá nổi tiếng lâu đời tại Nhật và ngày càng được nhiều người Việt Nam yêu thích. Nơi sản xuất bia Sapporo tọa lạc tại thành phố Sapporo, đây là thành phố nổi tiếng và nhộn nhịp nhất tại vùng Hokkaido lạnh giá phía Nhật Bản.

Tại Sapporo có viện bảo tàng của loại bia nổi tiếng này, đây là bảo tàng giới thiệu về lịch sử bia Sapporo cũng như cách uống bia ngon, nằm ở thành phố Sapporo, Hokkaido và là bảo tàng bia duy nhất tại Nhật Bản tọa lạc trong công viên Sapporo.


Sapporo - Viện bảo tàng bia duy nhất tại Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có rất nhiều người thích uống bia và đây là bảo tàng giúp mọi người tìm hiểu tất cả mọi điều về bia Sapporo. Đây là nhãn hiệu bia nổi tiếng thế giới, và tới nay được công nhận là di sản văn hóa trứ danh của hòn đảo Hokaido tươi đẹp nước Nhật

Đặc biệt bảo tàng hoàn toàn miễn phí tham quan. Góc trưng bày tại tầng 2 và tầng 3 giới thiệu đến khách tham quan tất cả những điều liên quan đến bia Sapporo như phương pháp chế tạo, Poster quảng cáo qua các thời kỳ, bồn ủ bia kim loại đã được sử dụng thực tế ở nhà máy bia Sapporo, và những thông tin về lựa chọn nguyên liệu…




Nhà máy bia Sapporo bắt đầu sản xuất mẻ bia đầu tiên từ năm 1877 cho đến ngày nay và thương hiệu này đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, trở thành biểu tượng trứ danh của Hokkaido.

Lối vào của bảo tàng được thiết kế với những lon bia Yebisu khổng lồ. Bảo tàng có 4 khu: phòng trưng bày, Gallery, Khu nếm bia và studio. Studio là nơi giới thiệu quá trình sản xuất bia với mô hình minh họa rất sống động. Uống bia ở bảo tàng bia có phong vị khác biệt so với ở quán nhờ Viện bảo tàng được xây bằng gạch đỏ với phong cách kiến trúc thời kỳ Meiji.



Để thưởng thức bia, du khách có thể ghé sang vườn bia nằm ngay bên cạnh bảo tàng. Tại đây có hai nhà hàng: nhà hàng Garden Grill bán bia tươi và món ăn nổi tiếng của nhà hàng này là thịt cừu nướng với các loại rau, củ theo phong cách Nhật Bản. Điểm đặc biệt của nhà hàng này là phục vụ “bia Sapporo 5 sao”, một loại bia cao cấp đã được bán trong những năm 1967-1972 nay sản xuất trở lại với số lượng hạn chế, đáp ứng “gu” của một số khách địa phương. Trong khi đó nhà hàng Thành Cát Tư Hãn kế bên để lại ấn tượng trong lòng du khách bằng cái vạc khổng lồ từ thời kỳ Taisho đặt ngay ở góc nhà hàng. Nhà hàng này cũng bán bia tươi và thịt cừu tươi nướng theo phong cách Mông Cổ


Món thịt cừu nướng Mông Cổ trứ danh tại vùng Hokkaido

Giờ mở cửa của bảo tàng là từ 9 giờ sáng cho đến 6 giờ chiều hàng ngày, chỉ trừ hai ngày 30 tháng mười hai và 1 tháng 1 hằng năm. Bảo tàng nằm cách nhà da xe điện Higashi-kuyakusho khoảng mười phút đi bộ, hoặc du khách có thể đón xe buýt đến đây.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản




Truyền thống - văn hóa (伝統・文化)Đặc sản (特産品)京都府 (Kyoto)観光情報

Là một thành phố nhỏ cổ kính ở Nhật Bản, cố đô Kyoto không hề có bóng dáng của ngôi nhà chọc trời nào, chỉ có những ngôi nhà cổ và ngôi đền chùa nghìn năm tuổi. Du khách sẽ ấn tượng với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, những công trình kiến trúc tọa lạc giữa những khoảng xanh mênh mông, và đặc biệt là một nền ẩm thực độc đáo mang đậm nét đặc trưng của Nhật Bản.

Đặc biệt khi đến với cố đô Kyoto, bạn nhất định phải ăn thử món đậu hũ ở nhà hàng lâu đời Okutan. Món đậu hũ này không phải loại hình vuông, được đóng gói sẵn như trong siêu thị mà được làm thủ công rất tỉ mỉ và làm mới thơm ngon mỗi sáng.



Okutan là một trong những nhà hàng lâu đời nhất với món đậu hũ ngon nổi tiếng ở Kyoto. Nhà hàng này đã có lịch sử phát triển từ hơn 360 năm trước, chuyên phục vụ những món ăn được chế biến từ đậu phụ. Trước đây, Okutan như là một nhà hàng chay phục vụ các nhà sư hoặc những người theo đạo Phật, gồm bữa ăn với đậu phụ luộc hoặc đậu phụ truyền thống.

Nhà hàng Okutan cổ kính với tấm biển hiệu đơn giản và chiếc lồng đèn đặc trưng treo trước cửa. Để vào bên trong thực khách sẽ đi qua một khu vườn xanh mát và một phòng rộng với những ô cửa kính lớn có thể thư thái ngắm cảnh vườn. Thực khách sẽ được phục vụ trà trước khi thưởng thức các món đậu phụ đặc sản của nhà hàng.

Những món ăn ở đây đều được làm bằng tay tỉ mỉ, nguyên liệu được chọn kỹ lưỡng, sử dụng loại nước tinh khiết và cách chế biến đặc biệt để làm nổi bật hương vị của từng loại nguyên liệu. Chính vì vậy Okutan luôn là một địa chỉ ẩm thực được các thực khách ưu ái.

Đậu phụ nướng sốt: là món có cả vị ngọt lẫn mặn, tuy đối lập nhưng rất thú vị khi cảm nhận trong cùng một món.


Món đậu phụ nước sốt

Món đậu phụ vừng đen: gồm một chút wasabi và xì dầu (nước tương). Đậu phụ được làm từ vừng đen xay nhuyễn, tạo đông bởi tinh bột, khi ăn có cảm giác lạ miệng và đậm đà vị vừng.


Đậu phụ vừng đen

Món rau củ: lớp mỏng tempura giòn nhẹ bên ngoài, không mất đi vị ngọt tự nhiên của rau củ bên trong nó bao bọc.


Tempura rau củ

Món chính của bữa ăn lại là đậu phụ luộc. Nó là đậu cứng được luộc trong một chiếc nồi đất, chỉ với nước trắng và một miếng rong biển để đậu giữ nguyên vị.


Đậu phụ luộc là món chính của nhà hàng



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản










プロフィール
nhatban
nhatban
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.
< April 2025 >
S M T W T F S
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30      
過去記事
カテゴリ

QRコード
QRCODE
RSS của từng danh mục
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 2 người