Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

Giới thiệu con người đất nước văn hoá Nhật Bản (日本及び日本の文化を紹介)

Liên kết tài trợ / スポンサーリンク


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
  

Những bảo tàng có một không hai ở Nhật

Bảo tàng thuốc lá và muối hay bảo tàng Tokoyaki chỉ là hai trong số nhiều bảo tàng ấn tượng tại Nhật Bản sẽ góp phần làm chuyến đi của bạn thêm hấp dẫn.

Vốn được mệnh danh là một đất nước có nền văn hóa độc đáo nên không có gì khó hiểu khi tại Nhật Bản xây dựng rất nhiều những bảo tàng ấn tượng và đặc biệt. Dưới đây là danh sách 6 bảo tàng không thể không đặt chân khi tới Nhật Bản.

1. Bảo tàng phim hoạt hình Suginami, Tokyo



Bảo tàng thu hút rất nhiều otaku từ khắp thế giới. Ảnh: flickr

Nếu là fan ruột của hoạt hình Nhật Bản thì bảo tàng phim hoạt hình Suginami là nơi không thể không bỏ qua khi tới Nhật. Đến với bảo tàng này, bạn có thể được chứng kiến quy trình hoàn thiện một nhân vật anime, chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp hay tìm hiểu về lịch sử của anime Nhật Bản. Bảo tàng nằm tại địa chỉ Kamiogi 3-29-5, Suginami-ku.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


水に流す: Mizu ni nagasu



みず(nước), に(giới từ, trong câu này có nghĩa là vào trong), ながす(làm, để cho chảy)
⇒ ”Để cho chảy vào trong nước”
hay nói như người Việt Nam là ” Hãy để cho quá khứ là quá khứ”, có nghĩa là : quên nhưng rắc rối và những điều không hay trong quá khứ, hòa giải và làm lại từ đầu.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


NINJUTSU - MÔN VÕ BÍ TRUYỀN CỦA CÁC NINJA



Ninja được dạy về các loại vũ khí, đột nhập và đào thoát trong mọi điều kiện, ngụy trang, ẩn thân, tàng hình, đi trên mặt nước, thậm chí giả chết... Ninja là những người đã âm thầm viết nên một phần trang sử thời phong kiến ở Nhật Bản. Họ là những hiệp sĩ bịt mặt, đột nhập vào phòng tuyến địch, được thuê làm gián điệp, bắt cóc các nhân vật quan trọng và ngay cả việc ám sát các lãnh chúa. Công cụ đắc lực làm nên tên tuổi của họ chính là môn võ Ninjutsu huyền bí.

Từ giữa thế kỷ XX, không mấy người quan tâm đến các Ninja, chỉ còn số ít người theo đuổi nghiệp này nhằm giữ lại truyền thống khốc liệt của Ninjutsu, không để chết theo thời gian. Tưởng chừng như môn võ này đã chết hẳn, không ngờ nó lại gây nên một phong trào ưa chuộng đặc biệt. Cách đây hơn 20 năm, một hãng phim Nhật tình cờ sản xuất cuốn phim kể lại những hành động xuất quỷ nhập thần của các Ninja thời xưa.

Ngay sau đó, sách vở, phim ảnh, truyền hình, triển lãm về Ninja dồn dập xuất hiện. Những hiệp sĩ bí mật xưa kia hoạt động âm thầm trong bóng tối, nay được báo chí hết lời ca tụng. Cơn sốt Ninja còn lan tràn đến tận châu Úc. Trẻ em Úc chơi trò Ninja với chiếc gậy dài và những cây kiếm Samurai bằng gỗ hay nhựa. Cửa hàng tràn ngập đồ chơi, quần áo, mặt nạ Ninja… nhưng cũng không đủ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.

THỰC TẾ VÀ HUYỀN THOẠI:

Nhiều nhà nghiên cứu võ học đã khẳng định, Ninjutsu truyền thống và Ninjutsu hiện đại không cách xa nhau lắm. Chương trình huấn luyện Ninjutsu truyền thống cũng bao gồm việc rèn luyện cho các Ninja khả năng sử dụng thông thạo các môn võ, loại vũ khí (bao gồm cả ám khí, hơi độc, hỏa khí…), phương pháp di chuyển, đột nhập và đào thoát trong mọi điều kiện, cũng như cách ngụy trang, ẩn thân, thậm chí giả chết… nhằm đạt mục đích tối thượng là hoàn thành tốt sứ mệnh được giao. Tuy nhiên, do quá bất ngờ trong sự chạm trán với các Ninja, người ta không lý giải được các hành tung đặc dị của những sát thủ vô hình này nên đã gán vào đấy một bức màn sương mù huyền thoại. Thật ra, tất cả đều do quá trình khổ luyện môn Ninjutsu một cách thành thục mà thôi. Chẳng hạn việc Ninja có thể sống dưới nước như loài cá mà dân gian vẫn thường truyền tụng, thực chất các Ninja đã sử dụng ống sậy rỗng làm ống thở. Thêm nữa, các Ninja có thể mang theo túi da chứa đầy không khí để thở khi ở dưới nước trong thời gian dài. Các Ninja đã sử dụng loại giày da bơm đầy khí để đi trên mặt nước. Và để sử dụng được loại giày này, họ đã phải khổ công tập luyện nhiều năm mới đứng vững trên mặt nước, đạt được sự thăng bằng và kiểm soát thân thể. Các Ninja cũng thường mang theo bên mình những ống thuốc nổ, quăng ngay vào mặt địch thủ khi khẩn cấp. Ống thuốc nổ tung, khói bay mù mịt, làm lóa mắt địch thủ trong giây lát và như thế Ninja có thể biến mất (hay tàng hình) trong đám khói mù.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


渡りに船: Watari ni fune



わたり(lối đi, đường đi qua), に(ở, trên), ふね(thuyền); “Con thuyền trên lối đi”, tương tự tục ngữ của Việt Nam “chết đuối vớ được cọc” hoặc “buồn ngủ gặp chiếu manh”, có nghĩa là : dịp may đến đúng lúc đang gặp khó khăn hoặc điều đang mong ước bỗng nhiên thành hiện thực.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


鶴の一声: Tsuru no hitokoe



つる(con sếu), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), ひとこえ( một tiếng kêu)

⇒ “Sếu” trong câu này tượng trưng cho người có quyền lực, “Một tiếng kêu của con sếu”,
hay nói như người Việt “Miệng nhà quan có gang có thép”, có nghĩa là : một tiếng nói của người có quyền lực cũng đủ để quyết định sự việc.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


雨降って地固まる: Ame futte ji katamaru



あめ(mưa), ふって(thể Te của động từ Furu, có nghĩa là rơi), じ(đất), かたまる(cứng lại);
⇒“Mưa xong thì đất cứng lại”,

có nghĩa là : sau những rắc rối, khó khăn là sự bắt đầu của những điều tốt đẹp.
Gần giống Sau cơm mưa trời lại sáng nhỉ



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Vị trí của người phụ nữ Nhật Bản thay đổi rất nhiều trong quá trình lịch sử. Ít nhất là trước thế kỷ 11, phụ nữ Nhật Bản luôn đóng vai trò trung tâm trong gia đình, giống như nhiều xã hội mẫu hệ. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đối với tôn giáo và chính trị.



Trong thế kỷ 7 và thế kỷ 8, một vài người phụ nữ trở thành Nữ hoàng, ví dụ như các nữ hoàng Suiko, Saimei, Jito và Koken. Từ thế kỷ 6 trở về sau, cùng với sự du nhập của đạo Khổng và Phật giáo, xã hội chuyển dần sang cơ cấu gia trưởng. Tuy nhiên, những phụ nữ tầng lớp thượng lưu vẫn thường là những người có học cao và có những quyền quan trọng như quyền thừa kế gia tài, cho đến khi họ bị tước mất những quyền này trong thời kỳ chuyển sang kinh tế phong kiến theo hướng phục vụ chiến tranh, bắt đầu từ thế kỷ 12. Mấy trăm năm tương đối hòa bình trong thời Edo (1600-1868) dường như càng củng cố cơ cấu gia trưởng và đẩy người phụ nữ vào vai trò phụ thuộc. Chỉ từ thời Minh Trị (1869-1912) trở đi, nhất là từ sau Thế chiến 2, khi có nhiều cơ hội công ăn việc làm cũng như giáo dục, cùng với nhiều cải thiện về pháp luật, phụ nữ Nhật Bản mới phần nào có vị trí xứng đáng.

Sau Minh Trị Duy Tân năm 1868, việc áp dụng giáo dục phổ cập vào năm 1873 có nghĩa là ngày càng nhiều trẻ em gái được đến trường, ít nhất cũng hết bậc tiểu học. Song việc giáo dục cho các em gái bị tụt hậu so với việc giáo dục cho các em trai, và chính sách của chính phủ nêu rõ rằng, nên đào tạo sao cho các em gái trở thành người nội trợ giỏi, giữ truyền thống coi phụ nữ là “những người vợ đảm và những bà mẹ thông minh”, tiếng Nhật gọi là ryosai kembo. Một số phụ nữ cũng tham gia các cuộc đấu tranh dẫn đến Minh Trị Duy Tân, nhưng Luật Dân sự Minh Trị năm 1898 chỉ dành cho họ những quyền hạn chế như quyền li dị và quyền sở hữu tài sản, lại bắt buộc phải có sự đồng ý của người chồng trong hầu hết các vụ kiện pháp lý.

Khi Thế chiến 2 kết thúc, lực lượng chiếm đóng lấy cơ cấu dân chủ của Mỹ làm hình mẫu nên các đạo luật về phụ nữ ở Nhật Bản nói chung cũng tương tự như các đạo luật của Mỹ. Hiến pháp năm 1947 cấm phân biệt giới tính trong chính trị, kinh tế, quan hệ xã hội, đồng thời khẳng định các đạo luật được ban hành trên cơ sở bình đẳng giới tính và tôn trọng nhân phẩm của cá nhân. Luật Dân sự cũng khẳng định sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Các tòa án gia đình can thiệp vào những vấn đề như tranh chấp tài sản và quyền nuôi con. Song thực tế, không phải các quy định trong luật luôn được thực thi nên xã hội gia trưởng của Nhật Bản vẫn là một chủ đề được nói đến rất nhiều, trong khi nước Nhật hiện đại đang chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới.

Ở Nhật Bản, theo truyền thống vợ và chồng hầu như có thế giới riêng và thực tế này hiện vẫn khá phổ biến, tuy có xu hướng tiến tới quan hệ chặt chẽ và trao đổi với nhau nhiều hơn. Cuộc sống của người chồng tập trung vào công việc, dành nhiều thời gian rỗi với các đồng sự nam giới của mình trong mối quan hệ xã hội không có sự tham gia của vợ. Còn cuộc sống của người vợ tập trung vào gia đình, con cái và hàng xóm. Ở nhà, người vợ có quyền to lớn vì thường là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc điều hành ngân sách của gia đình và luôn quyết định về những việc liên quan đến con cái. Nói chung người vợ ở Nhật Bản không đề nghị và không trông đợi chồng giúp đỡ các công việc nhà, thậm chí ngay cả khi bản thân người vợ phải đi làm.

Trong những năm thịnh vượng vào thập kỷ 60, số cuộc kết hôn tăng mạnh. Nhưng gần đây, tuổi lập gia đình trung bình đã tăng lên. Theo số liệu năm 1997, tuổi kết hôn lần đầu trung bình của nam là 28,5 và của nữ là 26,6. Số lượng phụ nữ không lấy chồng cũng tăng lên vì trình độ học vấn cao và cơ hội nghề nghiệp đã tạo nên sự độc lập về kinh tế.

Số lượng nữ thanh niên học lên cao sau khi tốt nghiệp phổ thông tăng dần mỗi năm kể từ Thế chiến 2. Năm 1989, tỉ lệ nữ giới vào đại học và cao đẳng là 36,8%, lần đầu tiên vượt tỉ lệ của nam giới (35,8%). Vào năm 1997, tỉ lệ này lên tới mức kỷ lục là 46,8% trong khi tỉ lệ của nam giới giảm xuống còn 34,5%.

Kể từ khi phụ nữ Nhật Bản được quyền đi bỏ phiếu vào năm 1945, hầu như trong cuộc bầu cử nào số cử tri nữ cũng cao hơn cử tri nam giới. Tuy nhiên, đại diện của phái nữ trong cuộc sống chính trị vẫn quá ít. Năm 1950, họ chỉ có 3,4% đại diện trong lưỡng viện quốc hội. Tỉ lệ này tăng không đáng kể cho tới tận năm 1986 và vào năm 1999, tức là 52 năm sau khi có những nữ nghị sĩ đầu tiên, quốc hội cũng mới chỉ có 67 nữ thượng và hạ nghị sĩ, chiếm 8,9%. Trong chính phủ trung ương, phụ nữ nói chung chỉ nắm giữ các chức vụ cao trong các ủy ban hoặc vụ liên quan đến các vấn đề phụ nữ hoặc giáo dục. Trường hợp bà bộ trưởng bưu chính viễn thông Noda Seiko trong chính phủ của thủ tướng Obuchi là rất hiếm hoi.

Tỉ lệ tham gia của phụ nữ trong các ủy ban và hội đồng cố vấn quốc gia vào năm 1975 chỉ có 2,4%, đến tháng 9/1998 tăng gấp hơn 7 lần nhưng cũng mới chỉ đạt 18,3%.

Số lượng phụ nữ nắm giữ chức vụ cao trong các cơ quan chính quyền đang tăng lên, tuy còn ít ỏi. Vào tháng 12/1998, có 4 nữ thị trưởng và 9 phó tỉnh trưởng nữ. Nhật Bản cũng có 7 nữ đại sứ và 5 phụ nữ nắm giữ các chức vụ cao tại LHQ. Bà Ogata Sadako là người Nhật Bản đầu tiên được bầu làm Cao ủy LHQ phụ trách người tị nạn. Bà từng nắm giữ những chức vụ quan trọng khác như giám đốc nhân sự UNESCO, cố vấn phó tổng thư ký LHQ về các vấn đề kinh tế và xã hội, v,v…



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Otoshidama – lì xì đầu năm

Cũng giống như ở Việt Nam, vào ngày đầu năm mới, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân. Tiền mừng tuổi đó được gọi là Otoshidama (お年玉).



Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành. Đây là thứ được trẻ em mong đợi nhất trong dịp này, còn hơn cả những ngày nghỉ, những trò chúng được phép chơi hay những món ăn đặc biệt dành cho ngày Tết.

Thời xưa, vào dịp năm mới, một chiếc bánh gạo to gọi là kagami mochi được làm để dâng lên các vị thần, cùng lúc đó, những chiếc nhỏ hơn gọi là toshidama được làm để mọi người trong gia đình ăn, và coi đó như tặng vật của thần thánh.



Theo thời gian, từ toshidama được dùng để chỉ những món quà bố mẹ tặng cho con cái, hoặc người lớn tặng cho trẻ con trong dịp năm mới. Những món quà đó thường là quạt, thuốc và bánh gạo, nhưng cũng không phải là lạ nếu người ta tặng trẻ con đồ chơi, ví dụ như diều cho bé trai, và vợt hagoita cho bé gái.

Ngày nay, thay vào những món quà tặng đó, người lớn mừng tuổi cho trẻ con bằng tiền, và món tiền đó được thêm kính ngữ o- vào trước từ toshidama, và trở thành o-toshidama. Otoshidama thường được cho vào những phong bao nhỏ trang trí rất đẹp mắt. Phong bao đó được gọi là pochibukuro.

Pochibukuro có rất nhiều mẫu mã phong phú

Pochibukuro được sử dụng đầu tiên ở Kyoto và Osaka, nhưng sau đó đã phổ biến ra toàn quốc. Ở vùng Kanto, người ta gọi những phong bao này là Otoshidama-bukuro, nhưng nghe vừa dài vừa không được hay cho lắm. “Pochi” nghe mạnh mẽ và hay hơn “tama” nhiều, nên sau đó cái tên Pochibukuro được dùng phổ biến. Pochibukuro có rất nhiều loại. Có loại là những phong bao in hình linh vật của các năm, hoặc chỉ đơn thuần là những hình thù vui nhộn phù hợp với trẻ em. Có loại được buộc thêm dây Noshi. Cũng có nhiều người dùng phong bao lì xì màu đỏ của Trung Quốc.

Loại truyền thống của Nhật có dây Noshi

Bao lì xì đỏ của Trung Quốc – loại này người Việt Nam mình cũng dùng nhiều.

Theo thống kê của một ngân hàng Nhật Bản vào năm 2003, trung bình một đứa trẻ được 6.2 người mừng tuổi, và nhận được 25.000 yên trong một năm. Số tiền này chúng sẽ được dùng một phần nhỏ để mua những món đồ rẻ tiền như đồ ăn vặt, truyện tranh… phần còn lại sẽ đưa cho bố mẹ để gửi vào ngân hàng. Cũng có một số nhà cho con cái mình quản lý toàn bộ số tiền nhận được, nhưng trường hợp đó không phải là nhiều.

Màn được lũ trẻ mong chờ nhất là khi bóc phong bao. Sẽ là bất lịch sự khi bóc phong bao lì xì ngay khi vừa được nhận – trước mặt người đã mừng tuổi mình, nên trẻ con sẽ đợi đến cuối ngày, khi về phòng của chúng và bắt đầu “tổng kết” số tiền thu được trong ngày. Nhưng đáng quý nhất vẫn là những lời chúc đi kèm với những phong bao lì xì đó.

(Theo Yatchan ichinews.acc.vn)



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản









  


Phong tục đón năm mới của người Nhật

Năm mới ở Nhật còn được gọi là Shougatsu. Vào ngày này, họ thường trang trí lai nhà cửa, làm Mochi và tặng nhau Otoshidama để cầu may mắn và hạnh phúc.

11. Đặt những đồ lễ trên bàn thờ

Những đồ lễ thông dụng vẫn thường được dùng là Mochi, quả hồng, hạt dẻ, hạt thông, đậu đen, cá Sardines, cá trích, mực và cam. Đây là những sản phẩm đặc trưng truyền thống của Nhật Bản, dễ làm và dễ kiếm.


Bàn thờ, còn gọi là “kamidana” và “butsudan”

12. Làm một cuộc “Cách mạng”

Năm mới là thời điểm được người Nhật ví như một sự khởi đầu hoàn toàn mới cho mọi việc. Không nhất thiết phải làm những điều quá phức tạp hay to lớn mà chỉ đơn giản như bày trí lại một ngôi nhà theo một phong cách hoàn toàn mới, thay màu sơn cho phòng ngủ, hoặc nuôi một chú thú cưng hay cây kiểng mới chẳng hạn.

13. Ăn Osechi (đồ ăn năm mới)


Một vài loại thức ăn được coi là sẽ đem lại may mắn trong năm mới. Có rất nhiều cửa hàng ở Nhật Bản bán những hộp đồ ăn bao gồm những món như kuri (hạt dẻ), datemaki (trứng), kamaboko (bánh cá), kobumaki (tảo biển), yakizabaka (cá), kazunoko (cá trích muối), konnyaku (một loại rau), gobo, rekon (ngó sen), kuromame (đậu đen), ise ebi (tôm hùm), và daikon (củ cải trắng). Ozouni (súp Mochi) và otoso (rượu sake cay) cũng là những món rất đặc trưng trong lễ Mừng năm mới.


Osechi-ryori đón năm mới.

14. Tổ chức một bữa tiệc năm mới

Với toàn đồ ăn Nhật Bản và những trò chơi cổ truyền, đây là một bữa tiệc gia đình mà trong đó mọi người sẽ cùng chơi hanetsuki (cầu lông), koma (đánh quay) và takoage (thả diều) hoặc karuta (chơi bài).

15. Kỷ niệm những cái “đầu tiên”

Một vài “mốc son” truyền thống của người Nhật là kakizome (nét bút đầu tiên, mà chúng ta vẫn gọi là khai bút), hatsuyume (giấc mơ đầu tiên), hatsumoude (chuyến viếng đền thờ đầu tiên), hakizome (lần quét nhà đầu tiên), và hatsuburo (lần tắm đầu tiên).

16. Ăn Mochi trong lễ Kagami Biraki


Kagami Biraki là một nghi lễ truyền thống của Nhật Bản, có thể hiểu nôm na là “Phá vỡ món Mochi”. Món bánh gạo trang trí được đập ra và nấu lên. Theo truyền thống, Kagami Mochi thường được ăn vào ngày 11 tháng 1.

17. Dự lễ Dondoyaki


Lễ Dondoyaki.

Vào ngày 15 tháng 1, người Nhật thường đem những tấm bùa cầu may của năm cũ và đồ trang trí năm mới tới ngôi đền ở địa phương. Trong đền, họ sẽ đốt chúng trong một ngọn lửa cháy sáng. Sau đó, có thể họ sẽ được thưởng thức amazaki (rượu sake ngọt). Nghi thức này sẽ chính thức kết thúc ngày lễ Mừng năm mới.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Phong tục đón năm mới của người Nhật

Năm mới ở Nhật còn được gọi là Shougatsu. Vào ngày này, họ thường trang trí lại nhà cửa, làm Mochi và tặng nhau Otoshidama để cầu may mắn và hạnh phúc.

1. Đón năm mới với gia đình

Có rất nhiều người Nhật về quê để cùng đón năm mới với gia đình. Cũng giống như ở Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc và rất nhiều nước châu Á khác, người Nhật cũng quan niệm năm mới là dịp để những người thân tụ họp, ôn lại những kỷ niệm về một năm đã qua.

2. Trang trí lại nhà cửa


Ngôi nhà trong năm mới sẽ được trang trí bằng những bùa may đậm phong cách truyền thống Nhật Bản, thể hiện tín ngưỡng và mong muốn trong năm mới. Người Nhật có thể mua hoặc tự làm một vòng hoa thật đẹp bằng rơm và bùa cầu may rồi treo trên cửa trước nhà mình. Ngoài ra, họ cũng nên đặt bên cạnh cửa ra vào một kadomatsu (cây may mắn – thông hoặc một cây cảnh nào đó), hay có một chú maneki neko (mèo may mắn) ở trong nhà, hoặc để trên bàn làm việc của mình một chiếc kumade (cái cào than cầu may).


Maneki neko – chú mèo may mắn rất nổi tiếng trong truyền thống Nhật Bản

3. Làm món Mochi

Mochi là một loại bánh gạo của Nhật Bản, dai và có vị ngọt. Người ta cũng thường gọi món này là “O-mochi”, “o” là một âm tiết thêm vào để tạo sự trang trọng, cho thấy đó là món ăn thiêng liêng. Mochi là một phần không thể thiếu được trong lễ mừng năm mới ở Nhật Bản. Bạn có thể thưởng thức Mochi theo nhiều cách. Người ta thường dùng bữa sáng với món Mochi dưới dạng súp nóng gọi là Zouni, hoặc ăn kèm với nước tương hay mù tạt. Ngoài ra, có thể dùng bánh cho những bữa tiệc ngọt với một chút trà xanh truyền thống.

4. Tổ chức một buổi Bonenkai (tiệc chia tay năm cũ)

Đây có thể là một bữa tiệc được tổ chức trong phòng trà với những tấm nệm tatami và bàn thấp kiểu Nhật, hoặc một nhà hàng phong cách phương Tây, nhưng đồ ăn là những món truyền thống của Nhật Bản. Đó có thể là shashimi, miến soba, súp cá đỏ, món fugu, cơm, trứng cá, tempura, và rượu sake. Theo truyền thống, người Nhật không tự rót đầy rượu cho mình mà thường rót đầy chén của bạn bè khi thấy chén của họ đã cạn.

5. Cùng trao đổi Nengyou

Nengyou là một loại thiệp năm mới rất đặc biệt, được trang trí bằng 12 con Giáp theo kiểu Trung Hoa. Ở Nhật Bản, các bưu điện địa phương thường có những dịch vụ đặc biệt trong dịp năm mới để chuyển những bức Nengyou này đi khắp nơi.

6. Tặng nhau Otoshidama

Theo truyền thống, Otoshidama là những món quà nho nhỏ được tặng cho nhau trong suốt những ngày kề năm mới. Thời nay, Otoshidama thường là tiền mà người lớn trao cho trẻ em. Mệnh giá được sử dụng chủ yếu là khoảng 5.000 Yên (khoảng 1 triệu đồng), và được đặt trong những phong bao màu đỏ có hình trang trí đặc biệt. Đối với những người làm nghề buôn bán, đôi khi họ sẽ tặng Oseibo (một món quà gì đó được làm từ hàng hóa của họ).

7. Dọn dẹp nhà cửa

Cuối năm chính là khoảng thời gian phù hợp để dọn dẹp và trang hoàng lại cho ngôi nhà và văn phòng làm việc. Người Nhật gọi việc này là susuharai hay ousouji.

8. Ăn món Toshikoshi Soba vào ngày 31/12

Đây là truyền thống bắt nguồn từ vùng Tokyo. Những sợi mì dài chính là biểu tượng cho một cuộc sống lâu dài và trường tồn.



Những sợi mỳ dài chính là biểu tượng cho một cuộc sống lâu dài và trường tồn.

9. Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa

Đây là một cuộc thi hát rất phổ biến ở Nhật Bản, giữa hai đội Đỏ và Trắng. Trong khi đội Đỏ mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ, thì đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Những bài hát và màn trình diễn ở đây đều do một ban giám khảo được chọn bởi kênh truyền hình NHK (Nhật Bản) chấm điểm.

10. Đi lễ hoặc đến thăm một ngôi đền

Đợi đến lượt mình để rung chuông và cầu xin may mắn trong đền, sau đó mua những tấm bùa cầu may từ những miko (nhà sư giữ đền) như omamori, hamayda, kamifuda hoặc ema. Hãy chú ý lắng nghe nhạc gagaku (nhạc chầu). Ở trong những ngôi đền Phật Giáo, bạn có thể được xem cảnh chiếc chuông trong đền rung tới 108 lần vào lúc nửa đêm.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Kakizome – Lễ khai bút đầu năm ở Nhật Bản

Năm cũ qua, năm mới đến, người Nhật Bản có những phong tục kỷ niệm mọi thứ “đầu tiên” của mình trong năm mới.



Kakizome (書き初め) là tục lệ viết những chữ thư pháp thật đẹp vào ngày 2/1 hàng năm, ở Việt Nam chúng ta gọi là “khai bút đầu xuân”. Vào thời Edo, Kakizome chỉ để dành cho các thành viên hoàng tộc luyện tập. Sau này nó mới lan rộng ra giới bình dân ở địa phương và cuối cùng trở thành một phong tục truyền thống vào đầu năm mới trên khắp đất nước Nhật Bản.



Theo truyền thống, Kakizome phải sử dụng mực được mài với nước được múc lần đầu tiên từ giếng lên vào ngày đầu năm mới. Khi ngồi viết phải chọn hướng tốt. Mọi người sẽ viết các bài thơ bằng tiếng Trung chứa đựng những từ ngữ và thành ngữ thể hiện triển vọng, ví dụ như sống thọ, mùa xuân, tuổi trẻ vĩnh cửu… Những bài thơ này sau đó thường được đốt đi.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản





  


Ngân hạnh biểu tượng của Tokyo

Dưới những tán ngân hạnh rực rỡ Với người Nhật Bản, cây ngân hạnh (còn gọi là rẻ quạt) là loài cây thiêng. Lá cây ngân hạnh là biểu tượng chính thức cho thủ đô Tokyo từ tháng 6/1989, mang ý nghĩa của vẻ đẹp, sự thanh bình, phồn thịnh và phát triển.

Ở Nhật Bản, người ta trồng nhiều ngân hạnh trên các đường phố, đại lộ, đền chùa, lăng mộ cổ. Chớm thu, hàng ngân hạnh lá xanh mướt mắt, chuẩn bị cho mùa lá đổi màu. Cuối thu, chớm đông, ngân hạnh bắt đầu chuyển màu lá. Vào khoảng cuối tháng 10, cả rừng lá ngả màu dần từ xanh sang vàng óng rồi đỏ rực. Những chiếc lá rẻ quạt lộng lẫy, tung mình theo gió như những đôi chân thiên nga trên bầu trời thu xanh thẳm đã tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp cho đất nước này. Cây rẻ quạt rụng lá vàng là hình ảnh phổ biến trên khắp đất nước Nhật trong những ngày thu.


Với người Nhật Bản, cây ngân hạnh biểu tượng cho sự bền vững và trường tồn.

Thiên nhiên dành nhiều ưu đãi cho xứ sở Phù Tang. Mùa xuân về, cả đất trời tràn ngập sắc thắm hồng, trắng, đỏ của hoa anh đào thì khi mùa thu đến, người ta lại được thoả mãn ngắm bản hoà tấu thiên nhiên với các sắc màu của lá: đỏ của lá thích, lá phong, vàng rực của ngân hạnh và xanh rì của thông.

Người Nhật thường dành những ngày nghỉ phép trong năm vào dịp đầu đông, khi rừng cây chuyển lá, thời tiết chưa lạnh lắm để cùng gia đình và bạn bè tổ chức những chuyến dã ngoại, leo núi ngắm thu tan.



Nhật Bản, người ta dùng gỗ của cây ngân hạnh để chạm trổ, chế tạo bàn và các con cờ, những vật dụng trong buổi trà đạo hoặc các vật dụng trên bàn thờ, chùa miếu và làm giấy. Quả của nó được dùng tươi hay nấu chín. Quả ngân hạnh có vị dịu, khi nấu chín ăn tựa như hạt dẻ, thường được dùng để thay thế hạt sen. Quả ngân hạnh trong các buổi trà đạo là món tráng miệng. Quả nhuộm đỏ được sử dụng trong các buổi lễ, dọn ăn trong đám cưới, giúp tiêu hoá, giải rượu. Ngoài ra, nó còn được để làm bánh, kẹo hoặc giấm và chế biến như một loại rau. Quả được nướng, luộc hoặc hấp với trứng, trộn với cháo, ăn với cơm, nấm, rau và đậu phụ. Dầu hạt quả dùng làm nhiên liệu thắp đèn. Lá cây với nhiều dược tính được chế làm thuốc, sắc uống hoặc chế biến thành trà.

Nhờ hình dáng lạ, màu vàng đẹp mà lá ngân hạnh được người Nhật sử dụng làm dải đánh dấu trang vừa rẻ vừa trang nhã. Hình dáng lá cây được sử dụng nhiều nhất trên áo kimono, khăn quàng, khăn tay, đồ trang sức như khuyên tai, dây chuyền, cài áo, huy hiệu của gia đình, trường học, thành phố là motip phổ biến trên các tấm gốm, lọ, tranh vẽ, tranh khắc gỗ, sơn mài, dệt may và in ấn.



Khi mùa thu khoác chiếc áo dịu dàng và yên tĩnh trên mọi nẻo đường, người dân Nhật Bản lại hoà mình trong sắc vàng được thêu dệt bởi muôn ngàn lá ngân hạnh.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Khám phá mùa đông của Nhật bản

Nhật Bản được biết đến nhiều hơn với mùa hoa anh đào nở hay văn hóa ẩm thực độc đáo, thay vì du lịch khám phá. Tuy nhiên, vào mùa đông, xứ sở Phù tang cũng hấp dẫn với nhiều dốc trượt tuyệt hay các lễ hội tuyệt vời.

1. Leo núi tuyết

Những tín đồ của môn trượt tuyết mạo hiểm đôi khi thích cảm giác thanh bình trải nghiệm núi tuyết khi tản bộ, vì thế loại hình chinh phục núi tuyết vào mùa đông nhanh chóng trở thành hoạt động phổ biến ở các khu vực phía Bắc Nhật Bản.



Mọi người đi một đôi giày trên tuyết chuyên dụng, có thiết kế đặc biệt giúp họ không bị lún sâu xuống lớp tuyết dày. Cảm giác đi đôi giày này trên tuyết rất nhẹ nhàng và êm ái nhé. Tại bất kỳ khu trượt tuyết nào ở Nhật Bản, chúng mình có thể tìm thấy dấu chân của giày tuyết đi ngang qua.



2. Lạnh cóng trong ngôi làng băng

Nghỉ ngơi trong khách sạn xây dựng hoàn toàn bằng băng tuyết thì sao nhỉ? Ngôi làng băng đá ở vùng hồ Shikaribetsu, thuộc phía Bắc Nhật Bản, sẽ là thiên đường lý tưởng cho những ai muốn thử thách trải nghiệm lạnh cóng này.



Du khách sẽ sống trong thế giới băng đá, các nhà nghỉ bằng băng, sử dụng đồ nội thất băng. Ngoài ra, ngôi làng có nhà thờ băng, rạp hát băng và khu trượt băng khổng lồ. Thú vị hơn, chúng mình có thể nhâm nhi ly cocktail đựng trong cốc làm từ băng lạnh tê răng nhé. Ngôi làng này, thuộc khuôn viên khu nghỉ dưỡng Alpha ở Tomamu, Hokkaido, mở cửa đón khách du lịch từ cuối tháng 12 cho đến hết tháng 4 hằng năm.

3. Ngâm mình trong suối nước nóng truyền thống

Có một điểm chung trong các bài báo về du lịch Nhật Bản, đó là suối nước nóng truyền thống, mà người địa phương gọi là onsen. Không chỉ là một trải nghiệm văn hóa, suối nước nóng còn mang tới cảm giác thư giãn, thanh tịnh. Do đặc điểm địa lý nhiều núi lửa, nên Nhật Bản có tới 3.000 điểm suối nước nóng tự nhiên nổi tiếng.



Đặc biệt, đa phần suối nước nóng đều phân bố ở vùng nông thôn yên tĩnh. Cảm giác ngâm mình trong suối nước nóng, trong khi bốn bề là tuyết trắng, thật “tuyệt cú mèo” quá đi. Ryokan, nhà nghỉ kiểu truyền thống, được biết đến với suối nước nóng thú vị nhất, mang tới đầy đủ trải nghiệm sang trọng. Đây là một trong những onsen kiểu dựng đứng như thác nước tại Nhật Bản.



4. Tham gia các lễ hội mùa đông

Mùa đông là dịp rất nhiều lễ hội diễn ra trên khắp đất nước Nhật Bản. Lễ hội tuyết Sapporo ở Haokkaido luôn được xem là đích đến của hầu hết khách du lịch ngoại quốc, thường diễn ra vào đầu tháng 2 hằng năm và thu hút khoảng 2 triệu người.



Những tác phẩm điêu khắc băng đăng khổng lồ chiếm gọn sân khấu chính, ngoài ra còn xuất hiện nhiều hoạt động thể thao, giải trí mùa đông như trượt băng 12m, trượt tuyết hay ném tuyết vui nhộn.



Tương tự, những tác phẩm băng đăng thu hút nhiều du khách đến dự lễ hội mùa đông Asahikawa. Nơi đây thường là địa điểm tổ chức Cuộc thi điêu khắc băng thế giới và từng ghi nhận trong sách kỷ lục Guinness với tác phẩm băng “khủng” nhất hành tinh. Ngoài ra, các tín đồ ăn uống có thể tìm đến lễ hội Kamakura, vào giữa tháng 2, với vô vàn món bánh gạo mochi và rượu ngọt từ gạo.

5. Ngồi xe trượt tuyết chó kéo




Thách thức tốc độ và sự khéo léo của môn trượt tuyết với xe chó kéo có lẽ tuyệt vời nhất nếu đến thăm vùng Lapland. Tuy nhiên, loại hình du lịch này cũng đang phát triển rầm rộ ở Nhật Bản. Một số địa điểm cung cấp dịch vụ này, nhưng Asahikawa nổi tiếng nhất.



6. Câu cá ở hồ băng

Khi mặt hồ đông chặt vì băng đá, người dân Nhật Bản vẫn tỏ rõ niềm hứng khởi với môn câu cá đòi hỏi đầy tính kiên nhẫn. Tại Nhật, vào những tháng mùa đông, các hồ nhanh chóng đóng băng, cũng là thời điểm những lều cá được dựng lên và họ khoét lỗ trên mặt hồ để câu cá.



Trải nghiệm bắt cá và nướng ngay trên mặt hồ băng, rồi thưởng thức món cá nóng hổi thật tuyệt vời.

7. Trượt tuyết phong cách Nhật



Có hơn 600 khu trượt tuyết, khu nghỉ dưỡng mùa đông ở Nhật, và một số trò chơi với tuyết chỉ có thể tìm thấy ở xứ sở Mặt trời mọc mà thôi. Ví như thú chơi trượt dốc tuyết trên một chiếc lốp cao su lớn hay trên thuyền hình quả chuối.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


一期一会: Ichigo ichie



いちご(đời người), いちえ(gặp một lần).
⇒ “Đời người chỉ gặp một lần”.

Câu này có thể hiểu là: “nhất kỳ nhất hội”. Câu này có nguồn gốc từ một Triết lý trong Trà Đạo. Triết lý này cho rằng : mọi cuộc gặp gỡ của chúng ta với một ai đó đều chỉ có một lần nên chúng ta nên trân trọng cuộc gặp gỡ ấy, đối xử với người đó bằng tấm lòng chân thành để về sau không phải tiếc nuối. (Ai đọc Hana yori dango chắc không lạ gì câu này)



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Christmas is not widely celebrated in Japan as not many people there are Christians. However, several customs have come to Japan from the USA such as sending and receiving Christmas Cards and Presents.



In Japan, Christmas in known as more of a time to spread happiness rather than a religious celebration. Christmas eve is often celebrated more than Christmas Day. Christmas eve is thought of as a romantic day, in which couples spend together and exchange presents. In many ways it resembles Valentine's Day celebrations in the UK and the USA. Young couples like to go for walks to look at the Christmas lights and have a romantic meal in a restaurant - booking a table on Christmas Eve can be very difficult as it's so popular!

Christmas is not a national holiday in Japan, so schools and businesses are normally open on December 25th.

In Japanese Happy/Merry Christmas is 'Meri Kurisumasu'. And it's written in the two Japanese scripts like this; Hiragana: めりーくりすます; Katakana: メリークリスマス. Happy/Merry Christmas in lots more languages.

Parties are often held for children, with games and dancing. Japanese Christmas Cake is a sponge cake decorated with trees, flowers and a figure of Santa Claus.

n Japan Santa is known as サンタさん、サンタクロース santa-san (Mr Santa). Another Japanese gift bringer is Hoteiosho, a Japanese god of good fortune from Buddhism and not really related to Christmas.

Fried chicken is often eaten on Christmas day. It is the busiest time of year for restaurants such as KFC and people can place orders at their local fast food restaurant in advance! The traditional Japanese christmas food is christmas cake, but it's not a rich fruit cake, but is usually a sponge cake decorated with strawberries and whipped cream.

The Japanese New Year (called 'o shogatsu') is more like a traditional Western Christmas. New year is the period where families get together, have a special meal, pray and send greetings cards. New year is celebrated over five days from December 31st to January 4th and is a very busy time.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản




  


Christmas ở Nhật

Ở các nước theo Kitô giáo thì Giáng sinh nhìn chung là ngày mừng Chúa Giêsu Kitô ra đời. Tuy nhiên ở Nhật, ngày 25 tháng 12 lại nghiêng về ý nghĩa như là một dịp để mọi người được vui vẻ giống như ngày Valentine-day hay ngày white-day.

クリスマスは、キリスト教徒の国では一般に「イエス・キリスト」の誕生をお祝いする日です。しかし12月25日に日本では、一般的にバレンタインデーやホワイトデーなどのような楽しいイベントの1つという意味合いが強いです。



Đường phố được trang hoàng lộng lẫy bởi các mầu đỏ xanh và trắng

Ở Nhật, vào dịp giáng sinh, nhìn chung có nhiều event tình yêu đặc sắc kéo theo các hoạt động giải trí đa dạng diễn ra dành cho gia đình và người yêu. Vì vậy, từ khoảng cuối tháng 11, các con đường đã bắt đầu được trang hoàng bới nhiều đồ trang trí khác nhau có màu sắc đặc trưng như đỏ, xanh và trắng được gọi là các màu noel, các khúc nhạc mừng giáng sinh “Jingle bell” được xướng lên, các cửa hàng bách hóa thì trưng bày nhiều các sản phẩm nghệ như ông già noel, con tuần lộc, cây thông noel…hay những tặng phẩm giáng sinh cao cấp. Nhìn cảnh sắc đường phố tràn ngập không khí giáng sinh, như thể đã là tháng 12 rồi.

赤・緑・白に装飾される町

日 本のクリスマスは、一般にラブイベントの特色が強いため家族・恋人向けに、様々な催し物が行われます。そのため11月末頃から、街はクリスマスカラーと呼 ばれる赤・緑・白などの色とりどりの装飾品で飾り始められ、テーマソングである「ジングル・ベル」の曲が流れて、デパートや百貨店には、サンタクロース・ トナカイ・もみの木などのオブジェや高級な「クリスマスの贈り物」が並びます。色気が出てきた街の景色を見て、「もう12月なんだ」と感じる方も多いので はないでしょうか。

Ngày lễ giáng sinh được du nhập vào Nhật từ cách đây 450 năm


Ngày lễ giáng sinh được du nhập vào Nhật qua Saint Francis Xavier (Một nhà truyền giáo nối tiếng) cách đây 450 năm, trong khoảng thời gian giữa hậu kỳ Minh Trị-chiến tranh Nhật-Nga và Đại chiến thế giới thứ nhất, ngày lễ giáng sinh đã không còn là ngày lễ riêng của những người theo đạo Kitô giáo nữa, mà đã trở thành văn hóa Nhật Bản. Ở thời đại Minh Trị, người ta đã bắt đầu công khai thương mại các đồ giáng sinh, và quà tặng giáng sinh ban đầu chỉ là các hộp thuốc đánh răng. Sau chiến tranh Nga-Nhật, ngày lễ giáng sinh nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng. Và đó được coi cần thiết nhằm ý thức rằng Nhật Bản “là một thành viên trong cộng đồng quốc tế” qua cách Âu hóa. Vào dịp này, xuất hiện các ông già tuyết mang trên vai các túi quà để tặng cho trẻ em (đêm cuối năm, có tập quán để túi quà lên đầu giường của trẻ em, đây là điểm không có trong ngày 24). Tuy nhiên, tập quán này dần dần đã được thay đổi, các em nhỏ giờ đây hiểu ngày giáng sinh là “Ngày mà ông già tuyết đi tặng quà cho các em”. Đến thời kỳ Đại Chính (Taisho), số báo tháng 12 hàng năm bao giờ cùng dành để nói về ngày giáng sinh. GHQ, với vai trò hỗ trợ tái thiết Nhật Bản sau chiến tranh, đã mở ra các hoạt động giáng sinh vui vẻ như cho người đóng vai ông già tuyết đi phân phát kẹo hay các hoạt động nhảy dù từ trên không nhằm tạo niềm vui cho mọi người. Ở thời đại thiếu thốn vật chất này, ngày Giáng sinh phổ biến với ý nghĩa là “Ngày dành tặng tình yêu”. Sau đó, nền kinh tế Nhật Bản đi lên, và Giáng sinh bắt đầu bị thương mại hóa. Ở các gia đình có nhà riêng, có xu hướng tổ chức “Giáng sinh tại nhà” bằng bữa tiệc có bánh ngọt, rượu champagne như hiện nay

450年前に伝来


ク リスマスは、フランシスコ・ザビエルとともに伝来してから450年の歴史があり、明治後期・日露戦争と第一次世界大戦の間にはキリスト教徒の行事という枠 を超えて、既に日本文化となっていたようです。明治時代にクリスマスの商業宣伝が始まり、初期のプレゼントの定番は「歯磨粉」だったようです。日露戦争 後、急速に人々の間でクリスマスが広がっていきました。それは、西洋化をすることで「国際社会の一員」を意識するために必要なことだったようです。この 頃、サンタクロースをヒントに「子供福袋」が登場してきます。(大晦日の晩に枕元に福袋を置いていました。24日で無いところがポイントです。)しかし、 この習慣は、次第に修正され、子供たちはクリスマスを「サンタが子供におもちゃをくれる日」いうように理解するようになりました。そして大正時代に入る と、雑誌の12月号には毎年クリスマスをイメージした絵柄が使用されていたようです。戦後の日本復興支援としてGHQは、クリスマスにサンタの格好をした 人がをキャンディ配ったり、パラシュートで空から舞い降りててくるなどのクリスマスイベントを開き人々に笑顔を与えました。この物資の乏しかった時代には 「愛を贈る日」として広がっていきました。その後、日本の経済が上向きになってくると、クリスマスは商業化をし始めました。マイホームを購入した家庭で は、現在のようなケーキにシャンパン、ご馳走と言った「ホームクリスマス」を行うようになっていきました。

Quà tặng giáng sinh

Ở Nhật Bản, giáng sinh phần nhiều là giành cho bạn bè và người yêu, ngày tết là giành cho gia đình, còn ở các nước Phương tây thì ngược lại, giáng sinh là giành cho gia đình và năm mới là giành cho bạn bè và người yêu. Vì thế, vào ngày này ở các nước Phương tây, các hàng quán sẽ đóng cửa và các gia đình sẽ đi nhà thờ dự lễ, nhưng ở Nhật thì khác, hầu hết các hàng quán đều mở cửa vì đây là ngày hứa hẹn đem lại doanh thu. Hơn nữa, ở các nước Tây âu, chuyện nhận được vài ba món quà trong dịp giáng sinh là bình thường, nhưng ở Nhật thì nhận được một món quà từ ông già noel. Sở dĩ là ở Nhật có tập quán mừng tuổi cho trẻ con vào ngày têt sau giáng sinh một tuần, và phải chăng cũng là để cho “Ông già noel” khỏi bị “cháy túi” sau hai ngày lễ này.

プレゼント

日 本では、クリスマスは恋人や友達と過ごし、お正月は家族と過ごすことが多いのに対して、欧米では反対にクリスマスは家族で過ごし、お正月は友達や恋人と過 ごすことが多いようです。そのため、この日欧米では店を休業して家族でミサへ行きますが、日本では売上が見込める日なのでほとんどの店が開いています。ま た、欧米ではプレゼントを2~3個貰うのが普通ですが、日本の場合はサンタさんから貰えるのは1個が定番です。それは一週間後に迫ったお正月に「お年玉」 を子供たちにあげるという風習があるため、サンタさんの懐〔ふところ〕が痛いためではないかとも考えられます。

Nguồn: http://iroha-japan.net/iroha/A01_event/12_christmas.html



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản






  







Lyrics

とっておきMerry Christmas !
(I wish you a Merry Christmas !)
素敵なMerry Christmas ! Silent night !
一番 大事な夜 一緒にいたいよ
2人の夢が重なるイブに…

駅の前 一本のもみの木に
粉雪が舞い降りて来た
電飾が(電飾が)灯り始めた頃
この場所に(この場所に)愛が集まって来る

聖なる夜の足音に
僕は感謝する

とっておきMerry Christmas !
(I say, You say, Merry Christmas!)
僕らのMerry Christmas ! Holy night !
キャンドル見つめながら 永遠 誓い合う
未来もずっと一緒にいたいよ

恋人や(恋人や)友達や家族と
大切な(大切な)待ち合わせがいっぱい

愛する人の笑顔を
思い浮かべて…

とびきりMerry Christmas !
(I wish you a Merry Christmas !)
素敵なMerry Christmas ! Silent night !
一番 大事な夜 一緒にいたいよ
2人の夢が重なるイブに…

とっておきMerry Christmas !
(I say, You say, Merry Christmas !)

Silent night ! Holy night !

とっておきMerry Christmas !
(I wish you a Merry Christmas !)
素敵なMerry Christmas ! Silent night !
一番 大事な夜 一緒にいたいよ
2人の夢が重なるイブに…

1年で1番 特別な夜



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Nhắc đến Giáng sinh thường thì của các nước phương Tây, nhưng ngày lễ quan trọng này dần dần đi sâu vào văn hóa của các nước trên Thế Giới đặc biệt là lễ giáng sinh ở Nhật.

Ở Châu Á tuy không được tổ chức lớn như các nước phương Tây nhưng ở Nhật bản những người theo đạo Thiên Chúa đã tổ chức lễ Giáng sinh theo cách của họ bất chấp số lượng người theo đạo Thiên chúa ở Nhật chỉ chiếm 2%, chỉ trong vài năm gần đây Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ đầy ý nghĩa ở Nhật bản, dịp lễ để mọi người thể hiện tình cảm của mình với những người xung quanh.

Đối với Giáng sinh đó không phải là một ngày lễ của quốc gia nhưng ở Nhật bản, ngày có nhiều người, nhiều gia đình coi ngày lễ này như một ngày lễ thật sự. Họ trang trí nhà cửa, cây thông, tặng quà cho người thân và ăn bữa ăn đặc biệt.



Trong một cuộc khảo sát mới đây được thực hiện bởi japan-guide.com những những người Nhật bản trẻ tuổi, 54% trong số đó coi Giáng sinh như một ngày ý nghĩa đối với họ, với phụ nữ và các bạn trẻ teen. Nó bộc lộ một sức hút rất riêng biệt



Tuy vậy, việc đón Giáng sinh hồ hởi nhất phải nhắc đến các của hàng bán lẻ và các khu phố mua sắm nơi mà các cây thông, người tuyết và ông già noel kèm theo các đồ trang trí khác được trưng bày vài tuấn trước đó. Một số nơi đặc biệt còn được trang trí hệ thống đền rực rỡ.



Đối với Nhật bản món ăn đặc trưng của họ là “Bánh Giáng sinh”, thường thì nó được làm từ bánh xốp, dâu tây và kem đánh bông. Theo khảo sát của japan-guide.com thì 73% người Nhật bản ăn Giáng sinh với bánh kem.



Một số người Nhật bản còn ăn Giáng sinh của họ bên ngoài đặc biệt ở trong các của hàng KFC. Vào cuối những thập kỷ 50, KFC được coi là một món ăn không tốt của người Nhật bản và họ đã quảng cáo rằng món ăn truyền thống của người phương Tây là gà rán vào lễ Giáng sinh. Vậy là vào ngày 25/12 năm nào Giáng sinh người Nhật cũng ăn KFC.



Ở Nhật bản một vị thần được biết đến với cái tên Hoteiosho, ông rất giống với Santa Claus ông già noel ở các nước phương Tây.

Ông luôn được mô tả là một ông già tốt bụng mang theo túi quà khổng lồ đến cho các trẻ em.



Đối với Nhật bản thì bản nhạc được ưu thích nhất tại Nhật bản và các buổi lễ Giáng sinh là bản giao hưởng số 9 của Beethoven.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản




  


大風呂敷を広げる: Ooburoshi o hirogeru



おお(to, lớn), ふろしき(khăn tắm), を(giới từ chỉ mục tiêu), ひろげる(trải rộng ra);
⇒ “Trải rộng chiếc khăn tắm lớn”

có nghĩa là : nói hoặc vẽ ra một kế hoạch không có khả năng thực hiện.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được coi là nước có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngay từ những năm 1950.



Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được coi là nước có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngay từ những năm 1950.

Ở Nhật Bản, hệ thông giáo dục có nhiều đặc điểm khác với Việt Nam. Nếu Ở Việt Nam chúng ta có 5 năm Cấp I, 4 năm Cấp II, 3 năm Cấp III, và 4 năm Đại học thì ở Nhật Bản học sinh lại phải trảỉ qua 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.

Mẫu giáo (1 đến 3 năm)
Tiểu học ( 6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
Trung học cơ sở ( 3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
Trung học phổ thông ( 3 năm)
Cao đẳng (2năm, có khoa học 3 năm)
Cao đẳng kỹ thuật ( Từ 5 đến 5,5 năm)
Đại học ngắn hạn ( 2 năm)
Đại học chính quy ( 4 năm)
Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
Trường trung cấp ( 1 năm trở lên)
Trong hệ thống này giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, từ bậc Trung học phổ thông không bắt buộc. Tỷ lệ học cấp III hiện nay của Nhật là gần 100%. Nhật Bản hiện đang có chủ chương phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học. Tỷ lệ học đại học của Nhật hiện chỉ đứng sau Mỹ( khoảng 50%).

Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka…Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…

Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.

(Theo tin tức giáo dục)



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


プロフィール
nhatban
nhatban
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.
< May 2025 >
S M T W T F S
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
過去記事
カテゴリ

QRコード
QRCODE
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 3 người