Waira là một quái thú khổng lồ ăn thịt người sống ở vùng núi Nhật Bản. Có nhiều mô tả khác nhau về ngoại hình của con quái vật này tùy theo từng địa phương của Nhật.
Theo quan niệm của người Nhật, Umibozu là loài quái vật khổng lồ, màu xám, đầu trọc, thân giống đám mây, tay chân dài như vòi bạch tuộc sống trong đại dương. Con quái vật này thường bắt chuyện với người đi biển và nhấn chìm thuyền của họ. Umibozu có nguồn gốc từ những linh mục bị chết đuối.
Trong thần thoại Nhật Bản, Namazu là một con cá trê khổng lồ, bị các thần linh giam giữ trong lớp bùn dưới các hòn đảo của Nhật Bản. Khi các vị thần không cảnh giác, Namazu sẽ quẫy để gây ra những trận động đất dữ dội.
Zashiki Warashi là bóng ma trẻ em sống trong những ngôi nhà lớn. Chúng được biết đến chủ yếu dưới hình dạng một bé gái khoảng 5-6 tuổi với mái tóc ngắn theo kiểu truyền thống và mặc kimono.
Không phải ai cũng có thể nhìn thấy được Zashiki Warashi. Nhiều người cho rằng, chỉ những người sống trong ngôi nhà mà Zashiki Warashi đang trú ngụ hay trẻ con mới có thể nhìn thấy chúng.
Giống như một đứa trẻ, Zashiki Warashi khá nghịch ngợm, thường bày ra nhiều trò tinh quái nhưng vô hại để trêu chọc và thu hút sự chú ý của mọi người.
Zashiki Warashi được xem là có khả năng mang lại may mắn cho những người trong ngôi nhà mà chúng trú ngụ, cũng như gây ra sự lụi bại cho gia đình đó nếu chúng bỏ đi.
Truyền thuyết nói rằng, để thu hút một Zashiki Warashi đến nhà mình, bạn phải tìm ra chúng và quan tâm chăm sóc một cách nhẹ nhàng như đối với một đứa trẻ thực thụ.
Đây là một bóng ma nguy hiểm và chứa đầy sự hận thù, phẫn nộ. Goryo là "linh hồn cao quý" của các tầng lớp quý tộc đã bị đối xử tệ bạc trong cuộc sống trần gian của họ.
Trong thời Trung Cổ ở Nhật Bản, họ tin rằng, địa vị xã hội của một con người khi còn sống quyết định sức mạnh của người đó khi chết thành ma.
Một người có địa vị càng cao khi còn sống thì khi chết, sức mạnh hủy diệt của bóng ma của họ càng lớn. Sự phẫn nộ của họ có thể gây ra những thiên tai, thảm họa như lũ lụt, hỏa hoạn… giết chết hàng trăm người gồm cả những kẻ có tội và người vô tội.
Tuy nhiên, cơn thịnh nộ của Goryo sẽ không thể kết thúc bằng cái chết của những kẻ làm hại họ. Cách duy nhất để “dập tắt” cơn thịnh nộ của Goryo là nhờ tới sự giúp đỡ của Yamabushi - những người có thể thực hiện các nghi lễ chế ngự linh hồn.
Ubume được hiểu là “người phụ nữ sinh con”. Đây là linh hồn những bà mẹ đã chết trong khi sinh, hoặc trước khi có thể nuôi con mình khôn lớn. Sức mạnh của tình mẫu tử đã giúp họ ở lại cuộc sống trần thế.
Ubume giống như những thần bảo hộ sự an toàn cho đứa trẻ sau cái chết của mình. Ubume xuất hiện trong chiếc áo choàng trắng dài với mái tóc rối dài để xõa.
Một trong những câu chuyện về Ubume kể lại rằng, họ ở lại thế giới thực tại để giúp những đứa con của mình khi cần thiết, mua kẹo và đồ ăn cho chúng bằng những đồng tiền mà về sau biến thành chiếc lá khô.
Ubume sẽ cố gắng thu hút sự chú ý của một con người, dẫn người đó đến nơi đứa trẻ trú ẩn để nó có thể được chấp nhận vào xã hội con người. Lúc đó, linh hồn của người mẹ mới có thể an nghỉ.
Funayūrei là một loài ma quỷ kì lạ trong văn hóa Nhật Bản, nó không chỉ đơn giản tồn tại trong các câu chuyện dân gian mà còn xuất hiện trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ma chết chìm biết trả thù
Trong văn hóa dân gian của người Nhật, Funayūrei được cho là những linh hồn của những người chết đuối trong vụ đắm tàu. Vì quá oan ức nên họ quyết ở lại nhân gian với mục đích tạo ra nhiều người chết như mình.
Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có cách mô tả về Funayūrei khác nhau. Có vùng, chúng được mô tả là những bóng ma lướt trên mặt biển, nơi khác lại cho rằng, Funayūrei chính là thủy thủ trên một chiếc tàu ma, có khu vực lại nói về Funayūrei như ma quỷ ở trên sông hay đầm lầy.
Ở mỗi địa phương lại có những mô tả khác nhau về hình dáng của Funayūrei
Funayūrei thường xuất hiện trong đêm trăng tròn hay vào ngày mưa gió bão bùng. Khi chúng xuất hiện thường mang theo tiếng kêu ai oán và những ánh sáng kì lạ. Cách phổ biến nhất mà Funayūrei sử dụng để làm đắm các con thuyền là lại gần và hỏi mượn thủy thủ đoàn một chiếc thùng múc nước.
Nếu thủy thủ đoàn dại dột ném chiếc thùng cho Funayūrei, chúng sẽ múc nước và đổ đầy lên chiếc tàu tội nghiệp với tốc độ kinh hoàng. Chẳng mấy chốc, chiếc thuyền nhanh chóng đầy nước và chìm xuống đáy biển sâu. Cách để thoát khỏi sự tấn công ghê rợn này của Funayūrei là ném nắm cơm xuống biển hoặc đưa cho Funayūrei một cái thùng không đáy.
Một số địa phương còn mô tả Funayūrei như những ma quỷ vô cùng khôn ngoan. Vào các buổi tối nhiều sương mù, Funayūrei tìm cách lái những con tàu đâm vào vách đá, hoặc không, tự chúng biến thành một chiếc thuyền lao về phía thuyền của nạn nhân. Những người yếu tim sẽ giật mình, cố gắng tránh nhưng lại vô tình lao vào một rạn san hô nguy hiểm.
Ngoài ra, trong một số tài liệu đề cập, Funayūrei đốt lửa trên vùng biển nhiều đá ngầm để gây hiểu lầm cho các con thuyền. Các ngư dân sẽ nhầm tưởng phía trước là đất liền và lái thuyền đi vào vùng biển nguy hiểm đó.
Funayūrei thường hỏi xin một chiếc thùng rồi dùng nó làm vũ khí nhấn chìm cả một con tàu
Funayūrei hung hãn như vậy nên ngư dân Nhật Bản rất sợ con ma này. Họ nghĩ ra các tục lệ để tránh, hay cầu xin bọn ma ác độc này bỏ qua. Ngư dân một số vùng còn quan niệm, sương mù chính là dấu hiệu của Funayūrei, vào những ngày quá mịt mù họ sẽ ở nhà, hay thay đổi lộ trình theo hướng an toàn hơn.
Nếu đang trên biển khơi mà gặp thời tiết xấu, các ngư dân sẽ thắp hương, làm lễ, ném xuống biển gạo cúng, tiền giấy... để "hối lộ" các Funayūrei. Mỗi vùng, người ta còn có thêm những quy định về lễ vật ném xuống biển cho Funayūrei. Ở tỉnh Kochi, lễ vật sẽ là tàn hương và 49 chiếc bánh gạo, những nơi khác là đậu, tại Nagasaki là thảm dệt, tro và củi đốt.
Những lần xuất hiện trong lịch sử của Funayūrei
Không chỉ là một con ma trong các câu chuyện dân gian, Funayūrei còn xuất hiện trong câu chuyện được ghi chép trong các tài liệu lịch sử khiến người nghe phải rùng mình.
Nhưng tất cả có điểm chung mô tả Funayūrei là do những người chết oan trên biển hóa thành
Vào năm 1185, sau trận thủy chiến Dan-No-Ura khiến gia tộc Taira bị tận diệt, những người đi qua vịnh Shimonoseki lại nghe thấy những âm thanh ai oán.
Một số các ngư dân thường gặp hình ảnh người mang giáp sắt bơi trên biển và luôn miệng kêu to: “Cho tôi mượn chiếc thùng”.
Người dân vô cùng sợ hãi, họ không dám đi qua vùng biển này hay nếu có đi cũng mang trên thuyền nhiều lễ vật. Sự hỗn loạn chỉ chấm dứt khi xuất hiện một nhà sư dùng phép để siêu thoát cho các linh hồn binh sĩ trên vịnh Shimonoseki.
Năm 1954, một vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng ở Nhật Bản đã xảy ra với con tàu Toya Maru. Khi xem xét chiếc thuyền gặp nạn, các chuyên gia phát hiện nhiều vết hình bàn tay lạ trên cánh quạt.
Từ đây, những tin đồn kể về việc các nạn nhân trong vụ tai nạn đã biến thành Funayūrei và cào móng vuốt vào cánh quạt. Một thời gian ngắn sau ở Hokkaido xuất hiện tin đồn, vào lúc nửa đêm, một phụ nữ sẽ xuất hiện bên bờ biển, toàn thân ẩm ướt và miệng luôn lầm bầm chữ “Toya Maru”.
Ngoài ra, trong năm 1969, ở vùng biển trong tỉnh Kanagawa, không ít người đã quan sát thấy một vài người có làn da màu trắng bơi lội trong đêm ở vùng biển ven bờ.
Nhiều ngư dân khi đi tàu đã nghe thấy một giọng nói rùng rợn "Hãy cho tôi một cái thùng". Đáng sợ hơn, cách đó không lâu, một chiếc du thuyền đã bị chìm và làm chết đuối nhiều người vô tội.
Tất nhiên, bí ẩn về các sinh vật được cho là "hồn ma" này vẫn còn bỏ ngỏ và chưa có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy đây là ma quỷ, hơn chỉ đơn giản là tai nạn do chính con người gây ra.
Một akateko (赤手 児) là một yêu quái, hoặc quái vật của Nhật Bản, từ trong câu chuyện dân gian của tỉnh Aomori, đặc biệt ở thành phố Hachinohe. Nó xuất hiện là tay của một trẻ sơ sinh treo từ một cái cây rũ xuống.
Các akaname (垢 尝) là một con quỷ hay yêu quái trong truyện dân gian Nhật Bản. Trong tiếng nhật có nghĩa là kẻ liếm rác rưởi, akaname cũng có thể được dịch nghĩa là lưỡi đỏ từ aka là một đồng âm với màu đỏ và bẩn thỉu. Vì lý do này akaname thường được mô tả là màu đỏ.
Các akaname là sự nhân cách hóa của sự sợ hãi khi sử dụng phòng tắm tối muộn vào ban đêm. Nó được cho là xuất hiện vào ban đêm để liếm bụi bẩn và bụi bẩn tích tụ trong phòng tắm không sạch.
Abura-sumashi (Người ép dầu) là một sinh vật từ văn hóa dân gian Amakusa ở tỉnh Kumamoto. Hồn ma này thường hù người trên đèo Kusazumigoe, được cho là hồn ma của người lấy trộm dầu.
Trong những ngày trước khi điện, dầu là một mặt hàng rất có giá trị, cần thiết để thắp sáng và sưởi ấm, nên, các hành vi trộm cắp dầu, đặc biệt là đền thờ và đền thờ, có thể dẫn đến hình phạt là hóa thành một yêu quái.
Trong các phương tiện truyền thông hiện đại, abura-sumashi thường được miêu tả như một sinh vật lùn mập với một cơ thể được bao phủ áo rơm và đầu một giống khoai tây hoặc cục đá, được lấy cảm hứng từ các tác phẩm nghệ thuật của Shigeru Mizuki
Bake-kujira là một yêu quái trong thần thoại Nhật Bản, có hình thù một bộ xương cá voi khổng lồ, tính khí rất hung dữ. Bake-Kujira thường xuất hiện ở bờ biển Nhật Bản cùng những loài chim và cá quái đản.
Abura - akago (油 赤子 ", đứa bé dầu " ) là một sinh vật được minh họa trong Konjaku Gazu Zoku Hyakki của Toriyama Sekien , là một hồn ma trẻ sơ sinh liếm hết dầu trong cái đèn dầu
Sekien mô tả về nó như sau:
Tại thị trấn thứ tám của Ōtsu trong tỉnh Ōmi ( " Afumi " ) có tồn tại một quả bóng giống như lửa bay .
Những người bản địa nói rằng từ lâu trong làng Shiga có một người ăn cắp dầu , và mỗi đêm hắn lấy trộm dầu từ Jizō đường Ōtsu , nhưng khi người này chết linh hồn của mình đã trở thành một ngọn lửa lang thang. Như vậy thì đứa bé liếm dầu là tái sinh của người này.
Sekien dường như đã minh họa dựa trên một câu chuyện từ Shokoku Rijin Dan, trong đó, một thương gia dầu từ Ōtsu ăn cắp dầu từ một bức tượng Jizo tại ngã tư , và bị trừng phạt sau khi chết bằng cách chuyển đổi thành một lang thang ma - lửa .
Ama-no-jaku là một con quỷ với nguồn gốc cổ xưa và có nhiều sự giải thích, các ama-no-jaku là những linh hồn trái ngược và hư hỏng. Đây là sinh vật với tâm hổn luôn luôn đen tối, thường được miêu tả là một loại oni nhỏ, mà sự tồn tại của nó là kẻ gây ra đau khổ và khiến cho con người thất bại. Đôi khi người ta cho rằng nó còn có thể đọc được ý nghĩ của con người, và kích động những mong muốn của người đó rằng, tất cả những điều tốt nhất là làm ngược lại với với những gì họ muốn.
Loài oni này được biết đến trong một câu chuyện dân gian khá tàn bạo được kể lại “Uriko-Hime”, trong câu chuyện nó nuốt “công chúa dưa hấu” (melon-princess) đáng yêu vào ngày cưới của cô ấy, rồi mặc lớp da được lột từ người cô để giả danh thành cô và sau đó nó bị phát hiện và đánh cho đến chết.
Ẩn sâu trong những ngọn núi của tỉnh Ehime, con yêu quái chim này chẳng khác gì một con gà quá khổ.
Ban ngày nó giấu mình trong những khu rừng tre, nhưng vào ban đêm nó lại hiên ra và đi lanh thang trong làng, làm những điều kì lạ tạo ra các âm thanh "basabasa"(sột soạt) khiến cho nhưng người trong làng phải hé nhìn ra cửa trong sợ hải nhưng họ lại chả nhìn thấy có gì cả.
Người ta nói rằng basan còn có hơi thở của hỏa vỹ thần, tạo ra các ngọn lửa ma trơi, thế nhưng xưa nay nó chưa hề làm hại ai cả.
Được tìm thấy ở quận Tokushima, đây là loài yêu quái có hinh dạng của một ông già, nhưng hình dạng đầu tiên khi ta nhìn thấy nó chỉ là một đứa bé.
Nó thường phát ra tiếng khóc của những đứa trẻ ở những vùng núi nơi mà lẻ ra không có đứa trẻ nào có thể được nhìn thấy ở đây.
Và khi có một người qua đường hảo tâm nào đó nhặt đứa trẻ này lên và dổ dành nó, lúc đó konaki-jijī sẽ hiện nguyên hình của mình và theo đó ngày càng tăng trong lượng của nó lên đến 50 kan và sau đó là 100 kan (tức là 188 kg và 376 kg) và nghiền nát cuộc đời của người hảo tâm không may đó.
Trong suốt lịch sử của Nhật có truyền thuyết về một loài obakemono khổng lồ có tên là Daidara- bocchi, nó có kích thước và sức mạnh rất lớn.
Daidara-bocchi khổng lồ đến nổi vết chân của Daidara-bocchi có thể tạo ra vô số nhưng lỗ hổng, ao, hồ trên mặt đất và người ta cho rằng sức mạnh của Daidara-bocchi là nguyên nhân của sự gặp ghềnh của các con sông và ngọn núi ở Nhật
Bake-zōri là một dạng của Tsukumogami, nó là một đôi dép zōri đã bị quăng đi và khi đến năm thứ 100 nó sẽ thành một Tsukumogami, và nó sẽ quay về ngôi nhà nơi nó từng bị đối sử tệ, vào ban đêm và chạy quang nhà cùng với hát bài "kararin, kororin, kankororin" ("ba mắt, ba mắt và hai răng").
Đúng với ý nghĩa của tên gọi của nó, ko-dama là tinh thần của cây. Không phải tất cả các cây đếu có ko-dama, các ko-dama chỉ thường xuất hiện trong các cây to cổ thụ hoặc các cây có tuổi.
Người ta nói rằng những ai vô tình đốn các cây có các ko-dama sống trong các cây đó thì thiên tai sẽ giáng xuống ngôi làng của họ. Sợi dây thừng thiêng buộc quanh thân các cây được gọi là shimenawa.
Ippon-datara hiếm khi bị con người bắt gặp, mà người ta thường thấy dấu vết của nó để lại là một dòng những vết chân to lớn về một bàn chân đơn qua những ngọn núi tuyết của tỉnh Wakayama. Nó có hình dáng của một con người với một chiếc chân đơn lẻ và một mắt, nhiều lời đồn cho rằng nó là một thợ rèn "chuyên nghiệp", và cũng có thể là một bóng ma
Ittan-momen: Một cuộn bông cố gắng để dập người bằng cách bao bọc xung quanh khuôn mặt của họ.
Ittan momen là một Tsukumogami hình thành từ một cuộn bông. Ở Nhật Bản, Ittan-momen bay qua không khí vào ban đêm và các cuộc tấn công con người, thường bằng cách bao bọc xung quanh khuôn mặt của họ để dập họ.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.