すずめ(chim sẻ), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), なみだ(nước mắt); “Nước mắt chim sẻ” hay nói như người Việt Nam “Bé như mắt muỗi” , có nghĩa là rất ít, rất nhỏ, không có gì đáng kể.
Về sự hình thành lịch sử của Nhật Bản khá là phức tạp, chia ra các thời kỳ,gồm 7 thời kỳ ,trong 7 thời kỳ đó thì lại chia ra các giai đoạn cụ thể như sau. Sơ sử gồm: Thời kỳ đồ đất nung: 15000-5000 năm trước công nguyên lúc này ở Nhật Bản đã có những bộ tộc người nguyên thủy sống du mục, săn bắt và hái lượm.
Thời kỳ Jomom: thời kỳ này được đặt tên theo khảo cổ là đồ gốm có trang chí hình xoắn thừng. Thời kỳ này bắt đầu 13000 đến 300 năm trước CN. Người Nhật chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Người Nhật bắt đầu biết làm đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng bằng cách ràng những dây buộc xung quanh trước khi nung gốm.
Thời Yayoi: bắt đầu năm 300 trước CN đến năm 300 sau CN,Yayoi được coi là thời kỳ mà xã hội nông nghiệp thể hiện đầy đủ những đặc điểm trọn vẹn của nó lần đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phù sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Nông cụ, vũ khí bằng đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa châu Á,và được sử dụng phổ biến.
Thời cổ đại gồm:
Thời kỳ Kofun: bắt đầu cuối thế kỷ III- đầu thế kỷ VI xuất hiên các Gò mộ. Vương quốc Đại Hòa (Yamato) (thời đầu người Nhật dùng chữ Hán 倭 (Nụy, đọc âm Nhật là Wa/Oa) do người Trung Quốc đặt cho để ghi tên gọi Đại Hòa, về sau dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa)) thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía nam của bán đảo Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Thiên hoàng đã đe dọa quyền lực của Đại Hòa. Đạo Phật và đạo Khổng bắt đầu được du nhập.
Thời kỳ Asuka: cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VIII, Thái Tử phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa và quảng bá cho đạo phật.
Thời trung cổ gồm:
Thời kỳ Nara: kéo dài từ năm 710 đến năm 794. Nara trở thành kinh đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Thiên hoàng có uy quyền lớn, Đạo Phật trỏ nên hưng thịnh.
Thời kỳ Heian: kéo dài từ năm 794 đến năm 1192. Thời kỳ này gồm ba giai đoạn. Sơ kỳ Heian (Cuối thế kỷ 8 đến cuối thế kỷ 9) Kinh đô được dời đến Heian-Kyo (nay là Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hóa. Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi.
Trung kỳ Heian (Cuối thế kỷ 9 đến cuối thế kỷ 11) Triều đình mất thực quyền kiểm soát đất nước, chỉ còn nắm vai trò đại diện. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp, thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai . Thơ ca Nhật Bản phát triển rực rỡ, đặc biệt là waka.
Hậu kỳ Heian (Cuối thế kỷ 11 đến 1192) Bắt đầu một thế kỷ các Thiên hoàng rời xa thế tục, đi tu nhưng vẫn gián tiếp cai quản công việc triều chính. Triều đình dần biến thành một quốc gia không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong Hoàng gia và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc nhà Taira lại bị nhà Minamoto đánh bại.
Thời trung thế gồm:
Thời kỳ Kamakura: kéo dài từ năm 1185 đến năm 1333.Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Chinh di Đại Tướng quân . Mạc phủ ở Kamakura được thiết lập. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ "thủ hộ" và "địa đầu" . Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc. Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ Mạc phủ. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Thiên hoàng lẫn các Chinh di Đại Tướng quân. Giáo phái Phật giáo Nichiren , phát triển. Truyện kể Heike với âm hưởng về lẽ sinh tử vô thường của cuộc đời được viết. Các võ sĩ Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Thiên hoàng Hậu Đề Hồ nhanh chóng khôi phục lại luật lệ Hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là Ashikaga Takauji - người đã đưa Thiên hoàng Quang Minh lên ngôi, thay thế Thiên hoàng Hậu Đề Hồ. Thiên hoàng Hậu Đề Hồ bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Quang Minh ở kinh đô Kyoto. Hai triều đình, Bắc và Nam, sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.Năm 1272 và 1281, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản.
Thời kỳ Nam Bắc Triều Tiên: Kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392. Dù thành công trong nỗ lực chống quân Nguyên Mông giai đoạn trước, nhưng cuộc chiến với đối phương không cân sức đến từ lục địa đã đẩy đất nước tới những khó khăn và phân rã sau này, khi phải giải quyết những vấn đề của giai đoạn hậu chiến. Lòng dân ly tán, triều đình phân liệt. Bắc triều do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino . Giữa hai triều đình liên tục nổ ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất bại.
Thời kỳ Muromachi: đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII,chế độ Mạc phủ Ashikaga bắt đầu bằng việc Ashikaga Takauji tước hiệu Chinh di Đại Tướng quân.Với việc hai triều đình Bắc - Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Võ sĩ Samurai vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp . Chính quyền Mạc phủ bổ nhiệm một số người giữ chức thủ hộ như đã có từ thời cầm quyền của Mạc phủ Kamakura. Tuy nhiên, những người này không phải là tùy tùng của nhà Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh đại danh-thủ hộ của võ sĩ samurai địa phương với quyền hành riêng. Uy quyền của chế độ Mạc phủ không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo,... lại phát triển. Các bộ môn Kịch Nô, Kyogen ở giai đoạn cực thịnh. Nghệ thuật thư họa bằng cây cọ và mực Tàu, nghệ thuật tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường phái Kano phát triển. Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh Onin. Sau đó chế độ Mạc phủ hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của các cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ, buôn bán,... Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và hải cảng.
Thời kỳ Sengoku kéo dài từ năm 1493 đến năm 1573. Thời kỳ này là thời kỳ bất ổn định về chính chị xã hội và chiến sự. Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: từ Chinh di Đại Tướng quân đến gia đình Hosokawa đến gia đình Miyoshi và cuối cùng là gia đình Matsunaga . Quyền lực của đại danh-thủ hộ tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực.
Thời kỳ Azuchi-Momoyama: kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục.Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim.Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.
Thời cận thế gồm :
Thời Edo kéo dài từ 19603 đến 1868 gồm các thời kỳ
Sơ kỳ Edo. kéo dài 1603 đến đầu thế kỷ 18,Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi daimyo miền Tây tại Shekigahara và nắm chính quyền. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên hoàng. Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ-tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ Mạc phủ Tokugawa được cấu thành vững chắc từ hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi Bakuhan . Buôn bán và đạo Ki-tô một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Mạc phủ Tokugawa ngày càng e ngại đạo Ki-tô và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa thì đạo Ki-tô hoàn toàn bị cấm tại Nhật Bản. Những tín đồ Ki-tô giáo người Nhật Bản bị hành hình.
Trung kỳ Edo . Đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề. Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng, mà chế độ Shogun và Daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ. Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ. Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo.
Hậu kỳ Edo .Đầu thế kỷ 19 đến 1868. Chính sách Sakoku đã kéo dài hơn 200 năm cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1853, khi Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm — Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna — vào vịnh Edo, Tokyo cũ, và phô diễn sức mạnh của các khẩu pháo hạm. Perry lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại với phương Tây. Từ đây, những con tầu này được gọi là kurofune, Hắc thuyền.Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị," thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã kí các hiệp định tương tự với các quốc gia phương Tây khác. Hiệp định Harris được ký với Hoa Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1858. Giới trí thức Nhật Bản coi các hiệp định này là bất bình đẳng, do Nhật Bản đã bị ép buộc bằng sự đe dọa chiến tranh, và là dấu hiệu phương Tây muốn kéo Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á.
Thời cận đại gồm;
Thời kỳ Minh Trị .kéo dài từ năm ngày 25 tháng 1 năm 1868 đến ngày 30 tháng 7 năm 1912, là thời kỳ tại vị của Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912).gồm
Minh trị duy tân :thời kỳ này Nhật Bản đã nối lại quan hệ với các nước phương tây dẫn đến sự thay đổi lớn về Nhật Bản ,Chinh di Đại Tướng quân phải từ bỏ quyền lực, và sau Chiến tranh Mậu Thìn năm 1868, quyền lực của Thiên hoàng được khôi phục. Cuộc Minh Trị Duy Tân tiếp theo đó đã mở đầu cho nhiều đổi mới. Hệ thống phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế phương Tây, quyền lự tập chung vào tay Thiên Hoàng. Các đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên. Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập.
Phong trào tự do dân quyền : thời kỳ này thì đạo phật và thần đạo được tách ra, thần đạo được lấy làm nền tưởng của hoàng gia. Việc cấm Ki-tô giáo được huỷ bỏ. Các trường học mới theo phong cách phương Tây được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn. Nhu cầu ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây. Hoạt động quân sự:thời kỳ này là thời kỳ chiến tranh bùng nổ, Nhật đi xâm chiến rất nhiều nơi như, 1872-1879, chiếm vương quốc Lưu Cầu; năm 1895, chiếm Đài Loan; năm 1905, chiếm một phần quần đảo Sakhalin (Nga) và bán đảo Liêu Đông (Trung Quốc); năm 1910, chiếm bán đảo Triều Tiên; năm 1914, chiếm Sơn Đông (Trung Quốc).
Thời kỳ đại chính từ (1912-1926) là thời kỳ Đại Chính Thiên hoàng trị vì. Trong chính sử thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ dân chủ Đại Chính, theo tên kỷ nguyên và chính sách của chính quyền ban hành nhằm nỗ lực cởi mở hơn với phương Tây. Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, ngoại trừ Đảng Cộng sản Nhật Bản bị khủng bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận Đại động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.
Thời hiện đại gồm :
Sơ kỳ chiêu hòa từ năm 1926 đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945. Thời kỳ này suy thoái kinh tế và ngoại giao rơi vào bế tắc. Tháng 9 năm 1931, Nhật Bản tiến hành đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, và năm 1940, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm thêm các nước Đông Nam Á.
Hậu kỳ chiêu hòa (1945-1989)thời kỳ này Nhật Bản bị chiếm đóng lần đầu tiên trong lịch sử. Vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời. Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực.
Thời kỳ Heisei bắt dầu năm 1989. Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại. Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn. Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế và những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007.
Chính sách giáo dục cơ bản của Nhật được nêu trong Hiến pháp và các nguyên tắc chi tiết hơn được nêu trong Luật Giáo dục cơ bản. Những nguyên tắc này là: bình đẳng, bắt buộc phổ cập và không phân biệt giới tính. Nghiêm cấm giáo dục chính trị đảng phái hoặc giáo dục tôn giáo bè phái trong các trường công và nghiêm cấm điều hành giáo dục sai lệch.
QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ
Nhật Bản đã trải qua hai lần cải tổ giáo dục chủ yếu Lần thứ nhất vào năm 1872 thiết lâp một hệ thống giáo dục đa dạng. Lần cải tổ thứ hai được tiến hành ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thiết lập hệ thống giáo dục thống nhất như hiện nay 6 – 3 – 3 – 4, dựa trên cơ sở hệ thống giáo dục của Mỹ.
Ngay dưới thời Shogun Tokugawa, Nhật Bản đã có hàng nghìn các trường học Terakoya. Những trường này là những cơ sở giáo dục tư nhân nhỏ, thường tập trung quanh một giáo viên. Sau đó, từ sự khởi đầu cải tổ lần thứ nhất vào năm 1872, chính quyền Minh trị Duy tân đã bắt đầu một hệ thống tiểu học dân chủ học sáu năm cho mọi trẻ em không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, hoặc giàu nghèo.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm Chín năm giáo dục bắt buộc sáu năm tiểu học và ba năm trung học bậc thấp, tiếp theo đó là ba năm trung học bậc cao không bắt buộc và bốn năm đại học.
Không có những khóa học về kỹ thuật hay ngành nghề trong những năm giáo dục bắt buộc. Hơn nữa, không có hệ thống định hướng nào trong các trường tiểu học công và trung học bậc thấp. Trong các trường trung học bậc cao, khoảng 70% học sinh theo các chương trình đại cương.
Năm học cho các trường tiểu học và trung học bắt đầu ngày 1 tháng 4 và kết thúc vào 31 tháng 3 của năm sau.
Đặc biệt, Nhật Bản đã trải qua thời kỳ phát triển rất nhanh các trường trung học bậc cao. Khi hệ thống mới các trường trung học bậc cao được bắt đầu vào năm 1950, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học bậc thấp tiếp tục theo học các trường trung học bậc cao là 42,3%, nhưng đến cuối những năm 1960, con số đó đã tăng lên khoảng 80% – và trong vòng 5 năm tiếp theo, nó đã vượt quá 90%. Hiện nay, trong 9 năm học đầu tiên, 99,9% trẻ em Nhật Bản trong nhóm tuổi tương ứng theo học ở trường công hoặc tư. Hơn nữa, tỷ lệ học sinh tiếp tục học lên trung học bậc cao là khoảng 94%, và con số này đã ổn định trong hơn một thập kỷ.
Do Nhật Bản thay đổi từ hệ thống trường học đa dạng trước chiến tranh sang hệ thống thống nhất như hiện nay vào cuối những năm 1940, nên một số các loại trường học mới đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu thay đổi của xã hội. Đó là các trường cao đẳng bậc thấp học hai và ba năm chính thức được công nhận năm 1950), các trường cao đẳng kỹ thuật 5 năm (1962) cho các học sinh đã tốt nghiệp các trường trung học bậc thấp, và cho các trường dạy nghề (1976) trong các lĩnh vực như thiết kế chẳng hạn. Người ta hy vọng các trường dạy nghề và cao đẳng kỹ thuật sẽ bổ sung cho giáo dục trung học bậc cao và cao học.
Giáo dục tiểu học và trung học Nhật Bản phần lớn tập trung ở các trường công.Tính đến tháng 5 năm 1987, tỷ lệ học sinh theo học ở các trường tư tiểu học, trung học bậc thấp và trung học bậc cao là 0,59%, 3,10%, và 28,0%. Tuy nhiên, phần lớn các trường mẫu giáo, trường trung cấp, các trường đại học và các học viện học bốn năm hoặc hơn là các trường tư. Chúng chiếm tới 76,3%, 93%,72,4% và 93,2% tương ứng với các trường kể trên.
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ở hầu hết các trường tiểu học và trung học bậc thấp, chương trình giảng dạy được biên soạn phù hợp với các khóa học trên phạm vi toàn quốc, vì vậy hầu như không có sự khác nhau về nội dung giảng dạy. Tuy nhiên, quy mô lớp học (số học sinh trong một lớp) lại rất khác nhau tùy thuộc vào địa điểm của trường học. Quy mô lớp học trung bình trong toàn quốc ở tiểu học là 31,5 và trung học bậc thấp là 38,1. Quy mô lớp học lớn nhất đối với các trường công trong giai đoạn giáo dục bắt buộc là 45. Năm 1987, ở các trường tiểu học, các lớp học có từ 41 đến 45 học sinh chiếm 13% trong tổng số (cụ thể là: 44.004 lớp trong tổng số lớp của toàn quốc là 330.324), trong khi đó các lớp có 7 học sinh hoặc ít hơn chỉ chiếm 6% (19.998). Các trường tiểu học công ở những vùng hẻo lánh được chính quyền địa phương thiết lập là những trường được quan tâm đặc biệt. Các trường này chiếm 19% (4.720) trong tổng số. Nhiều trường như vậy đã tổ chức các lớp học ghép các trình độ khác nhau do có ít học sinh.
Bộ Giáo dục quy định số giờ học hàng năm cho mỗi khối lớp. Hiện nay, số giờ học quy định cho khối lớp 1 , 2 và 3 là 850, 910 và 980. Cho các khối từ lớp 4 đên lớp 6 là 1.01 5. ở các truờng trung học bậc thấp, số giờ học hàng năm cho các khối lớp đều là 1.015 .
Để đáp ứng yêu cầu này, tất cả các trường công đều có tổng số ngày giảng dạy trên lớp ít nhất là 210 ngày, hoặc hơn 35 tuần. Có nhiều trường đề ra số ngày đến trường hàng năm là 220 ngày hoặc hơn. Trong chương trình giảng dạy sắp tới, số ngày đến trường hàng năm có thể là 39 tuần hoặc hơn.
Trong hầu hết các trường học, học sinh lớp trên học 6 tiết mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu, riêng ngày thứ bảy học từ 2 đến 4 tiết. Tuy số ngày đến trường học tập cho mọi khối lớp đều như nhau nhưng các lớp thấp hơn học ít tiết hơn. Chẳng hạn, một trường tiểu học điển hình ở Tokyo cho học sinh lớp một học 5 tiết mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
Tất cả các trường tiểu học công đều cung cấp bữa ăn nóng buổi trưa cho học sinh Tuy nhiên, ở các truờng trung học bậc thấp, việc cung cấp bữa ăn trưa là tùy ý, nó phụ thuộc vào chính sách của từng chính quyền địa phương. Các trường công trung học bậc thấp ở Tokyo có cung cấp bữa trưa nóng cho học sinh: nhưng ở một số huyện địa phương, học sinh phải tự mang bữa trưa cho mình.
Theo truyền thống, hàng ngày học sinh phải tự làm vệ sinh trường lớp mình. Một số trường làm vệ sinh sau bữa ăn trưa và một số trường khác lại tiến hành công việc này sau khi kết thúc giờ học. Thông thường, mỗi lớp được chia thành các nhóm có nhiệm vụ thay phiên làm vệ sinh lớp học của mình và các khu vực khác trong trường. Vào cuối học kỳ, tất cả học sinh đều cùng nhau tham gia làm tổng vệ sinh sạch sẽ toàn trường.
Ngoài các buổi học thông thường, học sinh còn tham gia các hoạt động khác như: những chuyến đi dã ngoại, những ngày thể thao liên hoan ca nhạc và sân khấu, thể thao mùa đông và cắm trại mùa hè.
Hầu như tất cả cha mẹ học sinh đều tham gia hội cha mẹ học sinh – giáo viên (PTA) và nhà trường thường vài lần mời cha mẹ học sinh đến trường dự các hoạt động trong lớp học của con em mình. Đôi khi, có trường còn chuyển các hoạt động trong tuần sang ngày chủ nhật để các bậc cha mẹ đang đi làm cũng có điều kiện dự các buổi học của con em mình.
JUKU
Ngoài những tài liệu, giáo trình học tập phong phú, Nhật Bản còn có nhiều juku – đó là các cơ sở giáo dục tư nhân ra đời vì mục đích kiếm lợi nhuận. Những cơ sở này được phân thành ba loại: dạy học sinh chưa có trình độ; có trình độ (các khóa để hoàn thiện, bổ sung và nâng cao) và chuẩn bị thi (cho các kỳ thi tuyển vào trường).
Nhiều học sinh lớp dưới, sau giờ học ở trường hoặc vào các ngày chủ nhật đã theo học ở các cơ sở tư chuyên dạy học sinh chưa có trình độ để học cách viết chữ đẹp, mỹ thuật, nhạc, bàn tính, thể thao v.v… Trong khi đó, những học sinh lớp trên có xu hướng theo học juku có trình độ hoặc juku chuẩn bị thi. Một khảo sát trong năm 1985 cho thấy 16,5% học sinh tiểu học và 44,5% học sinh trung học bậc thấp tham dự các lớp juku có trình độ. Đối với các cơ sở dạy học sinh chưa có trình độ, số học sinh tiểu học tham dự lên tới 70,7% và 27,4% học sinh trung học bậc thấp. Một số nhỏ (1%) học sinh tiểu học có giáo viên riêng tại nhà dạy các môn lý thuyết và con số này lên đến 5,4% đối với học sinh trung học bậc thấp.
Do bởi giáo dục thường quá chú trọng đến kiểm tra nên trẻ em thường buộc phải “nhồi sọ” theo một phương pháp giảng dạy cứng nhắc và được gửi đến các trường tốt hơn và đào tạo cao hơn. Một số nhà quan sát rất phê phán juku nói rằng nó đã sản sinh ra quá nhiều người khuôn mẫu, không có cá tính nổi bật, nhưng trong khi đó những người khác lại ca ngợi hiệu quả giáo dục của juku.
CÁC VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG THI CỬ
Hầu hết tất cả các trường tư và đa số các trường trung học bậc cao quốc gia đều có hệ thống thi tuyển nhập trường riêng của họ và thủ tục tuyển chọn giữa các trường cũng khác nhau. Trong các trường công trung học bậc cao ở các địa phương, mỗi quận thi hành hệ thống kiểm tra vào trường chung trên toàn quận và thủ tục tuyển chọn tại các trường trong cùng quận cũng giống nhau. Hầu hết các trường xem xét cả kết quả kiểm tra và quá trình học trước đó. Trong một vài trường hợp, họ chỉ sử dụng sự tiến cử (giới thiệu) và kết quả học tập. Đối với hầu hết các trường có khóa học về ngành nghề, khu vực tham dự học là cả một quận và việc sử dụng sự giới thiệu phổ biển hơn so với các trường đào tạo phổ thông.
Do quá trình tuyển chọn vào trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình đào tạo ban đầu, nên người ta đã cố gắng không ngừng để cải tiến các hệ thống kiểm tra nhập trường, và quá trình tuyển chọn đã đa dạng hóa để đáp ứng với tình hình của các địa phương.
Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại xung quanh hệ thống thi cử vào trường đại học của Nhật Bản, như đơn cử dưới đây :
1. Quá nhiều thí sinh tập trung thi vào một số ít các trường đại học có uy tín, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
2. Quá chú trọng vào kết quả kiểm tra, trong khi hầu như không xem xét đến khả năng toàn diện cũng như năng khiếu của mỗi thí sinh.
3. Các trường trung học bậc cao có khuynh hướng bị đánh giá dựa theo số học sinh được nhận vào các trường đại học có uy tín. Điều này thường cản trở sự phát triển toàn diện của học sinh.
4. Có sự chú trọng quá mức vào kết quả kiểm tra diễn ra một .hoặc hai ngày ở trường, thường được gọi là kiểm tra “một phát” với những câu hỏi đôi khi vượt quá chương trình giảng dạy thông thường của trường trung học bậc cao. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của nhiều trường tư ngoài hệ thống trường học thông thường gọi là juku hoặc yobiko. Trẻ em của các gia đình không đủ khả năng cho con em mình theo các lớp học thêm như vậy, bị rơi vào tình thế không thuận lợi trong các kỳ kiểm tra vào trường kiểu “một phát” và như vậy nó đã phá vỡ quan hệ bình đẳng.
TRAO ĐỔI QUỐC TẾ
Ngày nay, nhiều học sinh Nhật Bản đang học ở nước ngoài và con số này mỗi năm một tăng. Trong năm 1992, có 130.401 học sinh đang học ở nước ngoài và 80% trong số đó sang học ở Châu Âu và Mỹ; cũng trong năm đó, có 48.561 học sinh nước ngoài đang theo học ở Nhật Bản và khoảng 90% trong số đó là người Châu á.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) hiện là một chính đảng lớn nhất trên chính trường Nhật Bản, chiếm 327/480 ghế tại Hạ Viện và 115/252 ghế tại Thượng Viện. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) hiện là một chính đảng lớn nhất trên chính trường Nhật Bản, chiếm 327/480 ghế tại Hạ Viện và 115/252 ghế tại Thượng Viện.
Kể từ khi thành lập ngày 15/11/1955 tới nay, trừ một quãng thời gian ngắn từ 9/8/1993 tới 30/6/1994 không cầm quyền, còn lại LDP đều nắm quyền ở Nhật.
So với trước đây, uy tín của LDP đã giảm sút cho dù đảng này vẫn đang nắm quyền nên kể từ năm 1994 đảng phải liên minh với đảng khác mới có thể chiếm đa số ghế trong Quốc hội để lập nội các chứ không thể độc lập nắm quyền lãnh đạo như trước.
Tiền thân của LDP là đảng Tự do Nhật Bản. Đảng Tự do Nhật Bản thành lập ngày 9/11/1945. Trong thời kỳ chiến tranh, một quan chức trong Nội các là Hatoyama được bầu làm Chủ tịch Đảng và đưa ra tôn chỉ mục đích như: “Bảo vệ nhà nước nhất thể hóa giữa quan chức với dân chúng”, ”Bảo vệ tài sản tư hữu và kinh tế tự do”.
Ngày 15/11/1955, hai đảng Tự do và đảng Dân chủ hợp nhất thành đảng Dân chủ Tự do do ông Hatoyama làm Chủ tịch.Sau khi hợp nhất hai đảng đã chiếm đa số trong Quốc hội, nên ông Hatoyama được bầu làm Thủ tướng đầu tiên của Nội các.
Trong thời gian dài LDP trở thành một chính đảng lớn và nắm quyền lâu dài, trong LDP dần dần xuất hiện tình trạng tham nhũng. Ngoài ra, trong nội bộ đảng LDP cũng nảy sinh các phe phái và đấu tranh với nhau. Chính vì vậy, đảng đã không còn chiếm đa số trong Quốc hội và rốt cuộc là không còn cầm quyền.
Ngày 9/8/1993, liên minh 8 đảng do ông Hosokawa, Chủ tịch Tân đảng đứng đầu, đã giành thắng lợi trong bầu cử và đứng ra thành lập chính phủ, chấm dứt 38 năm cầm quyền của LDP.
Ngày sau khi lên nắm quyền, Hosokawa tuyên bố: chiến tranh của Nhật Bản ở nước ngoài là chiến tranh xâm lược nên đã xin lỗi các nước và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Khi thăm Mỹ, ông Hosokawa đã bày tỏ thái độ cứng rắn đối với sức ép của Mỹ về vấn đề thương mại và ông trở thành Thủ tướng đầu tiên sau chiến tranh dám nói “Không ” với Mỹ, nên được dư luận trong nước tán thưởng.
Tuy nhiên, lúc này cơ sở xã hội của Chính phủ Hosokawa rất mỏng manh như Tân đảng chỉ có 35 ghế trong Quốc hội, ngoài ra mâu thuẫn tồn tại giữa 8 đảng này cũng gay gắt, đó là chưa kể liên minh 8 đảng này cũng bị các quan chức chống đối, tẩy chay.
Trong lúc tình hình trong nước gặp khó khăn, Hosokawa lại đưa ra chủ trương thu thuế phúc lợi, ngay lập tức bị dư luận Nhật Bản phản đối, vì vậy phải hủy bỏ quyết định này. Tình trạng quyết sách không chắc chắn đã làm cho dân chúng phản đối, hoài nghi và mâu thuẫn trong nội bộ Tân đảng và giữa 8 đảng khác tăng lên. Lợi dụng cơ hội này, LDP tố cáo hành vi bất hợp pháp của Tân đảng và Hosokawa trong việc bắt các xí nghiệp quyên góp tiền, đẩy Thủ tướng Hosokawa và Nội các của ông tới chỗ khủng hoảng.
Ngày 28/4/1994, nội các Hosokawa buộc phải từ chức tập thể. Đảng Dân chủ Tự do đã nhân cơ hội này tiến cử ông Murayama, làm Thủ tướng. Tháng 6/1994, Liên minh đảng Xã hội và Tân đảng cùng với LDP lập chính phủ.
Tháng 1/1996, Murayama tuyên bố từ chức và đảng Dân chủ Tự do đã cử ông Hashimoto, Chủ tịch đảng lên làm Thủ tướng, đồng thời tuyên bố giải tán Quốc hội để tiến hành bầu cử vào tháng 10/1996 và đảng Dân chủ Tự do lại trở thành đảng nắm quyền mà không liên minh với đảng nào.
Ngày 30/7/1998, ông Hashimoto từ chức, ông Obuchi là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do lên làm Thủ tướng.
Ngày 5/10/1999, Obuchi đã thương lượng với đảng Tự do, đảng Komei liên minh lập Nội các, sau đó đảng Tự do rút khỏi Nội các, và Nội các do liên minh hai đảng Dân chủ Tự do và Komei nắm quyền. Sau khi Obuchi qua đời do xuất huyết não, đảng Dân chủ Tự do đã bầu ông Mori làm Chủ tịch đảng.
Ngày 5/4/2000, ông Mori đã cùng với Komei, Tân đảng thương lượng và lập chính phủ do ông làm Thủ tướng.
Ngày 26/4/2001, ông Koizumi được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do và làm Thủ tướng cho tới nay trong liên minh với hai đảng Komei và Tân đảng.
Ngày 20/9/2006: 403 nghị sĩ Quốc hội thuộc LDP và 300 thành viên của đảng viên ở cấp địa phương bầu cử chức Chủ tịch LDP thay thế ông Koizumi về hưu. Ông Abe đắc cử và kế nhiệm sự nghiệp của ông Koizumi.
Đại học Tottori được thành lập năm 1949 Koyama-cho-Minami, tọa lạc tại quận Tottori, thành phố Tottori, Nhật Bản với kinh nghiệm đào tạo 60 năm, Tottori được đánh giá là một trong những trường đại học hàng đầu Nhật Bản.
Hiện nay, Trường có 4 khoa, mỗi khoa đều có các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, 20 trung tâm và viện nghiên cứu. Đại học Tottori có 6300 sinh viên và học viên cao học, 1600 cán bộ giảng viên.
Bao quanh ngôi trường rộng lớn và yên tĩnh là khuôn viên mát mẻ với sự đa dạng của hệ thống cây xanh. Có chế độ giúp đỡ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường thông qua những hoạt động khuyến học, nói chuyện với sinh viên. Hệ thống trang thiết bị tối tân hiện đại, ngoài ra chế độ đào tạo nguồn nhân tài mang tính thế giới (global).
Các khoa và ngành đào tạo của trường:
Khoa Khoa học vùng:
Chính sách công
Văn hóa
Giáo dục
Môi trường
Khoa Y học
Y học
Khoa học con người
Bảo hiểm
Khoa Công nghệ
Máy móc
Công nghệ thông tin
Điện – Điện tử
Công nghệ sinh học
Xây dựng
Toán ứng dụng
Vật liệu
Khoa Nông nghiêp
め(mắt),
が(giới từ chỉ chủ đích),
こえる(phong phú, giàu có)
⇒ “Mắt phong phú”.
Nói như người Việt mình là “có con mắt tinh đời(đối với sự vật)”. Câu này chỉ những người có nhiều kinh nghiệm nhìn ngắm sự vật nên có khả năng nhận ra giá trị của một vật.
Trường Đại học Kyushu là trường đại học công lập lớn nhất đảo Kyūshū, nằm tại thành phố Fukuoka, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản.
Được thành lập vào năm 1911 là một trong bảy trường đại học hoàng gia ở Nhật Bản, Đại học Kyushu đã được một nhà lãnh đạo trong giáo dục và nghiên cứu không chỉ ở Nhật mà trên toàn châu Á. Hiện nay, có tổng số sinh viên của 19.580, trong đó hơn 10% là sinh viên quốc tế, giảng viên của nó tự hào khoảng 2.200 thành viên toàn thời gian.
Toàn diện trong phạm vi học tập của nó, nó có 11 phòng ban đại học và 18 trường đại học với các trung tâm nghiên cứu liên kết của họ. Nhưng sức mạnh chính của trường đại học nằm trong chương trình khoa học đặc biệt hoạt động và sáng tạo, như được thể hiện bởi thực tế là nó chạy một trong các trường y tế đánh giá cao nhất và tiên tiến ở châu Á.
Trường Đại học Kyushu nằm ngay tại Fukuoka, đã được chọn là một trong "Thế giới của 10 thành phố Hottest" phiên bản quốc tế của tạp chí Newsweek vào tháng Sáu năm 2006. Đại học này đang trong quá trình di dời trong khuôn viên nhà nước-of-the-nghệ thuật mới, sau khi hoàn thành, làm cho các trường đại học khá vô địch ở châu Á về các cơ sở nghiên cứu tiên tiến.
おれん(rèm cửa ra vào của hiệu ăn),
に(giới từ, trong câu này là giới từ chỉ sự tác động),
うで(cánh tay),
おし(đẩy);
⇒ “Cánh tay đẩy rèm cửa”. Câu này có thể hiểu là “đánh vào không khí (thì không có kết quả gì)”, có nghĩa là : một phía có chủ động đến đâu thì phía kia cũng không có hoặc không không biểu lộ phản ứng gì.
APU được đánh giá là một trong những trường đại học hiện đại nhất tại Nhật Bản. Thành công đó là nhờ hệ thống giáo dục mang tính cách mạng và sự đa dạng về thành phần sinh viên cũng như giáo viên giảng dạy. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá hiện nay, kiến thức về các quốc gia và văn hoá khác là không thể thiếu. Tại APU, bạn có thể giao tiếp với sinh viên đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm tới phân nửa tổng số 5734 sinh viên (nửa còn lại là sinh viên Nhật Bản). Tương tự như vậy, một nửa số giáo viên bao gồm các giáo sư đến từ hơn 27 quốc gia. Họ cùng với các đồng nhiệp người Nhật đã góp phần xây dựng nên nền giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế tại APU. Môi trường đa văn hoá đó cho phép sinh viên phát triển khả năng giao tiếp và làm phong phú thêm vốn hiểu biết của sinh viên về các nền văn hoá khác. Sinh viên quốc tế tốt nghiệp chương trình đại học tại APU có khả năng xin được việc làm ngay sau khi ra trường là 95% trong vòng 3 năm qua.Nhiều cựu sinh viên đảm nhận các vị trí cao trong các công ty lớn nhất tại Nhật Bản cũng như các văn phòng chi nhánh tại các nơi khác trên thế giới. Kết quả đó là do nền giáo dục mang tính hướng nghiệp được áp dụng ngay từ năm thứ nhất cũng như nỗ lực của từng cá nhân sinh viên đã xác định theo đuổi mục tiêu và con đường nghề nghiệp mà mình đặt ra.
Chương trình giáo dục song ngữ
Hệ thống giáo dục song ngữ tại APU cho phép sinh viên nhập học mà không đòi hỏi khả năng tiếng Nhật. Đối với sinh viên quốc tế theo học bằng tiếng Anh, tiếng Nhật được dạy như một môn ngoại ngữ bắt buộc để đảm bảo cho sinh viên có đủ khả năng tiếng Nhật phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này. Sinh viên có đủ trình độ tiếng Nhật cũng hoàn toàn có thể đăng ký theo học các lớp bằng tiếng Nhật. Chương trình đào tạo song ngữ giúp sinh viên có đủ vốn ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp để làm việc cho các công ty đa quốc gia tại Nhật Bản cũng như các nước khác trong khu vực.
Nếu như tháng năm có ngày của mẹ thì Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 được chọn là ngày của Cha với ý nghĩa “bày tỏ lòng tôn kính và sự tri ân đối với Cha”
Ngày cảm tạ Cha
“Ngày của Cha” là ngày con cái cảm tạ Cha đã lao động vất vả mỗi ngày và gửi đến Cha quà tặng hay những lời chúc. Ở Mỹ thường gửi tặng Cha hoa hồng trắng. Ở Nhật Bản hằng năm, “Ủy ban ngày của Cha” (Father’s Day Council) tổ chức rất nhiều sự kiện.
Lịch sử Ngày của Cha
Ngày của Cha xuất phát từ quan điểm bình đẳng nam nữ của bà Sonora Smart Dodd, bang Washinton nước Mỹ, năm 1910 : “Có ngày của mẹ, sao không có ngày của cha?”. Bà Dodd đã mở tiệc tạ ơn người cha đã một thân một mình nuôi dưỡng bà sau khi mẹ của bà qua đời. Sau bữa tiệc, bà Dodd đã dâng những bông hồng trắng lên mộ của người cha quá cố với sự tôn kính và tri ân đối với cha. Từ đó, hoa hồng trắng trở thành biểu tượng trong Ngày của cha.
Sau 24 năm, vào năm 1934, “Ủy ban ngày của cha trên toàn nước Mỹ” được thành lập, và “Ngày của Cha” đã phổ biến rộng rãi ra toàn quốc.
Năm 1972, Ngày của Cha được công nhận chính thức là ngày lễ ở Mỹ.
Ở Nhật bản, ngày của Cha được du nhập vào khoảng năm 1955 và được hưởng ứng ra toàn quốc.
Ở Nhật Bản, Ủy ban ngày của Cha tổ chức rất nhiều sự kiện . Vào ngày này, người ta hay tặng “Nơ màu vàng”. “Màu vàng” ở Anh được coi là màu bảo vệ bản thân, tư tưởng này được truyền sang Mỹ, và nơ vàng trở thành “nơ màu vàng hạnh phúc”, đồng thời là “vật cầu mong sự bình an đến người mình yêu mến”. Nơ vàng tượng trưng cho sự mang đến hạnh phúc.
Teppanyaki – Khi nghệ thuật ẩm thực và trình diễn song hành
Thưởng thức hình thức Teppanyaki của Nhật Bản không chỉ đơn thuần là thưởng thức ẩm thực mà còn cả tài nghệ trình diễn của những đầu bếp tài ba.
“Múa chảo” không chỉ là cách nói hoa mĩ về nghệ thuật thuật nấu nướng như chúng ta vẫn tưởng. Trong ẩm thực Nhật Bản, quả thực có tồn tại một hình thức nấu và phục vụ món ăn áp chảo với đặc trưng là quá trình vừa nấu ăn vừa biểu diễn của người đầu bếp.
BBQ “cộp mác” Nhật Bản
Teppanyaki đã tồn tại lâu dài và gắn bó với đời sống người Nhật. Do đó, đôi khi chúng ta lầm tưởng đây là một hình thức ẩm thực truyền thống của xứ Phù Tang. Thực chất, Teppanyaki là kết quả của sự phối hợp giữa ẩm thực Nhật với văn hóa ẩm thực du nhập từ phương Tây.
Vào năm 1945, chuỗi nhà hàng Misono đề xuất ý tưởng về việc phục vụ các món nướng Châu Âu trên chảo gang Nhật Bản. Ý tưởng này trở nên hấp dẫn và phổ biến với người nước ngoài hơn cả cư dân bản địa, và chuỗi nhà hàng Misono trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, tiếng tăm của Teppanyaki bắt đầu nở rộ từ đây. Dần dà, Teppanyaki cũng được phổ biến rộng rãi khắp các quán ăn tới bữa ăn gia đình trên toàn nước Nhật.
Trong tiếng Nhật, “teppan” có nghĩa là “gang”, “thép”, và “yaki” là từ chỉ chung các phương thức chế biến trên chảo như rán, nước, xào, áp chảo… Đây là tên gọi chung cho hình thức nấu nướng bằng chảo với những nguyên liệu khác nhau. Tuy có vẻ đơn giản nhưng Teppanyaki có những yêu cầu riêng để tạo nên đặc trưng của mình.
Chảo dùng trong Teppanyaki luôn được yêu cầu phải là chảo kim loại (phù hợp nhất là gang hoặc thép), độ dày lớn nhằm giữ nhiệt và tránh làm cháy món ăn (độ dày lý tưởng là 8cm). Bàn nướng được đặt ngay trước mặt thực khách, ở đó chúng ta có thể chứng kiến tận mắt những nguyên liệu tươi sống được nấu nướng tài tình ngay trên bếp, người thưởng thức còn được yêu cầu thêm gia vị hoặc chọn độ tái/chín cho món ăn theo ý thích, và đặc biệt nhất là màn “chiêu đãi” thị giác từ đầu bếp với những thao tác múa dao, tung hứng nguyên liệu, biểu diễn kết hợp nấu nướng trong làn khói nghi ngút nóng.
Những thao tác cơ bản của nghệ thuật Teppenyaki
Kĩ thuật cơ bản nhất của một đầu bếp Teppanyaki là khả năng kiềm chế và điều khiển. Chiếc chảo Teppan như một thế giới rộng lớn cho người nghệ sĩ tha hồ sáng tạo và biểu diễn, nhưng đó cũng như con ngựa bất kham: Chảo lớn, luôn nóng và dễ gây bỏng. Người đầu bếp phải biết điều chỉnh độ nóng từ bếp ga hoặc củi lửa để đảm bảo làm chín thức ăn mà không gây bắn tung tóe dầu, mỡ ra xung quanh. Mặt khác, phải canh chừng sắp xếp các nguyên liệu trên chảo sao cho vừa vặn, hợp lý và đẹp mắt.
Những “chiêu trò” biểu diễn Teppanyaki thường thấy nhất là kĩ năng biểu diễn dao, kĩ năng biểu diễn dĩa (nĩa), biểu diễn xẻng, biểu diễn ống tiêu và biểu diễn lửa.
Ví dụ, với dao, đầu bếp sẽ trình bày cách thức xẻ, cắt và thái nguyên liệu với những đường dao ngọt xớt cùng vận tốc khó tin. Một kiểu biểu diễn bắt mắt khác là “thổi lửa”: Trong lúc nướng thịt, đầu bếp sẽ từ từ thêm vào gia vị, nước sốt hoặc các loại rượu, tiếp xúc với chảo nóng sẽ làm bùng lên ngọn lửa rực rỡ đặc trưng vô cùng thú vị. Để bảo đảm độ đẹp mắt lẫn an toàn cho màn biểu diễn, người đầu bếp phải có kĩ thuật nấu nướng cực kì cao.
Màn trình diễn Teppanyaki của một đầu bếp
Các món nướng nổi tiếng
Nguyên liệu phổ biến nhất của Teppanyaki là thịt đỏ, hải sản, rau củ và các loại mì. Trong văn hóa Teppanyaki có những món ăn nức tiếng gần xa vì hương vị thơm ngon cùng độ nóng giòn đặc trưng của thực phẩm phục vụ ngay tại bếp.
Teppanyaki chia các món ăn ra thành nhiều phân khu khác nhau. Một trong những kiểu Teppanyaki nổi tiếng nhất là Teppanyaki phong cách Âu. Với các món nướng này, nguyên liệu được chế biến trên chảo với tiêu chí mộc mạc và ít nêm nếm gia vị, cốt giữ nguyên độ tươi ngon của thịt cá. Các nguyên liệu cũng đậm chất ẩm thực phương Tây như thịt bò, tôm sú, tôm hùm, sò điệp… Các thớ thịt hoặc hải sản thường được thái khá dày, nướng thật vừa trên chảo sao cho tái chín hoàn hảo, vẫn mọng nước mà không dai sống. Thiết kế dày của Teppanyaki cho phép thực hiện các món nướng hay bít tết này một cách hoàn hảo nhất.
Các món nướng nổi tiếng
Nguyên liệu phổ biến nhất của Teppanyaki là thịt đỏ, hải sản, rau củ và các loại mì. Trong văn hóa Teppanyaki có những món ăn nức tiếng gần xa vì hương vị thơm ngon cùng độ nóng giòn đặc trưng của thực phẩm phục vụ ngay tại bếp.
Teppanyaki chia các món ăn ra thành nhiều phân khu khác nhau. Một trong những kiểu Teppanyaki nổi tiếng nhất là Teppanyaki phong cách Âu. Với các món nướng này, nguyên liệu được chế biến trên chảo với tiêu chí mộc mạc và ít nêm nếm gia vị, cốt giữ nguyên độ tươi ngon của thịt cá. Các nguyên liệu cũng đậm chất ẩm thực phương Tây như thịt bò, tôm sú, tôm hùm, sò điệp… Các thớ thịt hoặc hải sản thường được thái khá dày, nướng thật vừa trên chảo sao cho tái chín hoàn hảo, vẫn mọng nước mà không dai sống. Thiết kế dày của Teppanyaki cho phép thực hiện các món nướng hay bít tết này một cách hoàn hảo nhất.
Những món mì, cơm cùng tinh bột cũng rất được các đầu bếp Teppanyaki ưa thích. Thường thấy nhất là mì yakisoba cùng củ cải và thịt xắt lát, hoặc bánh xèo kiểu Nhật okonomiyaki. Với các vặt mì, bạn sẽ được chứng kiến đầu bếp biểu diễn kĩ năng dùng nĩa và xẻng để tạo hình sợi mì, cũng như để đảo mì cho thật khéo trên mặt mặt chảo nóng rực.
Sốt và rượu
Dùng kèm các món nướng là hai phụ gia cực kì đặc biệt: nước sốt và rượu Sake. Bữa tiệc Teppanyaki sẽ trở nên nhạt nhẽo nếu thiếu đi hương vị cay nồng của rượu cùng cái mằn mặn, chua chua của các loại nước sốt: Sốt miso hợp với các loại thịt nướng, đặc biệt là bò Kobe đắt đỏ, trong khi đó sốt Hanabusa gồm sốt mayonnaise, hành lá, hành tây, đồ chua được xào chung, thêm vào chút wasabi) sẽ thích hợp với món rau xào.
Với Sake, vào mùa hè người ta thưởng thức rượu lạnh, trong khi mùa đông, rượu sẽ được làm nóng để xoa tan cái giá rét bên ngoài.
Đến với Teppanyaki, thực khách không chỉ được tận mắt chứng kiến quá trình chế biến món ăn, mà còn cả một màn trình diễn nghệ thuật thực thụ. Vẫn luôn biết người đầu bếp là một nhạc trưởng tài ba, điều khiển những nguyên liệu thức ăn để trở thành nghệ thuật, nhưng với Teppanyaki, có lẽ người ta mới có cơ hội ngưỡng lãm và trân trọng hơn công sức của những vị đầu bếp này.
Thành phố ở phía nam quận Kyoto, nằm trong lòng chảo phay gãy Kyoto. Cố đô Nhật Bản và từ năm 794 đến 1868, Kyoto, rất nhiều di tích lịch sử, ngày nay là nơi đặt trụ sở chính quyền quận trong và cũng là một trong những thành phố lớn nhất Nhật Bản. Kyoto nổi tiếng với cá sản phẩm dệt và sản phẩm truyền thống và cũng là một trung tâm công nghiệp phát triển mạnh.
Dãy Tamba thấp bao quanh thành phố phía bắc, đông và tây. Hai đỉnh Hieizan và Atagoyama bao quanh phần phía đông bắc và tây bắc thành phố. Các sông Kamogawa và Katsuragawa chảy qua các vùng trung tâm và phía tây thành phố. Do vị trí nằm giữa đất liền của Kyoto nên nơi đây rất nóng trong mùa hè và lạnh trong mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 15,20C (59,40F) và lượng mưa hàng năm là 1600 mm (63 in).
Lịch sử
Lòng chảo phay gãy Kyoto được dòng họ Hata đến định cư đầu tiên trong thế kỷ 7, họ là di dân từ Triều Tiên sang. Năm 603, Kỏyuji, đền thờ dòng họ Hata, được xây dựng ở Uzumasa thuộc phần phía tây lòng chảo. Năm 794 Kyoto, lúc đó gọi là Heiankyo, trở thành thủ đô Nhật Bản. Kế hoạch xây dựng một thành phố mới theo mẫu của triều đường Trung Hoa (618 – 907) kinh đô Trường An (hiện nay là Tây An). Hình chữ Nhật của thành phố, cạnh đông sang tây dài 4,5 km (2,8 dặm) và cạnh bắc nam dài 5,2 km (3,2 dặm).
Kyoto tạm thời bị Kamakura làm lu mờ không còn là trung tâm quyền lực quốc gia trong thời kỳ Kamakura (1185 – 1333) trị vì , nhưng trong thời Muromachi (1333 – 1568) chức tướng quân được thiết lập ở Kyoto, và thành phố giành lại đươc vị thế của mình – trung tâm chính trị của cả nước.
Trong cuộc chiến Onin (1467 – 1477), báo hiệu ngày tàn của chức tướng quân Muromachi, một phần lớn thành phố bị phá hủy. Trong thời kỳ Edo (1600 – 1868) chức tướng quân Tokugawa được xác lập vững chắc ở Edo (nay là Tokyo) và trung tâm chính trị quốc gia một lần nữa được chuyển khỏi Kyoto. Tuy nhiên, thành phố vẫn thịnh vượng như một trung tâm tín ngưỡng, kinh tế và nghệ thuật. Rất nổi tiếng là vải như nishijin-ori (vải thêu kim tuyến) và yuzen-zome (vải tơ in hình), đồ gốm, sơn mài, làm búp bê, và làm quạt. Thành phố bị giảm sút mạnh khi kinh đô dời về Tokyo sau thời Phục hưng Minh Trị (1868), nhưng hưởng ứng chương trình hiện đại hóa rất nhanh.
Kyoto ngày nay
Không có hải cảng và vùng đất thoáng bao quanh, Kyoto chậm phất triển các ngành công nghiệp hiện đại, nhưng ngày nay, là một bộ phận trong khu Công nghiệp Hanshin, Kyoto có nhiều nhà máy điện, cơ khí và hóa chất. Thành phố cũng là một trung tâm giáo dục và văn hóa. Có khoảng 37 trường đại học và tổ chứ tư nhân giáo dục bậc đại học gồm các trường Kyoto và Doshisha. Kyoto có 24 viện bảo tàng, bao gồm Viện bảo tàng quốc gia Kyoto, đang lưu giữ tổng cộng 202 Báu vật quốc gia (20% trong tổng số báu vật cả nước) và 1684 tài sản văn hóa quan trọng (15%). Ngoài ra, bản thân thành phố là một di tích lịch sử. Hoàng cung Kyoto và lâu đài Nijo là những điển hình trong kiến trúc Nhật Bản. Cung điện Katsura biệt lập với các hồ cá và nơi uống trà dễ thương, và Cung điện Shugakuin biệt lập, nổi tiếng với các vườn cây xinh đẹp, thu hút được du khách mọi nơi. Nằm gần Nhà ga Kyoto là hai ngôi đền thuộc giáo phái Jodo Shin, Nishi Honganji và Higashi Honganji, cả hai là những minh họa ấn tượng trong kiến trúc Phật giáo.
Phía đông Kamogawa là đền Kiyomizudera, có các bậc lên xuống bằng gỗ, được xây chìa ra một vực thẳm sâu; đền Yasaka, nơi đây hàng năm đều tổ chức lễ Gion vào tháng 7, và đền Heian tổ chức lễ Jiddai trong tháng 10. Các ngôi đền nổi tiếng khác là Chion;in, Ginkakuji, được xây dựng vào năm 1482 có các vườn cây nổi tiếng, và Nanzen-ji, tọa lạc trong một rừng thông phía đông đền thần Heian. Ở phần phía bắc thành phố là đền Kamo, thường tổ chức lễ Aoi vào tháng 5 hàng năm. Ở phía tây bắc là ngôi đền Daitokuji theo đạo thiền, với các đồ vật nghệ thuật vô giá; Kinkakuji, có nhà thủy tạ bằng vàng ba tầng; Ninnaji, nổi tiếng với rừng hoa anh đào nở rộ và Koryuji. Vẻ đẹp thiên nhiên của vực Hozukyo, vùng Sagano và các ngọn đồi Takao thu hút nhiều du khách. Kyoto là trung tâm tổ chức các tiệc trà, cắm hoa của cả nước và cũng là nơi ra đời nghệ thuật No, kyogen, kabuki và các nghệ thuật biểu diễn truyền thống khác. Diện tích: 610,6 km 2 (235,7 dặm vuông)
Lịch sử của nền giáo dục Nhật Bản được bắt đầu từ khoảng thế kỉ thứ 6, khi mà giáo dục Trung Hoa được giới thiệu dưới triều đại của Yamato. Những nền văn hoá du nhập từ các nước bạn thường mang lại ý tưởng cho người Nhật phát triển của nền văn hoá của mình.
Các phần quan trọng của lịch sử Nhật Bản:
1. Từ thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ 15
2. Thế kỉ 16
3. Thời Edo
4. Thời Meiji
5. Trước chiến tranh thế kỉ 20
6. Khoảng thời gian bị chiếm đóng
7. Khoảng thời gian hậu chiếm đóng
8. Những năm 80 thế kỉ 20
9. Lịch sử của nền giáo dục giành cho nữ
10. Các vấn đề khác
Từ thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 15:
Nền giáo dục Trung Hoa ảnh hưởng vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 9. Cùng với sự du nhập của đạo Phật là hệ thống chữ viết, nền văn học, và đạo Khổng.
Đến thế kỉ thứ 9, thủ đô Heian-kyo (nay là Kyoto) có được 5 cơ sở giáo dục cao cấp, và chúng được tồn tại cho đến thời kì Heian, ngoài ra cũng có những trường học khác được thành lập bởi hoàng tộc, hoặc các quý tộc, quan quyền. Trong suốt triều đại Medieva (1185-1600), các Thiền viện của đạo Phật đã trở thành trung tâm quan trọng dành cho việc học. Đền thế kỉ 15 Ashikaga, Ashikaga Gakko thu hút được sự chú ý như là một trong những trung tâm cao học.
Sự yêu cầu về một mức sống cao hơn và bùng nổ dân số đã gây ra những ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế.
Thế kỉ 16:
Trong thế kỉ 16 và đầu thế kỉ 17, Nhật Bản phải trải qua một giai đoạn giao thoa với các nước Phương Tây hùng mạnh rất khắc nghiệt. Những người truyền đạo đến cùng với các nhà buôn Bồ Đào Nha, học truyền bá Thiên Chúa giáo và lập rất nhiều trường học cho những con chiên ngoan đạo. Những học sinh Nhật Bản theo đó dần dần học tiếng Latin và âm nhạc Tây phương thay cho tiếng mẹ đẻ truyền thống.
Triều đại Edo:
Vào những năm 1603, Nhật Bản được thống nhất lại dưới triều đại của Tokugawa(1600- 1867). Đến năm 1640, những người nước ngoài bị quản lý rất nghiêm ngặt, Thiên chứa giáo bị cấm đoán, và hầu như các mối quan hệ với nước ngoài đều cắt đứt.
Quốc gia lúc này đi vào thời kì ‘bế quan toả cảng’ và trong nước tương đối bình ổn. Cơ chế này tồn tại hơn 200 năm. Khi triều đại Tokugawa vừa bắt đầu, có rất ít người bình thường biết đọc và viết, nhưng sau đó việc học đã trờ nên vô cùng phổ biến ở Nhật. Nền giáo dục của Tokugawa đã để lại một tài sản có vô cùng giá trị: một sự tăng trưởng về số lượng dân có học, một thế hệ nhân tài, và một sự nhấn mạnh đến việc bồi dưỡng năng lực, tinh thần và đạo đức. Dưới thời Meiji ngay kế đó, việc thành lập trường học càng trở nên dễ dàng hơn, Nhật Bản nhanh chóng thay đổi từ một nước phong kiến lạc hậu thành một quốc gia hiện đại.
Một điều khiến cho người châu Âu rất kinh ngạc khi đến với Nhật BẢn cuối thời Edo chính là sự phát triển thịnh vượng của nền giáo dục. Ngoài ra tác phong công nghệ cũng được tìm thấy ở hầu hết người Nhật, vì dân chúng tin rằng đất nước này không thể tồn tại nếu không trải qua công cuộc cải cách kinh tế. Theo ước lượng cho thấy, tỉ lệ người biết chữ lên đến 80% với nam và nữ(trong những năm 60 và 70), và tỉ lệ này còn cao hơn với những thành phố lớn như Edo và Osaka.
Trong suốt thời Tokugawa, vai trò của bushi hoặc Samurai, thay đổi từ những chiến binh thành người quản lý. Kết quả là việc giáo dục lễ nghi và tri thức tăng nhanh.
Giáo trình dạy Samurai thiên về đạo đức và bao gồm cả việc học quân sự và văn hoá. Đạo Khổng truyền thống cung được ghi nhớ, nó được đọc và sử dụng như một phương pháp giáo dục phổ biến. Ngoài ra thì số học và thư pháp cũng được giảng dạy. Hầu hết Samurai tham gia vào các lớp học dưới sự bảo hộ quyền lực của mình, và khi thời Meiji được khôi phục lại vào năm 1868, có hơn 200 của 276 lãnh địa đã thành lập trường học. Một vài Samurai và thậm chí là dân thường cũng tham gia vào các học viện tư nhân. Nơi này thường được những người dân Nhật đặc biệt lực chọn là y học Tây phương, khoa học vũ khí hiện đại, chế tạo đại bác, hoặc là Rangaku (Hà Lan học) cũng như là Tây phương học.
Nền giáo dục cho người dân thường được định hướng tập trung cung cấp những kiến thức nền tảng bao gồm: đọc, viết, số học, thư pháp và sử dụng bàn tính. Hầu hết nền giáo dục được quản lý bời cái được gọi là trường chùa (terakoya), có nguồn gốc từ những trường của Phật giáo trước đây. Sự thành lập các trường này không chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo hoặc bởi người thành lập. Đến năm 1867, hầu hết trường học được xây dựng ở chùa. Vào cuối thời Tokugawa đã có hơn 11 000 trường học với hơn 750 000 học sinh tham gia. Dụng cụ giảng dạy bao gồm đọc từ nhiều loại sách chính khác nhau, trí nhớ, bàn tính, nhửng bản sao chép chữ Trung Quốc, và hệ thống chữ viết Nhật Bản.
Triều đại Meiji
Sau năm 1868, nhà lãnh đạo mới của Nhật tổ chức những khoá học hiện đại. Bên cạnh đó là thành lập hệ thống giáo dục cộng đồng hòng giúp người Nhật với phương Tây và hình mẫu một quốc gia hiện đại. Có nhiều phái đoàn như Iwakura đã được gởi sang nước ngoài để học tập hệ thống giáo dục của những quốc gia hàng đầu Tây Âu. Rồi những người đó trở về với những ý tưởng phân cấp giáo dục, trường học địa phương và giáo viên tại chỗ. Những ý tưởng và tham vọng tuyệt vời bắt đầu được lên kế hoạch dẫu cho nó chứng tỏ để biến chúng trở thành hiện thực. Sau một vài thử nghiệm và thất bại, một hệ thống giáo dục quốc gia đã được ra đời.Một số liệu chứng minh cho sự thành công chính là trướng sơ cấp đã đạt được con số kỉ lục về tỉ lệ người nhập học là từ 40 đến 50 phần trăm dân số trong độ tuổi đi học trong những năm 70 thế kỉ 19 lên đến hơn 90 phần trăm trong năm 1900, mặc cho một số chống đối của dư luận đặc biệt là về phần tiền học phí.
Đến những năm 90 thế kỉ 19, sau những định kiến sâu sắc ban đầu với phương Tây mà nhất là với Mĩ, những ý tưởng giáo dục đạ trở nên ôn hoà hơn và định hướng truyền thống cũng cởi mở hơn. Những giáo huấn của Khổng tử cũng được hú tâm giáo dục, đặc biệt là về những mối quan hệ tự nhiên của con người, phục vụ cho chế đố mới, và hơn hết chính là đạo đức. Những ý tưởng đó đã được định hình vào năm 1890 trong bản công bố hoàng gia về giáo dục, bên cạnh đó là sự quản lý trung tâm của chính phủ và nội các cấp cao, tất cả đã điều hành nền giáo dục cho đến cuối thế chiến thứ II.
Trước chiến tranh thế kỉ 20.
Trong những năm đầu của thế kỉ 20, giáo dục cấp tiểu học đã quá phổ biến và gần như bao quát được toàn bộ dân số, nhưng những cấp cao hơn thì dường như quá thiếu, chậm phát triển, và đòi hỏi quá cao. Cao đẳng giáo dục đã bị giới hạn vì số lượng trường đại học công lập quá ít trong khi điều này lại rất mạng ở Đức. Ba trường đại học công lập cũng nhận nữ sinh, và cũng có một số lượng sinh viên nữ nhất định và một vài trong số đó đã thành danh, nhưng hầu hết phụ nữ lại ít có cơ hội được học lên cao. Trong suốt thời gian này, một số trường đại học được thành lập bời những người truyền đạo Thiên chúa và họ cũng đóng một vài trò không thể thiếu trong việc mở rộng cơ hội học tập cho phụ nữ, đặc biệt là ở cấp trung học.
Sau năm 1919 nhiều trường tư thục đã nhận chứng chỉ quốc gia và chính phủ công nhận bằng tốt nghiệm cũng như chương trình giảng dạy của họ. Trong năm những năm 1920, trong một thời gian ngắn nền giáo dục tự do truyền thống đễ xuất hiện trở lại đặc biệt là ở cấp mầm non, nơi mà phương pháp dây trẻ được theo đuổi. Trong những năm 1930, giáo dục đã là một phần quan trọng trong lĩnh vực quân sự và quản lý quốc gia.
Thời kì bị chiếm giữ
Những năm 1945 hệ thống giáo dục của Nhật đã bị tàn phá, và với ý nghĩa của người thất trận. Một làn sóng tư tưởng mới đạ du nhập vào Nhật trong suốt thời kì hậu chiến và bị đóng chiếm quân sự. Sự ảnh hưởng của quản lý chính trị và đóng chiếm quân sự của Mĩ đã làm thay đổi của giáo dục dân chủ: trường với cấu trúc 6 – 3 – 3 (sáu năm tiểu học, ba năm trung học cở sở, bà năm trung học phổ thông), và kéo theo đó là trường giáo dục bắt buộc hệ 9 năm. họ thay thế hệ thống trường Cao trung thành bao hàm của trường Trung học. Chương trình giảng dạy à sách giáo khoa cũng được kỉ duyệt và sửa chữa lại, chương trình đạo đứa đã được thay bằng giáo dục cộng đồng, trường nội trú địa phương cũng được giới thiệu với những giáo viên liên hợp.
Với sự bãi bỏ của hệ thống giáo dục cấp cao và tăng nhanh của những trường trung học, cơ hội cho việc học lên đã tăng nhanh. Việc mở rộng đã hoàn thành những bước đầu bằng việc tốt nghiệp ở những trường đại học, cho đẳng hướng nghiệp và một số học viện công nghệ, trường thường và trung học cao cấp.
Thời kì hậu chiếm đóng
Sau khi hoàn trả toàn bộ chủ quyền quốc gia vào năm 1952, nước Nhật ngay lập tức bắt đầu xoa dịu những thay đổi về giáo dục, nhằm phản chiếu ý tưởng của mình về cách dạy và cách quản lý giáo dục. Bộ Giáo dục thời hậu chiến đã giành lại rất nhiều quyền lực. Trường học được sàng lọc lại. Một khoá học đạo đức theo khuôn mẫu truyền thống được tổ chức mặc cho một vài sự phản đối, nó đã đem lại sự hồi phụ lòng tự trọng dân tộc của mỗi người dân trên đất nước mặt trời mọc này.
Vào thời kì hậu chiến 1960 là giai đoạn nước Nhật phát triển thần kì mang lại sự đòi hỏi sự mở rộng của nền cao học. Không chỉ vậy, thêm vào là sự trông đợi phát triển chất lượng phải được cải thiện nhưng vì vậy mà học phí cũng leo thang. Phổ biến là trong những năm 1960 là thời kì khủng hoảng giáo dục ở cấp cao. Đặc biệt là cuối thập kỉ đó, những trường đại học ở Nhật đã bị tấn công bởi những sinh viên bạo động khiến nhiều khu vực trong khuôn viên bị tàn phá nghiêm trọng.
Sự lo lắng từ phía khuôn viên trường bị tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả làn sóng chống đối cuộc chiến tranh Việt Nam ở Nhật, tư tưởng khác nhau giữa những nhóm học sinh, những cuộc tranh luận về thành quả giáo dục cũng như là phương thức giáo dục, bạo lực học đường, và đôi khi là những xung đột thông thường ngay trong chính bản thân của hệ thống trường đại học.
Phản ứng của chính phủ với luật quản lý trường đại học trong năm 1969 và trong đầu những năm 70 thế kỉ 20, với hy vọng cải cách lại nền giáo dục. bộ luật mới cũng quản lý sự thành lập trường mới, lương giáo viên, và chương trình giảng dạy ở trường công lập của bị kiểm duyệt lại. Sự thành lập của những trường tư thục cũng bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, và kì thi tham dự vào đại học được tổ chức theo mức chuẩn phổ biến trên toàn quốc (kì thi quốc gia). Trong suốt thời kì này, sự mâu thuẫn giữa chính phủ và hội nhà giáo cũng trở nên mạnh mẽ.
Mặc cho những thay đổi to lớn, toàn diện của giáo dục từ năm 1868 và đặc biệt là từ 1945, hệ thống giáo dục vẫn phản chiếu một chuẩn mực truyền thống lâu dài và tư tưởng triết học rằng: việc học và giáo dục là đáng quý và cần được theo đuổi một cách nghiêm túc, trong đó một nền giáo dục toàn diện cần phát triển đạo đức và nhân cách cho con người. Nhửng di sản từ thế hệ nhân tài của thời Meiji đã được sử dụng như là kết cấu tring tâm của nền giáo dục. Điều thú vị là người Nhật đã kết hợp mềm dẻo giữa tư tưởng hiện đại và phương pháp giảng dạy truyền thống trong việc cải tạo và phát triển lại hệ thống đương thời.
Những năm 80 thế kỉ 20
Mặc cho những thành công đáng ngưỡng mộ của hệ thống giáo dục từ thế chiến thứ II, những vấn đề vẫn tồn tại và ảnh hưởng cho đến những năm 80. Một vài sự khó khăn được nhận thấy bởi nyhững người quản lý trong và ngoài nước bao gồm tính thiếu mềm dẻo, sự đồng đều thái quá, thiếu sự lực chọn, ảnh hưởng quá mức của của kì thi đại học quốc gia (nyugaku shiken 入学試験), và hơn hết là bệnh thành tích trong giáo dục. Cũng có lòng tin rằng giáo dục phải có trách nhiệm đối với vấn đề cộng đồng, và vấn đề thiếu thực tế, hành vi, sự ôn hoà … của một vài học sinh. Đáng lo nhất chính là giáo dục Nhật Bản phải có đáp ứng cho những nhu cầu xả hội do thách thức thay đổi của thế giới trong thế kỉ 21.
Năng động, sáng tạo, hoà đồng (quốc tế hoá kokusaika 国際化, cá tính, phong cách, đa dạng thậm chí đã trở thành khẩu hiệu uqna trọng trong cuộc cách giáo dục toàn diện trong những năm 80, mặc dù chuỗi chủ đề đã gây được tiếng vang từ những năm 70. Sự đề suất và tiềm năng thay đổi của Nhật trong những năm 80 đã mang một ý nghĩa to lớn và được so sánh với việc mở cửa cho người Tây phương vào thế kỉ 19.
Những sự lo ngại về cải cách giáo dục đạ được tìm thấy trong chuỗi báo cáo được công bố từ 1985 đến 1987 bởi hội đồng cải cách giáo dục quốc gia (được thành lập bởi thủ tướng chính phủ Yasuhiro Nakasone. Điểm chính trong những bản báo cáo cuối cùng trong phản ứng với quốc tế hoá giáo dục, công nghệ thông tin mới, phương tiện truyền thông, và tầm quan trọng của cá tính , việc học lâu dài, khả năng điểu chỉnh với sự thay đổi của xã hội. Để tìm ra hướng mới cho việc này, hội đồng đề nghị có 8 môn cụ thể gồm: Thiết kế giáo dục cho thế kỉ 21; tổ chức một hệ thống cho việc học suốt đời và giảm sự lo lắng trên phông nền riêng biệt của giáo dục; cải thiện và đa dạng hoá giáo dục cao cấp; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá giáo dục tiểu học và trung học; nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy; thích ứng với sự quốc tế hoá; thích ứng với thời đại thông tin; và xem lại cấu trúc giáo dục và tài chính và quản lý. Những phần này phản chiếu sự cái cách của cả giáo dục và xã hội, trong cái nhìn gắn giáo dục với cộng đồng. Thậm chí vì sự tranh cải về vấn đề cải cách diễn ra, chính phủ nhanh chóng thay đổi công cụ trong hầu hết 8 mặt. Sự cải cách này vẫn đang được tiếp tục, và thậm chí hầu hết đã quên đi những việc được làm trong những năm 80, bao gồm cả những sự thay đổi còn dấu ấn cho đến ngày nay.
Nền giáo dục dành cho nữ
Lịch sử của nền giáo dục dành cho nữ thường bị giới hạn bởi sự đè nén của tôn giáo và dư luận, nó trở thành một hậu của to lớn ở thời Heian hơn một ngàn năm trước. Nhưng thời Sengoku cuối cùng đã chứng tỏ rằng người phụ nữ cần được giáo dục đầy đủ bởi vì học phải là người bảo vệ đất nước khi người chồng chết đi. Nó cũng nói lên rằng đạo Phật và thần đạo Nhật Bản đã không tìm hiểu và đối xử với những người phụ nữ một cách công bằng. “Câu chuyện của Genji” đã được viết bởi một người phụ nữ được giáo dục cẩn thận từ thời Heian. Nó đã nói lên khát vọng, niền tin vào một ngày mai tươi sáng của những người phụ nữ trong suốt những quảng đường lịch sử của Nhật Bản.
Nhờ tăng cường mối liên kết giữa ba bên gồm Khoa học hàn lâm, Chính phủ và các Nhóm công nghiệp, các trường đại học ở Nhật Bản đã góp phần xóa nhòa biên giới giữa các công ty quốc tế lớn với các công ty nội địa nhỏ, làm cho tri thức trở thành phổ cập, dễ tiếp cận đối với các tổ chức ở cấp vùng.
Trường đại học - bộ phận quan trọng của tăng trưởng kinh tế
Vào những năm 1990 Nhật Bản đã tiến hành cải cách công nghiệp quy mô lớn và tạo lập hệ thống nghiên cứu mới, do đó đã xuất hiện các hệ thống đổi mới mới và những mối quan hệ để các trường đại học đóng vai trò lớn đáng kể hơn với tư cách như là một nguồn lực kinh tế - tức là các trường đại học được coi như bộ phận quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cố gắng đưa nghiên cứu của các trường đại học vào quá trình tạo ra các sáng chế công nghiệp, đặc biệt ở cấp tỉnh và liên vùng. Mối tương tác giữa các trường đại học và nền công nghiệp, việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và bảo hộ sở hữu trí tuệ đã trở thành đối tượng và mục tiêu quan tâm chính trị, đặc biệt là thu hút để phát triển vùng. Khi soạn thảo chính sách khoa học và giáo dục, điểm nhấn quan trọng ở Nhật Bản là nhằm vào việc tăng cường mối quan hệ với nền công nghiệp và coi đó là phương tiện kích thích sự phát triển kinh tế vùng.
Việc Nhật Bản đi vào giai đoạn giáo dục đại học “đại trà” bắt đầu từ những năm 1960- đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Năm 2008 ở Nhật Bản đã có đến 589 các trường đaị học tư thục, 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation- NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu cuả quốc gia cho giáo dục đại học chiếm gần 1,3% GDP dành cho các đại học loại NUC, mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư nhân. Trước năm 1998 người ta đã thấy rằng sự phân bố các trường đại học như vậy có nghĩa là “các đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của quốc gia, còn đại học địa phương- thỏa mãn nhu cầu cấp tỉnh và huyện, còn đại học tư nhân- cho thị trường”. Gần đây sự phân bố như vậy bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực.
Lâu nay, các trường đại học hàng đầu của Nhật đã và đang chiếm vị trí không đến nỗi nào trong xếp hạng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về số lượng các công bố, trích dẫn. Nhưng theo các tiêu chí như sự tham gia vào các hoạt động R &D quốc tế thì các trường đại học Nhật Bản lại tụt hạng xa so với các đại học phương Tây. Khi tiến hành các hoạt động R & D thì các công ty Nhật Bản đều coi trọng hơn việc hợp tác với các trường đại học của Mỹ.
Tăng cường nghiên cứu khoa học trong trường đại học
Hiện nay Nhật Bản bắt đầu có những chính sách nhằm thúc đẩy sự đóng góp từ các hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Nhật Bản đối với các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao. Gần đây việc cải tổ hệ thống các trường đại học và cuộc cạnh tranh càng gia tăng đã làm thay đổi diện mạo hệ thống giáo dục đại học quốc gia ở Nhật Bản. Năm 2002 Nhật Bản đã khởi động Chương trình thành lập các Trung tâm xuất sắc (Centers of Excellence-COE) nhằm mục đích lập ra “các trường đại học đẳng cấp quốc tế”; năm 2007 đã đề ra Sáng kiến thành lập các Trung tâm nghiên cứu quốc tế quy mô lớn (World Premier International Research Center-WPI Initiative) để hình thành các Trung tâm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, có khả năng thu hút các nhà khoa học tốt nhất. Người ta đã lựa chọn 4 trường đại học Hoàng gia (Tokoku, Tokyo, Kyoto và Osaka) và Viện Khoa học vật liệu quốc gia (National Institute for Materials Science-NIMS) để thực hiện mục tiêu này, dẫn đến việc phân hóa hơn nữa các trường đại học ở Nhật Bản.
Những thay đổi về cơ cấu và pháp lý đã hỗ trợ gián tiếp cho sự phát triển các mối liên hệ liên đại học và gia tăng tính thương mại theo hướng tự chủ tích cực. Từ năm 2004 có 89 NUC được nhận 2 loại bù lỗ của nhà nước: cho chi tiêu thường xuyên (sự nghiệp) và chi xây dựng cơ bản. Nhưng từ năm 2006 Chính phủ đã tuyên bố rằng các khoản bù lỗ chi thường xuyên hàng năm sẽ giảm đi 1%, điều đó đòi hỏi các trường đại học phải tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung, trong đó có việc tiến hành các nghiên cứu khoa học phục vụ cho nền sản xuất công nghiệp.
Vào giữa những năm 1990 ở Nhật Bản mối quan hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp đã tồn tại chủ yếu trên nền tảng không chính thức. Và vào cuối những năm 1990 người ta đã thành lập ra các cơ cấu pháp lý để giảm nhẹ việc chuyển giao công nghệ dưới dạng tổ chức cấp Li-xăng (licence) công nghệ (TLO), giúp cho giới nghiên cứu được nhận các bản quyền sáng chế và cho nền công nghiệp trong việc cấp li-xăng cho các sáng chế đó.
Nhìn chung các hình thức diễn ra nói trên đã dẫn đến nhiều trường đại học bắt đầu phát triển các mối quan hệ với công nghiệp địa phương (trong đó có việc gia tăng thu nhập từ sở hữu trí tuệ đã thực thi trong công nghiệp), các trường này đã xem xét lại cơ cấu thể chế của mình, cũng như tạo lập ra các doanh nghiệp mạo hiểm, kết quả là tạo ra các công ty mới (start-up companies) dựa vào các trường đại học.
Năm 1995 sau Luật cơ bản về khoa học và công nghệ, Nhật Bản đã soạn thảo ra 3 kế hoạch cơ bản về phát triển khoa học và công nghệ. Kế hoạch 5 năm đầu tiên (1996-2000) đã tập trung vào việc tăng cấp tiền ngân sách cho khoa học và công nghệ và gia tăng các mối liên hệ giữa nền công nghiệp với các trường đại học - học tập kinh nghiệm của Mỹ. Việc “Khu vực hóa” chính sách khoa học và công nghệ đã được khẳng định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (2001-2005) và còn được tăng cường trong kế hoạch lần thứ 3, đặc biệt có việc thành lập Hệ thống đổi mới theo vùng (Regional Innovation System-RIS). Đối với Nhật Bản ý tưởng RIS nêu trên là một hiện tượng mới; và khác với các nước Châu Âu, ý tưởng này gần đây đã không nhận được sự chú ý đầy đủ cuả các cơ quan chính trị. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 có nhiệm vụ tăng cường mối liên hệ giữa khoa học, công nghiệp và Nhà nước trên phạm vi cấp ngành và sự ủng hộ các đổi mới sáng tạo thông qua các cơ chế mạng.
Từ năm 2001 Chính phủ đã đưa ra nhiều Chương trình được thực thi dưới sự chủ trì của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI). Chương trình đầu tiên là – Sáng kiến thành lập các Cụm công nghiệp (Industrial Cluster Initiative), dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận kinh doanh”, do đó giai đoạn 2001-2005 đã có 90 khu vực và đến năm 2005 đã phát triển được thành 9.800 doanh nghiệp nhỏ và vừa với 290 trường đại học. Mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức sống của kinh tế vùng. Chương trình thứ 2 là Sáng kiến thành lập Cụm sáng kiến tri thức (Knowledge Cluster Initiative)- dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận hàn lâm” và nhằm để phát triển tính tích cực về nghiên cứu KH&CN ở các vùng. Cả 2 sáng kiến này được tài trợ bởi Chính phủ trung ương, đồng thời sử dụng cách tiếp cận “từ dưới lên trên”, tức là các sáng kiến được chính quyền cấp vùng đưa ra, không do địa phương hay cấp trên ấn xuống.
Chính sách hiện hành trong lĩnh vực vùng hóa, khu vực hóa quá trình quản lý và phát triển đổi mới và tác động của các nhóm công nghiệp, hàn lâm, và chính phủ đã bắt đầu làm thay đổi động thái thị trường lao động. Nó thách thức những đặc tính vốn có cuả đặc tính của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, như bộ mặt của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, tính vận động linh hoạt của lực lượng lao động giữa các công ty còn thấp, và ưu tiên thị trường lao động nội bộ trong nước hơn là thị trường ngoại. Nhu cầu về các Trung tâm nghiên cứu Cụm Công nghệ cao có số lớn lực lượng các nhà khoa học và nhà nghiên cứu chất lượng cao, nắm giữ nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến làm việc ngày càng tăng. Nhật Bản cũng đã đề ra Chương trình Dải ven biển Fukuoka Silicon (Fukuoka Silicon Sea-Belt Programme), ở đó người ta áp dụng mô hình quản lý nhiều cấp hệ thống đổi mới quản lý.
***
Tóm lại cần phải nhấn mạnh rằng thập kỷ vừa qua do nhiều thay đổi trong công nghiệp và sự lựa chọn định hướng chính sách nhà nước, cơ cấu và sự cấp phát tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Nhật Bản đã trải qua những thay đổi sâu sắc, có thể khái quát ngắn gọn bao gồm:
a/ Quá trình đổi mới tích cực ở các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao;
b/ Sự tập trung nguồn lực vào phát triển ưu thế nghiên cứu và tạo lập hệ thống cơ quan uy tín để cạnh tranh có hiệu quả với các trường đại học hàng đầu trên thế giới;
c/ “Khu vực hóa” dần chính sách đổi mới thông qua phi tập trung hóa việc lãnh đạo khoa học và công nghệ;
d/ Dựa nhiều vào kinh doanh trong lĩnh vực hàn lâm và tăng cường mối liên hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp ở cấp địa phương.
Bùi Thiên Sơn tóm lược theo nguồn: KITAGAWA F.: "University-industry links and regional development in Japan: Connecting excellence and relevance?" - Science, technology & society - Los Angeles etc., 2009- Vol.14, N1.-P.1-33. (dẫn theo V.O. Timchenko, Obshestvennue nauki, Russia, số ra 01.022, năm 2010)
Loại quả này sẽ xuất hiện vào năm 2014 có tên Yuzu – Loại quả hiếm, đắt tiền có họ với cam quýt từ Nhật Bản, nó được dự đoán là sẽ trở nên phổ biến như cam.
Vị quả này có sự pha trộn giữa cam, quýt và bưởi, cuối cùng nó đang được chấp nhận trong món ăn phương Tây khi được dùng làm hương vị cho mọi thứ từ bia và kẹo cao su cho tới cocktail.
Đây được gọi là loại quả gợi cảm nhất thế giới và được giới đầu bếp ưa chuộng. Thế nhưng bạn có thể chưa bao giờ biết về nó.
Yuzu được lưu trữ với số lượng lớn trong các cửa hàng thực phẩm ở châu Á và sẽ có mặt tại các siêu thị vào đầu năm sau.
Chuỗi nhà hàng Yo! Sushi ở Nhật sẽ thêm món sashimi vào thực đơn của mình vào cuối tháng 11 năm nay với cá hồi thêm hương vị yuzu.
Giám đốc Điều hành Mike Lewwis nói: “Yuzu trông giống như quả quýt và có vị tương tự như hoa chanh. Nó có lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam và làm cho món ăn sashimi này cực kỳ tốt cho sức khỏe”.
Hệ thống trường Trung Học tại Nhật tương đương với hệ thống của Hoa Kỳ và họ gần như áp dụng hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ.
Giữa những năm 1947 và 1950, hệ thống giáo dục Nhật Bản được thay đổi thành hệ thốg 6-3-3-4 trên toàn quốc (6 năm cho tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở, 3 năm cho trung học cho trung học phổ thông và 4 năm cho cao đẳng, đại học), là chuẩn mực giáo dục ở Nhật Bản.
Thập niên 90, một báo cáo nhan đề “Một quốc gia lâm nguy” được công bố ở Mỹ nêu bật nhu cầu cải cách giáo dục tại Nhật Bản. Lãnh đạo hai nước Mỹ và Nhật tán thành rằng cần phải có một cuộc nghiên cứu, so sánh nền giáo dục giữa hai nước. Sau đo, một cuộc họp thương lượng đầu tiên được tổ chức ở Kyoto có 24 nước tham dự, kết quả: Có 2 bản báo cáo được công bố. Trong một bản, các nhà nghiên cứu Mỹ báo cáo về những điểm mạnh và điểm yếu của Nhật Bản, còn các bản báo cáo kia, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng tiến hành tương tự như vậy đối với nền giáo dục của Mỹ.
Ở Nhật, hầu hết các trường tiểu học đều là trường công, chỉ có khoảng 0,7 trường tiểu học là trường tư. Các trường trung học cở sở cũng vậy, có đến 97% là trường công và chỉ có 3% là trường tư. Có khoảng 27% trường trung học phổ thông là trường tư. Học sinh ở khu vực nào phải theo học ở trường khu vực đấy, muốn học khác tuyến cũng không được. Nhật Bản đang cố gắng tiêu chuẩn hoá trình độ giáo viên trên toàn quốc để đảm bảo chất lượng giảng dạy. ở Nhật Bản có 50 huyện, mỗi huyện chịu trách nhiệm tuyển giáo viên cho huyện mình. Một giáo viên năm nay có thể phụ trách dạy lớp 1, nhưng năm sau có thể dạy lớp 3 hay lớp 5. Cũng thường xuyên quay vòng việc dạy cũng như chuyển dạy từ trường này sang trường khác.
Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.
Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế – xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sông người dân để tìm ra chươngt rình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp. Người Nhật rất “dị ứng” với việc đem hệ thống giáo dục nước khác áp dụng vào nước mình. Có thể đó cũng là một yếu tố đưa hệ thống giáo dục Nhật Bản có được nhiều chuẩn mực riêng.
Về sách giáo khoa, các công ty xuất bản liên hệ với các giáo sư và giảng viên các trường đại học chuyên về môn học nào đó để chuẩn bị sách giáo khoa. Những cuốn sách này sẽ trình lên Bộ Giáo dục thông qua. Tiêu chuẩn thông qua dựa trên các khoá học do Bộ tổ chức. Chỉ có những cuốn sách nàp đáp ứng được tiêu chuẩn mới được đưa vào thử nghiệm sử dụng ở trong nhà trường. Bộ có một bộ phận chuyên trách tuyển chọn sách giáo khoa cho từng cấp học, khá nghiêm túc. Nếu thanh tra giáo dục không thông qua cuốn sách nào đó, thì cuốn sách đó không được phép sử dụng trong nhà trường.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt khá lớn về thái độ của người phương Tây với người Nhật đối với sách giáo khoa. Hầu hết người Nhật không nghĩ sách giáo khoa chỉ là công cụ, mà chúng còn hàm chứa truyền thống, nhưng vấn đề là làm thế nào tự thoát ra khỏi những thái độ truyền thống đối với sách giáo khoa, vì sách giáo khoa mà chỉ mang nội dung truyền thống sẽ làm cho học sinh sợ khi buộc phải nhớ tất cả những thông tin đó.
Nếu không sửa đổi sẽ không thể cải thiện giáo dục, đặc biệt những môn học xã hội. Ngày nay, những người biên tập sách giáo khoa đã có một quan điểm rõ ràng: Chính học sinh, sinh viên là những người sử dụng thật sự những cuốn sách giáo khoa đó, còn giáo viên chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh mà thôi.
Cũng giống như Việt Nam, ở Nhật Bản tuyển sinh đại học cũng khá phức tạp với nhiều hình thức thi khác nhau. Các trường đại học lớn, nổi tiếng thi ngày càng khó do số sinh viên thi vào đông, còn các trường nhỏ thì thi tương đối dễ và đa dạng hóa cách tuyển sinh để đối phó với tình trạng số lượng sinh viên ngày càng giảm. Hình thức được sử dụng rộng rãi nhất ở các trường đại học Nhật Bản là thi tuyển thông thường.
Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà chỉ căn cứ vào kết quả học tập để xét tốt nghiệp học sinh. Để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước hết học sinh phải tham dự một kỳ thi quốc gia gọi là “Senta Shiken” (kỳ thi trung tâm) được tổ chức vào khoảng giữa tháng 1 dành cho những sinh viên có nguyện vọng thi vào các trường đại học công lập (của nhà nước (kokuritsu/ quốc lập) và của tỉnh, thành phố lập (shiritsu/ thị lập)).
Gần đây một số trường đại học tư thục (shiritsu/ tư lập) cũng dùng kết quả của kỳ thi này để làm căn cứ xét tuyển nhưng không bắt buộc. Số môn thi của kỳ thi chung này khác nhau tùy theo trường, theo khối thi. Thí dụ nếu thi vào trường đại học công lập thì bắt buộc phải thi 3 môn: Toán, Ngữ văn, Anh văn và chọn 2 môn thuộc khối xã hội (Lịch sử Nhật Bản, Lịch sử thế giới, Chính trị-kinh tế…) hoặc hai môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Đại chất…). Riêng môn toán cũng phân ra thành Toán 1, Toán 2 tùy theo thi vào khối xã hội hay khối tự nhiên.
Điểm đáng chú ý là khác với thi đại học ở Việt Nam là Senta shiken không phải là kỳ thi duy nhất để xét tuyển vào đại học. Thí sinh còn phải thi thêm kỳ thi riêng của các trường nữa rồi người ta căn cứ vào kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển.
Thi vào các trường đại học tư thục thì hơi khác một chút. Họ cũng có một kỳ thi chung nhưng không khó lắm, chủ yếu là thi kiến thức cơ bản đã được học trong trường phổ thông. Có một số trường quy định phải đạt tối thiểu bao nhiêu điểm ở kỳ thi này thì mới có tư cách dự thi kỳ thi riêng của trường đó.
Kỳ thi riêng của các trường đại học thường được tổ chức vào đầu tháng 2 (đối với các trường đại học tư thục) và cuối tháng 2 (đối với các trường đại học công). Thi môn gì đều do các trường quy định tùy theo khoa. Các trường tư thục lớn tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng theo đề của Trường. Các trường đại học công thường tổ chức hai đợt thi: đợt một vào tháng 2 và đợt hai vào tháng 3 hàng năm.
Ngoài hình thức thi trên (gọi là thi thông thường) còn có hình thức thi đặc biệt gọi là “suisen” (tiến cử). Theo đó trường THPT giới thiệu thẳng vào đại học những sinh viên đạt tiêu chuẩn do trường đại học quy định, với một số lượng hạn chế. Thí dụ trường đại học A chỉ lấy của trường THPT A hai hoặc ba người chẳng hạn. Những trường đại học lớn ít dùng hình thức này hơn các trường đại học nhỏ. Thi “suisen” chủ yếu thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Gần đây có một hình thức thi nữa gọi là “AO shiken” (A.O (Admissions Office): thi ở văn phòng tuyển sinh), tức là tự mình tiến cử. Thí sinh thường nộp kết quả học tập, viết một bài luận và dự phỏng vấn. Hình thức này thường được các trường đại học nhỏ áp dụng song song với các hình thức khác.
Trong 25 năm trở lại đây, phụ nữ Nhật Bản vẫn luôn giữ kỷ lục thế giới về tuổi thọ trung bình (86,4 tuổi). Không chỉ có phụ nữ, nam giới xứ sở hoa anh đào cũng sống thọ nhất trong 192 quốc gia trên thế giới. Dưới đây là những bí quyết của họ.
Thức ăn tươi
Trong bếp của người Nhật luôn luôn và chỉ có thức ăn tươi. Họ luôn mua hàng ngày và không mua thức ăn chế biến sẵn. Vì thế thực phẩm chính trong bếp người Nhật thường là: cá, đậu nành, cơm, rau quả, trà xanh và rong biển.
Tự nấu ăn
Người Nhật Bản thích tự nấu nướng, chính thói quen này đã giúp họ tránh những loại thực phẩm nhiều chất béo. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm: cá nướng, 1 bát cơm, rau vừa nấu chín, súp miso (hay còn gọi là canh tương, thành phần gồm nước dùng được gọi là “dashi“ nấu cùng với tương miso và một số nguyên liệu khác như đậu phụ, rong biển), hoa quả cắt lát làm món tráng miệng và trà xanh. Dân số Nhật chiếm 2% thế giới nhưng lượng tiêu thụ cá của họ lên đến 10% thế giới. Cá rất giàu protein, không có năng lượng dư thừa giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn rất giàu omega3, rất tốt cho da.
Nguyên liệu nấu ăn sạch và đúng mùa
Các siêu thị của Nhật Bản là “thánh đường” của đồ ăn sạch. Phụ nữ Nhật thường mất cả nửa tiếng đồng hồ để chọn mua và chuẩn bị thực phẩm nấu ăn.
Ăn ít và ăn chậm
Khẩu phần ăn của người Nhật thường ít một. Ngay từ nhỏ họ đã được dạy ăn chậm và nhai kỹ. Họ không bao giờ gắp đầy đĩa thức ăn, không ăn miếng to. Món nào để riêng món nấy và luôn được bày biện đẹp mắt.
Nấu lửa to và chín kỹ
Hầu hết công đoạn cuối của các món ăn Nhật là đặt lên lò nướng hoặc hấp nóng, nướng chảo, rán qua, ninh hay chiên qua chảo. Đầu bếp Nhật luôn sử dụng dầu ăn tốt cho tim mạch và rưới nước luộc thịt đã nêm gia vị để tăng vị đậm đà món ăn.
Ăn cơm hàng ngày
Không giống các nước phương Tây, người Nhật Bản ăn cơm thay vì bánh mỳ cho bữa sáng và dùng các món mỳ cho bữa trưa. Và quan trọng là bữa ăn vừa và đủ chứ không ăn quá no.
Quan trọng nhất là ăn sáng
Bữa sáng được coi là quan trọng nhất và nhiều nhất trong ngày của người Nhật, thường gồm cơm, súp đậu hũ và hành lá, rong biển, trứng tráng hay một lát cá nướng, trà xanh…
Đồ ngọt tráng miệng
Món tráng miệng của người Nhật thường là đồ ngọt, nhưng không phải vì thế người Nhật thích socola, bánh ngọt, kem… Thay vào đó, họ hiểu điểm dừng và tránh những tổn hại nếu ăn quá nhiều.
Thực đơn phong phú
Đồ ăn của người Nhật rất phong phú. Họ không quan tâm đến các chế độ ăn kiêng hay thừa cân béo phì, các bữa ăn luôn thay đổi món liên tục.
Tập thể dục
Tập thể dục là trào lưu phổ biến ở Nhật Bản. Theo một câu chuyện đăng trên tạp chí TIME năm 2004 “Làm thế nào để sống đến trăm tuổi”, người Nhật có sức khỏe tốt và thể trạng tuyệt vời, những con người ưa hoạt động này kết hợp nhiều bài tập thể dục ngẫu nhiên mỗi ngày. Họ đã tạo ra một môi trường khuyến khích đi xe đạp, đi bộ, đi bộ đường dài…
Văn hóa Sempai – Kohai, một nét đẹp văn hóa của người nhật
Nhật Bản là quốc gia có một nền văn hoá mang đậm bản sắc riêng và được thể hiện mạnh mẽ qua sự phân cấp thứ bậc, tôn ti trật tự trong xã hội. Sự phân thứ bậc trong xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó vẫn thể hiện rất rõ trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản dưới hình thức “Công ty mẹ và con”; “Quanhệ giữa cấp trên và cấp dưới”; “Lớp trước và lớp sau”; “Khách hàng và người bán hàng”…
Sempai tiếng Nhật có nghĩa là đàn anh, người thuộc thế hệ đi trước và truyền kinh nghiệm lại cho một người non trẻ, thuộc lớp đàn em, hay còn gọi là Kohai. Sự phân cấp về thứ bậc này phổ biến ở các công ty Nhật và thể hiện dưới hình thức một nhân viên tập sự luôn nhận được sự hỗ trợ từ một tiền bối có nhiều năm kinh nghiệm. Trong xã hội Nhật Bản, quan hệ Sempai – Kohai phản ánh vai trò và trách nhiệm của thế hệ đàn anh đối với việc giáo dục đào tạo cho thế hệ đi sau. Nhiệm vụ của thế hệ đàn em là học hỏi và làm theo những chỉ dẫn của đàn anh đi trước, bởi những kiến thức, kinh nghiệm đó đã được tích lũy và truyền lại để thế hệ sau không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Sempai luôn nhận được sự tôn trọng và trung thành của Kohai, bởi Sempai phải chịu trách nhiệm dẫn dắt và đào tạo Kohai, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm mà Kohai đã gây ra. Vậy văn hoá Sempai – Kohai có tầm ảnh hưởng thế nào đến các giá trị xã hội cũng như nền kinh tế và chúng ta học tập được gì thông qua nét văn hoá này?
Văn hóa người Nhật luôn tôn trọng và gìn giữ tôn ti trật tự trong xã hội. Trong các tập đoàn Nhật Bản lâu đời, bạn luôn thấy những người lớn tuổi nắm giữ, điều tiết các vị trí quan trọng và cao nhất. Người trẻ tuổi dù được đào tạo kiến thức khoa học tốt hơn, hiện đại hơn, và có thể thực hiện chủ yếu công việc của tập đoàn nhưng họ giữ những chức vụ thấp hơn do họ còn non trẻ về kinh nghiệm và độ tuổi, họ còn phải học tập nhiều điều nữa từ thế hệ đàn anh đi trước. Người Nhật xây dựng và duy trì thành công nét văn hóa này cũng chính là nguyên nhân họ có thể xây dựng những tập đoàn khổng lồ với sức cạnh tranh toàn cầu. Sumitomo Corp, Mitsubishi là những ví dụ điển hình với các công ty thành viên hoạt động, kinh doanh và sản xuất các mặt hàng khác nhau nhưng cùng sử dụng thương hiệu của công ty mẹ. Tìm hiểu về lịch sử hình thành các công ty lâu đời ở Nhật, chúng ta sẽ thấy hoàn toàn không có sự chống đối, phản kháng hay đi tìm một sở hữu cá nhân giữa các công ty thành viên. Tất cả hoạt động và phát triển vì một thương hiệu toàn cầu. Văn hoá kinh doanh của người Nhật thể hiện sức mạnh ở sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty để giành ưu thế trong cuộc chiến thị trường với các tập đoàn kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Lịch sử hình thành nên những thương hiệu lớn mang tầm quốc tế mà ngày nay chúng ta biết đến đã trải qua cả trăm năm phát triển, đó là sự kế tục thành công của các thế hệ đàn em đi sau. Sự phát triển có trật tự và tôn trọng thế hệ đi trước sẽ giúp cho các cấu trúc kinh tế phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp, và cũng là nơi ghi nhận tài năng của từng thế hệ theo thời gian.
Qua đó có thể thấy, mỗi người chúng ta nên học hỏi và xây dựng các mối quan hệ gắn kết với những thế hệ đàn anh đi trước, điển hình là các Sempai đã tốt nghiệp và đang thành danh tại những tập đoàn lớn của Nhật Bản để học hỏi những kinh nghiệm được họ đúc rút qua nhiều năm xương máu và qua đó xây dựng cho mình một con đường lập nghiệp đúng đắn ngay cả khi bạn còn ở Nhật hay đã về Việt Nam. Trên thực tế, hiện nay trong cộng đồng du học sinh tại Nhật cũng như tại Việt Nam đã hình thành những hội nhóm hoạt động nhỏ lẻ và chưa có sự gắn kết cũng như tính kỷ luật để có sức lan toả và phát triển rộng hơn.
Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài.Tổng quát về cá Nóc
Cá Nóc, một loại cá kịch độc đã làm tử vong nhiều người tại Nhật Bản cũng như tại Việt Nam, nhưng cá Nóc cũng là một món ăn khóai khẩu và mắc tiền của người dân xứ Phù Tang. Ngày nay, ngoài nước Nhật, tại Hong Kong và New York cũng đã có những nhà hàng chuyên phục vụ loại cá Nóc đặc sản này cho những vị thực khách có thị hiếu đặc biệt có một không hai này… Trên thế giới hiện nay có 185 loại cá Nóc đã được phân loại trong ngành Ngư học (Ichthyology). Cá thuộc họ Tetraodontidae, đa số sống ở biển nhưng cũng có vài loại sống ở vùng nước ngọt, và nước lợ. Cá thường tập trung sống gần những bờ đá hay những rạng san hô, là nơi cung cấp nguồn thức ăn mà cá ưa thích.
Cá Nóc trung bình có chiều dài khoảng 15 cm đến 40 cm khi trưởng thành, với trọng lượng từ 1 đến 4 lbs (0.450 – 2.0 Kg) và có hình dáng tròn bầu như trái lê. Cá Nóc chỉ có khả năng bơi lội lơ lửng, chậm chạp, và không di chuyển xa nơi cư trú nên khi gặp nguy hiểm, cá có khả năng nở phồng to ra như trái bong bóng nhỏ để đe dọa kẻ địch. Do cơ thể cá có khả năng hút nước vào bao tử và co dãn, đàn hồi mau lẹ với trữ lượng gấp 2 – 3 lần cơ thể. Đặc biệt, lượng độc tố trong cá Nóc phần lớn tích tụ trong phần nội tạng của cơ thể, nhiều nhất là trong buồng trứng, lá gan, tụy tạng, ruột …và một phần nhỏ trong máu, da,và bắp thịt.
Chất độc tố này có tên gọi là Tetrodotoxin, và độc hại gấp 1250 lần chất độc của Cyanide. Người ăn cá Nóc khi bị trúng độc, bắp thịt bị co cứng, đầu óc cảm thấy choáng váng,cơ thể rã rời, nhức đầu, nôn mửa, khó thở. Khoảng 60 – 80 % nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 4 – 6 giờ, và hiện nay khoa học chưa tìm ra thuốc giải (antidote) độc tố này. Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài. Do đó, cá Nóc được nuôi dưỡng và sinh sống trong các trại cá độc lập sẽ không sản xuất ra loại độc tố này, cho đến khi cá tiếp nhận hay ăn những thức ăn có chứa độc tố này …và cá sẽ trở nên độc hại.
Món Cá Nóc Sống ở Nhật / Fugu Sushi
Chỉ có những nhà đầu bếp có bằng cấp chuyên nghiệp mới biết cách làm cá Nóc. Họ phải qua một quá trình học tập, kinh nghiệm thực tập ít nhất từ 2 đến 3 năm, và cũng phải trải qua những kỳ thi Quốc Gia ở Nhật Bản, mới được phép làm loại cá Nóc sống Fugu Sushi này. Kỳ thi này gồm phần thi lý thuyết, thi về Ngư Loại học, thi về cách thực hành, sửa sọan món cá Nóc sống, và chính họ sẽ tự thưởng thức món Fugu do họ làm ra. Thường chỉ có 30 % thí sinh được chấm đậu qua kỳ thi này mà thôi.
Ở Tokyo hiện nay có khoảng 1500 tiệm Restaurants Fugu Sushi chuyên bán cá Nóc phục vụ cho 26 triệu dân ở Tokyo và các vùng lân cận. Trong đó, món ăn thông dụng nhất là món Fugu Sashimi, hay còn được gọi tắt là Fugu – sashi, khi những miếng thịt cá Nóc màu trắng trong được thái mỏng và xếp đặt như nghệ thuật cắm hoa Ikebana trên một đĩa vân màu đậm, và bạn có thể nhìn thấy những vân màu trang trí đẹp mắt, xuyên qua lớp cá mỏng đó. Do đó, khi gắp miếng cá ra, bạn sẽ thấy rõ ràng, đường nét chi tiết của chiếc dĩa đựng cá. Đây chính là nét độc đáo trong nghệ thuật ăn uống của Nhật Bản, khách hàng vừa thưởng thức vị giác của lưỡi đi kèm với màu sắc của thị giác.
Cá Nóc sống Fugu được dọn ra cùng với những gia vị gồm những chén nhỏ như nước chấm làm từ dầu mè, nước tương soy sauce, mustard wasabi, củ cải muối dầm, giấm ponzu, chanh, ớt và phải có rượu nồng Sake hâm nóng đi kèm mới là thú vị.
Mở đầu để khai vị, khách sẽ nhấp uống một chén Sake nhỏ, sau đó gắp một miếng thịt cá Nóc sống đi kèm với những món gia vị vừa kể trên, tất cả đưa vào miệng nuốt vào thật khoan thai, nhẹ nhàng như những cánh hoa anh đào đang rơi trước cơn gió nhẹ, để cảm nhận và thưởng thức hương vị ngọt ngào, lành lạnh của món cá Nóc sống, xen vào đó là những vị cay cay, đăng đắng, nồng nàn, ngây ngất đến xé lưỡi, của những gia vị đi kèm.
Ở Nhật Bản,sự ăn uống đã lên đến một trình độ nghệ thuật và đối với nhiều người: “sống hay, sống đẹp, sống có ý nghĩa cũng là một nghệ thuật.” Ngoài món cá Nóc sống Fugu (Fugu- sashi), món lẩu cá Fugu gồm nấm, đậu hũ, cà rốt, bắp cải, lá hoa cúc, và thịt cá nóc được nấu trong nước súp đun sôi được gọi là món Fugu- Chiri, được dọn ra và nấu với bếp lò ngay tại bàn tiệc của khách hàng.
Còn lại, những vây cá, gồm vi đuôi, vi lưng và vi bụng cũng được chiên giòn và được dọn với rượu sake nóng, được gọi là Fugu-hire-zake.
Trung bình, mỗi người khi dùng 3 món Fugu tại những nhà hàng nổi tiếng ở Tokyo sẽ tốn khoảng 100 – 200 US Dollars, vì cá Nóc Fugu là món ăn cao cấp hay món Cao lương Mỹ vị ở Nhật bản vì nó đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng,sửa sọan công phu và đầy mỹ thuật.
Những tay đầu bếp trứ danh về Fugu ở Tokyo thỉnh thoảng để sót lại một lượng rất nhỏ đủ để làm những vị khách hàng có một cảm giác tê tê quanh đầu lưỡi, và đủ để chứng tỏ họ đã từng trải những giây phút cận kề với tử thần … khi về bạn có thể tự hào và kể cho bạn bè nghe rằng ta đã được thưởng thức món ăn độc đáo của xứ Phù Tang.
Lời Kết
Một thi sĩ nổi tiếng người Nhật là Yosa Buson (1716 – 1783), cũng đã diễn tả tâm trạng của mình trong bài thơ Haiku nổi tiếng về mối tình tuyệt vọng của mình như sau:
Nếu tôi không gặp nàng đêm nay
Tôi đành phải từ bỏ nàng
Nên tôi phaỉ đi ăn Fugu
Ý nghĩa và tâm trạng này được diễn tả như sau:
Tôi muốn ăn cá Nóc Fugu,
Nhưng tôi không muốn chết …
Do bản tính của con người thật kỳ lạ, cái gì càng cấm đoán thì con người càng tò mò …và luôn đi ngược lại những gì được gọi là cấm kỵ và món cá Nóc Fugu chính là một trong những đại kỵ hay Tabu đó.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.