Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

Giới thiệu con người đất nước văn hoá Nhật Bản (日本及び日本の文化を紹介)

Liên kết tài trợ / スポンサーリンク


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
  

Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ vừa hợp tác xây dựng kính viễn vọng lớn nhất thế giới mang tên TMT (ảnh) tại Hawaii với tổng chi phí 1 tỷ USD.

Kính viễn vọng này có chiều cao 30m, đặt ở ngọn núi lửa Mauna Kea. Khi hoàn thành vào năm 2018, nó có tầm hoạt động gấp 9 lần các kính viễn vọng lớn nhất hiện nay, cho hình ảnh rõ nét gấp 3 lần.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Những lưu ý khi thăm xứ sở hoa anh đào

Hầu hết khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu tại Nhật Bản đều thanh toán bằng đồng yên mà không thu USD, do vậy tốt nhất bạn nên mang theo nội tệ Nhật khi đến đây.


Ghi nhớ một số thông tin dưới đây là cách tốt nhất để khám phá những cảnh đẹp và tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của người dân xứ sở mặt trời mọc.

Thời gian

Mùa xuân là mùa đẹp nhất và nhiều người lựa chọn để đến đất Nhật, bởi khoảng tháng 3, tháng 4, hoa anh đào nở rộ. Vào mùa hè, du khách sẽ thích thú khi một màu xanh bao phủ anh đào, lá phong, cây sồi bao phủ. Nếu yêu thích những khung cảnh lãng mạn tuyệt đẹp với màu sắc vàng, đỏ trên khắp các sườn đồi, núi, hãy đến vào mùa thu. Mùa đông ở Nhật Bản băng giá và rất lạnh, thích hợp với những ai thích trượt tuyết.

Vật dụng mang theo

Tùy vào từng mùa mà bạn nên chuẩn bị hành lý, tư trang cho phù hợp. Nên mang theo giầy nhẹ, đế bằng tạo cảm giác thoải mái khi đi bộ; áo khoác trong trường hợp khí hậu thay đổi đột ngột vào ban đêm. Nên trang bị túi thuốc cá nhân, bởi ở Nhật, khi mua thuốc điều trị cần phải có hóa đơn thuốc của bác sĩ và chi phí rất đắt đỏ.

Giao thông

Hệ thống giao thông công cộng ở Nhật Bản rất hiện đại, dịch vụ tốt, biển thông tin, chỉ dẫn tại các ga rất rõ ràng. Với khoảng 90 sân bay phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế, đây là đất nước rất dễ dàng và thuận tiện để có thể di chuyển bằng đường hàng không.

Tuy nhiên, du khách nên chọn tàu cao tốc bởi hầu như có mặt ở tất cả các điểm, đặc biệt "vé tàu JR 7 ngày" chỉ hơn 28.000 yên (khoảng 5 - 6 triệu đồng). Các tuyến tàu điện ngầm luôn có sẵn trong tất cả các thành phố lớn và cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng trong ngày. Xe bus và taxi hoạt động liên tục, tuy nhiên hơi khó khăn đối với những người không biết tiếng Nhật.

Tiền tệ

Hầu hết các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu đều thanh toán bằng tiền yên, không thu USD. Nếu bạn cần sử dụng nhiều nên mang theo các loại thẻ tín dụng như: Master Card, Visa Card...

Địa điểm tham quan


Ngôi đền cổ kính dát vàng ở Nhật.

Không thể bỏ qua các ngôi chùa khi bạn đến xứ sở này. Ngay cả những khu dân cư lớn, sầm uất như Tokyo và Osaka đều có những ngôi đền thờ đạo Shinto thanh bình bên những hàng cây xanh mướt.

Ngoài vườn Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới nhờ vào sự tái tạo tinh tế từ vẻ đẹp của thiên nhiên, thăm cảnh đồng quê ở các vùng nông thôn cũng mang đến những trải nghiệm rất thú vị cho du khách.

Matsushima là một trong 3 thắng cảnh nổi tiếng nhất của Nhật Bản, nơi đẹp như tranh vẽ với 260 hòn đảo nhỏ nằm rải rác trên vịnh.

Núi Phú Sĩ: đỉnh núi hùng vĩ này có lẽ là nơi tham quan được khao khát "phải xem" nhất đối với bất kỳ du khách nào khi đến Nhật Bản.

Nơi ở

Ngoài khách sạn, bạn có thể nghỉ một đêm tại các Ryokan, nhà trọ truyền thống của Nhật. Phòng ở không vách ngăn, có sàn trải chiếu tatami và đồ nội thất duy nhất là chiếc bàn thấp. Nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn hãy vào Minshuku, nhà trọ tư nhân với tiện nghi đơn giản.

Ăn uống

Bạn có thể đến các cửa hàng bách hóa lớn, khu vực xung quanh bất kỳ tàu điện ngầm hoặc ga xe lửa nào để thưởng thức món ăn của người Nhật.

Các món ăn nổi tiếng ở Nhật bạn không nên bỏ qua bao gồm Sukiyaki, thịt bò xắt lát mỏng nấu với rau cải, đậu hủ và miến; Kaiseki Ryori gồm rau, cá với rong biển, nấm, có hương vị rất đặc trưng.

Mua sắm

Ngoài các cửa hàng 100 yên (khoảng 20.000 đồng), bạn có thể lựa chọn và sắm cho mình những món đồ lưu niệm nhỏ tại các cửa hàng ở gần trạm xe điện và khu mua sắm. Đối với hàng điện tử, nên ghé vào khu Akihabara ở Tokyo.

Ở Nhật thường có 2 đợt giảm giá mỗi năm, tháng giêng và tháng 7. Các sản phẩm theo mùa như quần áo và các vật dụng đều được giảm từ 30 - 50%.

Phép xã giao

Trước khi bước qua cửa ở bất kỳ ngôi nhà nào tại Nhật Bản, ngay cả ở nhà hàng và khách sạn, bạn bắt buộc phải cởi giày và để vào tủ, bên cạnh sẽ có dép đi trong nhà dành riêng cho khách.

Ở Nhật, việc đưa tiền tip cho người phục vụ bị coi là một hành động lăng nhục. Vì thế bạn đừng bao giờ đưa tiền tip và yên tâm bạn sẽ được phục vụ chu đáo.

Không nên cười nói lớn tiếng hoặc đùa giỡn nơi công cộng. Xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm sẽ bị phạt.

Tặng quà được xem là một cách thể hiện sự yêu mến. Vì thế khi đến thăm một gia đình người Nhật nào, nên chuẩn bị một món quà phù hợp.

Không được ra hiệu bằng ngón tay

Ở Nhật, giơ ngón tay cái, ngón tay út lên không phải là ý tốt. Vì vậy, không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

Sử dụng các dịch vụ khách sạn

Trong hầu hết các khách sạn đều có dịch vụ Pay tivi với các loại phim giải trí. Nếu bấm vào nút đó, bạn sẽ phải thanh toán tiền.

Một vài khách sạn có sử dụng hệ thống robot minibar (tủ lạnh chứa thực phẩm tự động). Bạn đừng dại dột bấm vào đó nếu không sử dụng vì chỉ cần bấm vào đó, dù không sử dụng, máy cũng đã tính tiền.

Thông tin liên lạc

Bạn nên mua thẻ điện thoại tại các nơi bán công cộng hoặc bỏ xu trực tiếp vào các máy công cộng, vì điện thoại ở khách sạn rất đắt. Đối với người có điện thoại cầm tay có thể đăng ký roaming tại Việt Nam.

Có thể thuê điện thoại di dộng ngay tại sân bay sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh. Ngoài việc trả một khoản cố định cho việc thuê điện thoại, bạn phải trả tiền cước cho từng cuộc gọi. Khi thuê phải xuất trình hộ chiếu và thẻ tín dụng.

Bạn cũng nên nhớ một vài số điện thoại khẩn cấp tại Nhật Bản: như cứu thương 119, báo cảnh sát gọi số 110. Nếu bạn không nói được tiếng Nhật, tổng đài 110 sẽ hướng dẫn phím chuyển để kết nối tới thông dịch (tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác).



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Văn hóa múa cộng đồng ở Nhật Bản

Tinh thần đoàn kết của dân tộc Nhật Bản được thể hiện rất sinh động qua những điệu múa cộng đồng, những điệu mứa thường được thể hiện vào mỗi dịp lễ hội của mùa hè bên tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã.

Tinh thần gắn kết của một cộng đồng có thể được cảm nhận khi tất cả cùng hòa mình trong một điệu múa. Văn hóa Nhật Bản vốn được biết đến không phải với phong cách sôi động. Tuy nhiên, trong một phạm vi nào đấy, ta có thể bắt gặp cái rộn ràng của văn hóa Nhật Bản thông qua những điệu múa cộng đồng. Nếu có dịp tới Nhật Bản trong mùa hè, vào một buổi tối nào đó, sẽ nghe thấy tiếng hát và tiếng trống rộn rã. Chắc chắn đó là những âm thanh không thể lẫn vào đâu của vũ điệu Bon, hay còn gọi là Bon Odori.


Người dân vui vẻ tham gia múa điệu Bon Odori.

Obon là dịp lễ lớn thứ hai trong năm của người Nhật, diễn ra vào giữa tháng 8 dương lịch hàng năm, có ý nghĩa gần giống với ngày rằm tháng 7 “xóa tội vong nhân” của người Việt. Trong ngày hội, người dân nô nức tập trung ở các sân đền, công viên, sân trường học hay những khu đất trống, ở giữa là những chiếc trống taiko được đặt trên giá cao, và trong ánh sáng đỏ của những chiếc đèn lồng, rất nhiều người trong trang phục kimono mùa hè gọi là yukata, gồm cả già trẻ, gái trai, cùng nhảy múa trong một vòng tròn lớn.

“Ai nhảy múa là gã ngốc, xem những kẻ ngốc nhảy múa cũng là gã ngốc. Nếu đằng nào cũng bị coi là ngốc thì thà làm gã ngốc nhảy múa”, đó là điệp khúc mà những người tham gia thường hát khi nhảy múa trong tiếng nhạc vui tươi của đàn, trống và sáo. Những động tác múa đơn giản cùng không khí rộn ràng của sân hội khiến cho tất cả mọi người hồ hởi hòa chung vòng tròn. Trong những ngày hội chính của tuần lễ Obon vào giữa tháng 8, người ta nhảy múa tưng bừng từ sáng cho tới tận khuya.



Trẻ em cũng hứng thú tham gia vào điệu múa này.

Một loại hình múa thứ hai, mang tính chất biểu diễn cao hơn cũng như yêu cầu về vũ đạo và trang phục phức tạp hơn, là Yosakoi – điệu múa vừa truyền thống vừa hiện đại của Nhật Bản. Tuy bắt nguồn từ một địa phương xa xôi, nhưng nhờ nét đặc sắc và không khí rộn rã, Yosakoi càng ngày càng phát triển và lan rộng trên khắp nước Nhật. Theo tiếng địa phương, Yosakoi có nghĩa là “Đêm này mời bạn đến”.


Yosakoi là điệu múa rất nổi tiếng.

Là điệu múa tập thể cho các nhóm không quá 150 người, vừa nhảy múa vừa tiến lên phía trước. Một đội múa Yosakoi không phân biệt thành phần nam nữ, già trẻ, lớn bé, thông thường đến từ một trường học, một ngôi làng hay thị trấn. Họ hăng say tập luyện và háo hức tham gia các lễ hội múa hàng năm.

Các động tác múa rất linh hoạt và sôi nổi, khiến cho không chỉ những người múa mà cả những người xem đều bị cuốn hút. Bên cạnh đó, trang phục biểu diễn của Yosakoi cũng rất phong phú và đa dạng. Khi mặc vào, chúng khiên cho cả đội hình trở nên vô cùng rực rỡ. Loại trang phục phổ biến trong múa Yosakoi là yukata và happi. Dựa trên loại trang phục cơ bản này, mỗi đội múa lại thiết kế một kiểu dáng, màu sắc rất riêng cho đội mình, làm cho lễ hội trở thành một biển màu sặc sỡ vui mắt.


Đạo cụ múa naruko.

Ngoài phục trang biểu diễn, một đạo cụ không thể thiếu trong múa Yosakoi và góp phần làm cho điệu múa thêm vui nhộn là naruko, đó là một cái lắc bằng gỗ, được các thành viên cầm trên tay khi múa, khi lắc tạo thành âm thanh lách cách vui tai. Naruko vốn là một đồ vật dùng để dọa lũ chim tránh xa các ruộng lúa của người nông dân.

Một điệu múa Yosakoi sôi động không thể thiếu những nụ cười tươi rạng rỡ trên khuôn mặt của các thành viên. “Không thể không cười” là nguyên tắc bất di bất dịch của loại hình múa này. Trong tiếng nhạc rộn rã, cờ tung bay, những nụ cười tươi tắn đem đến một tinh thần phấn khởi vui tươi cho bất cứ ai theo dõi.

Những ai từng hòa mình nhịp nhàng trong điệu múa xoang của đồng bào Tây Nguyên, dập dìu cùng điệu nhảy sạp của người Tây Bắc hay điệu lâm thôn của dân tộc Khơ-me… hẳn sẽ cảm nhận được một điều ý nghĩa rằng, tất cả mọi người không phân biệt già trẻ gái trai, không ngượng ngùng hay ngần ngại trước đám đông, vượt lên trên hết chỉ có âm nhạc và một tinh thần cộng đồng cởi mở. Phong tục nhảy múa cộng đồng đáng tiếc lại không tồn tại trong đời sống người Kinh, cho nên quả thật khó khăn khi định nghĩa một điệu múa chính thức mang bản sắc của người Việt khi giao lưu quốc tế.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Hoa anh đào (Sakura - katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 hay 櫻, âm Hán-Việt: anh) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả hầu hết là các giống thuộc hay lai với các loài Prunus avium, Prunus cerasus.

Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày mankai (mãn khai, nở rộ) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày mankai.

★ Một số loại anh đào

Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người. Sau đây là một vài loại hoa tiêu biểu:

★ Yamazakura

Thường mọc ở phía Nam của Honshū. Nó còn có một tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura. Khi hoa nở thì thường có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và mùi hương khá đậm. Đặc điểm của loại hoa này là khi hoa nở cũng là lúc lá đâm chồi nảy lộc.



★ Oyamazakura

Thường mọc ở phía Bắc của Honshū và vùng núi Hokkaido, nó còn có tên gọi khác là Hồng Sơn Sakura (Beniyama Zakura). Loại hoa này có màu hồng đậm hơn, lá và hoa cũng to hơn so với Yamazakura.



★ Oshimazakura

Oshimazakura có nhiều ở bán đảo Izu. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc hoa bắt đầu nở và cho mùi hương quyến rũ là đặc trưng của loại hoa này. Khi hết mùa hoa anh đào, người ta thường ngắt lá của loại hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế loại hoa này mới có tên gọi sakura mochi.





★ Edohigan

Loại hoa này thường mọc ở vùng núi Honshū, Shikoku và Kyushū. Đặc trưng của loại hoa này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc thì những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt, chúng ta có thể bắt gặp chúng rủ xuống yểu điệu bên những mặt hồ hay bờ sông.

★ Kasumizakura

Kasumizakura mọc rải rác ở các vùng núi từ Hokkaido đến Kyushū. Đặc trưng của loại này là có một lớp lông non bao phủ trên cánh hoa và lá, có lẽ vì thế mà nó có một cái tên khác là Mao Sơn (Keyamazakura). Loại hoa này khi nở cũng chuyển dần từ sắc trắng sang sắc hồng.



★ Someiyoshino

Là loại hoa pha trộn đặc tính giữa hai giống Oshimazakura và Edohigan. Trên lá non và cánh hoa có lớp lông non bao phủ và khi hoa tàn thì mới là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Hoa nở có màu hồng nhạt.

Trong số các loài anh đào thì loại Someiyoshino được trồng nhiều nhất vì loại này hoa lại nở trước rồi lá mới mọc sau. Cánh hoa cũng to hơn so với các loại khác và nhìn có vẻ đẹp quý phái hơn. Hơn nữa loại hoa này sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 10 năm đã trở thành một cây lớn và cho hoa nở nhanh hơn loại khác. Từ thời kỳ Meiji loại này đã được trồng phổ biến trên khắp nước Nhật.




★ Quốc hoa Nhật Bản


Đồng xu 100 yên Nhật in nổi hình hoa anh đào phát hành năm 1967

Với người Nhật, Sakura zensen tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa "thoắt nở thoắt tàn" nên được các samurai yêu thích, vì nó tượng trưng cho "con đường chết" của người võ sĩ (sống và chết như hoa anh đào). Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều có hoa anh đào, đặc biệt ở trong các công viên, ven sông, dọc theo bờ kênh, trong sân các ngôi biệt thự. Ở Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào mùa xuân, tuy từng nơi mà hoa có thể nở sớm hơn hay muộn hơn. Ở miền Nam Nhật ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng 1 trong khi vùng Hokkaido phía Bắc Nhật Bản, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ Nam lên Bắc trong nước Nhật hàng tháng trời, đối lập với lá momizi trong sắc mùa thu, đỏ thắm dần từ Bắc xuống Nam.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa.

Có truyền thuyết cho rằng "sakura" là cách gọi lái từ "sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime - một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó.

★ Mùa hoa nở

Hoa anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyush, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở. Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (満開-Mãn Khai: thời điểm hoa nở rộ nhất, đẹp nhất) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần.

★ Trong Văn học Nhật Bản
Trong cuốn tiểu thuyết phản ánh đầy tâm trạng của một người già suy nghĩ về cuộc đời, cái chết và sự tái sinh, "Tiếng rền của núi" (Yama no otō), văn hào Kawabata Yasunari đã dành chương 6 (chương mang tên "Anh đào mùa đông") để miêu tả cây anh đào trong vườn khách sạn Atami nở đầy hoa giữa tháng một. Tuy được mọi người giải thích rằng đây là giống anh đào mùa đông, ông già Shingo vẫn có cảm giác mình như đã rơi vào mùa xuân của một thế giới xa lạ nào đó.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Nhật Bản sản xuất điện từ giấy vụn

Công nghệ mới này được “gã khổng lồ” ngành điện tử Nhật Bản Sony công bố ngày 15/12 trong Hội chợ các sản phẩm vì môi trường tại Tokyo.



Trong thí nghiệm được thực hiện tại hội chợ, cho giấy vụn vào dung dịch hỗn hợp nước và một số loại enzyme, lắc đều và chờ trong vài phút. Hỗn hợp sẽ sản sinh ra một nguồn điện năng đủ để chạy một chiếc quạt nhỏ.

Giấy vụn hoặc các mảnh bìa cứng được sử dụng để cung cấp chất cellulose – một liên kết chuỗi đường glucose có trong vỏ các loại thực vật. Các enzyme sẽ phá vỡ liên kết trong chuỗi đường glucose, sau đó được tác động bởi một nhóm enzyme loại khác để tạo ra các hydro ion và electron. Các eletron này di chuyển quanh một quỹ đạo và sinh ra điện năng, còn các hydro ion kết hợp với phân tử oxi trong không khí tạo thành nước.

Ông Chisato Kitsukawa, phụ trách quan hệ công chúng của Sony cho biết đây là lần đầu tiên công nghệ này được ra mắt. Công nghệ mới này là một phần trong chương chế tạo “pin sinh học” của Sony. Theo ông Kitsukawa, pin sinh học thân thiện với môi trường và rất có tiềm năng phát triển trong tương lai, do không sử dụng kim loại và các hóa chất độc hại.

Tuy nhiên, vẫn còn khá lâu trước khi công nghệ này được đưa vào sản xuất đại trà do công suất điện thấp chưa thể thay thế các loại pin đang phổ biến hiện nay.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Dango - Những viên bánh tròn tròn mềm mềm với sốt mặn ngọt ăn với trà chiều mùa hè, hay những xiên bánh 3 màu ăn khi ngắm hoa đào mùa xuân.



Dango nói chung là một loại bánh được làm bằng bột gạo luộc sau khi vo viên (có nơi còn cho thêm đậu phụ tươi, riêng ở Hokkaido người ta dùng bột khoai tây thay vì bột gạo) và thường được xiên vào que tre, uống với trà xanh. Dango cơ bản chỉ là viên bột luộc nhưng để tạo hương vị riêng, người Nhật đã sáng tạo ra các cách kèm dango với mùi vị như bọc nhân bên trong, hay bọc bột bên trong, rưới nước sốt lên.



Dango được chia ra làm 2 loại chính, gốc xì dầu và không xì dầu. Đầu tiên chúng ta điểm qua loại gốc xì dầu nhé.

Những loại dango có gốc xì dầu được phân theo 2 loại chính: vị mặn ngọt và vị mặn.



Trong các loại vị mặn ngọt, loại dango được ưa thích và biết đến rộng rãi nhất là mitarashi dango. Mitarashi dango là loại dùng nước sốt rưới lên. Mitarashi dango thường được bán trong những quầy hàng nhỏ ở các lễ hội, chợ đêm… Có nguồn gốc từ cố đô Kyoto, giờ đây Matarashi Dango đã trở thành một món ăn nhanh rất phổ biến ở Nhật.

Mitarashi Dango



Các loại dango vị mặn có gốc xì dầu thì ít phổ biến hơn gồm có: Shoyu dango (dango ăn với xì dầu không), Nori dango (dango rong biển) và wasabi dango (dango mù tạt).



Ngoài những loại dango gốc xì dầu (có vị mặn và mặn ngọt) ra thì còn rất nhiều những loại dango vị ngọt khác.



Anko dango: Đây là loại dango phổ biến nhất với dango và mứt đậu đỏ. Rất ngọt. Có 2 loại mứt đậu đỏ là mứt thô (hạt đậu không nghiền) và mứt tinh (hạt đậu được nghiền kỹ).



Kinako dango: những viên dango được lăn qua bột đậu tương mịn ngào đường.



Hanami dango hay Sanshoku (3 màu) dango: Đúng như tên gọi, loại dango này có 3 màu, hồng, trắng và xanh. Nó còn được gọi là hanami dango vì theo truyền thống người nhật ăn loại dango này vào mùa xuân khi ngắm hoa anh đào.



Tsukimi dango: dango xếp thành hình kim tự tháp đặt trên khay ăn vào trung thu khi ngắm trăng, đôi khi được làm hình chú thỏ đáng yêu .



Ngoài ra ở các vùng miền khác nhau có những loại dango rất đặc biệt! Ví dụ như Kakko dango. Loại dango này ít được biết đến nhất. Nó có nghĩa là dango ‘chim gõ kiến” và chỉ có ở một cửa hàng duy nhất ở thành phố Ichinoseki, tỉnh Iwate. Vì sao lại là chim gõ kiến? Vì cửa hàng này có thể làm dango rất giống chú chim gõ kiến. Cửa hàng này cũng có một nét rất đặc biệt, đó là cửa hàng có 2 phần, một bên là bếp làm, một bên là nơi khách ngồi, chia cách bởi một con đường, và thực phẩm được đưa từ bên này qua bên kia bằng ròng rọc.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  

Có thể hơi ngớ ngẩn một chút, nhưng những "chiêu trò" sau đây nếu mạnh dạn áp dụng thì chắc chắn bạn sẽ có một ngày nói dối đáng nhớ đấy!

1. Tấn công danh bạ điện thoại

Hãy lén lấy điện thoại của thằng bạn thân và bí mật thay đổi một vài cái tên trong danh bạ. Cao tay hơn một chút, bạn có thể tráo tên của mình với người yêu nó. Và trò chọc phá tiếp theo, không cần nói ra bạn cũng thừa biết mình phải làm gì rồi đúng không?

Sẽ thật tuyệt nếu bạn bắt chước được cách nhắn tin hay thói quen thường có của cô bạn kia. Sau đó, hãy gửi một tin nhắn với nội dung khiến đối phương "ngã ngửa". Đảm bảo tên bạn thân sẽ có một phen đau đầu đấy!



2. Đổi ngày sinh trên facebook, tại sao không?

Đây tuy là trò không còn mới mẻ gì nữa nhưng thực tế là cứ đến ngày này thì trên facebook bỗng nhiên xuất hiện hàng loạt người có cùng ngày sinh. Bạn cũng có thể thử xem sao! Cảm giác được mọi người bất ngờ "quan tâm", chúc tụng khi không phải sinh nhật mình cũng khá hay ho đấy. Đến cuối ngày, hãy viết 1 status đại loại như tự lật tẩy trò đùa và cảm ơn mọi người đã... bị mình lừa.

Nhân đây, bạn cũng có cơ hội kiểm tra xem ai thực sự quan tâm đến mình. Sẽ hơi hụt hẫng một chút khi phát hiện ra có những người thân quen nhưng lại không hề nhớ chính xác sinh nhật của bạn đấy!

3. Hãy... bắt một "con cá" leo cây

Tung một cái hẹn "rởm" với lời đề nghị béo bở rằng bạn sẽ trả tiền, sau đó rủ rê và nhắn thời gian, địa điểm cho nạn nhân. Đến sát giờ hẹn, bạn gọi điện và thông báo rằng đây là trò đùa ngày cá tháng Tư; hoặc "độc ác" hơn, đến lúc biết chắc nạn nhân đã có mặt ở đó thì bạn mới tiết lộ. Chắc chắn bạn sẽ hứng chịu một cơn "thịnh nộ" từ đối phương nhưng rõ ràng nó rất vui đúng không?

Lưu ý rằng trò này chỉ nên áp dụng với những đối tượng thực sự thân thiết thôi nhé!

4. Chơi trò mất tích

Khóa facebook, tắt điện thoại, không liên lạc với bất cứ ai... - bạn thử chơi trò mất tích với mọi người xung quanh và dành thời gian đấy cho chính bản thân mình xem. Bạn sẽ nhận ra lâu rồi mình không có không gian riêng, cũng không tự chăm chút những sở thích cá nhân nhiều như trước nữa.

Thỉnh thoảng tự cho mình biến mất cũng là điều hay ho đúng không? Nhưng tốt nhất là hãy "vô hình" khi công việc và học tập không có việc gì cấp bách nhé, nếu không mọi người sẽ "tá hỏa" vì bạn đấy!



5. "Hóa trang" thành người khác

Thay đổi kiểu tóc, cách ăn mặc sang một style chưa bao giờ bạn áp dụng trước đó, đảm bảo sẽ không chỉ mỗi mình bạn mà không ít người cũng cảm thấy thú vị vì sự "biến hóa" này cho xem.

6. Tranh thủ "hối lỗi"

Hãy tranh thủ ngày cá tháng Tư để biến việc thừa nhận trở nên dễ dàng hơn nhé! Nửa đùa nửa thật và thú nhận một sai sót hay tội lỗi gì đó mình đã gây ra, chắc chắn đối phương cũng cảm thấy việc này dễ chấp nhận hơn đấy!

7. Lời giả tình thật

Ngày nói dối quả thực là một cơ hội hiếm có để những ai rơi vào trường hợp "tình trong như đã, mặt ngoài còn e" thăm dò tình cảm của đối phương. Hãy mạnh dạn tỏ tình xem sao! Nếu người đó chân thành đồng ý thì còn gì tuyệt hơn nữa? Nhưng nếu câu trả lời là “không” thì nếu không muốn xấu hổ, bạn vẫn có thể rút êm bằng cách chữa cháy rằng hôm nay là cá tháng 4.

Tuy nhiên, vẫn có một rủi ro to đùng là đối phương nghĩ bạn nói đùa nên không dám bộc lộ tình cảm thật của mình. Nhưng dù sao, kế hoạch “lời giả tình thật” cũng là điều nên thử, đúng không?



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Nữ nghệ sĩ Nhật Bản Kumi Yamashita (hiện sống tại New York, Mỹ) đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đáng kinh ngạc bằng việc rọi ánh sáng vào những chữ cái 3D được sắp xếp một cách thận trọng.


Bóng một khuôn mặt người từ việc rọi ánh sáng vào các chữ cái

Kumi Yamashita được xem là “bậc thầy của nghệ thuật tạo bóng”. Cô đã cẩn trọng đặt những chữ cái hoặc các con số hình khối lên sàn hoặc tường, sau đó dùng ánh sáng để chiếu lên chúng từ nhiều góc độ khác nhau. Kumi Yamashita cũng đã phải mất hàng tháng trời để tắt mở đèn liên tục và sắp xếp lại các vật thể theo một thứ tự logic mới có thể tạo ra bóng người một cách hoàn hảo.

Kết quả là Kumi Yamashita đã tạo ra một làn sóng nghệ thuật thế giới về việc sắp xếp chữ cái tạo ra bóng người và giành giải thưởng đầu tiên tại bang Washington năm 1995 cho môn nghệ thuật này.

Sau khi tốt nghiệp Trường nghệ thuật Glasgow, cô cũng đã tổ chức các show diễn ở nhiều nơi như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Mỹ. Yamashita cho biết công việc đòi hỏi tính cẩn trọng cao. Khó khăn lớn nhất là làm sao để sắp đặt đúng các vật thể và đặt nguồn sáng đúng vị trí.

Trong nhiều bức ảnh, chúng ta có cảm giác như những chữ cái hoặc con số được ném vào bóng của một người nào đó. Điều này được Yamashita giải thích rằng nó có nghĩa là những suy nghĩ cùng lời nói đang xuyên qua tâm trí của một người hoặc là những gì xã hội nói với chúng ta.

“Thông qua các tác phẩm của mình, tôi muốn nhắc nhở mọi người về cách chiêm nghiệm những thứ xung quanh và bên trong chúng ta” – Kumi Yamashita chia sẻ.

Cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của Kumi Yamashita:









Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Luật cấm vừa đi bộ, vừa hút thuốc ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, người ta vẫn hay nhìn thấy cảnh tượng những người đàn ông đứng trên đường hút thuốc, hay là vừa đi bộ vừa hút thuốc . Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dân Nhật Bản đã dần nhận ra rằng việc hút thuốc lá trên đường phố là một hành vi không tốt và đặc biệt, đối với những người vừa đi vừa hút thuốc thì đó bị coi là những con người vô đạo đức



Vì thế những điều luật về cấm hút thuốc trên đường đã được ban hành.

Những lí do dưới đây đã làm cho “Aruki tabako” (Hút thuốc trên đường phố) trở thành vấn nạn của xã hội .

1. Gây phiền hà cũng như gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người khác.

2. Tàn thuốc làm cho đường phố mất vệ sinh.

3. Lửa của thuốc lá có thể sẽ gây phỏng cho người đi đường.

Trong các trường hợp bị phỏng do lửa của thuốc lá, có những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, làm cho trẻ em bị mù. Vì thế, ở từng khu phố của Nhật Bản, người ta đã bắt đầu áp dụng nhiều điều luật xử phạt liên quan tới việc hút thuốc lá trên đường.



Tuy nhiên, ở Nhật Bản quyền lợi của người hút thuốc cũng được tôn trọng. Vì lí do đó cho nên người ta đã thiết lập ra luật “Bunen”. Nghĩa cơ bản của từ “Bunen” là “những nơi không đặt gạt tàn thuốc thì không được hút thuốc”. Vậy nên, dù không có biển báo “Cấm hút thuốc” thì không được hút thuốc. Nếu muốn hút thuốc, bạn có thể đến các Kitsuenjo (phòng hút thuốc) để hút. Các Kitsuen-jo này được lắp đặt ở khắp khu vực công cộng như ga tàu, gần trạm xe buýt….



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Sapporo tuyển người vô gia cư làm hướng dẫn viên du lịch

Để hạn chế những định kiến không hay đối với những người vô gia cư, thành phố Sapporo (Nhật Bản) đã tạo cơ hội cho những người vô gia cư làm việc giống như những hướng dẫn viên du lịch thực sự.



Thành phố Sapporo là một thành phố du lịch nổi tiếng với văn hóa ẩm thực và lễ hội tuyết hàng năm. Mới đây, thành phố đã bố trí cho 5 người vô gia cư làm việc giống như những hướng dẫn viên du lịch tại các quầy thông tin.

Quầy thông tin được mở vào đầu tháng 12 do một tạp chí du lịch đứng ra tổ chức nhằm tạo điều kiện và giúp đỡ những người vô gia cư, đồng thời cũng tạo được công ăn việc làm cho họ.

Công việc chính của họ là hướng dẫn và tư vấn đồng thời kết hợp bán các tạp chí du lịch cho du khách từ nơi khác đến, giới thiệu cho du khách về các nét văn hóa truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, cũng như giải đáp những thông tin cho khách.

Nagisa Hirata, một tình nguyện viên cho biết: “Tôi mong rằng, với những quầy thông tin như thế này có thể giúp đỡ người vô gia cư tránh được những định kiến không hay của xã hội cũng như tạo cho họ cơ hội để hòa nhập với cộng đồng”.

Đây là một ý tưởng rất hay, những người vô gia cư sẽ được ăn phần trăm lợi nhuận từ việc bán các tạp chí thay vì được nhận lương cứng cố định.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


So sánh quan niệm 12 con giáp của người Nhật và người Việt

Ở Việt Nam thì Sửu là Trâu thì Nhật Bản là Bò, Mão là Mèo thì họ là Thỏ; Mùi là Dê thì họ là Cừu. Ngoài ra còn có một sự khác biệt nữa, nhưng không lớn lắm: Hợi ở Việt Nam là Lợn, thì ở Nhật Bản cũng là Lợn nhưng là Lợn Rừng!


Quan niệm về 12 con giáp là cách chia thời gian và phương hướng thành 12 phần (12 cung hoàng đạo), hướng khác nhau bằng cách đặt tên theo tên các loài vật. Người Nhật đón nhận tư tưởng này từ tư tưởng xa xưa của người Trung Quốc.

Cũng như Việt Nam, người Nhật cũng có quan niệm về 12 con giáp trong ngày Tết. Theo thứ tự, 12 con giáp ở Nhật là: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Cừu), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn rừng). Có một số điểm khác biệt nhỏ: Ở Việt Nam thì Sửu là Trâu thì Nhật Bản là Bò, Mão là Mèo thì họ là Thỏ; Mùi là Dê thì họ là Cừu. Ngoài ra còn có một sự khác biệt nữa, nhưng không lớn lắm: Hợi ở Việt Nam là Lợn, thì ở Nhật Bản cũng là Lợn nhưng là Lợn Rừng!

Ở Nhật có một câu chuyện nói về 12 con giáp có tên là ‘Vì sao mèo bắt chuột’. Câu chuyện nói về việc chuột lừa mèo làm cho mèo không đến được thiên đình đúng ngày hẹn của Ngọc hoàng nên không vào được danh sách 12 con giáp.
Người Nhật cũng tin rằng tuổi có ảnh hưởng nhất định tới tính cách và vận hạn của mỗi người. Cụ thể hơn, người Nhật và người Việt có nhiều quan điểm khác biệt về tuổi tính theo 12 con giáp.




Tuổi chuột


Quan điểm của người Nhật: Vui vẻ, xởi lởi, dễ gần, dễ mến nhưng hay lo vặt vãnh nên cũng dễ cáu giận. Học thức ít nhưng tự tin và tự trọng. Thích làm đẹp, làm sang cho bản thân nhưng trong khuôn khổ cho phép. Tuổi chuột hợp với các tuổi khỉ, rồng,trâu, kị các tuổi rắn, chó và lợn, đặc biệt tối kị tuổi ngựa.

Quan điểm của người Việt: Người mang tuổi này rất duyên dáng và hấp dẫn người khác phái. Tuy nhiên, họ rất sợ ánh sáng và tiếng động. Người mang tuổi này rất tích cực và năng động nhưng họ cũng thường gặp lắm chuyện vặt vãnh. Người mang tuổi Tý cũng có mặt mạnh vì nếu chuột xuất hiện có nghĩa là phải có lúa trong bồ. Vì chuột là con vật sống về đêm nên giờ Tý bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.

Tuổi sửu

Quan điểm của người Nhật: Là người nhẫn nại, ít lời, không hay khoe mẽ về mình, do đó dễ tranh thủ được sự gíup đỡ của người khác. Tính nóng và cục tính. Chăm làm, khéo tay và quyết đoán, không chấp nhận, không nhún nhường kẻ cản trở họ. Làm ăn đối với họ là chính, tình cảm là chuyện thứ yếu nên họ khó lấy vợ. Tuổi hợp là tuổi chuột và tuổi gà, không nên lấy tuổi chó và kị nhất là tuổi lợn.

Quan điểm của người Việt: Trâu tượng trưng cho sự siêng năng và lòng kiên nhẫn. Năm này có tiến triển vững vàng nhưng chậm và một sức mạnh bền bỉ. Người mang tuổi Sửu thường có tính cách thích hợp để trở thành một nhà khoa học. Trâu biểu tượng cho mùa xuân và nông nghiệp vì gắn liền với cái cày và thích đầm mình trong bùn. Người mang tuổi này thường điềm tĩnh và rất kiên định nhưng rất bướng bỉnh. Giờ Sửu bắt đầu từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.

Tuổi dần

Quan điểm của người Nhật: Là người nhạy cảm, đa tình có đời sống nội tâm cao nên thường do dự. Tuổi hổ trọng người ít tuổi, kị người cao tuổi hơn mình. Quả cảm kiên trì nhưng có vẽ ích kỷ, thiển cận, tuổi này giữ vía, ma quỷ cũng phải tránh đường, do đó người Nhật thường cầu mong trong gia đình có người tuổi hổ. Tuổi này hợp duyên với tuổi ngựa và rồng, khắc tuổi trâu, rắn và khỉ.

Quan điểm của người Việt: Những người mang tuổi cọp thường rất dễ nổi giận, thiếu lập trường nhưng họ có thể rất mềm mỏng và xoay chuyển cá tính cho thích nghi với hoàn cảnh. Cọp là chúa tể rừng xanh, thường sống về đêm và gợi lên những hình ảnh về bóng đen và giông tố. Giờ Dần bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ sáng khi cọp trở về hang sau khi đi rình mò trong đêm.

Tuổi mèo

Quan điểm của người Nhật: Là tuổi thành đạt, nhã nhặn, khiêm nhường, hiếu thảo, và giao thiệp rộng. Đời người may mắn nhưng hay ba hoa, được cái ba hoa đúng lúc, đúng chỗ. Ít cáu giận, dễ đi vào kinh doanh buôn bán. Tuổi này dễ khóc dễ cười, chăm học, chăm đọc xong ít tài năng đặc biệt. Rộng rãi trong giao tiếp nhưng bảo thủ, so đo. Hợp với tuổi chó, dê, lợn, khắc với tuổi chuột, gà và không hợp tuổi rồng.

Quan điểm của người Việt: Mèo tượng trưng cho những người ăn nói nhẹ nhàng, nhiều tài năng, nhiều tham vọng và sẽ thành công trên con đường học vấn. Họ rất xung khắc với người tuổi Tý. Người tuổi Mão có tinh thần mềm dẻo, tính kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động. Giờ Mão bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng khi mèo bắt đầu đi kiếm ăn.

Tuổi thìn

Quan điểm của người Nhật: Khỏe mạnh, năng nổ, xốc vát, dễ bị khích bác, kích động, khó làm chủ bản thân. Vừa ương gàn vừa độ lượng nên dễ giàu và dễ được tiếng vang, dễ bị lôi kéo vào việc xấu. Tuổi này về già thì nhàn nhưng không kín miệng. Nên lấy người tuổi chuột, rắn, khỉ ,gà; tránh rồng, trâu, chó.

Quan điểm của người Việt: Con rồng trong huyền thoại của người phương Đông là tính Dương của vũ trụ, biểu tượng uy quyền hoàng gia. Theo đó, rồng hiện diện ở khắp mọi nơi, dưới nước, trên mặt đất và không trung. Rồng là biểu tượng của nước và là dấu hiệu thuận lợi cho nông nghiệp. Người tuổi Rồng rất trung thực, năng nổ nhưng rất nóng tính và bướng bỉnh. Họ là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, thịnh vượng và của hoàng tộc. Có một câu tục ngữ nói rằng “vào năm Thìn, mọi người phải dự trữ lương thực cho mình”. Vì vào những năm Thìn nạn đói kém thường xảy ra. Giờ Thìn bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.

Tuổi Tỵ

Quan điểm của người Nhật: Khôn ngoan, có ý chí, gặp may nhiều và dễ thành đạt. Thích loè loẹt, phô trương, ích kỷ và keo kiệt. Đa nghi nhưng khi cho tiền ai, thì cũng cho rất nhiều. Họ rất thích khen nịnh vì tuổi này có lãng mạn. Con gái Nhật cho dù tuổi gì cũng thích được một lần gọi là “mỹ nhân tuổi tỵ”. Họ hợp tuổi trâu, gà, xung khắc với hổ, lợn.

Quan điểm của người Việt: Người tuổi rắn nói ít nhưng rất thông thái. Họ thích hợp với vùng đất ẩm ướt. Rắn tượng trưng cho sự tiến hóa vĩnh cửu của tuổi tác và sự kế vị, sự phân hủy và sự nối tiếp các thế hệ của nhân loại. Người tuổi rắn rất điềm tĩnh, hiền lành, sâu sắc và cảm thông nhưng thỉnh thoảng cũng hay nổi giận điên cuồng. Họ rất kiên quyết và cố chấp. Giờ Tỵ bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ sáng.

Tuổi ngọ

Quan điểm của người Nhật: Vui tính, ba hoa, mồm mép và khá nổi tiếng và dễ được cảm tình. Giỏi kinh doanh, giỏi đoán ý đồ của người khác để “lựa lời mà nói”. Tuổi ngựa nhiều tài nhưng khó tính, cầu kỳ trong ăn mặc, cầu toàn trong công việc nên họ coi tình yêu là thứ yếu. Họ dễ bị lừa trong yêu đương cho dù họ rất thích độc lập sáng tạo. Họ hợp với tuổi hổ, dê, chó; kỵ tuổi chuột.

Quan điểm của người Việt: Người tuổi Ngọ thường ăn nói dịu dàng, thoải mái và rộng lượng. Do đó, họ dễ được nhiều người mến chuộng nhưng họ ít khi nghe lời khuyên can. Người tuổi này thường có tính khí rất nóng nảy. Tốc độ chạy của ngựa làm người ta liên tưởng đến mặt trời rọi đến trái đất hàng ngày. Trong thần thoại, mặt trời được cho là liên quan đến những con ngựa đang nổi cơn cuồng nộ. Tuổi này thường được cho là có tính thanh sạch, cao quý và thông thái. Người tuổi này thường được quý trọng do thông minh, mạnh mẽ và đầy thân ái tình người. Giờ Ngọ bắt đầu lúc giữa trưa khi mặt trời lên cao nhất (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).

Tuổi mùi

Quan điểm của người Nhật: Nhạy bén, tinh tế trong cảm xúc, cuồng nhiệt nhưng cũng dễ thất vọng bi quan. Dễ thích nghi với người mọi kiểu. Cuộc đời ít gặp may nhưng rất mộ đạo. Đời sống vật chất tạm ổn. Họ hợp với người tuổi mèo, lợn, ngựa; tránh tuổi chuột, chó, trâu.

Quan điểm của người Việt: Người mang tuổi Mùi thường rất điềm tĩnh nhưng nhút nhát, rất khiêm tốn nhưng không có lập trường. Họ ăn nói rất vụng về, vì thế họ không thể là người bán hàng giỏi nhưng họ rất cảm thương người hoạn nạn và thường hay giúp đỡ mọi người. Họ thường có lợi thế vì tính tốt bụng và nhút nhát tự nhiên của họ. Giờ Mùi là từ 1 giờ đến 3 giờ chiều.

Tuổi thân

Quan điểm của người Nhật: Thông minh, hiểu biết, biết rộng nhưng không để tâm nhiều đến công việc. Nhớ thì làm, quên thì cho qua luôn mặc dù khi xử lý công việc thì khá nhanh. Dễ hoà nhập, quảng giao, trí nhớ tốt. Đường nhân duyên không lấy gì làm may mắn. Gặp tuổi chuột hoặc tuổi rồng thì tốt, gặp tuổi lợn, rắn thì kém may mắn, gặp tuổi hổ thì đại hoạ.

Quan điểm của người Việt: Người tuổi Thân thường là một nhân tài có tính cách thất thường. Họ rất tài ba và khéo léo trong các vụ giao dịch tiền bạc. Người tuổi này thường rất vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến, nhưng họ lại nói quá nhiều nên dễ bị người khác xem thường và khinh ghét. Khuyết điểm của họ nằm trong tính khí thất thường và không nhất quán. Giờ Thân bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.

Tuổi dậu

Quan điểm của người Nhật: Tuổi bận rộn, lo toan, tham công tiếc việc, việc gì cũng muốn làm mà dễ bi quan, thất vọng. Thích hoạt động xã hội. Tự tin nhưng lại ít tin người. Luôn luôn tỏ ra viễn vông, kỳ cục. Tiêu pha hoang tàn nhưng cũng có sao nói vậy. Họ hợp người tuổi trâu, rắn, rồng. Tránh tuổi gà, chuột, chó. Kỵ nhất là tuổi mèo.

Quan điểm của người Việt: Năm Dậu tượng trưng cho một giai đoạn hoạt động lao động cần cù siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối. Cái mào của nó là một dấu hiệu của sự cực kỳ thông minh và một trí tuệ bác học. Người sinh vào năm Dậu được xem là người có tư duy sâu sắc. Đồng thời, Gà được coi là sự bảo vệ chống lại lửa. Người sinh vào năm Dậu thường kiếm sống nhờ kinh doanh nhỏ, làm ăn cần cù như “một chú gà bươi đất tìm sâu”. Giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối.


Tuổi tuất

Quan điểm của người Nhật: Là biểu hiện tập trung mọi phẩm chất tốt của con người. Ngay thẳng, chân thành, biết mình, biết người, có đức tin và cao độ tin cậy cao. Đại lượng, không vụ lợi, tuổi chó ít giao du, sống kín đáo, bướng bỉnh và thẳng thắng, giỏi quản lý, giỏi hoạt động xã hội. Họ hợp người tuổi chó, tuổi mèo,ngựa; không hợp tuổi trâu, gà; kỵ nhất là tuổi rồng, dê.

Quan điểm của người Việt: Năm Tuất cho biết một tương lai thịnh vượng. Trên khắp thế giới, chó được dùng để giữ nhà chống lại những kẻ xâm nhập. Những cặp chó đá thường được đặt hai bên cổng làng để bảo vệ. Năm Tuất được tin là năm rất an toàn. Giờ Tuất bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ đêm, lúc này những người dân ở vùng nông thôn Việt Nam thường đi ngủ và giao nhà cửa lại cho những chú chó trông coi.

Tuổi hợi
Quan điểm của người Nhật: Kiên định, kiên trì, cuộc đời tuổi lợn mang tính mục đích rõ rệt. Ít bạn nhưng có tính sẵn sàng hy sinh vì bạn. Ít nói nhưng vẫn không biết giữ bí mật. Tuổi lợn không thích cãi vã. Đường tình duyên không thuận. Họ hợp người tuổi mèo, dê, tranh tuổi khỉ, đại kỵ tuổi rắn.

Quan điểm của người Việt: Lợn tượng trưng cho sự giàu có vì loài lợn rừng thường làm hang trong những khu rừng. Người tuổi Hợi rất hào hiệp, ga-lăng, tốt bụng và dũng cảm nhưng thường rất bướng bỉnh, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe. Giờ Hợi bắt đầu từ 9h đến 11h đêm.

Tuy cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, nhưng do đặc thù văn hóa, quan niệm về 12 con giáp của người Nhật Bản và người Việt Nam quả là có những khác biệt cực kỳ thú vị.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Bài học khởi nghiệp từ “nghệ sĩ Sushi” giỏi nhất thế giới

Jiro Ono Sushi, một quán Sushi nhỏ với diện tích chỉ hơn 50 mét vuông đã trở thành một nhà hàng nổi tiếng của cả Nhật Bản với thực đơn sushi được cho là ngon nhất thế giới.
Để được thưởng thức tại nhà hàng này, khách hàng cần đặt chổ trước ít nhất 3 tháng. Jiro Ono, người chủ nhà hàng 85 tuổi được vinh danh là nghệ sĩ sushi hàng đầu Nhật Bản đã có 70 năm làm việc với thực đơn chỉ là sushi.


Chân dung ông Jiro Ono

Đài truyền hình Magnolia, Nhật bản đã sản xuất một bộ phim tài liệu về cuộc đời và “sự nghiệp sushi” của Jiro Ono mang tên “Jiro Dreams of Sushi” được rất nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới đón nhận nhiệt tình. Họ bị chinh phục bởi một triết lý khởi nghiệp đầy nhân văn và văn hoá làm việc của người Nhật Bản. Từ một cửa hàng sushi nhỏ, Jiro trở thành một biểu tượng và niềm tự hào ẩm thực của Nhật Bản.

Triết lý khởi nghiệp của Jiro được gọi là “triết lý sushi” đã gợi ý cho chúng ta những bài học quan trọng sau:

Một khi đã quyết định lựa chọn công việc, bạn phải đắm chìm trong công việc của bạn

Jiro tâm sự “Một khi đã quyết định về nghề nghiệp của mình, bạn phải nhấn chìm chính mình vào công việc, bạn phải yêu say đắm và không bao giờ được phàn nàn về nó. Bạn phải hiến dâng cả cuộc sống của mình để biết hết và làm chủ tất cả mọi kỹ năng cần thiết. Đó là bí quyết của thành công và là chìa khoá của sự vinh danh”


Jiro là một người thợ làm sushi hạnh phúc, ông yêu công việc và thực hiện nó hầu như suốt cả cuộc đời.

Tuy nhiên, có một điều cần ghi nhớ rằng, Jiro không nói “hãy tìm công việc bạn yêu thích” nhưng ông nhấn mạnh rằng “bạn phải yêu công việc bạn đã chọn”.

Điều này có nghĩa là bạn phải ý thức và nuôi dưỡng tình yêu giống như trong hôn nhân vậy. Điều này hoàn toàn khác sự yêu thích của tuổi trẻ bồng bột, một sáng thức dậy thấy háo hức muốn thực hiện một điều gì đó thế rồi vỡ mộng và chán chường sau đó vài tuần khi va chạm những thử thách. Tình yêu công việc đòi hỏi một sự cống hiến gần như trọn đời.

Điều này gợi cho chúng ta nhớ đến hai cụm từ phổ biến “làm việc vì tiền” và “làm việc vì lòng say mê”. Niềm đam mê công việc là hành trình thực hiện một ước mơ, có đôi lúc chúng ta phải chịu đựng những điều kiện làm việc cực nhọc…để rồi chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống khi thành công.

Không quá tệ nếu chúng ta bị trách là chỉ biết “làm việc vì tiền”, nhưng “làm việc bằng lòng say mê” là một cuộc cách mạng trong mối quan hệ giữa chúng ta và công việc, là cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tự hào về công việc của bạn để có thể cung cấp được chất lượng tốt nhất

Sushi được định nghĩa như một món ăn đơn giản, nhỏ gọn. Nhưng chính Jiro đã đưa món ăn này lên một cấp độ mới. Khác với những nhà hàng khác, Jiro không phục vụ các món ăn như khai vị hay tráng miệng, thay vào đó thực khách được phục vụ với 20 món sushi đầy đủ mùi vị, và chỉ sushi mà thôi.

Điều đặc biệt, nhà hàng của Jiro chỉ có 10 chổ ngồi, điều này giúp cho các nhân viên của ông được tập trung để làm ra các món sushi ngon nhất. Họ cũng có thể giúp họ quan sát chi tiết tính tình của từng khách hàng và phục vụ tốt nhất.

Yoshikazu, con trai đầu của Jiro người hiện nay được kế thừa quản lý nhà hàng cho biết rằng các nhân viên trong nhà hàng làm sushi, công việc của họ lập đi lập lại hàng ngày như nhau, điều đó tạo điều kiện họ làm chủ đầy đủ các kỹ năng nhỏ nhất và tạo ra các món sushi có chất lượng rất ổn định.

Jiro cũng làm đi làm lại công việc của ông hàng ngày trong suốt 70 năm, điều đó giúp cho ông hiểu rõ tất cả mọi điều về thế giới sushi. Sự sáng tạo của ông cũng chỉ tập trung trong ngành hẹp là sushi thay vì đi theo chiều rộng, ông đã đưa món sushi của mình thành một môn nghệ thuật đầy hấp dẫn.

Sự hy sinh

Khi các bạn quyết định chọn kịch bản cho cuộc đời mình là “làm công việc mình yêu thích” thì cần chú ý rằng, kịch bản này có chi phí rất cao đặc biệt là trong thời gian đầu. Một khi bạn chọn con đường này thì phải sẳn sàng trả học phí cho việc nhập học. Vì có thể bạn phải làm việc nhiều giờ hơn và kiếm được ít tiền hơn so với những người xung quanh.



Jiro đã phải chấp nhận xa gia đình, xa những đứa con đang lớn của mình để tập trung toàn bộ thời gian vào công việc học hỏi và sản xuất sushi. Có lúc ông phải chống chọi lại với sự đói nghèo. Những đứa trẻ của ông phải tiết kiệm hàng tháng trời mới đủ tiền mua được một lon cocacola.

Cuộc sống của Jiro hôm nay lại khác, ông trở thành giàu có và nổi tiếng với chính niềm đam mê của mình. Mối quan hệ cha con ngày càng thân thiết khi hai con trai của ông quyết định nối nghiệp sushi của cha. Ông kiên trì lót những viên đá thành con đường thành công từ chính cái bếp sushi nhỏ của mình.

Jiro đã thấy được ước mơ của ông không thể thực hiện được qua những giải pháp nhanh chóng, mà là một sự khổ luyện thậm chí đôi khi là đau đớn để hoàn thành. Khi bạn kết hôn với công việc, sống với nó, phần thưởng bạn nhận được luôn luôn xứng đáng.

S.T (Depplus/MASK)



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Nhật Bản giới thiệu robot 6 chân siêu độc đáo

Các fan hâm một của bộ phim Minority Report sẽ hình dung ra con robot do thám được sử dụng để tìm nhân vật của Tom Cruise thông qua những sự giống nhau vô tình. Chú robot Asterisk được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Arai Robotic tại Đại học Osaka Nhật Bản, thành tựu đáng ghi nhận ở đây chính là việc mô phỏng một thiết bị máy móc lớn với những chức năng tuyệt vời. Sau 6 năm phát triển, con robot 6 chân này sở hữu một loạt các chức năng đáng kinh ngạc, có thể thực hiện các công việc quan trọng trong đời sống xã hội bao gồm cả tìm kiếm, giải cứu và bảo dưỡng các công trình.





Khi nhìn từ trên xuống ta có thể dễ dàng hiểu tại sao con robot lại được đặt cái tên Asterisk. Với sáu chân được đặt cách nhau một góc 60 độ bao quanh thân robot, mỗi chân có bốn góc quay tự do cho phép robot có thể di chuyển theo bất kì hướng nào. Với thiết kế không phân biệt trên hay dưới, vì thế kể cả khi robot bị lật ngược, những chiếc chân sẽ tự động điều chỉnh và tiếp tục công việc như không hề có chuyện gì xảy ra.

Asterisk có thể vượt qua mọi khó khăn về môi trường hoạt động nhờ vào các hệ thống điều khiển khác nhau: đầu của các chân có các bộ phận cảm biến trọng lực, ba trong số đó có cảm ứng hồng ngoại và 3 đầu chi còn lại được gắn các camera không dây . Về phần thân, robot chứa một bộ phận cảm biến con quay, một tốc kế và ba chiếc camera CCD quanh các chân của nó. Tất cả mọi bộ phận được cung cấp năng lượng bởi một pin Lithium 14.4 V, con robot nặng 4 kg này có thể làm việc trong một khoảng thời gian 15 phút. Thời gian hoạt động của chú robot này hiện vẫn đang được nghiên cứu thêm.



Hiện tại, Asrterisk có thể đi (với vận tốc 0.5m/s) hay lăn trên các bánh xe được gắn ở các chân, có khả năng nhận dạng các bậc cầu thang, nhặt các vật (“con mồi”) với hai trong số sáu chân, đẩy các khối hình lăng trụ với nhiều cạnh một cách an toàn, tránh các chướng ngại vật, đi từ trên xuống hay đi theo đường thẳng kẻ ô trên mặt phẳng, thậm chí nó còn có thể di chuyển bằng bánh! Nó có thể tự thu gọn mình với chiều cao 78mm để có thể chui vừa các không gian hẹp với mục đích sử dụng như một con mắt trong các trận thảm họa. Có quá nhiều chức năng được gói gọn bên trong con robot này – và rất có thể một trong số các chức năng này sẽ cứu được nhiều sinh mạng trong tương lai.

Theo Genk



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Kinh ngạc đường cao tốc xuyên nhà chọc trời

Các kiến trúc sư Nhật Bản khiến cả thế giới ngỡ ngàng trước công trình đường cao tốc xuyên qua ba tầng lưng chừng một tòa nhà chọc trời giữa trung tâm thành phố Osaka.

Tòa nhà Gate Tower Building cao 16 tầng, nhưng toàn bộ tầng 5, 6 và 7 được thiết kế rỗng, tạo không gian cho một con đường cao tốc chạy xuyên qua.



Công trình do Tập đoàn Hanshin quản lý, là kết quả sau 5 năm thương thuyết giữa tập đoàn này và chủ tòa nhà.

Cầu thang máy cũng được thiết kế hết sức đặc biệt. Nó sẽ đi từ tầng 1 đến tầng 4, rồi “nhảy cóc” một mạch tới tầng 8.

Theo Dân Việt



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Otedama là một trong những trò chơi truyền thống của trẻ em Nhật Bản bằng cách sử dụng những túi đậu được tung lên cao, tương tự trò tung hứng.

Là một trò chơi theo nhóm, nhưng vẫn có thể chơi một mình được vì otedama có rất nhiều cách chơi khá linh hoạt, khi đến lượt, người tham gia phải vừa tung hứng vừa hát.

Otedama là một trong những trò chơi lâu đời nhất trên thế giới. Otedama có một lịch sử khá lâu đời. Trò Otedama “già” nhất trên thế giới được gọi là hiroiwaza – được làm từ xương gót của loài cừu. Từ thời Nara trò chơi được mang đến bởi các thương nhân người Trung Quốc. Tới thời Heian đa số mọi người chơi otedama bằng những viên đá nhỏ đựng bên trong chiếc túi, trò chơi này có tên là ishinago. Đến thời Edo những viên đá được thay thế bằng các loại hạt như đậu nành. Đến thế chiến thứ II khi mà cuộc sống còn thiếu thốn, otedama là trò chơi rất phổ biến với các bé gái.



Các túi đậu dùng để chơi otedama được gọi là ojami, chúng được làm từ vải quần áo cũ và đựng những hạt đậu vào trong. Ngày nay khi mà đất nước phát triển, trò chơi này đang dần bị mai một, các bài hát khi chơi otedama cũng không có nhiều người nhớ được. Tuy nhiên ở Nhật Bản, những gì được coi là truyền thống đều được cố gắng giữ gìn và khôi phục. Nếu không biết chơi họ có thể sử dụng ojami làm túi đựng, hoặc là làm chiếc đệm ngồi rất đẹp. Hiện nay otedama chỉ mang tính chất lưu niệm trang trí hơn là để chơi.



Một trò chơi thú vị phải không các bạn. Dù nó không còn thịnh hành nữa, nhưng những túi otedam vẫn luôn được người Nhật giữ gìn như một kỉ niệm đáng trân trọng.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Thầy trò vị giáo sư Nhật mê văn hóa Việt

Ít ai biết rằng, vị giáo sư có tên tuổi trong làng kiến trúc xứ sở hoa anh đào này đã có đến vài chục lần đi về giữa Việt Nam – Nhật Bản, chỉ vì đã trót mê văn hóa, kiến trúc của đất nước Việt Nam.

Và ông cùng người học trò thân cận của mình đã biến niềm đam mê ấy thành một công trình nghiên cứu khoa học “độc nhất vô nhị”, mà trước đó chưa một ai từng bỏ công tìm hiểu về kiến trúc của miền Bắc nước ta.

Một chữ “duyên”

Khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hiền hòa luôn nở trên môi và đặc biệt đôi mắt sáng bừng khi nhắc đến Việt Nam, đó là ấn tượng dễ chịu đầu tiên của tôi khi được gặp GS Yamada Yukimasa – Giảng viên Đại học Tokyo Nhật Bản. GS Yamada Yukimasa sang VN lần đầu tiên từ năm 1993, cùng cùng đoàn kiến trúc sư Nhật Bản trong những đợt khảo sát đầu tiên về phố cổ Hội An khi Hội An vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Để rồi sau đó, kết quả của các đợt khảo sát này trở thành dữ liệu quan trọng trong hồ sơ gửi lên UNESCO để Hội An được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Đến 2003, ông trở lại VN để nghiên cứu về các nhà dân gian truyền thống VN theo chương trình hợp tác nghiên cứu giữa chính phủ hai nước.


Một góc nhà thờ chính tòa Phát Diệm – một trong những công trình còn lưu giữ kiến trúc gỗ độc đáo tại miền Bắc Việt Nam.

Trong các đợt khảo sát này, ông tình cờ phát hiện sự tồn tại của một lượng lớn các nhà thờ Công giáo, đặc biệt là nhà thờ gỗ tuyệt đẹp ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và nhen nhóm ý định một lúc nào đó sẽ quay trở lại để tìm hiểu về những ngôi nhà thờ tuyệt đẹp này.

Tuy nhiên, ý định của ông chỉ hiện thực hóa khi tình cờ gặp anh Katano Tomoharu – nghiên cứu sinh về kiến trúc ở Nhật, lúc đó đang vừa học tiếng Việt ở Hà Nội, vừa lặng lẽ một mình đi đến các tỉnh phía bắc tìm hiểu về kiến trúc gỗ truyền thống.


Chân dung thầy Yamada (trái) và học trò Katano (phải) trong lần trở lại Việt Nam vào cuối năm 2011.

Cuộc gặp “duyên kỳ ngộ” này đã khởi nguồn cho sự ra đời của công trình nghiên cứu “Kiến trúc nhà thờ Công giáo bằng gỗ ở miền Bắc Việt Nam” của anh Katano, do GS Yamada hướng dẫn. Được sự tài trợ của Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Nhật Bản, thầy trò GS Yamada bắt tay vào khảo sát kiến trúc của hơn 1.200 giáo đường phía bắc.

Ròng rã hơn 3 năm trời, mỗi năm có đến 3-4 chuyến đi về giữa VN và Nhật Bản và mỗi chuyến đi của giáo sư và cộng sự bao giờ cũng là những chuyến nằm vùng dài hơi tại vùng quê các tỉnh Nam Định, Ninh Bình…

Càng nghiên cứu, ông càng bị cuốn hút bởi sự hòa quyện tinh tế giữa nét đẹp truyền thống của phương Đông lẫn nét hiện đại của phương Tây trong những ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo.

Điều khá thú vị là trong hơn 1.200 giáo đường mà ông và cộng sự đã khảo sát, có hơn 300 giáo đường xây dựng bằng kiến trúc gỗ (chiếm 24%). Đại đa số các nhà thờ đều xây dựng từ thời Pháp thuộc và đến bây giờ hầu như vẫn lưu giữ những nét tinh túy nhất.

Ông chia sẻ: “Cộng đồng nông thôn VN tuy nhỏ, nhưng lại có quá nhiều công trình kiến trúc nhà thờ kỳ vĩ. Một điều mà tôi chắc chắn chỉ có thể tìm thấy ở VN là đi vào nhà thờ đã thấy hình ảnh của cả phương Tây lẫn phương Đông, bên trong có cảm giác như đứng ở đình chùa, nhưng bên ngoài lại là kết cấu của một nhà thờ Công giáo. Ở Nhật Bản cũng có nhà thờ gỗ nhưng đơn thuần là nhà thờ, kiến trúc chùa chiền và nhà thờ là hoàn toàn riêng biệt chứ không hề có sự kết hợp thú vị này”.

Niềm vui thầm lặng

Nghiên cứu bằng tất cả niềm say mê, điều mà thầy trò GS Yamada mong muốn khi kết thúc công trình, chính là giúp những bạn bè, đồng nghiệp, giới kiến trúc sư Nhật Bản và VN hiểu được những giá trị văn hóa đặc sắc của nhà thờ Công giáo phía bắc. “Hiểu và có cách gìn giữ những công trình này để sao cho nét kiến trúc nhà thờ gỗ không bị mai một theo thời gian. Trong quá trình nghiên cứu, đã có không ít công trình đang bị thời gian tàn phá, làm biến dạng. Và điều mà tôi mong muốn là chính người dân ở các miền quê hãy nỗ lực gìn giữ những di sản tuyệt tác này” – ông Yamada bộc bạch.

Về phần mình, ông cùng các cộng sự cũng có những kế hoạch cụ thể để làm sao phát huy những giá trị của công trình thầm lặng này. Hiện ông đang xây dựng lại toàn bộ hệ thống bản vẽ, các bức ảnh đẹp về nhà thờ nhằm tạo một bộ tư liệu hoàn chỉnh để chuyển giao cho các nhà thờ. Từ đây, ông mong muốn người dân sẽ được tiếp cận những kiến thức để hiểu hơn về giá trị lịch sử, văn hóa của các công trình này. Hiểu được những giá trị này, bà con sẽ tự giác gìn giữ hơn các tài sản văn hóa của chính quê hương mình, đó là điều mà vị GS tên tuổi này hi vọng.

Có một điều là khi sang VN để công bố công trình, những người được đón nhận công trình đơn thuần chỉ là giới kiến trúc sư trong ngành, một số giảng viên kiến trúc của VN cùng đại diện các nhà thờ Công giáo phía bắc.

Không quá rầm rộ và khoa trương, những cống hiến của nhóm nghiên cứu chỉ giản đơn và thầm lặng như vậy. Thầm lặng như chính tình yêu của vị GS già dành cho đất nước và con người VN. Ông tâm sự: “Tôi quyết định dừng chân ở đây thay vì có nhiều sự lựa chọn khác.

Vì sao ư? Khi tôi đặt chân về nông thôn VN, điều mà tôi sững sờ chính là tìm thấy khung cảnh của quê hương Nhật Bản của tôi từ thời bé, rất gần gũi thân thuộc. Chỉ có điều bây giờ nông thôn Nhật thay đổi rất nhiều, tốc độ hiện đại hóa đã làm mất đi nét nguyên sơ mà VN các bạn hiện vẫn còn. Tôi không muốn VN giẫm lên vết xe đổ của Nhật Bản, không muốn những miền quê tuyệt đẹp này mất đi theo thời gian và tốc độ phát triển đất nước”.

Theo Lao động



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Từ “Menko” trong tiếng Nhật nghĩa đen là một vật nhỏ có “nhân dạng”. Trước đây, menko thường có hình mặt người hoặc động vật. Nhưng trải qua nhiều năm, phương pháp làm menko đã thay đổi. Những vật liệu mới được sử dụng như đá, gỗ, chì cùng nhiều vật liệu khác nữa; và cuối cùng như bây giờ là giấy.



Đối với người Nhật, menko không chỉ là một trò chơi. Nó được coi là “đồ chơi thần thánh” của đất nước mặt trời mọc và là hiện thân của thế hệ người Nhật thời kỳ trước. Đúng hơn thì Menko là một trò chơi may rủi mang tính cộng đồng của các cậu trai. Nó cũng giống như trò mạo hiểm hay cờ tỉ phú vậy. Nó giúp các cậu trai có thể gặp gỡ và kết bạn với nhau một cách hết sức tự nhiên. Menko cho phép các cậu có được cảm giác thách thức người khác và những trận chiến mang tinh thần hữu nghị – để chuẩn bị cho những cuộc chiến trong cuộc sống thực về sau.

Menko là trò chơi theo nhóm

Mặt khác, trò chơi này còn là một tấm vé giúp ta tham gia vào những cuộc phiêu lưu kiểu người hùng giữa những cậu bé và cuộc huấn luyện để trở thành “chiến binh Yamato”, người hùng của những người đàn ông trong tương lai. Những cậu bé từng trải qua kinh nghiệm của trò menko sẽ học được cách quý trọng ký ức về tình bạn, tình đồng chí, sự liều lĩnh, sự cạnh tranh lành mạnh, sự chinh phục vô tận những thẻ hình màu sắc của ngày tháng náo nhiệt và đáng tự hào thời ấu thơ mãi mãi.



Về lịch sử của trò chơi Menko

Hiện nay đang tồn tại 2 tài liệu có những thông tin khá khác biệt về quá trình hình thành và phát triền menko.
Một thì cho rằng Menko khởi nguồn từ thời Kamakura (1185 – 1333) và phổ biến nhất vào thời Edo (1600 – 1868) . Và ở thời kì này thì người ta đã tạo ra sắc màu mới cho những tấm thẻ menko bằng cách vẽ thêm những bức tranh lên trên.

Còn một tài liệu khác lại khẳng định lịch sử của menko chỉ khoảng 250 năm, tức là menko ra đời tầm giữa thời Edo, khoảng đầu thế kỉ 18. Và khi đó những lá bài menko được làm từ bùn hoặc đất sét khô.Các thẻ menko giấy và giấy bồi bắt đầu xuất hiện khoảng thời kì giữa thập niên 1890 – khi cuộc chiến Japan – Manchuria xảy ra. Những tấm thẻ này được in nổi, mặt sau để trống và hình tròn. Một số cái được vẽ màu bằng tay.
Và như một lẽ dĩ nhiên, khi quân đội Nhật xâm lược và chiếm phần lớn Châu Á theo thuyết bành trướng thì các thẻ menko cũng bị ảnh hưởng theo – chúng được in hình các chiến binh samurai, các nhà chính trị hoặc quân nhân nổi tiếng.

Cuối những năm 50, đầu thập kỉ 60 – thế kỉ 20 là thời kì vàng son của những lá menko hình các võ sĩ sumo. Năm 1900, Nhật Bản ra lệnh cấm sử dụng chì để làm menko vì từng có vụ trẻ em đã bị nhiễm độc khi liếm những tấm thẻ menko của mình – có thể là chúng làm vậy để tận hưởng cảm giác chiến thắng. Có nhiều vụ việc tương tự xảy ra ở Osaka đã làm chính phủ phải vào cuộc. Trong những năm 20, 30 thế kỉ 20, Nhật bắt đầu thời kì “phục hưng văn hóa” và du nhập lối sống phương Tây cùng với nỗ lực để trở thành một quốc gia tân tiến. Vì thế mà Menko cũng bắt đầu được in hình những nhânvật sách, truyện; động vật ngoại, hay các ngôi sao kịch câm Nhật và hình những vận động viên thể thao như bóng chày hoặc bóng đá.


★ Cấu tạo Menko: Một thẻ Menko có thể là hình tròn, cũng có thể là hình chữ nhật. Kích cỡ của tấm thẻ bằng khoảng lòng bàn tay. Thẻ có thể được làm bằng đất sét, giấy bồi, giấy dày hoặc bìa cac-tong. Ở cả hai mặt thẻ đều có vẽ hoặc in hình những ngôi sao, những anh hùng nổi tiếng tùy theo thời kỳ; ví dụ như samurai, những vận động viên nổi tiếng, nhân vật anh hùng trong truyện tranh…Cũng có khi là hình của các dụng cụ nông nghiệp, các phục trang, đồ văn hóa…Các thẻ Menko cũng được in theo bộ giống như tem vậy. Chính vì điểm đặc trưng về thời gian như thế mà chúng ta sẽ được biết đến sự thú vị của hoạt động mua bán thẻ Menko trong phần sau đấy.

★ Cách tạo Menko:Nếu bạn nào khéo tay và không muốn đụng hàng thì có thể tham khảo cách làm Menko như dưới đây.

Đồ nghề: thước kẻ, bút chì, kéo, một chiếc cốc (miệng tròn nhé), bút màu, giấy trắng, hồ dán, bìa cứng, và mẫu menko (cái này là tùy chọn). Dùng bút chì vẽ theo miệng cốc để tạo một hình tròn. Hoặc dùng thước kẻ vẽ lên giấy một hình chữ nhật, cái này gọi là tạo phôi thẻ. Cắt hình tròn hoặc hình chữ nhật ra và trang trí cho nó bằng bút màu, những hình dán…Nếu muốn làm thế, trước hết bạn cần dán vài lớp giấy trắng lên trên tấm bìa.
Cách khác để làm thẻ Menko là đầu tiên dán các mẫu hoa văn lên trên bìa rồi cắt chúng ra, rồi dán lên phôi thẻ. Cách này đơn giản hơn rất nhiều nhưng cũng dễ bị “đụng hàng” hơn.

★ Cách chơi:

Cái này thì khoảng 15 năm trước cũng khá phổ biến ở Việt Nam (các bạn nam chắc vẫn nhớ trò chơi này), tuy cách chơi hơi khác một chút nhưng về bản chất vẫn là Menko. Để chơi được những tấm thẻ này, cần ít nhất là 2
người chơi, càng đông càng vui. Số người chơi phổ biến là trong khoảng từ 3- 8 người chơi.

Bước đầu tiên của trò chơi này giống với Ohajiki; đó là oẳn tù xì để tìm ra thứ tự chơi của mỗi người. Tất cả mọi người, trừ người đến lượt sẽ phải bỏ ra một thẻ menko của mình và để chúng xuống đất – trong mộtkhoảng được giới hạn bởi vạch phấn, dây dù hoặc băng dính.

Nếu tấm thẻ trên đất bị thổi văng đi ra khỏi vòng chơi hoặc bị lật lên thì người chơi sẽ giữ tấm thẻ đó và người bị mất tấm thẻ sẽ bị game over. Nếu người chơi không làm tấm thẻ bị thổi hoặc lật lên, thì sẽ đến lượt người tiếp theo. Menko cũng có nhiều biến thể của luật chơi. Có một cách là các tấm thẻ menko sẽ được để trong một vòng tròn, đường kính 1 mét và tấm thẻ nào bị đánh ra khỏi vòng tròn thì người đánh sẽ được lấy nó. Cách khác thì khi
người chơi lật được một tấm thẻ đầu tiên thì sẽ giữ hết số thẻ trên mặt đất. Các tấm thẻ menko của người chơi sẽ được để lên mặt gỗ cứng hoặc sàn bê tông để một người ném thẻ của cậu ta xuống, cố gắng thổi bay những thẻ của những người khác bằng cách đập tấm thẻ menko của mình vào thẻ khác. Nếu thành công, cậu ta sẽ được giữ cả 2 tấm thẻ. Cuối trò chơi, ai có nhiều thẻ nhất là người thắng cuộc, và người đó sẽ giữ luôn những thẻ menko của đối thủ.

★ Mua bán thẻ menko:

Khác những trò chơi Nhật Bản ta từng biết – đồ chơi có thể mua ở bất cứ đâu thì riêng Menko lại là một trò chơi khá quý tộc đối với những ngươi sưu tập. Có thể xem thẻ menko như một loại thẻ giao dịch. Cỡ thường thấy của thẻ này là hình chữ nhật kích cỡ 1 – 3 inch, nhưng nó cũng mang đủ các kiểu hình khác: hình tròn, hình vuông tùy bạn đặt tên. Nếu bạn có nhân vật hoạt hình ưa thích hoặc thần tượng hoặc anh hùng thì có thể sẽ có thẻ menko của họ. Chúng được sản xuất ồ ạt trong các thập niên 50, 60 và 70; nhưng sau đó thì bị các thẻ game kiểu Pokemon chiếm hết thịt trường.

Ở thời kỳ thịnh vượng nhất, những tấm thẻ Menko là cả một nghệ thuật. Giống như tranh khắc gỗ bỏ túi Hokusai sẽ làm tim bạn ngừng đập vì vẻ đẹp (rất khó hiểu với người bình dân như mình) của chúng. Hiện nay, có hàng triệu loại meko trên thị trường. Và giá cả của chúng thì cũng đa dạng vô cùng, có thể từ vài USD đến hàng trăm USD tùy theo thời kì, độ “độc” của nó. Người ta mê sưu tập menko không khác gì săn lùng những chiếc tem quý hiếm hay dân otaku mê figure cả.



Menko còn được xem là tổ tiên của thẻ giao dịch của Nhật ngày nay. Hiện nay người ta vẫn sản xuất các thẻ Menko mới, và sẽ rất lạ nếu bạn biết chúng cạnh tranh được với cả bóng chày và các loại thẻ giao dịch khác.

Có lẽ Menko được tin là công cụ cuối cùng có thể giúp các cậu bé nuôi dưỡng tham vọng từ nhỏ.Trong một quyển sách tiếng Nhật được Korinsha Press xuất bản đã đề cập tới nghệ thuật Menko. Điều đó lại càng khẳng định rằng Menko không đơn giản chỉ là trò chơi mà nó còn là một thứ nghệ thuật tâm linh được hiện hữu rất thực trên xứ sở hoa anh đào.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Theo thống kê năm 1996, ở Nhật Bản, cứ 40 giây lại có một đám cưới, và trong số hơn 795.000 đám cưới vào năm đó có khoảng 27.000 đám cưới giữa người Nhật Bản với người nước ngoài. Tuổi kết hôn trung bình hiện nay của nam giới là 29,8, và nữ giới là 27,3. Vào đầu những năm 70, tuổi lập gia đình trung bình của nữ là dưới 25 tuổi nhưng xu hướng ngày nay là lập gia đình muộn hơn. Trong khi đó, luật pháp quy định tuổi lập gia đình đối với nữ là 16 và nam là 18, nhưng nếu kết hôn khi chưa đến 20 tuổi phải có sự đồng ý của bố mẹ.

Các cuộc hôn nhân sắp đặt là đặc điểm rất Nhật Bản. Đây là những cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu đôi lứa mà qua giới thiệu của người mai mối khi thấy hai người hợp với nhau. Thông thường, cha mẹ của người con trai hoặc người con gái đưa ảnh của con mình cùng một số thông tin về bản thân, cho người mối mai và đề nghị tìm vị hôn phu hoặc hôn thê thích hợp. Nếu tìm được, hai người sẽ được giới thiệu với nhau trước sự có mặt của cha mẹ trong một cuộc gặp gỡ chính thức, tiếng Nhật gọi là miai. Trong buổi gặp gỡ này, họ nói chuyện về sở thích cá nhân, về kiểu gia đình mà họ mong muốn và những vấn đề khác với mục đích xem hai bên hòa hợp nhau tới mức nào.
Cùng với quá trình dân chủ hóa sau khi chiến tranh kết thúc, các cuộc hôn nhân tự do, không thông qua sắp đặt, tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, kiểu hôn nhân sắp đặt vẫn có nhiều người theo. Vào năm 90, các cuộc thăm dò với đối tượng là những người mới lập gia đình trong các công ty hàng đầu của Nhật cho thấy, đến 20% ủng hộ hôn nhân sắp đặt.

Về lễ cưới, có thể nói lễ cưới mang tính chất quan trọng nhất trong 4 lễ lớn ở Nhật, thường được gọi là kankon sosai, bao gồm lễ thành nhân, lễ cưới, lễ tang và lễ cúng tổ tiên. Để chính thức hóa cuộc hôn nhân phải đăng ký với chính quyền địa phương nhưng sự thừa nhận của xã hội và mọi người lại là ở các buổi tiệc cưới với những y phục trang trọng.


Lễ cưới trang trọng trong trang phục truyền thống.

Kiểu đám cưới truyền thống thường thấy ngày nay áp dụng các thủ tục đặt ra trong thời Minh Trị (1868-1912). Tùy theo từng địa phương, thủ tục cưới xin khác nhau rất nhiều, nhưng hầu hết các đám cưới theo kiểu truyền thống đều theo những phong tục như sau:

Trước hết, ngày tổ chức lễ cưới được chọn rất cẩn thận để tránh những ngày mang điềm xấu. Các lễ nghi đám cưới truyền thống bắt đầu một ngày trước đám cưới chính thức, khi cô dâu đi thăm đền chùa hoặc tổ chức liên hoan chia tay với cha mẹ và hàng xóm. Các lễ nghi trong ngày cưới chủ yếu diễn ra ở nhà chú rể. Khi cô dâu chia tay với cha mẹ để sang nhà chú rể phải mặc đồ trắng. Tại nhà chú rể, cô dâu mặc kimono màu trắng, đội loại mũ gọi là tsuno-kakushi, có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là hakama.


Trang phục của cô dâu chú rể trong ngày cưới.

Khi rước dâu về tới nhà sẽ tổ chức nhiều nghi lễ mà quan trọng nhất là việc đôi tân hôn hứa hẹn thề nguyền bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau. Nghi thức này, tiếng Nhật gọi là sansan kudo, vốn xuất phát từ những gia đình quyền quý nhưng nay được coi là tiêu chuẩn trong các đám cưới kiểu truyền thống trên toàn Nhật Bản, theo đó cô dâu và chú rể 3 lần nhấp rượu sake trong một bộ 3 chiếc chén từ nhỏ đến lớn. Tiếp sau nghi thức này là giới thiệu gia đình hai họ và tiệc đón dâu. Khoảng 3 hoặc 5 ngày sau, người vợ và đôi khi cả chồng, trở về nhà mình, mang theo quà cho người thân và bạn bè. Nghi thức này gọi là satogaeri.
Đám cưới truyền thống về cơ bản là những lễ nghi thế tục theo phong tục tập quán địa phương. Đám cưới hiện đại ngày nay cũng vậy nhưng có thể có thêm một nghi thức tôn giáo, dẫu đôi tân hôn có thể chẳng theo tôn giáo nào. Các đám cưới Thần đạo – trở nên được ưa chuộng sau lễ cưới Thần đạo cho thái tử vào năm 1900 – phổ biến hơn các đám cưới theo kiểu Phật giáo và Thiên chúa giáo, tuy các đám cưới kiểu Thiên chúa giáo ngày càng phát triển như cái mốt ở Nhật.

Một điều tra của ngân hàng Sanwa vào năm 1992 cho thấy, chi phí trung bình cho một đám cưới là 2.966.000 yen, tức khoảng gần 30.000 đôla Mỹ theo thời giá khi đó. Số khách trung bình tại một buổi tiệc cưới là 81 người, kể cả cô dâu, chú rể, người mối mai. Như vậy trung bình chi 300 đến 400 đôla cho một vị khách. Nếu tính cả chi phí cho tuần trăng mật, chi phí dọn đến căn hộ mới và những khoản khác, trung bình tổng chi phí cho một đôi vợ chồng mới cưới ở Nhật Bản lên tới 65.000 – 75.000 đôla.

Địa điểm tổ chức lễ cưới cũng chuyển từ ở gia đình tới các đền, chùa và kể từ sau Thế chiến 2 là các khách sạn, nhà hàng, nhà thờ hoặc các phòng cưới đặc biệt. Nhiều người vẫn theo nghi thức về thăm nhà gái sau ngày cưới, nhưng hầu hết người Nhật thích trước đó hưởng tuần trăng mật ít nhất là 1 tuần. Tuy vẫn có nhiều đám cưới linh đình, tốn kém và cha mẹ chịu chi phí, cách tổ chức đang dần dần thay đổi vì không ít đôi vợ chồng muốn có một đám cưới độc đáo, theo sở thích riêng của họ.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Phân loại rác ở Nhật rất khoa học

Ở Nhật việc phân loại rác trước khi vứt được tiến hành một cách nghiêm ngặt và gắt gao. Rác được phân làm các loại như sau: Rác cháy được (可燃ごみ)、rác không cháy được (不燃ごみ)、rác kích thước lớn (粗大ごみ)và rác tái tạo được(資源).



Rác cháy được là lượng rác thải ra lớn nhất, đa số phát sinh do sinh hoạt hàng ngày. Rác cháy được bao gồm tất cả các loại thức ăn dư thừa (生ごみ), giấy vụn, thậm chí các loại đồ nhựa (bình đựng…) bị vấy bẩn không rửa sạch để tái tạo được. Rác không cháy được bao gồm các vật dụng gia đình như đồ bếp, xoong nồi, chảo, đồ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thủy tinh, kim loại… Nếu các loại rác nói trên có kích thước lớn (tùy theo từng khu vực quy định khác nhau, kích thước mỗi bề khoảng hơn 60 cm ) thì không vứt theo dạng bình thường được mà phải qua 粗大ごみ, để vứt những loại rác này phải liên hệ trước với trung tâm xử lý rác kích thước lớn ở khu bạn đang ở, và phần lớn trường hợp phải mất phí xử lý.

Ngoài các loại rác trên, để giảm bớt lượng rác thải phải xử lý, đồng thời tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, các loại rác thuộc dạng sau đây được phân theo dạng tài nguyên (資源), là dạng rác có thể được đưa đi tái tạo được. Rác dạng này bao gồm các thùng các tông bọc đồ còn sạch, các loại sách báo, và các khay bằng plastic đựng hoa quả, thịt được dùng trong các siêu thị, các bình nước PET sạch… Đặc điểm chú ý khi vứt loại rác này là phải rửa, giữ sạch, phơi khô ráo, nếu sách báo thì buộc chặt lại bằng dây ni lông. Tuy vứt rác này hơi mất công, nhưng việc này rất có ích đối với công cuộc giữ gìn môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Các loại rác nói trên được quy định vứt theo các ngày khác nhau trong tuần. Thường do lượng rác cháy được khá nhiều, nên mỗi tuần sẽ được vứt vào 2 ngày trong tuần. Ngược lại, rác không cháy được, với lượng ít hơn, thường được thu vào một đợt trong 2 tuần, được ấn định vào một thứ cụ thể trong tuần. Các bạn có thể xin lịch thu gom rác tại khu vực mình sinh sống thông qua nhà môi giới bất động sản cho mình, hoặc khi lên đăng kí địa chỉ ở Ủy Ban nhân dân (市・区役所).



Việc phân loại và vứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định là một trong những quy tắc xử sự của người Nhật bản. Người nước ngoài ở Nhật thường hay bị phàn nàn về việc phân loại và vứt rác bừa bãi, làm cho những người Nhật xung quanh khó chịu, và gây cản trở cho việc thu gom và xử lý rác thải. Do đó, dù mất công một chút, các bạn cũng nhớ dành thời gian đọc kĩ bản hướng dẫn phân loại rác của khu vực mình sinh sống và cố gắng giữ đúng quy định vứt rác nhé. Việc phân loại và vứt rác đúng quy định không những góp phần làm cho nơi sống của mình xanh sạch đẹp, mà còn chung tay góp sức bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau nữa.



Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


Từ thời xa xưa, ở Nhật Bản đã có rất nhiều loại đồ chơi và trò chơi truyền thống khiến trẻ em thích thú. Cuộc sống hiện đại hối hả và nhộn nhịp khiến trẻ em không có nhiều thời gian để chơi như ngày xưa nhưng một vài trò chơi truyền thống vẫn còn được ưa thích đến hôm nay, chủ yếu chúng có mặt trong các ngày lễ mừng năm mới.

Một trong số những trò chơi đó là Fuku Warai, trò chơi này rất phổ biến vào cuối thời Edo (1603-1868) và người Nhật bắt đầu chơi trò này vào các dịp lễ đón năm mới vào thời Taisho (1912-1926). Đến khoảng năm 1960 thì phần lớn trẻ em hay chơi trò này ở nhà.

Nguyên gốc thì người ta chỉ sử dụng một loại tranh khuôn mặt cho trò chơi này: khuôn mặt tròn và khuôn mặt hài hước của một người phụ nữ. Nhưng về sau thì có nhiều loại khuôn mặt cũng được sử dụng như diễn viên nổi tiếng, anh hùng trong truyện…



Về cách chơi trò này như sau: Người chơi phải bịt mắt, và trước mặt là một bức phác thảo một khuôn mặt nhưng không có mắt mũi miệng gì cả. Mục đích của trò chơi là phải gắn các mẩu giấy mắt, mũi, miệng lên trên bản phác thảo. Những người chơi xung quanh sẽ giúp đỡ người chơi bằng cách nói: “cao lên”, “sang trái”…Và có lẽ sau khi người chơi mở mắt là những tiếng cười sảng khoái giảm stress rất hiệu quả.





Thông tin Nhật Bản
Viet Nhat đăng tải các thông tin liên quan đến Du học; Học bổng; Việc làm tại Nhật.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được các thông tin chi tiết.
Chúng tôi sẽ đại diện cho các bạn để liên hệ với phía Nhật Bản



  


プロフィール
nhatban
nhatban
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.
< May 2025 >
S M T W T F S
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
過去記事
カテゴリ

QRコード
QRCODE
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 3 người