Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

Giới thiệu con người đất nước văn hoá Nhật Bản (日本及び日本の文化を紹介)

Liên kết tài trợ / スポンサーリンク


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
  

Đây là một trong những loại bánh ngọt đặc sản của vùng Kyushu Nhật Bản, được làm từ bột gạo tấm xay nhỏ. Bánh thơm dẻo, đẹp mắt và rất dễ thực hiện dưới sự hướng dẫn của chị Tuyết Mai- một cô gái Việt làm dâu xứ sở hoa anh đào.



Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu (cho 20 chiếc bánh):

Bột tấm 300g

Khoai sọ 300g

Đường 300g (nếu ăn nhạt thì dùng khoảng150g)

Lòng trắng trứng gà 3 quả

Nước 200ml

Đậu đen, đậu đỏ: 300g

Vani vài giọt

Dấm: vài muỗng cà phê

Dầu (mỡ): 3-4 muỗng cà phê

Thực hiện:

1. Khoai gọt vỏ rửa sạch, cắt khúc nhỏ 2-3cm, đổ dấm vào trộn đều rồi rửa sạch.

2 Cho khoai vào máy xay (không cần nhuyễn)

3. Lòng trắng trứng đánh nổi bọt trắng, cho va ni vào trộn đều



4. Gạo tấm, đường trộn đều sau đó cho khoai đã xay và lòng trắng trứng vào, trộn đều sẽ được hỗn hợp làm bánh.



5. Chuẩn bị nhân bánh: đậu nấu mềm vớt ra để ráo, cho đường vào dằm nát rồi vo thành từng viên nhỏ (vừa để đặt vào giữa chén bột).



6. Bôi dầu vào chén nhỏ rồi múc hỗn hợp bột vào 1/2 chén, bỏ nhân đậu vào giữa rồi múc tiếp hỗn hợp bột lên trên cho kín nhân (có thể dập dập nhẹ chén xuống bàn cho bột lắng xuống để kín nhân bánh).

7. Xếp chén vào nồi hấp khoảng 15 phút ở nhiệt độ cao là bánh chín. Bánh chín có độ xốp, đàn hồi nhìn rất đẹp và thơm ngon.



Bánh Karukan có thể ăn liền hoặc để nguội dùng giấy nilon gói kín từng cái một, bỏ vào tủ lạnh ăn dần. Bánh có thể cho nhiều màu sắc tùy vào sự kết hợp nguyên liệu như: vừng đen, bột trà, khoai lang tím hay đường đỏ…





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Bí quyết dạy con thông minh của người Nhật Bản

Người Nhật được biết đến với khả năng tư duy rất cao, họ thông minh và nhanh nhạy xử lý các công việc một cách hiệu quả. Bởi ngay từ nhỏ, trẻ con Nhật đã được nuôi dưỡng và dạy dỗ để có một tinh thần học tập chăm chỉ và mối quan hệ gắn kết với gia đình. Điều này góp phần thành công về kinh tế, kỹ thuật cũng như xã hội của Nhật. HASU xin chia sẻ với các bậc phụ huynh những bí quyết và kinh nghiệm dạy con thông minh theo cách của người Nhật như sau:
1. Kể chuyện cổ tích cho con nghe

Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến
2. Không quy chụp, áp đặt các bé

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.



3. Hầu như không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ.

Từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thùy não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người.Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.
4. Dạy chữ từ sớm

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường.

Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra. Trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.
5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng.
6. Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.



7. Vận động đầy đủ

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khỏe, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày.
8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu.

Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

9. Chú trọng thức ăn bổ dưỡng cho con

Thực phẩm là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tăng cường sự phát triển não bộ của trẻ. Tại Nhật các bậc phụ huynh rất chú trọng đến chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ ngay từ lúc mang thai cho đến khi bé chào đời và trưởng thành. Ngoài các dưỡng chất thiết yếu như vitamin và khoáng chất, các bà mẹ Nhật đặc biết chú trọng đến việc bổ sung dưỡng chất DHA. Vì DHA là dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn đầu đời của trẻ để hình thành vỏ não, chất xám và khả năng nhìn của mắt.

Một điển hình của thức ăn cho trẻ em ở Nhật bản là hộp Bento. Một hộp Bento thường gồm: cơm, trứng omelete, xúc xích/ cá/ thịt gà và rau. Các bà mẹ Nhật thường trang trí hộp ăn trưa của con mình để thức ăn của chúng trông giống như nhân vật hoạt hình để kích thích con ăn ngon, ăn khỏe.



Với những phương pháp dạy con tinh tế như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ có thêm nhiều điều bổ ích để áp dụng cho chính các con thân yêu của mình.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Yosakoi là một loại hình nghệ thuật hiện đại đặc trưng của Nhật Bản được khai sinh từ tỉnh Kochi vào năm 1954, xuất phát từ một điệu múa truyền thống về mùa hè của Nhật. ‘Yosakoi’ là phương ngữ của Kochi, nghĩa là “Đêm nay mời bạn đến”.



Là sự kết hợp giữa các động tác múa truyền thống, nền nhạc hiện đại cùng với dụng cụ múa đặc sắc Naruko tạo nên Yosakoi rất sôi động và mạnh mẽ. Các điệu múa thường được dàn dựng cho những đội múa đông người. Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác hay giới tính. Đây cũng là sự kiện nổi bật trong các kỳ lễ hội ở Nhật. Điệu múa đi kèm với các bài dân ca của Kochi với cái tên Yosakoi-Buchi, tức giai điệu Yosakoi.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Genji Monogatari ( truyện Genji hay còn gọi là Nguyên Thị Vật Ngữ) là bộ tiểu thuyết vĩ đại của Murasaki xuất hiện vào đầu thế kỉ XI ở Nhật như một kì quan.



Với kiệt tác này, nữ văn sĩ thiên tài Murasaki đã chính thức khai sinh cho nhân loại một thể loại văn chương mới là tiểu thuyết mà nàng gọi nó đơn giản là monogatari ( vật ngữ : truyện, cách gọi văn chương tự sự vào thời nàng )

Genji là người tình vĩ đại, quyến rũ tuyệt vời, tài hoa khả ái, một nguyên mẫu thực sự. Truyện Genji không phải một truyện kể mà còn là một mỏ tưởng về một hiện thực tinh thần, thẳng thắn và không hề ủy mị.

Khi cỏ tím dậy màu rực rỡ

Nữ sĩ Murasaki viết tiểu thuyết và nhật kí trong triều đại của Thiên hoàng Ichijo ( 986 - 1011) thuộc vào thời đại rực rỡ nhất của văn hóa Nhật Bản gọi là thời Heian ( Bình An ) bao trùm từ thế kỉ IX đến trọn thế kỉ XII.

Đó là thời đại tôn thờ cái đẹp.

Do kiệt tác truyện Genji là tuyệt đỉnh sáng tạo của thời Heian mà Morris đã gọi thời đại ấy là Thời đại Murasaki và cuộc sống văn hóa thời ấy gọi là Thế giới của ông hoàng sáng chói, bới vì ông hoàng sáng chói chính là biệt danh của Genji.

Murasaki Shikibu sinh vào khoảng năm 978, thuộc dòng họ quí tộc lừng danh Fujiwara.

Murasaki không phải là tên thật của nàng, còn Shikibu ( thức bộ ) chỉ là một tước vị mà nàng thừa hưởng của cha nàng, chứ thật ra nàng không đảm trách một chức vụ cụ thể nào.

Trong nhật kí của mình Murasaki có viết về chuyện học chữ thời ấu thơ:
” Khi anh tôi còn nhỏ, anh phải tập đọc Sử kí của Tư Mã Thiên. Tôi ngồi bên anh, lắng nghe và học thuộc rất nhanh, còn anh tôi thì chậm chạp và hay quên. Cha là người chuyên tâm đọc sách, hay lấy làm tiếc rằng tôi không phải là con trai…”

Ở tuổi đôi mươi, Murasaki kết hôn với người anh họ Nobutaka. Đó là một cuộc hôn nhân hạnh phúc và nàng đã sinh hạ một cô con gái vào năm 1000. Nhưng chồng nàng mất ngay năm sau, năm mà Nhật Bản phải chịu một nạn dịch hạch khủng khiếp.

Sau khi trở nên góa bụa, dường như nàng muốn về quê sống một vài năm và tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết trường thiên Genji monogatari

Đến năm 1005 thì người ta thấy nàng có mặt trong cung hoàng hậu Akiko, người nhỏ hơn nàng 5 tuổi.

Thiên hoàng Ichijo có hai hoàng hậu : Sadako và Akiko. Hai người ở hai cung độc lập. Mỗi người cố gắng quy tụ trong cung của mình những nữ quan và tùy nữ tài sắc nhất nước.

Trong cung của Sadako sáng chói nhất là nữ sĩ Sei Shonagon, tác giả tập tùy bút lừng danh “Makura no sôshi” ( Châm thảo tử = sách gối đầu )

Còn niềm tự hào của hoàng hậu Akiko là Murasaki Shikibu và Izumi Shikibu. Izumi là nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thời ấy.

Murasaki, Sei và Izumi thường được nhắc đến như bộ ba thiên tài của nữ lưu Nhật Bản cổ điển.

Đọc Genji monogatari, dù ta đọc đi dọc lại hàng nghìn lần đi nữa, thì cái bí ẩn của muôn nghìn vẻ đẹp nơi nó cũng khó lòng được khám phá tận cùng.

Ta vẫn tự hỏi Murasaki là ai?

Murasaki có phải là bút hiệu mà nàng chọn cho mình theo tên một nữ nhân vật trong Genji do chính nàng sáng tạo?

Nhưng cũng xó thể cái tên này bắt nguồn từ một loài cỏ màu tím do chính Thiên hoàng Ichijo đặt cho nàng, dựa theo một bài thơ nổi tiếng:

Khi cỏ tím ( Murasaki ) dậy màu rực rỡ
Cỏ hoa đồng nội khác chẳng ai nhìn.

Tên nàng chúng ta không biết rõ.

Đời sống và cái chết của nàng cũng rất mơ hồ.

Có một truyền thuyết cho rằng nàng viết kiệt tác Genji ở đền Ishiyama bên bờ hồ Biwa. Người ta thường kiêu hãnh trình bày cho du khách xem căn phòng trong ngôi đền được tin là nơi nàng ngồi viết và cho xem cả nghiên mực và một cuốn Kinh Phật với chữ viết của nàng.

Nhưng Genji được viết ở đâu và khi nào vẫn chưa sáng tỏ, giữa khoảng thời gian từ năm 1000 - 1004.

Nhưng điều đó thật ra cũng quan trọng gì đâu.

Chạm tới Genji Monogatari là chạm tới cái đẹp, như thể chạm vào một nhan sắc chưa từng có.

Đọc nhật kí của nàng, ta còn nhận ra một niềm cô đơn mênh mang mà có lẽ thiên tài của nàng đã đẩy nàng vào. Đó là cái cô đơn của những người đã lên đến ngọn cô phong của cuộc sáng tạo :

“Tôi nhớ cuộc sống trước đây của mình như một người lữ khách lang thang trên những nẻo mộng đời và tôi chán ghét mình đã quá quen thuộc với cuộc sống cung đình…

Thật là bất hạnh nếu các trang viết của tôi lại rơi vào tay người đời. Tôi đã viết rất nhiều, nhưng mới đây tôi xé tất cả, chôn đi một số hoặc là xếp nhà giấy cho các hình nhân…”

” Định mệnh của tôi là cô đơn.”
( Murasaki Shikibu nikki - Nhật kí Murasaki Shikibu )



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Murasaki Shikibu (tiếng Nhật: 紫式部, Hán Việt: Tử Thức Bộ; 978-1016) là biệt hiệu của một nữ văn sĩ cung đình thời Heian Nhật Bản, tác giả của cuốn tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, kiệt tác Truyện kể Genji, được viết bằng tiếng Nhật vào khoảng năm 1000 đến 1012. Murasaki Shikibu chỉ là biệt hiệu của bà, không ai biết rõ tên thật của bà là gì và bà sinh ra ở đâu, chỉ biết bà thuộc dòng dõi Fujiwara Takako và mất tại Tokyo, tuy một địa điểm tham quan phía Bắc Kyoto hiện nay được coi như mộ của bà.



Biệt hiệu

Mặc dù các học giả đã dày công nghiên cứu nhưng không ai biết tên thực của Murasaki Shikibu và điều đó cũng phổ biến đối với nhiều nữ sĩ cung đình Nhật Bản. Ở nước Nhật thời Heian, điều coi là không đứng đắn khi nêu tên tuổi các phu nhân thuộc gia đình quyền quý, chỉ có ngoại lệ lạ lùng là tên cung phi của vua và các quận chúa thuộc hoàng gia thì được cho phép. Biệt hiệu Shikibu (式部) chỉ chức vụ của cha bà, và Murasaki (紫) có thể xuất phát từ tên của một trong những nhân vật chính trong cuốn Truyện kể Genji, nàng Murasaki đẹp lộng lẫy và giống mối tình đầu của Genji như đúc, nên rất được hoàng tử Genji sủng ái; hoặc chỉ đơn giản có nghĩa là màu "tía" (thuộc dòng vương giả); hay loại hoa màu tím mang tên hoa murasaki (hoa đậu tía, còn được gọi bằng tên hoa Fuji cũng là nửa đầu trong tên dòng họ của bà, Fujiwara).

Tiểu sử

Murasaki Shikibu thuộc cành thứ của dòng họ lớn Fujiwara trị vì đất nước với những ông vua trong suốt phần lớn thời Heian, cùng tổ phụ về phía họ nội 6 thế hệ trước đó với Fujiwara Michinaga, quan đại chưởng ấn điều khiển việc nước trong buổi đầu thế kỷ 11. Tuy nhiên khi Murasaki Shikibu mới ra đời chi họ của bà bị tụt xuống hạng thứ trong giới quý tộc cung đình. Cha bà, ông Fujiwara no Tametoki (藤原為時) chỉ là một nhà thơ, người có địa vị khiêm nhường ở thủ đô và đã 2 lần làm tỉnh trưởng tỉnh Echizen.

Không ai biết gì nhiều về thời thơ ấu của Murasaki Shikibu ngoài những điều bà tự nói với chúng ta. Trong lời mào đầu nổi tiếng của cuốn Nhật ký Murasaki Shikibu (Murasaki Shikibu nikki) mô tả các biến cố triều đình từ cuối 1008 đến đầu 1010 cho chúng ta biết cha bà, thấy con gái có khả năng trong việc học hành, đã than phiền bà không sinh ra là con trai. Cha bà trở thành tỉnh trưởng Echizen ở duyên hải Biển Nhật Bản, phía bắc Tokyo, vào năm 990 và bà đã đi theo cha đến nơi nhậm chức cho đến khi lấy chồng thì trở về.

Murasaki vào triều hầu hạ thứ phi Akiko, con gái của Michinaga, trong cung điện Fujitsubo thời Thiên hoàng Ichijo (986-1011) trong khoảng giữa thập niên đầu của thế kỷ 11. Nhật ký Murasaki Shikibu của Murasaki có nhắc đến sự ra đời của hai người con trai hoàng hậu và cả hai hoàng tử sau đó đều trở thành vua. Trong nhật ký của mình Murasaki cho biết bà vào triều ngày 29 tháng 12 âm lịch nhưng không cho biết năm, có thể là năm âm lịch 1005 và/hoặc 1006. Hoàng hậu Akiko góa chồng năm 1011, khi Thiên hoàng Ichijo băng hà, và Murasaki Shikibu còn ở lại trong cung phục vụ hai năm tiếp theo.

Chịu sự giáo dục chu đáo, tỉ mỉ của một phụ nữ trẻ cùng tầng lớp trong cung, và mặc dầu có một trí tuệ khác thường, Murasaki Shikibu đã phải tiếp thu một cách chậm chạp nhưng chắc chắn tất cả những kiến thức văn hóa rộng lớn đương thời mà người thiếu phụ này truyền cho, từ lịch sử Trung Hoa, thơ ca trữ tình Trung Hoa và Nhật Bản cho đến các trước tác triết học Khổng giáo và Phật giáo. Về truyện hư cấu bằng văn xuôi, bà cũng chỉ biết không nhiều hơn là những trước tác buổi đầu của chính người Nhật Bản vào thế kỷ 10 và ngay cả văn xuôi trong văn học Trung Hoa đương thời, vốn không phải là loại hình được người Trung Hoa ca ngợi hay thành thạo vào thời đó.

Murasaki Shikibu lấy chồng khoảng năm 998 hoặc năm 999, chồng là một người bà con xa với bà. Có lý do để tin rằng, so với thời bấy giờ bà lấy chồng khá muộn, có lẽ vào tuổi 20. Bà sinh được một con gái vào năm 999 và góa bụa vào năm 1001.

Chịu nhiều đau khổ sâu sắc trong đời tư nên Murasaki Shikibu đã sớm rút lui khỏi thế giới trần tục và dồn sinh lực của đời mình vào việc học tập cũng như sáng tạo nghệ thuật. Bà đã đạt được những thành tích xuất sắc trong âm nhạc, thơ, hội họa, và đặc biệt là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Truyện kể Genji 54 chương, viết xong vào khoảng năm 1004, một kiệt tác đứng vào hàng lớn nhất của văn xuôi cổ điển Nhật Bản cũng như văn xuôi nhân loại



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Hàng loạt mô hình dựng bằng rơm công phu được trưng bày tại tỉnh Niigata trong lễ hội nghệ thuật Wara mùa thu năm nay.

Thành phố Niigata thuộc tỉnh Niigata, nằm trên bờ biển phía tây bán đảo Honshu, được biết đến là nơi có những cánh đồng lúa rộng lớn nhất Nhật Bản.

Từ những đụn rơm còn thừa sau vụ thu hoạch, các sinh viên chuyên ngành kiến trúc và nghệ thuật cùng với người dân địa phương đã sáng tạo nên các “bức tượng” kích thước lớn. Đây là một phần quan trọng của lễ hội nghệ thuật Wara (Lễ hội nghệ thuật rơm) được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại 2 địa điểm thuộc Niigata là Iwamuroya và công viên Uwasekigata. Sự kiện đã thu hút hàng ngàn khách tham quan đến chiêm ngưỡng.




Phương pháp thực hiện các tác phẩm đặc biệt này khá giống cách lợp mái nhà bằng rơm. Trước tiên, người ta dựng khung định hình bằng các thanh gỗ. Các lớp rơm sau đó được phủ dần lên. Để hoàn thiện một “bức tượng” quy mô lớn như vậy phải mất khoảng một tuần lễ.




Bên cạnh việc trưng bày mô hình bằng rơm, nằm trong khuôn khổ lễ hội Wara còn có nhiều hoạt động thú vị khác như biểu diễn các tiết mục sân khấu dân gian, các gian hàng bày bán sản phẩm thủ công từ rơm cùng các đặc sản khác của địa phương.











Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Độc đáo đảo của loài mèo ở Nhật Bản

Hòn đảo này được biết đến với một điều rất đặc biệt: số lượng mèo hoang còn đông hơn cả dân số nơi đây.

Đảo Ishinomaki nổi tiếng là nơi cư ngụ của hàng ngàn chú mèo dễ thương.


Các chú mèo ở đây sinh sống, lao động cùng người dân.


Thậm chí người ta còn xây rất nhiều nhà riêng cho mèo ở đây.

Xưa kia, người dân trên đảo rất kính trọng loài vật này và coi chúng như một linh vật. Trong suốt hàng trăm năm, mèo giúp những người dân làm nghề dệt lụa rồi mang bán trong đất liền, giúp diệt hết những con chuột đáng ghét . Người ta vẫn cho rằng những lần thu hoạch cá lớn là công lao của mèo. Khi trở về, họ dành cho mèo những con cá tươi nhất. Theo thời gian, người dân trên đảo đã yêu quý loài mèo đến mức họ bắt đầu nghiên cứu hành vi của chúng để dự báo thời tiết, và thậm chí là phân loại mẫu cá. Đặc biệt, họ còn xây dựng cả một ngôi đền mèo nhỏ ở giữa đảo.



Những chú mèo trên đảo rất thân thiện và gần gũi với con người. Du khách có thể thoái mái chụp ảnh chúng.



Chúng cực kỳ gần gũi, thân thiện với con người.



Trên đảo chỉ có khoảng 100 người dân sinh sống và loài mèo giúp họ rất nhiều trong đời sống hàng ngày.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Shibusawa Eiichi: Nhà doanh nghiệp vĩ đại nhất của Nhật Bản



Hơn 100 năm phát triển kinh tế, Nhật Bản đã sản sinh ra nhiều nhà doanh nghiệp vĩ đại. Nói đúng hơn, không có họ thì Nhật không có một nền công nghiệp hiện đại như ngày nay. Những người sáng lập Toyota, Honda, Sony, Matsushita, Canon, v.v.. đều là những nhà doanh nghiệp được người Nhật truyền tụng mãi với lòng tự hào. Nhưng vượt lên trên tất cả những người nầy có lẽ là Shibusawa Eiichi (1840-1931). Ông hội tụ tất cả mọi đức tính, mọi tố chất của một nhà lãnh đạo. Và hơn thế nữa, sống trong buổi giao thời của hai chế độ, sống trong giai đoạn đất nước đứng trước nguy cơ bị Tây phương xâm chiếm, thái độ và hành động của một kẻ sĩ thức thời ở ông đã góp phần quyết định vào sự thành công của Minh Trị duy tân. Rồi đạo đức trong kinh doanh. Như ta sẽ thấy dưới đây, cổ kim Đông Tây có ai hơn Shibusawa? Câu chuyện Shibusawa còn đáng kể mãi là vì nó phản ảnh một tấm gương sáng của người lãnh đạo chính trị trong chế độ mới vì lợi ích quốc gia đã cầu hiền từ những người của chế độ cũ. Nếu không thì tài năng của Shibusawa đã bị mai một và có thể người Nhật đã không có một đất nước như ngày nay.

Sinh ra vào giai đoạn cuối của thời đại Edo trong một gia đình trồng dâu nuôi tằm tại Saitama, một tỉnh giáp Edo (tên cũ của Tokyo) về phía bắc, Shibusawa lúc nhỏ đã rất thông minh, ham học. Ông được Tokugawa Yoshinobu, tướng quân cuối cùng của thời Edo, tuyển vào cung để dạy cho công tử học. Sau công tử của tướng quân được gửi sang Pháp du học và Shibusawa cũng được gửi theo để dạy kèm. Trong lúc ở Pháp, Shibusawa khám phá nhiều điều mới lạ của một xã hội tiến tiến. Đặc biệt ông quan tâm đến tổ chức và hoạt động của công ty, của hệ thống ngân hàng. Thế rồi ông vừa dạy kèm công tử vừa vùi đầu vào việc nghiên cứu, ghi chép các vấn đề nầy.

Khi Shibusawa về nước (1868) thì chế độ tướng quân đã suỵ đổ, thay vào đó là chính quyền mới được lập ra chung quanh Minh Trị Thiên hoàng và tướng quân cuối cùng đã về ở ẩn tại Shizuoka, một tỉnh ở vùng núi Phú sĩ. Shibusawa cũng theo chủ về ở Shizuoka. Về ở ẩn nhưng ông vẫn băn khoăn về vận mệnh đất nước, nhất là ông nghiên cứu và tập hợp tư liệu về việc xây dựng và tổ chức một nền kinh tế tiên tiến nhưng bây giờ lại không được thi thố tài năng. Ông suy nghĩ nhiều về phương cách truyền bá sự hiểu biết của mình mong góp phần biến cải xã hội. Ông bèn lập ra Sở giảng dạy thương pháp (luật về thương mại) tại nơi ở của mình với mong muốn giúp những doanh nhân vừa ra đời trong thời đại mới hiểu biết về cách tổ chức công ty hiện đại.

Cùng lúc đó, chính quyền Minh Trị đương bắt tay vào việc xây dựng đất nước dưới các khẩu hiệu “phú quốc cường binh”, “quyết theo kịp phương Tây”, v.v.. và nhận ra rằng họ đương thiếu một chuyên gia am hiểu các vấn đề tài chánh, ngân hàng,... Họ chuẩn bị gửi người đi du học nhưng được thông tin về Shibusawa, họ đã quyết định mời ông tham gia chính quyền và cho giữ ngay một chức vụ quan trọng trong Bộ Tài chánh. Với cương vị và uy tín nầy, Shibusawa đã thi thố được hết tài năng của mình. Năm 1872, ông thiết lập hệ thống ngân hàng hiện đại và lập ngân hàng tiên tiến, kiểu mẫu sau đó trở thành điển hình cho một loạt các ngân hàng công và tư hình thành trong giai đoạn 1877-1880. Trong các thập niên 1880 và 1890, Shibusawa còn lập ra hàng chục công ty hiện đại trong các lãnh vực kéo sợi, dệt vải, đóng tầu, hàng hải, bảo hiểm, đường sắt, v.v.. Rất nhiều công ty hàng đầu của Nhật hiện nay thuộc nhiều lãnh vực khác nhau đã bắt nguồn từ công lao xây dựng của Shibusawa. Để nâng cao địa vị của giới doanh nhân, ông còn khởi xướng lập Phòng thương mại Nhật Bản và nhiều đoàn thể kinh tế khác. Thật không ngoa khi có nhiều nhà phân tích đã gọi Shibusawa là ông tổ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản.

Shibusawa còn là một trong những người đầu tiên hô hào đạo đức trong kinh doanh, chủ trương nhà kinh doanh phải là người yêu nước và có hoài bão đem năng lực cải tiến xã hội, góp phần vào việc xây dựng đất nước và làm cho đồng bào minh được no ấm. Những công ty ông lập ra sau khi hoạt động đã lên quỹ đạo, ông rút lui nhường lại cho người trẻ để có thì giờ lập nhưng công ty khác hoặc làm những việc khác vì ông thấy trong một đất nước non trẻ còn quá nhiều lãnh vực cần ông phát huy năng lực. Ông có trên dưới 10 người con nhưng không hề áp đặt những công ty, những tổ chức do ông sáng lập phải nhận con ông vào trong ban lãnh đạo. Ông chủ truơng con cháu ông phải tự lập, tự mình học hỏi, trau dồi và nếu xứng đáng thì xã hội sẽ trọng dụng.

Shibusawa bỏ công sức cho giáo dục và làm từ thiện. Ông đã tham gia sáng lập nhiều truờng đại học, kêu gọi đóng góp vô vị lợi từ các công ty. Đại học tôi học ngày xưa đã bắt đầu bằng một cơ sở giáo dục do Shibisawa sáng lập thời đầu Minh Trị.

Tên tuổi của Shibusawa Eiichi được truyền tụng mãi ở Nhật Bản, chiếm một vị trí lớn trong sách giáo khoa cho học sinh các cấp. Ông là một trong những nhân vật lãnh đạo vĩ đại của thời Minh Trị và có thể nói ông là nhà doanh nghiệp vĩ đại nhất của Nhật xét từ mọi phương diện tài năng, đức độ, và mức độ ảnh hưởng đến quá trình đưa nước Nhật thành một cường quốc kinh tế.


------ Trần Văn Thọ, giáo sư Đại học Waseda, Tokyo (Tokyo, đầu Xuân 2005)-------



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Những loại nấm ngon nhất ở Nhật Bản

Nấm trong tiếng Nhật được gọi là “Kinoko”. Các loại nấm khác nhau lại được sử dụng trong các món ăn khác nhau. Một số loại nấm phổ biến ở Nhật Bản được Nam Á liệt kê dưới đây

Shiitake




Shiitake là một trong những loại nấm phổ biến nhất trong nấu ăn Nhật Bản và cũng nổi tiếng bên ngoài Nhật Bản. Loại nấm này có thể được ăn tươi hoặc khô, sau khi ngâm trong nước trước khi được sử dụng. Nấm shiitake có thể được tìm thấy trong các món ăn khác nhau như nabe (lẩu), tempura…

Maitake



Maitake cũng là loại nấm rất phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản. Maitake phát triển thành khóm lớn và đôi khi được gọi là vua của nấm.

Bunashimeji



Bunashimeji cũng là loại nấm được nhiều người trồng và sử dụng.

Matsutake




Matsutake là loại nấm có giá cả khá cao và dành cho những người sành ăn, loại này không được trồng phổ biến và chỉ có vào mùa thu. Chúng được tìm thấy dưới các cây thông (Matsu) và ngon nhất khi nó vẫn còn mũ. Matsutake được ăn như một món nướng hoặc nấu với gạo.

Enoki



Enoki là một loại nấm trồng, ăn giòn và được sử dụng nhiều trong các món lẩu.

Hiratake



Hiratake là tên tiếng Nhật của nấm sò. Có nhiều giống gieo trồng của hiratake, mỗi giống lại là một hương vị khác nhau. Eringi là một ví dụ điển hình của nấm hiratake trồng.

Sưu tầm



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Nước Nhật giống như một cô gái nhan sắc trung bình nhưng có ý thức chăm chút bản thân và khéo che đậy khuyết điểm. Còn Việt Nam thì như một cô gái đẹp nhưng hơi cẩu thả và thiếu tự tin.

Người Nhật hay nước Nhật thoạt nhìn thì rất dễ mê hoặc lòng người vì vẻ đẹp thanh lịch mà họ rất có ý thức tạo ra. Cách họ vận kimono, cách họ ăn mặc, đi đứng, chào hỏi, đối đãi với nhau, tất cả đều tuân theo những nghi thức nhất định.

Tiếng Nhật phản ánh điều này rất rõ.

Ví dụ, đi ra khỏi nhà thì người đi nhất định phải nói : Itte kimasu, người ở nhà đáp trả: Itte rassai.

Rời khỏi công ty sớm hơn bạn đồng nghiệp thì phải nói: Osakini (xin phép tôi về trước); người còn ở lại làm việc sẽ đáp trả: Otsukaresama (Anh/Chị đã vất vả nhiều.)

Vào nhà ai thì phải nói : Ojyamashimasu (Xin lỗi vì quấy rầy);
Bắt đầu ăn cơm thì nói: Itadakimasu (Cám ơn đã được nhận thức ăn như thế này), v.v…

Tốt khoe ra xấu xa đậy lại

Ðiểm chung dễ nhận thấy là người Nhật ít khi nói về những điểm không tốt ở Nhật cho người nước ngòai nghe.

Có lẽ vạch áo cho người xem lưng là điều tối kỵ với người Nhật. (Dĩ nhiên trừ những tác phẩm văn học, nơi người dẫn chuyện có thể ẩn náu vào không gian hư hư thực thực.)

Vì thế đối với khách du lịch nước ngòai, mọi thứ ở Nhật đều trông có vẻ rỡ ràng, đẹp đẽ.

Năm đầu tiên khi mới đến Nhật tôi cũng những tưởng như vậy nhưng khi hiểu tiếng Nhật tốt hơn, có cơ hội thâm nhập sâu hơn thì mới biết cuộc sống ở Nhật căng thẳng và nặng nề.

Sự căng thẳng và nặng nề này phần lớn là do tính cách Nhật tạo ra.

Với phần đông người Nhật, cách sống tốt nhất là tuân thủ theo những nguyên tắc mà xã hội đề ra.

Lọai nhân viên mà các công ty mong muốn được gọi là Inu-ningen, dịch một cách thô tháp là lọai người trung thành như chó (Inu: chó, ningen: người). Còn những ai mà “bị” gọi là Neko-ningen (người có tính cách khó bảo như mèo) thì hoặc phải là người thực sự độc đáo, có tài năng xuất sắc bằng không thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ, và có thể đưa đến tự sát. (Nhật là một trong những nước có tỷ lệ tự sát cao nhất trên thế giới.)

Có lẽ cũng vì thế mà nhà cửa ở Nhật được xây theo một kiểu na ná như nhau. Một trệt, một lẩu với mái ngói giả nâu.

Nhớ dai

Quan hệ giữa người với người ở xã hội Nhật thì lại càng phức tạp.

Ở VN, người ta có thể giận nhau, cãi nhau, thậm chí đánh nhau nhưng ngày hôm sau lại đâu vào đấy, trong khi ở Nhật, một lần thất thố trong quan hệ thì xem như mối quan hệ đó vĩnh viễn bị chôn vùi, người trong cuộc sẽ không muốn nhìn mặt nhau lần thứ hai nữa.

“Người Nhật thì không quên cái gì cả.”

Vì thế họ rất cẩn trọng trong ăn nói, đối đãi với người khác. Luôn luôn lịch sư có thể nói là nguyên tắc số một trong giao tiếp mang tính xã hội ở Nhật.

Thế nhưng đằng sau sự lịch sụ đó là bao ẩn ức bị đè nén.


Tự hào dân tộc


Một điểm đáng học tập ở người Nhật là lòng tự hào dân tộc của họ.

Hầu như người Nhật nào cũng chỉ ưa chuộng những sản phẩm thuộc về nước Nhật.

Cái sự yêu nước thấm vào tận tim óc như anh này là điều phổ biến hầu như đối với từng người Nhật.

Ngay cả đối với nét mặt, anh nào mà mắt ti hí, mũi tẹt trông rất Nhật, được gọi là mặt nước tương, syoyu-gao, (syoyu: lọai nuớc chấm được chế biến kỳ công, có hàng trăm lọai khác nhau, được dùng phổ biến ở Nhật) thì được các bà mẹ Nhật khen ngợi hơn anh có khuôn mặt sausu-gao, lọai nước sốt dùng cho tây – nghĩa là người có mắt sâu, mũi cao như tây.

Một biệt tài của người Nhật theo tôi là biến những cái hầu như không có thành có thể và còn hơn có thể, trở thành biểu tượng.

____
Tác giả bài viết: Nguyễn Nam Di hiện là giáo viên dạy tiếng Việt cho các học sinh ở bậc đại học của Thái Lan. Trước đó chị đã có ba năm sống và làm việc ở Nhật Bản. Chị gửi BBC bài viết về một số cảm nhận trong thời gian ở Nhật.

Theo BBC




Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Nattou: Một trong những món ăn "quốc hồn quốc tuý" của Nhật Bản



Khi nói về món ăn Việt Nam thì người ta nghĩ ngay đến Phở. Còn khi nói về món ăn Nhật Bản thì nhiều người hình dung đó là Sushi hoặc Sukiyaki. Nhưng thực sự những món ăn này xét về mặt lịch sử thì không thể nói đó là đại biểu của hai nước.

Món Phở chỉ ra đời trong khoảng trăm năm trở lại đây. Và theo ý tôi thì món ăn “quốc hồn quốc túy” của nước Việt chính là hai món xuất phát từ nhà chùa : chao và tương làm từ đậu nành. Có thể nói đây là hai món ăn chính đã đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay,dĩ nhiên là ngày nay thì những người trẻ tuổi ít có cơ hội thấy hay thưởng thức chúng.

Cũng vậy, Sukiyaki chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Nhật vào thời Minh Trị khi người ta bắt chước người Tây Phương ăn thịt bò. Một trong những linh hồn của món ăn Nhật có từ hàng trăm,nếu không nói là hàng ngàn năm nay và mang nhiều tính bình dân,đó chính là Nattou.

Một trong những cái thú nhất của cuộc nhân sinh chính là buổi sáng được ngồi bên bàn ăn với một chén cơn trắng nóng hổi trộn với Nattou và Shoyu,bên cạnh là một chén canh Miso. Ăn Nattou là bạn ăn luôn cả biết bao nhiêu cái tinh túy trong trời đất,ăn Nattou dường như con người trở nên hài hòa với vũ trụ hơn,khỏe mạnh hơn,tâm hồn trong sáng hơn. Những trải nghiệm này để bạn tự cảm nhận…



Nattou là một món ăn truyền thống của dân tộc Nhật làm từ đậu nành lên men và thường được dùng trong buổi ăn sáng. Đây là một nguồn cung cấp đạm dồi dào cùng với súp Miso làm từ đậu nành từ thời phong kiến ở Nhật. Nattou có một mùi vị và vẻ ngoài rất đặc trưng và khá phổ biến ở miền Đông nước Nhật. Những người lần đầu mới mở hộp Nattou ra sẽ có những phản ứng rất khác nhau vì cái mùi nồng của nó, có thể sánh với phó mát hạng nặng ở Châu Âu hay nước mắm, mắm tôm của Việt Nam.

Nattou rất nhớt, ẩm và trên bề mặt phủ những sợt tơ như tơ nhện. Nattou khá nặng mùi do đó người ngoại quốc lần đầu tiên ăn Nattou hoặc sẽ thích nó luôn hoặc là ghét nó. Nattou thường được dùng trong bữa ăn sáng với cơm và một số thành phần khác như một chút hành ngò, một chút mù tạt, củ cải trắng (daikon) xay thành bột, trứng và tất nhiên không thể thiếu nước tương Shoyu. Chỉ khi được trộn với shoyu thì mùi đậu nành lên men mới trở nên ngậy hơn và ngon hơn. Ở miền Bắc nước Nhật thì người ta còn trộn Nattou với đường.

Có thể nói 20% dân số Việt Nam ghét ăn món chao làm từ đậu hũ lên men. Và cũng chừng ấy người ở Nhật ghét món Nattou vì nó nhớt và cái mùi đặc trưng của nó. Rất khó ăn. Nhưng ai đã ăn được thì không thể bỏ nó được. Đặc biệt những người miền Tây như dân Osaka, Kobe thì không ưa Nattou trong khi người miền Đông như Tokyo và miền Bắc Hokkaido thì rất chuộng Nattou.

Ở Nhật Nattou cũng được dùng chung với những món khác như Nattou sushi, Nattou nướng, cho vào trong súp miso, ăn chung với sà lách hay trong món bánh xèo Okonomiyaki và cả món spaghetti nữa. Nattou được làm khô thì ít nhớt hơn và mùi cũng nhẹ hẳn đi và có thể dùng như một món tráng miệng giàu dinh dưỡng. Ngoài ra cũng có món nattou làm kem nữa. Sự cảm nhận của nhiều người về Nattou rất khác nhau, có người thấy nó rất mạnh mùi và chỉ dùng một ít để làm dậy mùi thức ăn và ăn chung với mì, cơm. Có người lại thấy nó nhạc nhẽo và chẳng có gì đặc biệt. Có người thì ghét nó đến nỗi ghét luôn cả người ăn nó!!

Về điểm này thì Nattou cũng tương đồng với món phó mát xanh ở Pháp, món Haggis ở Tô Cách Lan, món Lutefisk ở Na Uy và Marmite ở Anh. Những thức ăn lên men luôn gây nhiều phản ứng khác nhau ở nhiều người.

Mỗi năm ở Nhật người ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Nattou. Để làm Nattou người ta chọn hạt đậu nành nhỏ để quá trình lên men dễ dàng hơn. Đậu nành được rửa rồi ngâm trong nước khoảng 12~24 tiếng và quá trình này sẽ làm tăng kích thước của hạt đậu. Sau đó đậu nành được đem đi hấp khoảng 6 tiếng, có thể dùng nồi áp suất để giảm bớt thời gian. Đậu nành được trộn với một dung dịch đặc biệt gồm muối, đường, men và một loại vi khuẩn Nattou, được gọi là Nattou kinase. Những nhà sản xuất khác nhau có thể sẽ thêm bớt những thành phần khác nhau để tạo nên hương vị đặc trưng. Và kể từ lúc này thì người ta sẽ phải rất cẩn thận, tránh không cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Điểm này thì hoàn toàn tương đồng với cách làm tương của người Việt. Tương ngon hay không phụ thuộc vào loại vi khuẩn được cấy vào đậu.

Quá trình này người xưa có vẻ như không kiểm soát đựơc và phụ thuộc vào may rủi vì vi khuẩn có rất nhiều trong không khí. Theo những người có kinh nghiệm làm tương thì nếu thấy đậu nảy mốc màu vàng thì là loại tương hảo hạng, còn mốc màu đen là tương xấu nhất. Ngoài ra còn có nhiều loại vi khuẩn khác cho ra màu sắc của tương khác nhau và chất lượng cũng phụ thuộc vào đó.

Hỗn hợp đậu nành và men được ủ ở 40 độ C trong hơn một ngày, sau đó nó được làm lạnh và cho vào tủ lạnh chừng một tuần để Nattou sản sinh ra những sợi nhớt. Trong quá trình ủ lạnh thì vi khuẩn trong đậu bắt đầu sản sinh bào tử và tạo thành chuỗi acid amino. Ngày xưa thì người ta đựng đậu nành đã hấp trong những cái giỏ bằng rơm rạ, đây là nguồn cung cấp vi khuẩn Nattou tự nhiên. Rồi Nattou được hình thành khi gặp điều kiện nhiệt độ thuận lợi như trong lòng đất hay gần ngọn lửa.

Ngày nay người ta sản xuất Nattou hàng loạt và đựng trong những hộp nhựa và thường bán kèm với một gói nhỏ nước chấm Shoyu và mù tạt vàng, có khi có cả tía tô. Bạn có thể mua Nattou nhập từ Nhật ở các cửa hàng thực phẩm Nhật trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 thành phố SG với giá khoảng 3~5 USD cho một hộp Nattou.

Thường thì Nattou nhập luôn được làm đông và cần phải rã đông trước khi dùng. Với cái giá bình dân hơn, ông Eda Kaname định cư trên đường Lê Thánh Tôn bán một hộp Nattou nhỏ với giá 5.500 đồng. Ông lập gia đình ở Việt Nam và chuyên làm Nattou theo phương pháp cổ truyền và là nhà cung cấp Nattou chính cho các quán ăn Nhật ở Sài Gòn. Ở Nhật thì Kumamoto và thành phố Mito là hai nơi nổi tiếng về chất lượng Nattou. Các quán ăn trên đường Bùi Viện cũng bán cơm phần với Nattou với giá rẻ, khoảng 30.000 đồng/ phần có kèm một chén súp Miso.

Về mặt lịch sử, không ai biết chính xác khi nào Nattou ra đời. Nhưng những nguyên liệu và thành phần cần cho Nattou như đậu nành, men trong rơm rạ thì chẳng lạ gì ở Nhật từ ngàn xưa. Do đó có thể là từ thời cổ như thời Jomon (khoảng năm 10.000 cho tới 300 trước CN) người ta đã biết cách làm Nattou và cũng có thể là nhiều người độc lập với nhau đã cùng tìm ra cách làm Nattou. Một thuyết khác và chiếm ưu thế nói rằng tướng Minamoto Yoshiie trong trận chiến vào những năm 1083 ở miền Đông Bắc đã phát hiện ra Nattou. Một ngày nọ thì doanh trại của Yoshiie bất ngờ bị quân địch tập kích trong khi binh sĩ đang nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Trong cơn hỗn loạn thì người ta đã vội vàng cho đậu nành đang nấu dở vào những cái túi rơm và không mở trong suốt mấy ngày liền. Khi mở ra thì đậu đã lên men và sinh mùi kỳ lạ. Một người lính ăn thử thấy rất ngon mới trình lên tướng Yoshiie và vị tướng cũng bị cái mùi vị kỳ lạ kia quyến rũ. Một nguồn khác nói Nattou được làm trong thời Edo (1603~1867) và cách chế biến được thay đổi nhiều trong thời Taisho (1912~1926) khi những nhà nghiên cứu tìm được cách chiết xuất vi khuẩn Nattou kinase mà không cần đến rơm. Phát hiện này đã đơn giản hóa quá trình sản xuất Nattou và đạt hiệu quả cao hơn và ngành sản xuẩt món ăn này đã thay đổi nhiều từ đó.

Người ta nói Nattou rất tốt cho sức khỏe dựa vào những nghiên cứu về mặt y khoa. Trong Nattou có chứa một thành phần gọi là Pyrazine chẳng những tạo nên cái mùi đặc trưng của nó mà còn ngăn chặn xơ vữa động mạch. Men Nattou Kinase còn giúp ngăn ngừa việc tụ huyết, đau tim, tắc mạch và những bệnh về phổi. Người ta cũng chiết xuất thành phần của Nattou kinase để chế biến thực phẩm cho người ăn kiêng. Nattou còn chứa nhiều Vitamin K liên quan tới việc nhóm calcium tạo thành xương. Vitamin K1 có nhiều trong tảo biển, gan và một số thảo dược trong khi vitamin K2 có nhiều trong những thực phẩm lên men như phó mát, miso và Nattou. Cứ 100 g Nattou cung cấp 870 microgram vitamin K2. Ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần hóa học ngăn ngừa ung thư như Daidzein, Genistein, Infrabin, … Một vài nguồn còn nói ăn Nattou sẽ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Người ta cũng nói rằng Nattou có công dụng như thuốc kháng sinh và quân đội Nhật đã dùng Nattou như thuốc trị bệnh lỵ trong chiến tranh Thế Giới II. Nattou còn giúp cải thiện tiêu hóa, chống lão hóa và béo phì. Người ta cũng dùng Nattou làm thức ăn cho chó mèo và nó cải thiện sức khỏe của vật nuôi đáng kể.

Nattou là một món ăn độc đáo của người Nhật, và cũng là của Thế Giới làm từ đậu nành lên men. Người ta đánh giá chất lượng Nattou qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì nattou càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà, và không cần phải chế biến thêm khi dùng. Tương tự với Nattou thì trên Thế Giới cũng có những món làm từ đậu nành lên men như tương, chao của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih (đậu hũ không muối) của Trung Hoa, Joenkuk-jang và Damsue-jang của Đại Hàn, thuanoa ở Thái Lan, Kinema ở Nepal và Sereh ở Bali. Nhưng chỉ có tại Nhật thì người ta mới sử dụng rộng rãi hình thức lên men của đậu nành này.


Tham khảo thêm về Nattou:

Nattou là cách đọc Nhật của hai chữ Hán, nếu đọc theo âm Hán Việt thì là “Nạp đậu” , nghĩa là đậu cúng dường, đậu dâng người trên. Và cái tên Nattou có lẽ có nguồn gốc từ đền chùa. Từ Nattou lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu Honcho Shokkan (1695) và nó là biến âm của chữ “Nassho”. Nassho là từ chỉ nhà bếp của các Thiền Viện tại Nhật. Rồi sau đó Nattou được dùng để phân biệt hai loại khác nhau là Hama Nattou (chúng ta gọi là bánh đậu nành) và itohiki nattou (nattou có sợi) . Từ Itohiki Nattou có lẽ xuất hiện vào giữa thế kỷ 13 và 16. Nattou là một trong số ít sản phẩm làm từ đậu nành mà được gọi tên như đúng tên trong quốc tịch của nó mà không được “dịch” trong các ngôn ngữ Châu Âu. Có lẽ vì ở trời Âu không hề có một thứ tương đồng để “dịch” .Từ này lần đầu xuất hiện trong tài liệu tiếng Đức vào năm 1894 và tiếng Anh năm 1897. Cả hai đều được nhà nghiên cứu Nhật Bản Yabe viết và được sửu dụng như danh từ đơn.

Tuy không ai biết đích xác Nattou xuất hiện khi nào nhưng có năm thuyết chính. Thuyết được nhiều người tin nhất là vào thời Heian, tướng Hachiman Taro Yoshiie còn gọi là Minamoto Yoshiie trong cuộc chiến Gosannen năm 1083 như kể trên. Thuyết thứ hai nói Nattou có gốc từ món Tan-shih làm từ đậu nành ở Trung Hoa 2000 năm trước rồi được truyền sang Nhật do một vị tu sĩ Phật Giáo mù và phát triển thành Nattou. Thuyết thứ ba nói rằng Nattou xuất hiện thời Yayoi ( khoảng năm 300 trước CN ~ 200 sau CN) , thời có nhiều thay đổi trong nông nghiệp và những thành phần để làm Nattou đều có sẵn trong tự nhiên. Trong những căn nhà Tateana thời yayoi thì thức ăn được nấu chín trên cái lò kamado ngay giữa nhà, và ngày xưa thì ở đâu cũng thấy rơm rạ. Người Nhật dùng nó để lợp nhà, đan thảm tatami, làm những linh cụ trong đền thờ, … Và có lẽ một cọng rơm đã rơi vào nồi đậu nành nấu chín mà chưa kịp đậu nắp hay một hạt đậu đã rơi xuống tấm thảm rơm và hôm sau thì Nattou được hình thành. Nhà nghiên cứu lịch sử Nattou Ota Teruo thì tin rằng khi người ta dâng đậu nấu lên thần linh trong ngôi đền Shinto thì ngẫu nhiên một cọng rơm trong sợi dây shimenawa (sợi dây bện bằng rơm biểu hiện sự ngăn cách giữa thế giới trần tục và thần linh) đã rơi vào chén đậu. Do đó món ăn này mới có tên là “nạp đậu”. Thuyết thứ tư nói nguồn gốc của Nattou là món Hikiwari, đậu chẻ đôi ở những tỉnh miền bắc như Akita, Aomori. Ngày xưa người ta thường chẻ đậu làm đôi để tiết kiệm thời gian nấu và nhiên liệu. Thuyết thứ năm có liên quan đến Thái Tử Shotoku (mà nhiều người VN biết dưới cái tên Thánh Đức), một nhà quý tộc hiền triết có cống hiến rất lớn trong việc đem Phật Giáo vào Nhật và là danh nhân văn hóa nước Nhật. Một hôm trên đường qua thung lũng Omi, Thái Tử nghĩ lại ngôi làng Warado, một vùng nổi tiếng về đậu nành. Thái Tử cho ngựa ăn bằng món đậu nấu dở, gói trong rơm và treo lên cành cây. Hôm sau thì đậu trở thành Nattou và ngài rất thích mùi vị của nó. Và từ đó dân làng sản xuất nhiều Nattou và đổi tên làng thành Warazuto Mura (làng gói rơm) . Nhưng Ota Teruo cũng đề ra giả thuyết Thái Tử đã học cách làm đậu lên men từ một người bạn thân, Keiji, một nhà sư Phật Giáo người Triều Tiên.

Tuy khác nhau nhưng tất cả các thuyết về Nattou đều chung một điểm là : nó xuất hiện ở vùng Đông Bắc nước Nhật !!

Sưu tầm



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Ba loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana trong tiếng Nhật

Có một điều đặc biệt trong tiếng Nhật chắc hẳn các bạn chắc đều biết: tiếng Nhật sử dụng ba loại chữ là Kanji, Hiragana và Katakana. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao lại phải dùng nhiều như vậy, hãy cùng du hoc Hasu tìm hiểu về ba loại chữ Kanji, Hiragana và Katakana khá là đặc biệt của tiếng Nhật nhé.


Chữ Kanji

Đọc chữ kanji (hay chữ Hán) sẽ nắm bắt được ý nghĩa nhanh hơn nhiều so với đọc chữ la tinh. Dùng chữ kanji giúp việc đọc hiểu trở nên cực kỳ dễ dàng, dùng chữ Hiragana không sẽ khó đọc vì không biết từ bắt đầu và kết thúc ở đâu, chữ kanji không hề khó học. Sự kết hợp của chữ Kanji và Hiragana làm cho người đọc vừa dễ đọc, vừa dễ hiểu nghĩa của từ. Quay trở lại với nguồn gốc của chữ Nhật, ban đầu, người ta dùng chữ Kanji để mô phỏng âm tiếng Nhật.

Chữ Hiragana ra đời bởi nó đảm bảo giúp người đọc đọc được những từ ghép, hơn thế nữa, nó còn thực hiện chức năng ngữ pháp như chia từ ở các dạng quá khứ, hiện tại, tương lai…Tiếng Nhật sử dụng kết hợp chữ kanji để ghi ý nghĩa và chữ Hiragana để thực hiện chức năng ngữ pháp.



Chữ Katakana dùng phiên âm tên riêng (tên địa danh, tên người) hay dùng phiên âm các thuật ngữ tiếng nước ngoài. Nếu viết bằng Hiragana thì sẽ rất khó hiểu vì người đọc sẽ tưởng đó là tiếng Nhật và cố suy diễn ra tiếng Nhật.

Ngày nay kiểu viết trộn lẫn Hán tự – Hiragana – Katakana đang được thừa nhận rộng rãi như kiểu chữ viết chuẩn. Lợi ích của việc viết trộn lẫn hệ thống chữ viết một cách đa dạng là ở chỗ từng khối từ được nắm bắt dễ dàng và rất có lợi để đọc nhanh.

Một số nét về 3 loại chữ này có thể hữu ích cho bạn trong quá trình học tiếng Nhật.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Sakichi Toyoda, Ông tổ của tập đoàn Toyota



Mãi đến gần cuối đời, Sakichi Toyoda mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sản xuất ôtô. Thế nhưng cái doanh nghiệp con con mà ông xây dựng lên này giờ đã trở thành tập đoàn Toyota sản xuất ôtô lớn nhất của Nhật Bản và đứng thứ nhì trên thế giới.

Nói đến Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến hàng điện tử và ôtô, hai ngành công nghiệp chủ đạo góp phần tạo nên thương hiệu made in Japan nổi tiếng. Và tập đoàn sản xuất ôtô số 1 của Nhật Bản là tập đoàn Toyota.

Năm 2005, với doanh thu gần 180 tỷ USD, Toyota là tập đoàn duy nhất của Nhật Bản và cũng là duy nhất của châu Á nằm trong “Top ten” của những hãng có quy mô lớn nhất. Sự hiệu quả trong kinh doanh của Toyota được thấy rõ nhất ở con số lợi nhuận khổng lồ lên tới 11 tỷ USD trong năm 2005.

Năm 1936, sau khi tiếp quản công ty của Sakichi Toyoda, người con trai Kiichiro đã đặt ra cái tên Toyota bằng cách thay chữ cái “d” bằng chữ cái “t” trong tên gọi Toyoda. Kể từ đó, thương hiệu Toyota xuất hiện và trở thành một trong những biểu tượng vĩ đại, là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản. Thương hiệu Toyota hiện luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, có giá trị hàng chục tỷ USD.

Người thợ mộc tài hoa

Ông tổ của Tập đoàn Toyota là Sakichi Toyoda, một người thợ mộc tài hoa của xứ sở hoa anh đào. Sakichi Toyoda được biết đến trước hết bởi ông là một trong những người phát minh ra chiếc máy dệt hiện đại đầu tiên cho Nhật Bản.

Sakichi Toyoda sinh tại một làng quê nhỏ ở tỉnh Yamaguchi trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Bố ông làm thợ mộc, còn mẹ ông ở nhà dệt vải. Như phần lớn trẻ em nông thôn, chỉ học xong bậc tiểu học, Sakichi Toyoda đã bỏ học làm phụ giúp gia đình. Hằng ngày cậu đi phụ cha làm nghề mộc. Những đồ dùng bằng gỗ trong nhà và nhất là chiếc máy dệt cũ kỹ của mẹ, hễ hỏng cái gì là Sakichi Toyoda lại tự tay sửa chữa. Và Sakichi Toyoda đã trở thành người thợ mộc trẻ tuổi chuyên đóng các máy dệt bằng gỗ từ lúc nào không hay.

Phát minh máy dệt mới



Những năm cuối của thế kỷ 19 là thời kỳ bùng nổ kinh tế của Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thiên hoàng Minh Trị. Chính sách mở cửa kinh tế đã giúp cho nền công nghiệp được phát triển. Làn sóng công nghiệp hóa với sự ra đời của nhiều nhà máy, công xưởng lớn đã khiến cho làng quê của Sakichi Toyoda càng khó khăn hơn. Rất nhiều người đã phải bỏ nghề dệt truyền thống bởi sản phẩm làm ra không cạnh tranh được với hàng nhập. Sakichi Toyoda rất đau xót trước cảnh này.

Nhìn mẹ kì cạch dệt vải rất vất vả trên chiếc khung dệt thô sơ cũ kỹ, Sakichi Toyoda bỗng chợt nảy ra ý tưởng phải cải tiến thành chiếc máy dệt chạy nhanh hơn, tốt hơn. Kể từ đó, Sakichi Toyoda gần như không còn theo cha làm đồ gỗ mà chỉ ở nhà nghiên cứu để đóng một chiếc máy dệt mới cho mẹ.

Bố của Sakichi Toyoda rất thất vọng khi thấy cậu con trai mình rất khéo tay nhưng lại muốn rẽ ngang, không theo ý bố. Tuy nhiên, không ai cản được Sakichi Toyoda, thậm chí thất bại cũng không làm Sakichi Toyoda nản chí.

Cho đến một ngày vào năm 1890, Sakichi Toyoda đã trình diễn chiếc máy dệt đầu tiên do mình phát minh. Hầu hết các chi tiết của chiếc máy dệt này đều bằng gỗ. Với chiếc máy tự tạo này, người dệt đỡ vất vả chạy đi chạy lại mà tốc độ dệt vải lại tăng gấp nhiều lần.

Không chỉ là con người sáng tạo, phát minh, Sakichi Toyoda cũng đã có trong mình những tố chất kinh doanh nhất định. Năm 1891, ông đã đăng ký bản quyền cho máy dệt của mình. Và cũng từ đó, Sakichi Toyoda trở thành ông chủ chuyên sản xuất máy dệt để bán.

Xuất hiện ý tưởng sản xuất ôtô

Trong một lần sang Mỹ để tìm hiểu thông tin cho dự án máy dệt tự động mà ông đang nghiên cứu, như tình cờ, Sakichi Toyoda nhận thấy ôtô đã xuất hiện ở Mỹ khá nhiều mà Nhật Bản chưa có. Rồi đến khi có thông tin Nhà nước Nhật Bản phải nhập một lúc 800 xe ôtô của hãng Ford thì một lần nữa lòng tự ái dân tộc của Sakichi Toyoda lại nổi lên.

Chẳng lẽ người Nhật Bản không sản xuất được ôtô? Sakichi Toyoda lúc này đã hơn 60 tuổi và ông trao đổi điều này với con trai Kichiro Toyoda, người sẽ tiếp tục thay ông chèo lái Công ty Toyoda. Thế là ý tưởng phải sản xuất bằng được xe ôtô đã theo đuổi cha con Sakichi Toyoda từ đấy.

Sakichi Toyoda đã đồng ý dành rất nhiều tiền để cho con trai lập một trung tâm nghiên cứu về ôtô do chính ông điều hành. Rút kinh nghiệm từ tuổi trẻ khi phải tự mày mò sáng chế chiếc máy dệt đầu tiên, Sakichi Toyoda đã khuyên con trai phải sang Mỹ và châu Âu để tìm hiểu và nắm bắt công nghệ sản xuất ôtô. Quan điểm của Sakichi Toyoda là phải biết họ làm ôtô như thế nào rồi mình sẽ tìm cách để làm tốt hơn.

Không phụ lòng cha, Kichiro Toyoda đã tìm mọi cách để tìm hiểu công nghệ sản xuất xe hơi. Hàng chục động cơ xe ôtô được cha con Sakichi Toyoda và Kichiro Toyoda mua về để mổ xẻ tìm hiểu từng chi tiết.

Với một quyết tâm và sự cần mẫn hiếm có, đúng phẩm chất đặc thù của người Nhật Bản, cha con Toyoda vừa duy trì sản xuất máy dệt vừa âm thầm chuẩn bị cho dây chuyền sản xuất ôtô đầu tiên của Nhật Bản. Bắt đầu năm 1930, lần lượt từng dây chuyền sản xuất vỏ xe, gầm xe rồi động cơ xe ôtô được gia đình Toyoda hoàn thiện.

Năm 1934, Kichiro Toyoda, lúc này đã thay cha điều hành công ty Toyoda đã công bố chiếc xe ôtô đầu tiên, mở đường cho kỷ nguyên huy hoàng của tập đoàn Toyota sau này.

Theo TBKTVN



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Chiến lược băng thông rộng thay đổi cuộc sống và kinh tế Nhật Bản

Mạng băng thông rộng ở Nhật Bản đã trải qua thời kỳ phát triển nhanh chóng trong khoảng 10 năm và đang bước vào giai đoạn phổ cập. Mạng băng thông rộng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới nổi và làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, nó còn nâng cao tính tiện lợi trong cuộc sống của người dân và đang mang lại sự thay đổi trong cuộc sống.



Lịch sử của băng thông rộng ở Nhật Bản bắt đầu vào năm 2001. “Yahoo!BB” đã mang lại sự thay đổi lớn trong băng thông rộng ở Nhật Bản, trong cùng năm đã cung cấp dịch vụ kết nối tốc độ cao cho các doanh nghiệp như NTT Đông Nhật Bản, eAccess v.v… dập tắt ngọn lửa cạnh tranh của DSL tốc độ cao. Vì vậy, tại Nhật Bản, năm 2001 được gọi là “năm băng thông rộng thứ nhất”. Theo số liệu điều tra về việc sử dụng dịch vụ truyền thông được thực hiện trong năm 2010, người dùng sử dụng internet để tải về âm nhạc, phim ảnh, trò chơi… đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, trong mua sắm trực tuyến, số người sử dụng băng thông hẹp là 36,8% còn số người sử dụng băng thông rộng đã đạt đến 52,5%. Từ những điều này ta có thể hiểu được băng thông rộng đã làm thay đổi cuộc sống của người Nhật Bản như thế nào.

Khi nói về băng thông rộng chắc chắn không thể bỏ qua truyền thông di động. Tại Nhật Bản, năm 2009 được gọi là “năm băng thông rộng di động thứ nhất”, tốc độ truyền thông của năm đó đạt tối đa là 10Mbps. Số người sử dụng Internet từ điện thoại di động trong năm 2010 vượt quá 40 triệu người. Số lượng người dùng điện thoại tính năng trong năm 2011 đạt khoảng 40 triệu người (trong đó, khoảng 60% của người sử dụng điện thoại thông minh). Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ việc này đã đạt khoảng 3.656,7 tỷ yên. Tính đến ngày 31/03/2012, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh tại Nhật Bản đạt 25,22 triệu người (chiếm 22,5% tổng số) và dự kiến tỷ lệ này sẽ đạt 55,8% vào tháng 3/2015.

Sự phổ cập của mạng băng thông rộng ở Nhật Bản được kết hợp với hoạt động xúc tiến một cách tích cực của chính phủ. Nhật Bản đã thành lập “Đạo luật cơ bản về sự hình thành của các mạng xã hội thông tin truyền thông tiên tiến” vào tháng 1/2001, xây dựng “Chiến lược cải cách mới về IT” trong năm 2006, công bố “Kế hoạch khẩn cấp 3 năm” vào năm 2008, “Chiến lược e-Japan đến năm 2015” vào năm 2009 và “Lộ trình chiến lược công nghệ thông tin truyền thông mới” vào năm 2010. Dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng năm mà chính phủ Nhật Bản ban hành một mục tiêu mới.

Tại Nhật Bản, đầu tư vào băng thông rộng đang được thúc tiến bởi các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân dựa trên các mục tiêu của Chính phủ sẽ thực hiện đầu tư vốn. Để hỗ trợ ngành công nghiệp mới nổi, chính phủ đã áp dụng các chế độ ưu đãi về thuế và hỗ trợ kinh phí nhất định ngay cả đối với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp của chính phủ trong tổng thể là rất thấp. Hiện nay, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã chiếm 10% GDP của Nhật Bản và liên tiếp ra đời các ngành công nghiệp mới nổi khác liên quan đến công nghệ thông tin. Có được điều này chính là do sự hỗ trợ kỹ thuật từ mạng băng thông rộng. Nền kinh tế Nhật Bản đã có thêm một sức sống nhờ mạng và cuộc sống của người dân được thêm phong phú cũng nhờ mạng.

thongtinnhatban.net



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Bát mì một sợi độc đáo tại Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản luôn nổi tiếng với các loại mì, và đây lại là một nét độc đáo nữa từ món mì udon truyền thống của họ.

Udon là một trong những món ăn phổ biến và được ưa thích nhất tại Nhật Bản, cùng với những món mỳ khác như soba và ramen. Mỗi người đều sẽ có sở thích và cách đánh giá độ ngon của các loại mỳ trên khác nhau. Tuy nhiên, với những người thích ăn sợi mỳ với cách cán truyền thống dày hơn các loại mỳ khác, họ chắc chắn sẽ chọn udon.



Gần đây, một cửa hàng mỳ có tên Tawaraya tại Kyoto (Nhật Bản) đã cho ra mắt món mỳ udon đặc biệt có một không hai. Mỗi bát mỳ ở đây chỉ có duy nhất một sợi, kích thước khổng lồ của sợi mỳ cũng khiến người ta vô cùng kinh ngạc. Nhiều khách hàng chia sẻ rằng họ chưa từng thấy một sợi mỳ nào dài và dày như vậy. Những mì được đun sôi theo một cách đặc biệt để tránh cho chúng trở nên quá mềm và nhũn. Ngoài sự khác biệt về sợi mỳ, hương vị món ăn ở đây vẫn giữ nguyên phong cách truyền thống và không có gì đặc biệt hơn.


Cửa hàng Tawaraya vẫn giữ nguyên các nét truyền thống.



Giống như nhiều cửa hàng mỳ truyền thống ở Nhật Bản, đầu bếp tại Tawaraya sẽ cán các sợi mỳ vào mỗi sáng và sử dụng chúng trong ngày.

Sợi mỳ dài và dày khổng lồ.Tuy vậy, hương vị của bát mỳ thì không mấy khác biệt.

Tuy nhiên, kể từ khi Tawaraya cho ra mắt món “đặc sản” và trở nên nổi tiếng ở Kyoto, họ thường xuyên bị “cháy hàng”. Do đó, các thực khách được đề nghị phải đặt chỗ trước nếu không muốn phải trở về với dạ dày trống rỗng.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Kimono (着物 Trứ vật nghĩa là "đồ để mặc"; hoặc 和服 Hòa phục, nghĩa là "y phục Nhật") là loại y phục truyền thống của Nhật Bản.

Kimono dành cho phụ nữ chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì rất vướng víu khi làm việc. Khi mặc kimono phải mặc juban trước, là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc kimono rất mất thời gian, và hầu như không thể tự mặc. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.

Người Nhật đã sử dụng kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.




Lịch sử


Ban đầu, "Kimono" là một từ tiếng Nhật mang nghĩa là "quần áo". Nhưng trong những năm gần đây, từ này được sử dụng để nói đến bộ quần áo Nhật truyền thống. Những bộ Kimono mà ta biết đến ngày nay được ra đời vào triều đại Heian (794 - 1192).

Từ triều đại Nara (710 - 794) tới lúc đó, người Nhật thường mặc một bộ gồm phần trên và phần dưới (quần hoặc váy) tách rời hoặc một bộ quần áo liền. Nhưng vào triều đại Heian, một công nghệ làm kimono mới đã được phát triển. Được biết tới như là phương pháp straight-line-cut (cắt đường thẳng), nó yêu cầu cắt các mảnh vải theo đường thẳng và khâu chúng lại với nhau. Với công nghệ này, những người làm kimono không còn phải lo lắng về hình dáng của cơ thể người mặc.

Những bộ kimono straight-line-cut đem lại rất nhiều lợi thế. Chúng rất dễ gấp. Chúng còn phù hợp với mọi thời tiết. Chúng còn được mặc ở bên trong để tạo sự ấm áp trong mùa đông. Kimono làm từ những loại vải mát như lanh rất thích hợp cho mùa hè. Những lợi thế này giúp cho kimono trở thành một phần trong cuộc sống của những người dân Nhật.

Qua thời gian, Kimono trở thành thời trang, người Nhật bắt đầu quan tâm đến việc phối hợp những bộ Kimono và họ đã phát triển một độ nhạy cao hơn cho màu sắc. Điển hình, sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa hoặc địa vị chính trị của người mặc.

Vào triều đại Kamakura (1192 - 1338) và triều đại Muromachi (1338 - 1573), cả nam lẫn nữ đều mặc những bộ Kimono đầy màu sắc. Các chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ và đôi khi, chiến trường sặc sỡ như một buổi trình diễn thời trang.

Vào triều đại Edo (1603 - 1868), tộc chiến binh Tokugawa thống trị khắp Nhật Bản. Đất nước bị chia cắt thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị. Các samurai của mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục. Chúng gồm có 3 phần: kimono, bộ y phục không tay mặc ngoài kimono (kamishimo) và quần giống váy xẻ (hakama). Kamishimo làm bằng vải lanh, được hồ cứng để làm nổi bật phần vai. Do làm nhiều y phục samurai, tay nghề những nghệ nhân Kimono càng ngày càng cao và làm Kimono dần trở thành một hình thức nghệ thuật. Kimono trở nên có giá trị hơn và các bậc cha mẹ truyền lại cho con cái họ như một vật gia truyền.

Trong triều đại Meiji (1868 - 1912), Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nước ngoài. Chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán phương Tây. Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền. (Luật này không còn hiệu lực nữa). Đối với các công dân bình thường, khi mặc Kimono đến các sự kiện trang trọng, Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết gia tộc người mặc.

Ngày nay, người Nhật hiếm khi mặc Kimono trong cuộc sống hàng ngày. Họ để dành chúng cho những dịp như đám cưới, đám ma, tiệc trà hay những sự kiện đặc biệt khác như lễ hội mùa hè.

Các loại Kimono và kiểu dáng

Chỉ có một phương pháp được dùng để làm Kimono: 1 miếng vải dài 12-13m và rộng 36–40 cm được cắt làm 8 mảnh. Những mảnh này sau đó được khâu lại với nhau để tạo ra hình dáng cơ bản cho Kimono. Tất cả mảnh vải đều được dùng, không có phần nào bị vứt đi. Thông thường, loại vải được dùng là lụa nhưng yukata (kimono thông thường mùa hè) thường được làm bằng vải cotton. Công dụng của 8 panel làm cho việc tách kimono ra để thay thế, sửa chữa các vẫn đề như cũ, bị bạc màu, vải bị hỏng panel dễ dàng hơn.


Phụ nữ Nhật Bản mặc kimono trong đám cưới.

Kimono có màu nhờ một trong hai cách: vải được dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau hoặc vải dệt được nhuộm màu. Một ví dụ về loại vải dệt bằng chỉ màu nên là oshima-tsumugi. Nó được sản xuất trên đảo Amami-Oshima ở phía nam Kyushu. Loại vải này khỏe và bóng. Một ví dụ khác là yuki-tsumugi, sản xuất ở thành phố Yuki, quận Irabaki. Nó bền đến nỗi nó vẫn còn có thể tồn tại sau hơn 300 năm. Việc nhuộm Kimono bắt đầu với vải dệt trắng mà sau đó sẽ được vẽ hay thêu họa tiết lên đó. Kỹ thuật này sản xuất những loại vải đầy màu sắc. Một ví dụ về việc nhuộm vải là kyo-yuzen, được sản xuất ở Kyoto và được nhận biết bởi sự tỉ mỉ, màu sắc phóng khoáng. Một ví dụ khác là kaga-yuzen, được sản xuất ở thành phố Kanazawa. Kaga-yuzen được nhận biết bởi những hình ảnh thiên nhiên thực tế Lợi thế của vải dệt bằng chỉ màu là nó có màu đều 2 mặt nên nếu mặt trước của vải bị bạc màu thì ta có thể lật sang mặt kia để dùng. Còn lợi thế của vải nhuộm là nếu màu bị phai, ta có thể dễ dàng nhuộm màu mới.

Kimono được mặc với khăn thắt lưng (obi) để giữ cho kimono vào đúng chỗ và giữ kín mặt trước. Obi không chỉ có chức năng như vậy mà còn đẹp. Obi dài khoảng 4m và rộng 30 cm. Có 2 loại Obi: fukuro-obi (chỉ được trang trí 1 mặt) và nagoya-obi (ở giữa hẹp hơn để thắt quanh người dễ dàng hơn). Một số obi như Nishiki-obi làm ở Kyoto và Hakata-kenjo làm ở quận Furuoka được đánh giá cao về màu sắc phóng khoáng như vàng hay bạc được dệt lên nó.

Có nhiều cách để buộc Obi. Loại nơ phổ biến nhất là taiko-musubi được buộc ở đằng sau, phồng ra như gối và trông rất đẹp. Taiko-musubitrở nên phổ biến từ gần cuối triều Edo. Tới khi loại nơ này xuất hiện trên màn ảnh, người ta không thực sự quan tâm lắm về vẻ đẹp của Obi, Obi chỉ như một công cụ để giữ Kimono vào đúng chỗ để mặt trước được kín. Nhưng ngay khi taiko-musubi xuất hiện, rất nhiều kiểu dáng nơ khác cũng xuất hiện theo.

Vào triều Meiji, người ta bắt đầu dùng Obi với phụ kiện như obi-age và obi-jime. Obi-age giữ miếng độn dùng để tạo thành nơ vào đúng chỗ. Obi-jime được dùng để giữ obi vào đúng chỗ. Công dụng của những phụ kiện với các màu khác nhau kết hợp lại trở thành một cách để người ta khoe gu thẩm mỹ của mình.

Những vật dụng cần thiết khác dùng với Kimono bao gồm han'eri và tabi (tất xỏ ngón đi với dép zori). Những vật dụng này có màu trắng hoàn toàn để tôn lên màu sắc của Kimono.

Những sự kiện mặc Kimono

Người Nhật cực kì nhạy bén với thời tiết 4 mùa và quần áo của họ luôn theo thời tiết. Người Nhật cũng thường được thông báo về các giai đoạn trong cuộc đời họ. Ví dụ, những sự kiện đặc biệt được tổ chức để đánh dấu các cột mốc quan trọng trong sự trưởng thành của một đứa trẻ và người ta thay đổi những bộ Kimono của họ cho phù hợp cả về thời tiết và sự kiện.

Trong khoảng 30 - 100 ngày sau khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ, anh chị em, ông bà đến miếu thờ cùng nhau để báo cáo về sự ra đời của đứa trẻ. Đứa trẻ được mặc 1 bộ Kimono trắng bên trong. Bên ngoài bộ Kimono đó, đứa trẻ mặc 1 bộ Kimono được nhuộm yuzen nếu đó là con gái hoặc 1 bộ Kimono đen được đính huy hiệu gia tộc nếu đó là con trai.

Một bộ sự kiện quan trọng khác trong cuộc đời một đứa trẻ là lễ hội Shichi-go-san được tổ chức vào tháng 11. Vào ngày này, các bậc cha mẹ đưa con trai 5 tuổi và con gái 7 hoặc 3 tuổi tới miếu thờ địa phương để cảm ơn chúa đã giữ cho con họ khỏe mạnh và chóng lớn. Những đứa trẻ cũng được mặc Kimono trong dịp này.

Ở tuổi 20, những người trẻ kỉ niệm lễ trưởng thành bằng cách đến miếu thờ vào ngày Thứ hai thứ hai (2nd Monday) của tháng 1. Trong dịp này, các cô gái mặc Furisode và các chàng trai mặc Haori và Hakama có gắn phù hiệu gia tộc.

Furisode chỉ được mặc bởi phụ nữ chưa có chồng. Ngày xưa, các cô gái trẻ Nhật thường bày tỏ tình yêu với các chàng trai bằng cách "đập cánh" tay áo dài của bộ Furisode Vào lễ cưới, cô dâu mặc 1 bộ Kimono trắng tinh khiết được biết đến với tên gọi Shiromuku. Màu trắng tượng trưng cho sự bắt đầu của một chuyến đi.

Một khi người phụ nữ đã có chồng thì người họ không mặc được mặc Furisode nữa. Thay vào đó, họ mặc Tomesode, 1 bộ Kimono với tay áo ngắn hơn. Tomesode có thể có màu đen hoặc 1 màu khác. Tomesode đen với phù hiệu gia tộc dùng để mặc trong các sự kiện trang trọng như đám cưới của một người thân. Tomesode có màu sắc khác cũng có thể được mặc trong các sự kiện đó nhưng chúng thường không có gắn phù hiệu gia tộc. Cách nhận biết Tomesode đơn giản nhất là chỉ có phần vải bên dưới mới được trang trí.

Có rất nhiều loại Kimono dành cho phụ nữ. Khi thực hiện một cuộc viếng thăm theo nghi thức, phụ nữ mặc Homongi được trang trí bằng họa tiết khắp vải. Tsukesage được mặc trong các buổi tiệc, tiệc trà, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.

Để mặc bình thường, có thể chọn Komon, được trang trí toàn bộ bởi các họa tiết nhỏ, nhẹ nhàng và Tsumugi với các họa tiết sáng và rõ ràng hơn.

Dù sự kiện để mặc là gì, người Nhật luôn nghĩ đến yếu tố thời tiết trước khi quyết định sẽ mặc bộ Kimono nào. Các màu nhạt như xanh sáng thích hợp cho mùa xuân, các màu mát như tím nhạt hay xanh đen thích hợp để mặc cho mùa hè. Mùa thu phù hợp với những màu mô phỏng màu sắc lá rụng và mùa đông là mùa cho những màu mạnh mẽ như đen và đỏ.

Vào mùa hè, người Nhật thích đi xem pháo hoa và thường đến các lễ hội mùa hè. Vào những lúc này, họ mặc Yukata. Trong quá khứ, người Nhật thường mặc Yukata lúc vừa tắm xong nhưng bây giờ chúng đã được mặc định là đồ mặc mùa hè bình thường, được mặc bởi người Nhật mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Hầu hết các bộ Yukata được làm bằng cotton, Theo truyền thống, chúng có màu navy kết hợp với màu trắng nhưng trong những năm gần đây, những mẫu thiết kế đầy màu sắc đã xuất hiện.

Dù Kimono không còn là trang phục mặc hàng ngày của người Nhật, họ vẫn thích mặc Kimono vào nhiều lúc suốt cả năm. Khi đó, họ dùng vải, màu sắc và kiểu dáng của Kimono để bộc lộ tình yêu của họ dành cho 4 mùa.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Những người học tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung ai cũng mắc một số căn bệnh nhất định. Nhưng đa số có lẽ không ai nhận ra hay là không chịu nhận mình mắc những thứ bệnh này:



1. Lo lắng hấp tấp: Từ khi bắt đầu học những chữ cái đầu tiên đã luôn nghĩ là “học khó thế này”, “học trước quên sau” thế này thì biết bao giờ mới giỏi, mới nói được như anh A, chị B đây? Rồi từ đây sẽ gây ra những “hệ luỵ” hoặc là chản nản, hoặc là sẽ cố nhồi nhét (tất nhiên là không có kết quả).

2. Muốn giỏi nhưng bề ngoài luôn tự an ủi “chỉ học chơi”: Đây là câu cửa miệng của rất nhiều người. Có lẽ trong lòng thì khi đã làm cái gì ai chả muốn giỏi nhưng họ lại tự đánh lừa mình rằng “tới chỉ học chơi nên chả cần giỏi, chả cần phải cố”… Hệ luỵ của việc này là không chịu khó và dễ gây ra cách học “qua loa”.

3. Sính chữ, khoe khoang: Dạo qua một số diễn đàn hay gặp qua một số người học thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng có một số người luôn muốn “khoe khoang” cái mình vừa học được. Ví dụ cố tình dùng những từ lóng/ từ khó mà vừa học được ở đâu đó. Tất nhiên là cũng có nhiều người thậm chí chưa hiểu cặn kẽ về những thứ này nhưng lại thích đem ra hù người khác.

4. Ỷ lại: Đây là căn bệnh dựa vào internet và ỷ lại vào “thành quả” của người khác . Hầu như khi thấy ai viết thế nào thì bê nguyên về mà không suy nghĩ đúng hay sai. Tất nhiên điều này cũng sẽ tạo ra một sự hời hợt.

5. Hay mắc cỡ: Đây là tâm lý rụt rè khi phải viết/nói một câu mà chính mình không chắc đúng hay sai. Tâm lý này đã làm cho người học bỏ mất rất nhiều cơ hội để thực tập kỹ năng của mình. Nên nhớ là bạn đang học chứ không phải đang chứng minh cho người khác là bạn giỏi và luôn cho kết quả đúng!

6. Chạy theo cái lớn lao bỏ qua cái cơ sở. Những ai đã có 1kyu, 2kyu, những ai luôn tự hào rằng mình dịch hay nói giỏi thử dành ra một vài phút suy nghĩ lại những thứ thật sơ đẳng như “これ・それ” ”は・が” v.v.. xem mình đã hiểu thật thấu đáo chưa? Nhiều người dịch rất giỏi và luôn xưng danh mình giỏi nhưng khi được hỏi những thứ sơ đẳng lại không nắm rõ!

Nguồn: Dantri.com.vn



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Tìm hiểu về tiếng Nhật cho người bắt đầu

Hiện nay trên thế giới số lượng người nói và sử dụng tiếng Nhật ngày càng tăng nhanh. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ hay và khó với người mới bắt đầu đặc biệt là những bạn du học sinh chuẩn bị du học Nhật Bản. Sau đây là một vài những tìm hiểu chung về tiếng Nhật cho người mới bắt đầu:

* Về mặt phát âm, tiếng Nhật chỉ có năm nguyên âm với khoảng mười mấy phụ âm, âm nào cũng tương đối giản dị, dễ phát âm.

** Về chữ viết, tiếng Nhật chủ yếu dùng 3 thứ chữ:

- Kanji hay chữ Hán là loại chữ biểu ý đã được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ 5 hay 6.

- Chữ Hiragana hay chữ mềm là chữ biểu âm riêng của Nhật Bản. Chữ này phổ biến với các bạn mới học tiếng Nhật.

- Chữ Katakana hay chữ cứng là một loại chữ biểu âm, chủ yếu dùng để viết các từ vay mượn của nước ngoài, hoặc các từ tượng thanh, tượng hình.

*** Đặc điểm của tiếng Nhật

- Tiếng Nhật tiếp thu rất nhiều từ ngữ của nước ngoài. Từ xưa người Nhật đã tiếp thu vào tiếng Nhật rất nhiều từ ngữ trong tiếng Trung Quốc cùng với chữ Kanji. Từ thế kỷ thứ 16, tiếng Nhật có thêm rất nhiều từ ngữ các thứ tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiểng Ả Rập, tiếng Anh hay tiếng Pháp.

- Nhật Bản có nền văn hóa chú trọng đến những biến đổi thời tiết qua bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nên người Nhật thường thể hiện cảm nhận về thời tiết qua các câu thơ Haiku – một thể thơ tiêu biểu của Nhật.



- Tiếng Nhật có rất nhiều từ tượng thanh và tượng hình. Đây là các từ ngữ biểu hiện cảm tưởng và động tác của con người.

- Ngoài ra tiếng Nhật cũng có khá nhiều thành ngữ, đặc biệt là các bộ phận trên cơ thể.

Vì vậy, để thành thạo một ngoại ngữ chúng ta nên tìm hiểu cả về văn hóa và đất nước ấy, chứ không chỉ mỗi ngôn ngữ của họ.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi – Bất kỳ ai khi học một ngoại ngữ nào cũng muốn mình có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ đó. Tiếng Nhật cũng vậy, học tiếng Nhật để đi du học, các bạn đừng nản chí để ảnh hưởng tới quyết định và quá trình đi du học Nhật Bản của mình. Để làm được như vậy bạn phải có phương pháp và kinh nghiệm học hiệu quả . Tôi cũng là một người học tiếng Nhật và tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi. Tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm này ít nhiều sẽ giúp các bạn học tiếng Nhật hiệu quả và du học Nhật Bản thành công.

Điều kiện đầu tiên đối với người học tiếng Nhật đó là sự chăm chỉ và kiên trì. Vì bạn phải nhớ rất nhiều từ và chữ Hán. Đối với người học tiếng Nhật lần đầu tiên thì đây là một điều rất khó.

* Khi học từ mới kinh nghiệm học tiếng Nhật là bạn nên vừa viết và vừa vừa đọc thành tiếng, như vậy sẽ nhớ rất nhanh. Nhưng bạn phải phát âm cho chuẩn theo người Nhật hoặc theo băng đài. Đây là điều quan trọng cho các bạn luyện nghe hoặc giao tiếp khi đi du học Nhật Bản sau này. Phát âm chuẩn sẽ nghe tốt. Phát âm sai thì sẽ viết sai, khi nói người Nhật sẽ không thể hiểu được.

* Để luyện nói, khi mới bắt đầu nên vận dụng mẫu câu để nói và nói đi nói lại nhiều lần câu đó. Bắt đầu từ câu ngắn đến câu dài. Trong khi luyện nghe các bạn không chỉ ngồi nghe không thôi mà phải kết hợp cả luyện nói. Như vậy sẽ có hiệu quả. Nghe hết cả đoạn và tóm tắt lại nội dung mình nghe được theo ý hiểu bằng những ngữ pháp đã học. Các bạn có thể học tiếng Nhật thông qua bài hát hoặc các bạn có thể trò chuyện với các bạn đã có kinh nghiệm đi du học Nhật Bản. Vừa giúp thư giãn vừa có thể nhớ từ dễ dàng.

* Khi học một ngữ pháp mới, các bạn phải cố gắng đặt câu mới, không chỉ đặt câu đơn mà các bạn còn phải đặt câu đó vào trong một ngữ cảnh cụ thể. Đây là một kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi, như vậy sẽ nhớ được lâu hơn.

* Việc học chữ Hán rất quan trọng. Nhờ đó giúp bạn hiểu rõ được nghĩa của từ và đọc hiểu nhanh hơn. Đầu tiên tạo bảng tập viết chữ Hán để tập viết, nhớ cách đọc âm ON và âm KUN. Bạn không nên chỉ học từng chữ Hán mà nên ghép với chữ Hán cũ và tra lại những cách đọc đó xem có đúng không.


kinh nghiem hoc tieng nhat gioi, hoc tieng nhat,

Kinh nghiệm học tiếng Nhật

Như vậy, khi học tiếng Nhật không phải đơn thuần bạn chỉ học tách các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà phải biết kết hợp tất cả các kỹ năng đó. Ví dụ như khi học từ vựng các bạn có thể hết hợp kỹ năng viết và kỹ năng nói, khi luyện nghe kết hợp với kỹ năng nói.

Để vận dụng tốt hơn nữa những kỹ năng này các bạn có ý định hoặc đã du học Nhật Bản nên tạo cho mình một môi trường để học tiếng Nhật. Các bạn có thể tìm một số trung tâm dạy tiếng Nhật hay để học và tham gia vào các buổi giao lưu nói chuyện với người Nhật. Ở đó các bạn có thể giao tiếp nhiều hơn với bạn bè bằng tiếng Nhật và với người Nhật. Kỹ năng của các bạn sẽ được nâng cao rất nhiều. Một điều quan trọng nữa là các bạn nên tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Nhật bản để có thể hiểu phần nào tư duy và cách diễn đạt trong văn phong của họ.

Một động lực để học tốt tiếng Nhật đó là niềm yêu thích đối với tiếng Nhật, mong muốn đi du học Nhật Bản cũng như tình yêu đối với xứ sở hoa anh đào. Không chỉ có tiếng Nhật mà đối với tất cả những ngôn ngữ khác, nếu các bạn có niềm say mê và mong muốn du học Nhật Bản thì chắc chắn các bạn sẽ thành công.



Giới thiệu với các bạn một số trang web học tiếng Nhật hữu ích:
1. http://nihongo-online.jp/: Đây là một trang học tiếng Nhật khá lớn có nội dung phong phú. Bạn có thể lựa chọn các chủ đề trong hàng loạt các chủ đề của trang web. Ví dụ như Yonaka no Oshaberi Wadai …

2. http://www.learn-japanese.info/: Trang web có tên rất hay là Nihogo Narau sẽ cung cấp cho bạn các bài học (lesson) tiếng Nhật có hướng dẫn bằng tiếng Anh rất chi tiết và theo trình độ từ thấp lên cao. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy lời của các bài hát hoẦamp;middot;c download một số công cụ hỗ trợ cho việc học tiếng Nhật

3. http://www.coscom.co.jp/: Trang web dạy tiếng Nhật bằng 2 thứ tiếng tất nhiên là tiếng Anh và Nhật rồi. Bạn có thể luyện nghe tiếng Nhật trong trang này.

4. http://www.thejapanesepage.com/grammar.htm: Trang web về ngữ pháp tiếng Nhật, tất nhiên bạn phải có một trình độ tiếng anh kha khá để có thể hiểu được các giải thích.

Đây là những kinh nghiệm học tiếng Nhật giỏi mà một cựu du học sinh Nhật Bản muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng các bạn sẽ có được những bài học bổ ích và khả năng tiếng Nhật của bạn càng ngày càng nâng cao nhé!



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


プロフィール
nhatban
nhatban
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.
< May 2025 >
S M T W T F S
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
過去記事
カテゴリ

QRコード
QRCODE
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 3 người