Trẻ biếng ăn là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ. Để khắc phục điều đó, bạn có thể tham khảo những gợi ý hữu ích từ chuyên gia và các bà mẹ Nhật.
Ngay từ khi bé mới ăn dặm, bố mẹ hãy chú ý rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho con: rèn con ngồi ăn một chỗ, không xem tivi, không đi rong; để con tự xúc ăn; cho bé quyết định khối lượng và thời gian ăn… Việc ép con ăn, cho con vừa ăn vừa chơi sẽ khiến con không quý trọng bữa ăn, lười ăn và thiếu tự lập, đồng thời việc cho con ăn trở thành gánh nặng căng thẳng cho bố mẹ.
Dưới đây là những bí quyết từ chuyên gia Nhật giúp trẻ ăn ngon và rèn luyện thói quen ăn uống tốt từ nhỏ:
1. Đừng dỗ bé bằng cách cho bú
Khi bé 2 tháng tuổi, khi bé khóc mẹ có thể cho bé bú, nhưng từ 3 tháng trở đi, đừng dỗ bé bằng cách cho bú. Nếu dỗ bằng cách cho bú đến bữa thì trẻ sẽ không muốn ăn.
2. Điều chỉnh lượng sữa và lượng đồ ăn dặm, thời gian cho ăn phù hợp
Nếu sáng sớm mới dậy đã cho bé ăn dặm ngay thì có thể trẻ sẽ không chịu ăn. Hãy cho trẻ vận động tỉnh táo một lúc mới ăn dặm.
3. Hãy để trẻ vận động thật nhiều để trẻ đói
Cho con ra ngoài đi dạo, đến khu vui chơi, chơi thật nhiều vào ban ngày.
4. Nghi thức thông báo “đã đến giờ ăn”
Cũng như giấc ngủ, bé cần những ám hiệu để nhận biết giờ ăn, chẳng hạn như đeo yếm cho bé, đặt trước mặt bé là bộ đồ ăn, cốc, cho bé ngồi trước bàn ăn… Dần dần bé sẽ quen và sẽ nhận ra là đã đến giờ ăn mỗi khi nhìn thấy những dụng cụ đó bày trước mắt mình.
5. Tạo ra môi trường tập trung ăn uống
Hãy tắt tivi, mẹ cũng đừng chạy quanh làm việc nọ việc kia mà hãy tập trung cùng trẻ ăn. Cảm giác ăn uống chỉ thường diễn ra trong vòng 15-20 phút đầu tiên của bữa ăn nên nếu bạn vừa để trẻ ăn vừa để trẻ chơi hoặc xem tivi thì sẽ giảm độ tập trung ăn uống ở bộ não, dẫn đến bữa ăn kéo dài và ham muốn ăn uống ở trẻ sẽ giảm đi.
6. Luyện thói quen ngủ sớm cho trẻ
Ham muốn ăn uống có liên quan mật thiết đến thời gian trẻ thức dậy và đi ngủ. Tắm nắng kích thích ham muốn ăn uống của trẻ. Việc trẻ dậy sớm, vận động nhiều, ra ngoài hưởng không khí trong lành rất quan trọng.
7. Xác định thời gian cho bú và ăn dặm
Bữa ăn dặm và cữ bú của con bạn quá tốn thời gian? Đừng hi vọng con ăn cũng tập trung như khi chơi trò bé yêu thích. Hãy quyết định rằng con chỉ ăn trong vòng 30 phút, nếu quá thời gian đó hãy dọn bàn ăn, đừng cố ép trẻ.
Hy vọng những bí quyết trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chăm sóc trẻ.
Khu nghỉ dưỡng Hakone Yunessun spa đã mời gọi du khách đến tắm sô cô la trong thời gian 46 ngày nhân lễ Valentine.
Theo Huffington Post, khu nghỉ mát ở phía tây Tokyo này nổi tiếng từ lâu với việc tắm bồn nước nóng với rượu vang đỏ, rượu sake và cà phê.
Du khách thích thú đùa nghịch với sô cô la trong khi tắm (Ảnh Getty Images).
Bắt đầu từ ngày 3/2, các nhân viên phục vụ tại khu nghỉ mát này sẽ đổ sô cô la vào bồn tắm cho khách và thỉnh thoảng khuấy nước trong bồn lên.
Nhiều người cho rằng cảnh tượng này giống như việc họ bị nấu trong vạc dầu ở địa ngục, nhưng nếu bạn thích sô cô la và muốn tắm bồn tắm cùng với những người thân yêu nhất của bạn thì bạn cũng nên thử một lần.
Bão tuyết kỷ lục ở Nhật Bản, hơn 600 người thương vong
Ít nhất 5 người chết và hơn 600 người bị thương vì các tai nạn liên quan đến tuyết sau khi trận mưa tuyết kỷ lục quét qua miền Đông Nhật Bản ngày 8/2.
Theo hãng tin Kyodo, lượng tuyết dày tích tụ ở Tokyo lên tới 27cm, mức dày nhất ở trung tâm thủ đô Tokyo kể từ tháng 2/1994 với hơn 20cm và là mức cao thứ tư kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Thời tiết trong ngày 9/2 ở các nơi đã trở lại bình thường nhưng Cơ quan khí tượng cảnh báo tuyết vẫn tiếp tục rơi ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản đến đêm cùng ngày. Nhiệt độ tại nhiều thành phố ở Kanto đã giảm xuống mức âm độ C trong ngày trong khi cảnh báo về bão tuyết ở Chiba và Kanagawa tiếp tục được đưa ra.
Đến 0h ngày 9/2, độ dày của tuyết tại thành phố Kofu, tỉnh Yamanashi, là 43cm trong khi thành phố Maebashi (tỉnh Gunma) và Chiba (tỉnh Chiba) là 32cm, Yokohama 16cm, Nagoya 5cm. Bên cạnh mưa tuyết, áp thấp còn mang gió lớn trong đêm 8/2, tốc độ gió đo được tại các địa phương lần lượt là 35,5 m/s ở Choshi (tỉnh Chiba), 34,4 m/s ở thị trấn Minamiizu (Shizuoka) và 32,8 m/s ở Oshima, Tokyo.
Mưa tuyết kỷ lục gây rối loạn giao thông. Tuyến tàu siêu tốc Shinkansen Tokaido phải hoãn chạy 2 tiếng trong khi các tuyến Shinakansen khác như Tohoku, Joetsu và Nagano bị chậm một giờ khiến gần 290.000 hành khách bị ảnh hưởng. Đến đêm 8/2, tuyến đường sắt nội đô JR tiếp tục bị ngừng hoạt động. Trong khi đó, một phần các tuyến đường cao tốc thủ đô, cao tốc Chuo Express và đường cao tốc nội đô bị ngừng hoạt động. Các chuyến bay từ sân bay Haneda đều bị hoãn lại.
Hãng hàng không Nhật Bản (JAL) nối lại hoạt động từ trưa 8/2 trong khi Hãng hàng không toàn Nhật Bản (ANA) cũng lùi giờ xuống 3 giờ chiều. Một số trường đại học ở Tokyo phải lùi thời gian tổ chức thi đầu vào do mưa tuyết ảnh hưởng đến việc đi lại của các thầy cô và học sinh. Tháp truyền hình Tokyo Skytree, toà tháp cao nhất thế giới, phải đóng cửa lúc 11h sáng cùng ngày do gió mạnh.
Theo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), do ảnh hưởng của mưa tuyết, 71.600 hộ gia đình tại Tokyo và các tỉnh như Kanagawa, Shizuoka và Chiba bị mất điện tạm thời.
Tuy thời tiết trong ngày 9/2 đã bình ổn nhưng cơ quan khí tượng vẫn tiếp tục cảnh báo về hiện tượng đóng băng trên các tuyến đường bộ gây mất an toàn giao thông.
Những ý nghĩa của chocolate trong ngày Valentine của người Nhật
Nếu bạn là nam giới, ngày lễ Tình yêu ở Nhật Bản đến với bạn có vẻ hơi khác thường. Bạn sẽ gặp phải một vài bối rối bởi những thanh Sô cô la mà bạn nhận được vào ngày này. Đối với hầu hết người phương Tây, ngày lễ Tình yêu là một ngày mà bất cứ ai cũng có thể bày tỏ tình yêu của họ đến những người đặc biệt hoặc là nam giới hoặc là nữ giới. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, ngày lễ Tình yêu 14/2 là một ngày mà chỉ có phái nữ trao tặng Sô cô la cho phái nam, vợ tặng chồng, con gái tặng con trai hoặc con cái tặng Ba Mẹ của mình. Nếu một người con gái thích (mến, yêu) một người con trai nhưng cô ta không biết liệu anh chàng đó có thích (mến, yêu) mình hay không, ngày 14/2 là một cơ hội tuyệt vời cho cô gái để nói với chàng trai những cảm xúc về tình yêu thương của mình. Cô gái không cần phải nói nhiều bởi những thanh Sô cô la đã thay lời nói lên tất cả. Đối với học sinh cấp 2 và cấp 3 ở Nhật Bản, ngày lễ tình yêu cũng là một sự kiện lớn trong đời sống tình cảm của tuổi học trò.
Một loại Honmei choko
Tuy vậy, sự bày tỏ tình cảm này không phải lúc nào cũng là những sự trao đổi lãng mạn và điều này đã làm cho những người mới đến Nhật Bản lần đầu cảm thấy rất bối rối. “Honmei choko” hoặc “Maji choko” là tên của những thanh Sô cô la được tặng cho các chàng trai mà cô gái thực sự yêu thương. Ngược lại, “Giri choko” lại được tặng cho nam giới là đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên hoặc những người quan trọng khác nhưng không phải bởi bất kỳ cảm giác lãng mạn nào như hai loại ở trên. “Giri” theo tiếng Nhật (tạm dịch) nghĩa là ý thức về trách nhiệm hoặc bổn phận (trả ơn đến ai đã từng giúp đỡ mình hoặc sẽ nhận được sự giúp đỡ). Thật khó cho phái nam để biết được liệu những thanh Sô cô la mình nhận được là tình cảm thật hoặc chỉ là thiện ý của phái nữ!!! Đây không phải là một câu hỏi mà bạn dễ dàng trả lời đối với người tặng !!!
Nếu bạn nhận Sô cô la từ một cô gái, thậm chí đó là “Giri choko”, chắc chắn rằng bạn đang được trông đợi để tặng lại những thanh Sô cô la trắng, kẹo dẻo hoặc một loại kẹo bất kỳ vào ngày Trắng (White Day) 14/3 (tức là một tháng sau, ngày này chỉ có phái nam tặng phái nữ). Nếu bạn muốn nhân dịp này để thú nhận tình yêu của bạn với một người đặc biệt nào đó, bạn cũng có thể tặng bạn gái đồ trang sức hoặc các vật kỷ niệm đắt tiền vào ngày này.
Một loại Giri choko
Gần đây, ngày lễ Tình yêu ở Nhật Bản đang thay đổi và nó trở nên phổ biến khi phái nữ tặng Sô cô la cho nhau. Họ cho rằng nếu món quà Sô cô la được xem như là một sự “ép buộc” để tặng những đồng nghiệp nam thì tại sao họ lại không thưởng thức những thanh Sô cô la tuyệt hảo với các nữ đồng nghiệp của họ??? Những thanh Sô cô la này được gọi là “Tomo choko”. Rất nhiều cô gái cũng thích mua những hộp Sô cô la đắt tiền cho chính họ như là một sự thết đãi đặc biệt cho bản thân vào ngày 14/2.
Một loại Tomo choko
Ngày lễ Tình yêu 14/2 có lẽ đã được giới thiệu đến Nhật Bản bởi các công ty sản xuất Sô cô la đang tìm kiếm thị trường để bán, nhưng hầu như tất cả nam giới đều nhận được một phần nào đó sự “kích động” từ những thanh Sô cô la này. Nếu bạn đang ở Nhật Bản, xin hãy cẩn thận: những thanh Sô cô la mà bạn đã nghĩ nó chỉ là “Giri choko” có thể thực sự được gửi từ một người đang “say mê” bạn đấy !
Ngày Valentine ở Nhật Bản – Toàn cảnh về chocolate
Ở Nhật Bản, Ngày lễ tình nhân (14 tháng 2) là ngày mà phái nữ dành tặng những thỏi sô cô la như một vật phẩm tượng trưng cho tình yêu dành cho phái nam.
Việc này vốn có nguồn gốc từ phương Tây, sau đó đến khoảng năm Chiêu Hòa 30 (tức khoảng năm 1950) nó bắt đầu du nhập vào Nhật Bản. Từ khi đó, việc mọi người tặng và nhận sô cô la trở nên phổ biến và dần trở thành một phong tục đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản hiện đại như ngày nay. Theo một cuộc khảo sát gần đây tại Nhật Bản, có 3 loại sô cô la chính được tặng trong ngày này.
Nếu bạn đang có một mối tình đơn phương, đang hẹn hò hay “cảm nắng” ai đó, hãy tặng cho họ loại Sô cô la này, bởi vì nó được coi là “Sô cô la dành riêng cho tình yêu” hay “Sô cô la thấm đầy quyết tâm và nhuệ khí”. Ở Nhật có một thời gian, vào khoảng hai mươi năm sau khi việc tặng chocolate xuất hiện ở Nhật Bản, tức là khoảng cuối năm 1970, được mệnh danh là “thời đại” thú nhận tình yêu, khi mà “Sô cô la chính là tình yêu”, học sinh tiểu học, trung học và phổ thông được coi là những người đi đầu trong “thời đại” này. Và cho đến tận bây giờ, ở rất nhiều nơi, “honmei choco” vẫn được coi là vật phó thác để bày tỏ tình cảm của nhiều cô gái Nhật Bản.
“Tomo Choco” là loại sô cô la được dành cho các người bạn nữ mà một cô gái yêu quý. “Tomo Choco” thường là những loại sô cô la nổi tiếng hoặc, sô cô la tự làm. Càng vào các thế hệ thanh niên về sau, việc tặng “Tomo Choco” cùng với các loại sô cô la khác sẽ càng trở nên phổ biến. Trao đổi “Tomo Choco”, cũng giống như việc trao đổi những bức ảnh hay mail, sẽ giúp tình cảm giữa những người bản trở nên ngày càng sâu sắc hơn.
Ý nghĩa của “My Choco” nằm ngay trong cái tên của loại sô cô la này. Vào ngày Valentine ở Nhật, người tặng và cũng là người nhận thường tự tặng cho mình một loại sô cô la mà mình thích nhất để “thưởng” cho sự cố gắng của bản thân. Các loại sô cô la được tặng thường là hàng đắt tiền và có chất lượng nổi tiếng.
Các nhà sản xuất sô cô la trên thế giới hiện nay đang đấu tranh khốc liệt để giành lấy thị phần tại Nhật. Cũng vì vậy mà thị trường sô cô la tại đây ngày càng được mở rộng. Cùng với đó, việc tặng nhau những thỏi sô cô la cũng trở thành một phong tục truyền thống vào mùa xuân.
あなたは今年のバレンタインデーにチョコレートを貰ったんですか。
Valentine vừa rồi, bạn có nhận được sô cô la không?
Đó là dịp để những con người, vốn nổi tiếng kín đáo và dè dặt, thể hiện cảm xúc của mình.
Thú vị hơn, người Nhật có hẳn hai ngày lễ tình nhân, điều đặc biệt mang lại những nét văn hóa của con người và văn hóa nhật bản. Một tháng sau khi cả thế giới tặng chocolate cho nhau, họ có thêm ngày Valentine trắng. Không phải là ngày lễ chính như Valentine 14/2 nhưng không vì thế mà Valentine trắng 14/3 không rộn ràng và sôi động đâu nhé!
Điều đặc biệt là trong ngày Valentine trắng thì bánh quy, kẹo và socola trắng lại được ưa chuộng thay vì những loại socola thông thường. Mặc dù Valentine trắng không phổ biến bằng Ngày lễ tình yêu truyền thống song trong ngày này rất nhiều người vẫn tặng quà cho một nửa của mình.
Ở việt nam đang dần du nhập những ngày lễ từ trên thế giới,nhưng trên thế giới có đến tận 3 ngày valentine đó. Valentine đỏ 14/2 dành cho mỗi người bày tỏ tình yêu với nửa kia của mình, Valentine trắng 14/3 là ngày đáp lễ và Valentine đen và ngày 14/4 là Valentine của những người độc thân. Bạn có cảm thấy thú vị không? Theo mình nghĩ đó là những ngày lễ rất đặc biệt,giúp cho các đôi tình nhân được thêm gắn bó.
Chúng ta cùng tìm hiểu xem ngày lẽ Valentine trắng xuất phát từ Nhật Bản có bởi ý nghĩa như thế nào nhé.Nếu bạn đang có ý định Du học nhật bản thì có lẽ đây là một thông tin hữu ích cho bạn đó.
Theo truyền thống thì Valentine trắng 14/3 là ngày dành cho con trai tặng quà đáp trả con gái sau khi họ nhận được quà vào ngày 14/2. Valentine trắng diễn ra vào đúng một tháng sau ngày Valentine, tức là 14/3 đấy. Vì ở Nhật, đặc biệt ngày 14/2 chỉ có mỗi con gái tặng quà cho con trai thôi, nên White Day sẽ là ngày con trai "đáp lễ" (tức là tặng quà con gái đấy (^^).Ở nhật bản không khó để nhận ra một hotboy trong trường bởi vì,vào ngày valentine 14/2,các bạn nữ có quyền thể hiện tình cảm của mình đối với bất cứ ai mà mình quan tâm. Không nhất thiết phải yêu đâu nhé. Trong ngày đó, rất nhiều anh nhận được vô sô quà từ phái đẹp tuy nhiên cũng có vô số ngườ không nhận được quà nào cả. chính vì thế mà vào ngày valentine trắng (Ngày đáp lễ) thì các hot boy thường cháy túi.
Với những hiểu biết một chút về văn hóa nhật bản,Du học nhật bản chắc sẽ là một điểm đến
Chỉ cần các ấy hạnh phúc khi ở bên nhau là đủ. Nhưng để mọi thứ hoàn hảo và lung linh hơn, tại sao chúng mình không tổ chức một ngày Valentine trắng thật ý nghĩa nhỉ?
Cuối tuần đi flea market và quan điểm của người Nhật về đồ cũ
Một trong những sở thích và cũng là thú vui của mẹ M mỗi cuối tuần, bên cạnh việc đi chơi ngắm hoa ngắm cảnh hay ăn nhậu, là đáp tàu lên Tokyo đi flea market. Nếu không đi được thì cũng kỳ kèo ông xã ra mấy cửa hiệu đồ cũ (recycle shop) lượn lờ xem có gì hay không.
Nói không ngoa chứ khoảng 70% vật dụng trong gia đình M bây giờ đều là hàng used cả , nhưng chúng mới tinh và được giữ gìn bảo quản rất tốt. Cuộc sống ở Nhật tuy đắt đỏ nhưng lại có sự dễ thở khá đáng yêu đó là sự tồn tại của các flea market và cửa hàng recycle kiểu này
Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy nhiều sản phẩm đã sử dụng ở Nhật, từ điện máy tới quần áo thời trang có thương hiệu…được bán với giá rẻ đôi khi chỉ bằng 1/10 giá trị thực của chúng, trong khi nhìn chúng gần như mới hoặc đời sản xuất mới từ năm trước năm kia mà thôi. Điều này dường như là rất khác biệt với VN hay thậm chí là cả các nước Âu Mỹ (mẹ M nghe mấy anh Tây nhận xét thế :D).
Hàng hóa ở Nhật Bản có xu hướng là hàng cao cấp và chất lượng cao, và thường có giá cao hơn các mặt hàng tương tự ở những nơi khác trên thế giới. Trong văn hóa sử dụng đồ vật hàng ngày, nhờ sự tỉ mỉ, thận trọng và chỉn chu mà người Nhật có xu hướng giữ gìn và chăm sóc tốt các tài sản của họ, nên khi chúng được đem bán lại, phần nhiều chúng vấn còn khá mới. Tuy nhiên với người Nhật, quan điểm đồ đã sử dụng luôn là đồ cũ và chỉ được phép bán với mức giá thấp.Vì thế người nước ngoài thường gợi ý nhau, nếu muốn mua đồ ở Nhật, hãy tìm xem anh có thể mua được món đồ đó đã qua sử dụng hay không.
Bạn có thể thắc mắc tại sao giá hàng cũ ở Nhật lại rẻ như vậy. Điều đầu tiên đó là hệ quả của một xã hội sản xuất mà hàng hóa luôn thừa mứa. Người Nhật có thể là một dân tộc tiết kiệm, tuy nhiên trong tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng hàng nội địa thì họ có xu hướng rất hào phóng và luôn thích cập nhật những cái mới. Bố M làm trong ngành sản xuất, lại ở bộ phận khai phát sản phẩm mới nên biết rất rõ sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường Nhật. Ngày hôm nay một sản phẩm mới này ra đời thì ngày mai sẽ có ngay những sp khác cạnh tranh với những đặc tính ưu việt hơn. Mà sự cải tiến ko chỉ nằm trong công nghệ sx, bao bì mà còn nằm ở giá cả, sp luôn có xu hướng giảm giá để cạnh tranh. Một sản phẩm hôm nay là hot thì chỉ một tháng sau nó đã được sale liên tục để nhường chỗ cho các sản phẩm khác. Chính vì hàng hóa mới còn nhanh chóng trở nên lỗi thời nên hàng hóa cũ chỉ càng bị mất giá hơn.
Nói một ví dụ đơn giản để các bạn hiểu, điện thoại di động ở Nhật được ra các mẫu mới theo mùa. Túc là 1 năm có bao nhiêu mùa thì trong bằng ấy mùa các sản phẩm mới lại ồ ạt ra đời. Một cái đt chỉ 3 tháng trước còn long lanh trên kệ thì 3 tháng sau nó đã thành đồ cũ, ngay lập tức giá thành của nó cũng sẽ hạ. Thậm chí bạn còn chẳng bán được chiếc điện thoại đó với giá 50% giá trị ban đầu của nó nữa. Hay như nhà M mới đổi ô tô. Nó là một chiếc xe gần như mới tinh, được sử dụng để trưng bày ở các dealer, nhưng vì vẫn là hàng used nên nó có giá rẻ hơn xe mới rất nhiều.
Một lý do khác để lý giải tại sao hàng used lại được bán rẻ như vậy đó là việc bạn phải mất một chi phí kha khá để “bỏ rác” những đồ điện tử và gia dụng không dùng nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Hôm rồi mẹ M vừa mua cái lò vi sóng mới vì lò cũ chức năng nướng bị trục trặc. Nếu đem vứt cái cũ đi, mẹ M có thể mất khoảng 30-50$ tiền xử lý rác điện máy, nên thay vào việc vứt đi, giải pháp khôn ngoan hơn cả là đem nó đến hard off- off house, chuỗi cửa hàng recycle nổi tiếng khắp nước Nhật để bán lại với cái giá rẻ bèo. Vậy là coi như cũng tiết kiệm được một khoản. Thi thoảng lượn lờ ở những chuỗi cửa hàng này, bạn cũng có thể vớ được mấy món đồ mới tinh giá rẻ, mà chủ nhân của chúng phải bán đi vì những lý do như chuyển nhà, chuyển công tác... Ở Nhật có câu, “ba lần chuyển nhà bằng một lần cháy nhà”, phí vận chuyển đồ đạc ở Nhật rất cao, nên nếu phải chuyển nhà người ta thường thà bán quách đồ đạc cũ và mua mới còn tiết kiệm hơn là thuê dịch vụ vận chuyển tới bốc chúng đi. Việc phải trả tiền bỏ rác cũng là lý do mà ở Nhật hay có các sayonara market nơi người nước ngoài khi về nước tặng hoặc bán lại vật dùng của mình cho người khác để không phải chịu khoản phí bỏ rác.
Tuy nhiên, nếu nói mua đồ cũ là rẻ và là giải pháp tối ưu thì cũng chưa hẳn. Anh bạn Nhật của cả gia đình thường nói, nếu mua những thứ lớn như tủ lạnh, máy giặt... thì tao sẽ tìm đồ cũ, nhưng những loại đồ hitech như TV, máy tính thì mua đồ mới là hơn cả, vì vừa có bảo hành, vừa có những đợt sale mà giá của hàng mới đôi khi còn rẻ hơn cả giá của mặt hàng tương tự trong tiệm đồ cũ. Vậy nên ở nhà M hay có câu, ở Nhật là không được manh động trong khoản mua sắm, vì hôm nay mua cái này, mai ra store nó đã giảm 50%, chỉ biết giậm chân đấm ngực mà khóc ròng, hehe
Quay trở lại với cái title liên quan tới flea market một chút. Flea market hay garage sale là những hình thức chợ trời với đủ thứ hàng hóa không lạ lẫm gì với nhiều người trong chúng ta. Điểm mà mẹ M thích nhất ở những flea market ở Nhật đó là đây là một hình thức thúc đẩy tiêu dùng thân thiện với môi trường nên hàng hóa ở đây có giá cả cực kỳ rẻ, mua như là được cho vậy, và không khí mua sắm rất vui vẻ, dễ chịu. Tưởng tượng mà xem, bạn có mấy item thời trang cũ, đem vứt rác thì vừa ko nỡ, vừa ô nhiễm, vừa tiếc rẻ, chi bằng đem tặng hoặc bán lại cho người khác để thấy đồ vật của mình vẫn còn có ích. Nếu bạn nghĩ những ai tham gia bán flea market là để kiếm lời thì nhầm to, một số flea market cho “con buôn chuyên nghiệp” – tức là những tay buôn đồ cũ tham dự, còn một số thì không. Khi tới bán hàng bạn không được bán miễn phí mà thường mất khoản phí 2000-3000Y để tham gia. Bán mấy cái đồ cũ giá vài trăm Y mà lại mất phí như vậy, không thể nói là người bán có lãi, mà quan trọng hơn cả, sự tham gia của họ như một hoạt động lành mạnh mỗi cuối tuần, vừa để giao lưu, vừa để bảo vệ môi trường. Có những ngày nắng chang chang, nóng đến phát điên, đi flea market vẫn thấy mấy cô gái Nhật kiên nhẫn ngồi bán đồ cũ của mình, chứng kiến cảnh ấy không thể nói là mẹ M không có chút cảm động
Mẹ M đã từng mua một chiếc short jeans của hãng Moussy chỉ với giá 100Y (hơn 20 nghìn) ở flea market , trong khi giá thành mới của sp này trong store tới tận trên 2, 3triệu/cái. Những bộ cốc tách sứ vintage đẹp đến nín thở, bạn có thể mua với giá chỉ vài trăm nghìn. Với ai yêu những gì cổ điển thì đây đúng là thiên đường, bạn thậm chí còn mua được cả đĩa than, sách cổ, đồ tạc gỗ cổ điển mà bạn khó kiếm được ở nơi nào khác. Mẹ M hay thích kiếm quần áo không đụng hàng ở đây, và kinh nghiệm là cứ nhìn quẩy nào mà chủ nhân là cô gái trẻ nào ăn mặc có gu ưa mắt một chút thì khi sà vào, thế nào cũng nhặt được vài món của cô ấy mà hỉ hả mang về .
Điểm sung sướng nhất của việc mua đồ ở chợ trời là việc đồ đạc được giữ rất sạch sẽ và mới do người chủ cũ tỉ mẩn và kỹ lưỡng khi sử dụng. Thậm chí mẹ M từng mua một cái áo cánh trắng giá chỉ 100Y, nhưng bạn có biết không, người chủ bán hàng thậm chí đã giặt, ngâm nước xả cho thơm và là nó phẳng không một nếp nhăn để đem ra bán ở flea market. Sự tôn trọng của người sử dụng đối với đồ đạc của mình khiến mẹ M thực sự ngạc nhiên. Ở khắp các gian hàng, người bán hàng luôn bày biện hàng hóa một cách gọn gàng, ngăn nắp, quần áo xếp lại chỉn chu đẹp mắt cho dù chúng chỉ là những món đồ cũ (chứ ko hề có chuyện chất đống lộn xộn bạc đãi chúng đâu). Đôi khi mẹ M gặp những gia đình đi bán hàng mà vui như mở hội. Họ bán mà như đi giao lưu và cảm thấy vui vì đồ đạc của mình có được chủ mới.
Tại Tokyo có mấy flea market lớn, trong đó Yoyogi là nơi tập trung đông giới trẻ và hàng hóa chủ yếu là đồ thời trang. Ngoài ra còn có Meiji Flea Market, nơi người ta có thể tìm thấy đủ thứ hàng hóa từ quần áo tới đồ gia dụng trong gia đình, đồ dùng em bé...
ねこ(con mèo), に( giới từ, trong câu này có nghĩa là dối với), こばん(tiền xu làm bằng vàng trong thời kỳ phong kiến của Nhật Bản)
⇒“Đồng bằng vàng đối với mèo”,
tương tự với câu tục ngữ Việt Nam “Đàn gẩy ai trâu”, có nghĩa là : bất kỳ thứ gì, dù có giá trị đến mấy cũng không có ý nghĩa gì đối với những người không hiểu được giá trị của nó.
にそく(hai đôi), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), わらじ(dép rơm)
⇒ “Hai đôi dép rơm”.
Câu này có thể hiểu là “một người đi hai chiếc dép rơm khác nhau” hay “một người làm hai công việc cùng một lúc”, có nghĩa là : một người kiêm cùng một lúc hai công việc có tính chất khác nhau.
Vốn được coi là món ăn biểu trưng của thành phố Osaka nên không có gì khó hiểu khi tại đây có hẳn một bảo tàng Tokoyaki. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành món ăn độc đáo này cũng như chiêm ngưỡng các mẫu biến thể có từ năm 1935. Đến bảo tàng, bạn còn được thưởng thức những viên Tokoyaki từ những bậc thầy về nấu nướng hay mua cho mình những món đồ lưu niệm mang đậm phong cách ‘Tokoyaki’.
Bảo tàng thuốc lá và muối là một trong những bảo tàng khá thú vị tại Nhật Bản. Tại đây trưng bày rất nhiều các bộ sưu tập về thuốc lá và muối như bao đựng thuốc lá hay dụng cụ làm muối… Sở dĩ bảo tàng trưng bày thuốc lá và muối vì đây là hai sản phẩm vô cùng quan trọng với người Nhật trong nhiều thế kỷ qua. Nếu bạn muốn tìm hiểu về quy trình làm muối Nhật hay những ảnh hưởng của thuốc lá thì bảo tàng là địa chỉ lý tưởng. Bảo tàng nằm tại Jinnan 1-16-8, Shibuya-Ku.
Chuẩn bị cho bản thân một số hiểu biết về thủ đô Nhật Bản sẽ giúp cho chuyến du lịch của bạn thuận lợi hơn nhiều.
1. Không nên boa cho nhân viên phục vụ
Phục vụ một cách chu đáo là một phần trong văn hóa của Nhật. Bạn không nên boa thêm cho người lái taxi, thợ cắt tóc, nhân viên lễ tân hay nhân viên pha chế quán bar. Bởi họ không mong được thưởng thêm và cũng sẽ từ chối số tiền đó. Một số nhà hàng đã tính cả tiền phục vụ trong hóa đơn. Nếu bạn để lại tiền boa, cho dù là ít hay nhiều, thì nhân viên phục vụ cũng sẽ chạy theo bạn đến tận cuối phố để trả lại.
2. Đi bộ ở phía bên trái
Tokyo là thành phố đô thị với mật độ dân cư lớn nhất trên thế giới, khoảng 35 triệu người. Tuy vậy, đám đông ở đây luôn có trật tự, tất cả mọi người đều chờ đến khi đèn đỏ để đi qua đường. Những người đi bộ trên vỉa hè luôn tuân theo một luật bất thành văn là đi về phía bên trái, gần như giống với việc lái ôtô. Chỉ có một ngoại lệ khi bạn đi thang máy cuốn, hãy đứng về bên trái và đi ở phía bên phải.
3. Khu vực hút thuốc
Bạn được phép hút thuốc trong những không gian kín như những quán bar hay nhà hàng nhỏ. Nhiều tàu tốc hành cũng có những phòng dành riêng để bạn hút thuốc. Tuy nhiên, hút thuốc lá là điều cấm kỵ ở khu vực vỉa hè và những nơi có biển cấm. Các đội tuần tra trên phố sẽ ngăn chặn những người vừa đi bộ vừa hút thuốc.
Những cửa hàng dành riêng cho người hút thuốc.
4. Một chiếc thẻ có thể dùng cho cả tàu điện và xe buýt
Hệ thống tàu điện của Tokyo thực chất là mạng lưới bao gồm ba công ty. Trước đây, mỗi công ty có một loại vé riêng của họ. Ngày nay, loại thẻ dùng chung của Suica và Pasmo cho phép mọi người ra vào tất cả các hệ thống.
Từ tháng 3/2013, việc trả phí còn được đơn giản hóa hơn khi một chiếc thẻ duy nhất có thể dùng chung cho cả tàu điện và xe buýt trong cả nước. Bạn có thể mua một chiếc thẻ như vậy ở các máy bán vé ngay khi bạn đến Tokyo. Số tiền đặt cọc cho chiếc thẻ là ¥ 500 (hơn 100.000 đồng) và có thể được hoàn trả nếu còn thừa. Thậm chí, bạn có thể giữ lại chiếc thẻ làm vật kỷ niệm cho chuyến đi của mình.
5. Các nhà tắm công cộng ở Nhật Bản
Các nhà tắm công cộng với tên gọi là sento là dấu tích từ quá khứ khi hầu hết nhà ở Nhật Bản không có bồn tắm. Cho dù phòng tắm có tiện nghi với loại nước có ga và xà phòng loại tốt hoặc là nhà tắm nhỏ ở một khu phố cũ kỹ với máy sấy tóc chạy bằng tiền xu được sản xuất từ những năm 1960, tất cả đều có giá ¥ 450 (khoảng 90.000 đồng). Hiệp hội Sento Tokyo đang nỗ lực để nhiều du khách biết đến loại hình công cộng này hơn trước thế vận hội Olympic mùa hè năm 2020.
6. Luôn được nghe thấy sự chào mừng
Trong khoảng thời gian ở Tokyo, cho dù bạn đi đến nhà hàng hay khu dịch vụ nào, bạn đều nghe thấy họ nói “Irasshaimase”. Đó là một cách chào đón lịch sự của người Nhật. Cụm từ đó có nghĩa là “xin mời vào” hoặc “kính chào quý khách”.
7. Món sushi ngon tuyệt
Chợ cá Tsukiji nổi tiếng bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng là nơi phù hợp nhất để bạn có thể thưởng thức hương vị tươi sống của món sushi vào buổi sáng sớm. Tuy không cần phải thức dậy quá sớm, nhưng bạn hãy chú ý rằng nhiều cửa hàng như vậy sẽ đóng cửa vào lúc 1 giờ chiều. Chỉ một lần đến đó và khi trở về nhà, bạn sẽ cho rằng không có sushi ở đâu có thể ngon như vậy.
8. Rất ít nơi có wifi miễn phí
Tuy số lượng các địa điểm có wifi ở Nhật Bản đang tăng lên, nhưng việc kết nối với chúng không hề đơn giản. Thậm chí những nơi có wifi miễn phí phổ biến như Starbucks, họ cũng yêu cầu bạn phải tạo một tài khoản trước. Thay vì thuê một số SIM, nhiều du khách cho rằng thuê một máy wifi bỏ túi ở sân bay để dùng với điện thoại thông minh của họ là cách nhanh nhất để vào được mạng.
Nhóm máu tiết lộ bạn giống nhân vật nào trong truyện tranh
Những bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản chắc hẳn làm cho ai ai trong số chúng ta cũng phải say mê, nhưng có bao giờ bạn băn khoăn tính cách của mình có điểm gì tương đồng với các nhân vật trong truyện tranh ấy?
Câu hỏi: Nhóm máu của bạn là?
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
Đáp án:
Nhóm máu A
Tính cách của bạn giống cô nàng Hajime trong “Hajime là số 1”. Cũng như cô ấy, bạn là người có tinh thần kỷ luật cao, luôn chăm chỉ và nỗ lực hết mình vì công việc và mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, bạn còn hơi nhút nhát, nhạy cảm, dễ xúc động mặc dù bên ngoài luôn tỏ ra mạnh mẽ. Hajime cũng vậy, bề ngoài có vẻ dữ dằn nhưng khi viết vào nhật ký thì lại chứa chan những điều lãng mạn, thậm chí hơi sến nữa! Bạn cực kỳ thích hợp với những người bạn có cá tính mạnh, mang trong mình nhóm máu AB.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy cố gắng hòa đồng, cởi mở hơn với mọi người. Ngoài ra thì bạn cũng không nên kiềm chế cảm xúc của mình quá, kẻo mọi người sẽ gọi bạn là “bà cụ non” đấy!
Nhóm máu B
Tính cách của bạn y chang nhân vật chính trong “Thám tử lừng danh Conan”. Bạn có một bộ óc cực quái không thua gì cậu bé này, và mức độ tò mò thì cứ gọi là sẵn sàng liều mạng! Với bản tính vô cùng kiên trì khi theo đuổi mục tiêu của bản thân, luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn và có khả năng tập trung suy nghĩ cực tốt, dường như chẳng điều gì trong cuộc sống này có thể khiến bạn chùn bước. Tuy nhiên, chính vì bạn quá tập trung nên đôi khi mọi người lại thấy tâm hồn bạn đang "treo ngược cành cây", không chú tâm gì đến những việc đang xảy ra xung quanh mình. Với bạn, một người mang nhóm máu O như Ran sẽ là cạ cứng hoàn hảo nhất.
Lời khuyên: Hãy bớt cứng đầu, liều lĩnh và nghe theo những quy tắc một chút để cuộc sống trở nên dễ thở hơn nhé!
Nhóm máu AB
Tính cách của bạn giống anh chàng Touya trong "Cardcaptor Sakura" (Thủ Lĩnh Thẻ Bài). Bạn có vẻ ngoài hơi lạnh lùng, tính cách khó hiểu và nội tâm vô cùng phức tạp. Tuy vậy, bên trong bạn lại là một trái tim nồng ấm, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh mà không cầu sự biết ơn hay đền đáp nào từ phía họ. Bạn thích thể hiện tình cảm bằng hành động hơn là lời nói, bởi vậy không phải ai cũng có thể hiểu được bạn. Tính cách của bạn rất hợp với mẫu người lạc quan, vui vẻ và mang nhóm máu O.
Lời khuyên: Bạn nên mở lòng nhiều hơn với mọi người xung quanh để họ được lắng nghe và chia sẻ những nỗi lòng của bạn!
Nhóm máu O
Tính cách của bạn không sai chút nào so với cô bé Usagi trong “Thủy thủ Mặt Trăng” - Luôn tươi cười, lạc quan, hòa đồng, cởi mở với tất cả mọi người. Chắc hẳn không ai là không quý mến tính cách thân thiện, đáng yêu dù đôi khi hơi trẻ con và hậu đậu này đâu. Bạn cũng rất vô tư nữa, nhưng đừng bao giờ tỏ ra vô tư quá mức kẻo bị gọi là “vô tâm” nhé.
Với tính cách của bạn thì tất cả những ai thuộc nhóm máu khác đều có thể trở thành cạ cứng của bạn, xin chúc mừng!
Lời khuyên: Đôi khi sự vô tư và hấp tấp của bản thân khiến bạn có những phát ngôn chưa đúng đắn lắm và hơi thiếu suy nghĩ, hãy rèn thêm cho bản thân thói quen suy nghĩ kỹ và “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, bạn sẽ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.
Vào thăm bên trong một căn nhà nông (xây trong trang trại) truyền thống của Nhật Bản, bạn sẽ thấy 2 khu riêng biệt: một với sàn bằng gỗ, được nâng lên từ mặt đất để lò sưởi irori ở trên, và một chỉ được che phủ bởi đất đầm, nén chặt, gọi là doma.
Doma.
Đây là nơi người Nhật nấu ăn (với lò nướng đất sét gọi là kamado), nước cũng được dự trữ ở đây và bạn sẽ thường tìm thấy các vật dụng truyền thống như nón rơm kasa hay áo mưa bằng rơm.
Trong nhà bếp hay trong phòng khách chính của Nhật Bản, lò sưởi (irori trong tiếng Nhật) là trung tâm và cũng là một trong những nét đặc trưng của một căn nhà truyền thống Nhật Bản. Irori được xây như một hố vuông chìm, được khắc trực tiếp trong nền đất hoặc được tạo thành bởi sàn gỗ, chứa tro và cát và quây bằng gỗ và đá.
Nhà bếp.
Để nấu ăn, các ấm nước thường được treo từ trên sàn nhà bằng một móc có tính chất trang trí, jizaikagi. Móc có hình phổ biến thường là chùy của thần Daikokuten, biểu tượng của sự thịnh vượng, hoặc cũng là hình con vật nào đó, tuy ít phổ biến hơn, như con cá chẳng hạn.
Do căn nhà truyền thống ở Nhật Bản không có ống khói, nên để sưởi ấm và nấu ăn, nhiên liệu ưu thích được dùng trong các irori là than củi, vì sẽ tạo ra ít khói hơn…
Tokyo, thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới, thành phố điên cuồng và hối hả trong công việc của ban ngày, nhưng đồng thời cũng là thành phố rực rỡ ánh đèn của những đêm không ngủ.
Từ câu lạc bộ đêm với âm nhạc điện tử ầm ĩ, tới những ly cocktail ngon lành và những kẻ sành sỏi hàng quán vỉa hè, thành phố không bao giờ ngủ này có rất nhiều điều để quyến rũ những người đang tìm kiếm một đêm đáng nhớ.
Cuộc sống về đêm ở Tokyo ẩn chứa nhiều điều thú vị. Ảnh: BBC.
Ánh đèn đêm chiếu xuống vỉa hè soi rõ những kẻ ham vui đang tìm kiếm một cuộc chơi thâu đêm. Người sành sỏi luôn tìm đến các quận phía đông, bắt đầu một đêm tại Eleven, quán bar sang trọng trước đây có tên là Space Lab Yellow. Khác biệt hẳn so với các câu lạc bộ “hoang dã” hơn tại Roppongi, quán bar này chơi nhạc reggae mỗi tuần, nổi tiếng với loại rượu vang nhẹ nhàng và khách hàng sang trọng.
Nhưng cuộc vui chính lại diễn ra ở Roppongi, nổi tiếng với các trò tiệc tùng và "quậy" tới bến, là nơi để lại ấn tượng lớn với những người lần đầu đến Tokyo. Hãy đi giày nhảy vào và thẳng tiến đến Super Deluxe, một không gian âm nhạc và nghệ thuật đầy trải nghiệm ẩn trong tầng hầm của một tòa nhà bỏ hoang, nơi bạn có thể cùng dân bản địa nhấm nháp một chút Tokyo Ale, hoặc nếm thử món bánh pizza tự làm hay là món cà ri chay, trong những chiếc ghế sofa da màu trắng sang trọng.
Một quán bar rực rỡ trong ánh đèn. Ảnh: besttourism.
Bạn nên hòa mình cùng dân bản xứ thưởng thức những ly cocktail hấp dẫn và âm nhạc sôi động khi ghé thăm Zoetrope. Đây thực sự là nơi "xả láng một bữa" dù bạn thử whisky hay chọn bừa trong thực đơn một món có cái tên mơ hồ không rõ. Trong ánh sáng lờ mờ bao quanh những người đã ngà ngà say, phim câm sẽ được chiếu mỗi tối và trên tường rực rỡ sắc màu những bức tranh siêu thực của Takeo Kimura.
Bữa tối trong lòng thủ đô Nhật Bản cũng khá thú vị. Ví dụ như tại Isen, một trong những nhà hàng ngon bậc nhất Tokyo nằm khuất trong một con hẻm chật hẹp, trên tầng hai của tòa nhà văn phòng vô danh. Một khi vào bên trong, hãy chọn chỗ ngồi tại quầy ăn được ghép bằng gỗ và xem các đầu bếp làm việc tại nhà bếp mở. Nếu sushi là món khoái khẩu của bạn, thì hãy quá bộ về phía Chợ Cá Tsukiji nổi tiếng thế giới, có đến 450 loại cá tươi khác nhau cho bạn lựa chọn thỏa thích.
Chợ cá Tsukiji. Ảnh: iflynonstop.
Và không thể bỏ qua, đó là Womb, hộp đêm thời thượng từng xuất hiện trong bộ phim Babel của Inarritu, trải rộng trên bốn tầng lầu với những chùm laser chất lượng hàng đầu và một hệ thống âm thanh ấn tượng với nhạc house, electro và techno. Nếu bạn yêu thích âm nhạc của những DJ quốc tế như Fatboy Slim hay Paul Van Dyck hãy đến với AgeHa, mẹ đẻ của tất cả câu lạc bộ đêm Nhật Bản. Quán nằm giữa khu công nghiệp Shin Kiba, với bốn quầy bar, hồ bơi ngoài trời và một sàn nhảy tư nhân. Câu lạc bộ này là một nơi hoàn hảo để nhảy cho đến lúc bình minh.
Quang cảnh trong Womb bar. Ảnh: tokyotravel.
Khi những tia sáng mặt trời đầu tiên xuyên qua cửa sổ, hãy tìm đường về với khách sạn. Băng qua phòng ngủ và đi thẳng tới spa làm đẹp kiêm phòng trị liệu, phòng tắm hơi và bể bơi, nơi bạn có thể đá văng đôi giày ra khỏi chân và khoan khoái nhảy xuống làn nước xanh trong suốt.
Nằm tại công viên Ebisu, quận Shibuya, Tokyo, bảo tàng bia Yebisu chào đón du khách bằng những lon bia khổng lồ đầy thú vị và lạ lẫm. Bảo tàng gồm bốn khu trưng bày riêng biệt là phòng trưng bày hiện vật, gallery, phòng nếm bia và studio. Đến bảo tàng này, du khách có cơ hội tìm hiểu quy trình chế biến và sản xuất bia hay nếm thử các loại bia tại đây. Đặc biệt bảo tàng còn trưng bày cả những mô hình "đồ nhắm" trông vô cùng hấp dẫn và bắt mắt.
Rất nhiều thương hiệu mỳ ăn liền được trưng bày tại đây.
Bảo tàng mỳ ăn liền là nơi trưng bày tất cả các thương hiệu cũng như các loại mỳ ăn liền có mặt tại Nhật Bản. Đến đây bạn có thể tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về quy trình có được một ly mỳ ăn liền. Tuy nhiên điều khiến bảo tàng thu hút khách du lịch hơn cả là dịch vụ tự tay làm mỳ ăn liền dạng gói và ly. Bảo tàng còn có khu vực tự phục vụ ăn uống và khu vui chơi cho trẻ nhỏ. Tất nhiên hai khu vực này cũng liên quan tới mỳ ăn liền.
Nằm tại Yotsuya 4-20, Shinjuku-ku, viện bảo tàng đồ chơi Tokyo là nơi trưng bày của khoảng 5000 món đồ chơi bao gồm những đồ chơi bằng gỗ hay những trò board game. Đến bảo tàng này, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những trò chơi độc đáo và lạ mắt mà còn được tham gia chơi thử chúng.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.