Nét quyết rũ của Hokkaido là những thảm hoa 7 sắc cầu vồng. Nằm ở tận cùng phía Bắc Nhật Bản, mỗi dịp hè đến, vùng đất này lại chuyển mình khi rất nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, ấn tượng nhất vẫn là loài hoa oải hương.
Hoa oải hương được trồng ở Hokkaido, Nhật Bản từ hơn nửa thế kỷ trước và các sản phẩm từ hoa là sản phẩm chính phát triển nông nghiệp Hokkaido. Đến những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, giá hoa oải hương xuống thấp, nhu cầu các sản phẩm từ hoa cũng giảm, Hokkaido quyết định chuyển hướng từ trồng hoa lấy nông sản sang phát triển du lịch và họ đã thực sự thành công.
Hàng năm, nơi này chào đón rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Vào dịp hè, thời điểm hoa oải hương nở rộ, lượng du khách đổ về Hokkaido đặc biệt nhiều hơn để chiêm ngưỡng những cánh đồng hoa rực tím.
Theo tiết lộ của người dân địa phương, hoa oải hương bắt đầu chớm nở vào tháng 6 nhưng đến giữa tháng 7, đầu tháng 8 mới là thời điểm hoa nở đẹp nhất.
Ngoài hoa oải hương, Hokkaido còn thu hút du khách bởi vô số loài hoa đẹp khác. Cũng giống như loài hoa tím này, các loại hoa khác nở rộ giữa tháng 6 và tháng 9, một số ít hoa nở trước hoặc sau đó. Những bông hoa giai nhân và hoa sói nở từ tháng 6, hoa huệ vào tháng 7, hoa hướng dương, hoa salvias và cosmos nở từ tháng 8 đến tháng 9.
Có rất nhiều đồng hoa to nhỏ khác nhau dọc theo Hokkaido. Nơi có đồng hoa oải hương hương sắc nhất là nông trang Tomita, nơi những thảm hoa được trồng theo phong cách cầu vồng.
Các loài hoa oải hương mọc bao phủ cả triền đồi. Đứng từ phía núi Tokachi nhìn xuống, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp của loài hoa màu tím này.
Ngoài ra, tại Tomita còn có các quán cà phê đầy thơ mộng giúp du khách có thể vừa nhâm nhi một tách cà phê, vừa thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp của nơi đây.
Còn đối với những ai muốn mua quà có liên quan đến Lavender để tặng người thân, bạn bè thì có thể ghé qua cửa hàng lưu niệm của nông trang.
Thời gian hoạt động của nông trang là 24/24h. Riêng các cửa hàng mở cửa thì 8h30 đến 17h30 trong mùa hè, vào các mùa khác thì sẽ đóng cửa sớm hơn.
Nếu muốn tham quan những cánh đồng hoa ở đây thì cách dễ dàng nhất chính là bắt chuyết tàu Furano-Biei Norokko. Chuyến tàu này hoạt động thường nhật, bắt đầu từ đầu tháng 6 cho đến hết tháng 8.
Do lượng khách đến tham quan ngày càng đông, vào năm 2008, nông trang Tomita mở thêm một chi nhánh nhỏ: Lavender East. Nông trang này nằm cách Tomita 4km về phía Đông. Đây là nông trang rộng lớn với hơn 14 hecta trồng hoa. Ngoài các cửa hàng, quán cà phê và các đài ngắm cảnh, du khách còn có thể đi xe buýt mang tên Lavender Bus vòng quanh cánh đồng trong 15 phút để thưởng ngoạn phong cảnh ngây ngất lòng người nơi đây.
Kem đá bào trong tiếng Nhật gọi là Kakigoori (かき氷). Cách làm kakigoori rất đơn giản. Chỉ cần một chút đá viên cho vào chiếc máy bào đá (loại máy quay tay hay máy tự động), một lát sau là bạn đã có một ly kem đá bào thật ngon lành rồi. Kakigoori có thể ăn ngay không vị hoặc phổ biến hơn cả là rưới lên một chút siro với rất nhiều hương vị trái cây được yêu thích như: dâu, chanh, đào, mận…Ở Nhật thì vị trà xanh đậu đỏ là một kiểu kem đá bào phổ biến được nhiều người lựa chọn.
Với mỗi người Nhật Bản, mùi vị và màu sắc rực rỡ của món kem đá bào đã in đậm trong tâm trí và trở thành một trong những biểu tượng nhắc nhớ về mùa hè của họ - cái mùa gắn liền với những kỷ niệm trong trẻo thời thơ ấu. Tại Nhật Bản, kem đá bào được bán từ tháng 5 đến tháng 9 trong các cửa hàng ven đường, các quán giải khát và đặc biệt rất thường xuất hiện trong các lễ hội mùa hè.
Chắc hẳn các bạn sẽ thấy ngạc nhiên nếu biết rằng kem đá bào là món kem phổ biến không chỉ ở Nhật Bản mà còn có mặt tại nhiều quốc gia Đông Á khác. Nếu tới Phillipine, hãy gọi một ly “Halo – Halo” nhé vì theo tiếng bản ngữ thì Halo Halo nghĩa là món kem đá trộn hoa quả. Vậy nên chẳng có gì lạ nếu bạn trông thấy các nhóc tì người Trung Quốc đang nhâm nhi một ly kem đá bào đầy màu sắc. Và ở quốc gia này người ta gọi kem đá bào là “baobing” đấy! Trong khi đó thì người Hàn Quốc gọi món kem đá bào của họ là “Bingsu”. Họ thích nhất là món đá bào được trộn bởi các vị: đậu đỏ - bột đậu nành và hoa quả có tên là “pat-bing-soo”. Nó được yêu thích đến nỗi được sản xuất thành dạng kem đóng hộp và các hãng giải khát tại Hàn Quốc còn cho ra đời những món kem đá bào vị cà phê (trong đó thì kem đá café frappuccino được xem là nổi tiếng nhất), kem đá bào kiwi, kem đá bào cốt dừa…
Du lịch Hokkaido- Ngắm thung lũng oải hương rực rỡ những ngày hè
Cứ đến mùa hè, thung lũng Furano - Hokkaido - Nhật Bản lại ngập tràn những cánh đồng hoa oải hương ngát thơm và rực rỡ.
Bản chất của những cánh đồng oải hương tại đây ban đầu chỉ để phục vụ cho mục đích thương mại, chưng cất lấy tinh dầu tạo nước hoa. Loài hoa vốn xuất xứ từ Địa Trung Hải với hương thơm mê hoặc và tính năng khử trùng tốt, có thể giúp chữa lành vết thương, xua đuổi côn trùng và là điềm lành may mắn này sau đó đã được những người dân Hokkaido trồng thành những luống lớn làm cảnh đẹp.
Họ cũng trồng thêm rất nhiều loài hoa khác để những thung lũng thoai thoải của mình không còn nhàm chán với chỉ một màu tím mà còn sặc sỡ rất nhiều sắc hoa khác nhau.
Chớ quên ghé qua trang trại Tomita - nơi ươm trồng những loại hoa đẹp và thơm nhất, cũng như nổi tiếng với những khu trưng bày hoa khô, bán những sản phẩm chiết suất từ hoa oải hương và các loại hoa khác của địa phương.
Người Nhật Bản yêu đom đóm đến nỗi, họ có những lễ hội được tổ chức hàng năm vào mỗi mùa hè để mọi người cùng nhau ngắm nhìn ánh sáng kỳ diệu của những chú đom đóm bay đêm, loài côn trùng chỉ xuất hiện vào những đêm đầu mùa hạ.
Ấu trùng đom đóm sống trong nước rồi nở thành côn trùng. Chúng thích sống trong các vùng đầm lầy, rừng rậm…Đom đóm có thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng ánh sáng của chúng vì thế càng trở nên quyến rũ những tâm hồn yêu thiên nhiên. Đặc biệt là vào tiết trời mùa hạ trong trẻo, ngắm ánh đèn đom đóm đã trở thành một phong tục truyền thống của người dân Nhật Bản.
Người Nhật Bản quan niệm rằng hình ảnh của những con đom đóm như là những đốm lửa nhỏ. Ngoài ra người ta còn cho rằng nó gợi tới senkō hanabi, một đốm pháo hoa (xuất hiện khi ta đốt những que pháo hoa và vung vẩy chúng).Senkō hanabi cũng gợi tới hình ảnh của gia đình, vì một phong tục truyền thống của Nhật Bản vào mùa hè là cả gia đình quây quần để thưởng thức pháo hoa, tượng trưng cho cuộc sống sớm nở tối tàn như những con đom đóm. Ngắm đom đóm cũng được xem như một truyền thống gia đình đã có từ lâu đời trong xã hội Nhật Bản.
Những con đom đóm cũng là biểu tượng của những linh hồn người đã khuất (Hitodama) vốn được mô tả như những đốm lửa lập lòe trôi nổi. Những ánh đèn đom đóm ấp lánh trong đêm giờ đây đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu, một biểu tượng chỉ dành riêng cho mùa hạ. Nhưng không chỉ có người dân ở đảo quốc xinh đẹp này mới yêu mến đom đóm mà các quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam, người dân cũng rất yêu thích ánh đèn tự nhiên tuyệt diệu này.
Những biểu tượng đáng yêu của mùa hè Nhật Bản cũng xuất hiện trong manga
vietnam.asianbeat
Sở hữu vẻ đẹp lãng mạn cùng những cánh đồng hoa oải hương bạt ngàn, từ lâu hòn đảo lớn thứ 2 của Nhật Bản đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến với xứ sở mặt trời mọc.
Nằm ở phía Bắc Nhật Bản, cứ mỗi dịp hè đến là Hokkaido như được thay đổi một diện mạo mới bởi những thảm hoa rực rỡ. Vào dịp hè, lượng du khách đổ về Hokkaido đặc biệt nhiều hơn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng hoa oải hương rực tím, hoa mỹ nhân lộng lẫy và thung lũng hoa linh lan xanh mướt. Vào tháng năm, những bông hoa Linh Lan nở rộ ở Hokkaido là dấu hiệu sự khởi đầu cho một mùa hè đang gần kề. Tại Nhật Bản có rất nhiều nơi trồng hoa Linh Lan nhưng khu vực công viên Suzuran thuộc Hokkaido là khu vực trồng loài hoa này nổi tiếng trên toàn quốc. Đây vốn là một thung lũng nằm ở chân núi Poroshiridake, đỉnh cao nhất của dãy núi Hidaka với thiên nhiên tươi xanh. Đến tháng năm, hoa Linh Lan nở rộ khiến cả khu vực này luôn được bao phủ một màu xanh thuần khiết của thiên nhiên mùa hạ, trong trẻo và an lành.
Nếu như Hokkaido tháng 5 mang một màu xanh mướt của hoa Linh Lan thì vào tháng 7, Hokkaido lại được bao phủ bởi một cánh đồng nhiều màu sắc, nổi bật nhất là màu tím của hoa lavender. Nông trang Tomita, nơi những thảm hoa được trồng theo phong cách cầu vồng là địa điểm thu hút khách du lịch đến nhiều nhất. Các loài hoa oải hương mọc bao phủ cả triền đồi. Đứng từ phía núi Tokachi nhìn xuống, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp của loài hoa màu tím này
Đến Tomita, du khách sẽ được tham quan cánh đồng hoa trên những chiếc xe buýt máy kéo màu tím. Ở nông trang này mọi thứ đều được trang trí bằng màu tím của lavender, từ những chiếc xe kéo nhỏ đến những vật dụng trong nhà hàng. Tomita còn có cả những quán cà phê đầy thơ mộng giúp du khách có thể vừa nhâm nhi một tách cà phê, thưởng thức kem hương vị lavender và nhìn ngắm phong cảnh tuyệt đẹp của nơi đây.
Và một "đại diện" tiêu biểu là chú chó Hachiko nổi tiếng
Đây là giống chó được gọi là "quốc khuyển của Nhật Bản cơ đấy" . Vậy những chú chó Akita có những đặc điểm gì mà người Nhật lại tự hào về nó thế nhỉ?
Nguồn gốc
Có nguồn gốc từ đảo Honshu vùng Akita, Nhật bản, nơi mọi thứ còn được giữ lại gần như nguyên vẹn qua hàng thế kỷ. Ngày nay Akita được coi là giống chó chính thức - "quốc khuyển" của Nhật. Giống chó được sử dụng vào nhiều mục đích, đầu tiên như là bảo vệ cho Nhật hoàng, sau đó như chó chiến đấu, chó săn gấu và lợn lòi, dùng trong quân đội, cảnh sát.
Akita có bản năng của loài săn bắt và có thể phát huy ngay bản năng này kể cả lúc có tuyết phủ dày.
Chúng có mõm mềm nên có thể dễ dàng săn những loài chim nước. Ở Nhật, tượng chó Akita thường được gửi tới cho những người bệnh để chúc cho họ chóng bình phục, hoặc bố mẹ trẻ mới sinh con để tượng trưng cho sức khỏe. Con Akita đầu tiên được mang tới Mỹ bởi Helen Keller. Người Mỹ cũng mang Akita trở về sau Đại chiến thế giới lần thứ 2.
Đặc điểm
Đây là loài chó lớn nhất của Nhật bản trong nhóm Spitz. Chúng có thân hình chắc nịch, cân đối, gân guốc, mạnh mẽ và trông rất ấn tượng.
Spitz là tên của 1 nhóm gồm có khoảng 56 loài chó, chó trong nhóm này thường có lông dài, trắng (hoặc một phần trắng), tai và mõm nhọn, phần đuôi thì hầu hết là cuộn trên lưng.
Trong nhóm này thì có khoảng 25 loài trông rất giống nhau, mang hình dáng giống như Siberian Husky hoặc Alaskan Malamute.
Đầu to, trán phẳng và bộ hàm ngắn nhưng cực khoẻ. Mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói. Giữa trán có một rãnh chia đôi mặt thành hai nửa bằng nhau. Mắt nhỏ, hình tam giác có màu nâu sẫm. Mũi thông thường có màu đen (có thể có màu nâu trên các cá thể có màu lông trắng, nhưng màu đen được đánh giá cao hơn). Môi đen và lưỡi có màu hồng.
Răng sắc khoẻ, theo hình răng cưa. Đuôi luôn vểnh cao và cuộn tròn ở trên lưng. Chân của chúng có màng, giống kiểu chân mèo, vì thế nên bơi rất giỏi. Bộ lông có 2 lớp bao gồm lớp lông cứng, không thấm nước ở phía ngoài và lớp lông dày mềm bên trong. Có các màu trắng tuyền, đỏ, màu hạt vừng và vằn vện. Màu đen không được chấp nhận.
Tính cách
Là giống chó ngoan ngoãn, dễ bảo, nhưng đôi khi cũng tỏ ra cứng đầu. Rất tận tuỵ và yêu quí gia chủ. Thông minh, can đảm và rất thận trọng. Tuy nhiên Akita có nhược điểm là khá bướng bỉnh nên cần có sự dạy dỗ chu đáo từ khi còn nhỏ.
Akita còn là một trong những giống chó bảo vệ tốt nhất. Các bà mẹ người Nhật thường giao cho chúng nhiệm vụ trông coi những đứa con của mình. Akita là giống chó cực kỳ trung thành và rất quyến luyến với chủ. Tuy vậy chúng rất hung dữ đối với các con chó và vật nuôi khác, vì vậy phải luôn cảnh giác để tránh đụng độ. Tốt nhất là khi ra ngoài cần cho chúng đeo rọ mõm.
Mặc dù chúng rất yêu quí bọn trẻ của gia chủ, nhưng chúng vẫn có thể tỏ ra hung dữ đối với trẻ lạ. Khi bị trêu trọc, chúng có thể cắn. Giống chó này có tính sở hữu rất cao. Cần có sự dạy dỗ hết sức kiên trì vì Akita khá là dễ nản đấy . Chúng rất thích sự chăm sóc của gia chủ, nên nếu đã nuôi Akita thì phải dành thời gian mà chăm sóc, "trò chuyện" với em ý nhé . Giọng của chúng có nhiều âm thanh rất hay, tuy vậy Akita không phải là loại chó thích sủa.
50 điều bất ngờ và bình thường của các nam sinh Trung học Nhật Bản
Thật là khó hình dung nếu bạn chưa từng bước vào các trường nam sinh trung học của Nhật, và thậm chí khi bạn đã có dịp thì bạn cũng chưa chắc hiểu được chuyện gì đang xảy ra trước mắt bạn.
Đương nhiên các trường trung học thì vẫn là các trường học phải không? Ngoài học hành và vui chơi thì không thể thiếu các phong trào thể thao, các cặp đôi nổi tiếng và các chương trình giao lưu với các trường khác
Đằng sau cánh cổng trường nam sinh trung học, là một thế giới khác hoàn toàn. Nó có thể bao gồm những câu chuyện vui, chuyện buồn và những chuyện đúng đắn và chuyện kì cục. Hãy lướt qua 50 điều điển hình được thấy qua các trường Trung học nam sinh của Nhật:
#1: Các anh chàng có mặt ở mọi nơi.
#2: Các lớp học thì bừa bãi
#3: Nhà vệ sinh nồng nặc mùi thuốc lá
#4: Thời trang quần tụt…
#5: . . . sẽ không xuất hiện vào mùa hè vì họ thay đổi kiểu trang phục
#6: Thầy cô giáo có thể đì hoặc phạt học sinh – điều này là thực
#7: Họ có thể đánh nhau với thầy giáo phụ đạo – điều này là thực
#8: Các thầy giáo tư vấn ở phòng tập Judo của trường là giáo viên có uy nhất
#9: Chẳng có vấn đề gì khi được xếp người thứ 2 trong nhà vệ sinh trường(chắc là Nhà vệ sinh là nơi tranh đấu những chuyện không cần thiết)
#10: Hầu hết nhìn có vẻ dửng dưng
#11: Chỉ một số ít tham gia các câu lạc bộ và hoạt động thể thao
#12: Tỷ lệ bỏ học và bị đình chỉ học ổn định
#13: Không ai hy vọng là họ sẽ tuân thủ nội qui của trường
#14: Họ có thể bỏ lớp mà không đắn đo
#15: Phần lớn học sinh đều vào lớp ngủ.
#16: Học sinh nào muốn tạo sự nổi bật khác thường sẽ được trở về trạng thái cũ của mình trong vòng 1 tuần.
#17: Mỗi lớp học sẽ có ít nhất 1,2 người là gay.
#18: Mỗi lớp học sẽ có ít nhất 1,2 người là đại ca.
#19: Một vài học sinh cá biệt sẽ bị đánh giá ở mức độ tội phạm
#20: Nhưng thật sự không ai bị bắt nạt
#21: Những học sinh cá biệt vẫn đánh nhau như bạn thường thấy trong Manga
#22: Nhưng bạn sẽ không thấy cảnh học sinh các trường đánh nhau như trong Manga
#23: Mỗi lớp học đều có sự cân bằng giữa các học sinh ngoan, cá biệt và lập dị
#24: Những học sinh cá biệt và lập dị thường không chơi với nhau
#25: Nhưng những học sinh cá biệt và lập dị này đều được mọi người yêu thích. Họ là những chàng trai nổi bật
#26: Những học sinh có vẻ ngoài khó gần và cứng nhắc ban đầu nhưng lại là người luôn mỉm cười vui vẻ khi đã thân thiết vào học kì sau.
#27: Những học sinh cá biệt đều trở thành học sinh ngoan khi cùng nhau chơi chung 1 đội bóng chày.
#28: Tất cả họ đều là tay vật chuyên nghiệp khi trên võ đài
#29: Tất cả họ đều có tình bạn thân thiết khi học trung học
#30: Nhưng không ai giữ liên lạc với nhau sau khi tốt nghiệp
#31: Họ đều điên lên với các phụ nữ
#32: Họ đều tỏ ra cư xử tốt với nhau trong Lễ hội văn hóa vì họ biết có các nữ sinh trường khác đến chơi.
#33: Họ không bao giờ gặp bạn gái do đó họ không có bạn gái
#34: Ngay cả các cô gái có ngoại hình bình thường như vẫn được đối xử tử tế
#35: Họ đều tỏ ra hứng khởi khi một ai đó dám dũng cảm hỏi cô giáo về những câu hỏi liên quan đến tình dục.
#36: Họ sẽ bị sốc khi các học sinh trường khác (trường nam nữ học chung) nói bạn học của mình ví như là “Thật là chán khi nhìn thấy các cô gái mặc váy suốt ở trường”
#37: Mỗi lúc buồn chán thì họ lại càng thích nhìn các cô gái mặc váy hơn nữa
#38: Thậm chí họ lấy gương ra soi ngay trong giờ học của cô giáo.
#39: Họ được đánh giá cao nếu phản ứng dữ dội về các trang phục hay phụ kiện thường hay dùng của các trường nữ sinh . . .
#40: . . . trong lĩnh vực mà họ không hiểu rõ và bị ảnh hưởng từ ai (chắc các trang phục mix linh tinh của các cô gái)
#41: Các tạp chí và DVD “bẩn” được truyền tay nhau.
#42: Là điều bình thường nếu các cô giáo xinh đẹp bị học sinh nam lôi cuốn. Dĩ nhiên là sau đó các cô giáo này đều bị nghỉ việc.
#43: Họ giống như các chàng trai trong Đại hội thể thao.
#44: Không ai muốn là ầm ĩ chuyện gì vì mọi người đều sợ có chuyện sẽ xảy ra sau đó
#45: Họ sẽ nói dối với các học sinh trường khác là trường họ rất tuyệt
#46: Họ thường nói dối với các nữ sinh trường khác là họ đều đi hẹn hò với các cô gái mỗi ngày.
#47: Họ đều cảm thấy tiếc nuối khi chia tay năm cuối cấp trung học
#48: Không khí xung quanh giống như trong trại giam
#49: Nhưng khi bị đàn áp thì họ lại gắn kết nhau một cách kinh ngạc.
#50: Và họ nói với bản thân câu nói quen thuộc là “Mày biết không, điều này thật tuyệt”.
Là một khu vực trực thuộc quận Chiyoda, một trong 23 quận trung tâm của Tokyo, mang nhiều biệt danh như “Thành phố điện tử”, “Thiên đường manga và game”. Ở đây tập trung số lượng lớn những cửa hàng chuyên linh kiện máy tính, điện tử. Ngoài ra băng đĩa, truyện tranh và game cũng được bày bán rất phổ biến. Tất nhiên điều này khiến cho “Akiba” (tên thân mật của Akihabara) là điểm đến của rất nhiều Otaku, mang quốc tịch Nhật hay các quốc tịch khác trên thế giới.
+ Đôi nét lịch sử
Vào những năm đầu thế kỷ 19, Akiba vốn là là nơi ở của rất nhiều thương buôn nhỏ, những người thuộc vào giai cấp thấp của xã hội, sau đó được cải tạo thành nơi trung chuyển hàng hóa quan trọng vào năm 1890 và đến năm 1936 trở thành một khu chợ chuyên cung cấp rau củ quả (Seika Shijou). Những năm sau Thế Chiến thứ 2, các tiệm điện tử mới dần xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở đây.
+ Phục vụ cho ai?
Phục vụ chủ yếu cho tất cả mọi người bất kể quốc tịch, yêu thích công nghệ, hàng điện tử. Chỉ cần một ngày dạo quanh khu phố này, bạn sẽ biết được thế giới đang thịnh hành mặt hàng điện tử gì, sản phẩm nào mới vừa ra đời … Và Akiba cũng là điểm đến của nhiều game thủ, fan yêu thích truyện tranh Nhật (Anime – Manga).
+ Vì sao xuất hiện?
Ban đầu khu phố này ra đời nhằm phục vụ dụng cụ học tập, nghiên cứu cho sinh viên của trường Đại học chuyên ngành điện tử Tokyo Denki thành lập vào năm 1949. Nhưng cho đến những năm thập kỷ 80, những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên ra đời đã tạo nên cơn sốt trong xã hội Nhật Bản. Chiếc máy vi tính, cũng là một mặt hàng điện tử, nghiễm nhiên được các cửa hàng ở Akiba đưa vào danh sách bán hàng của mình.
Năm 2000, không biết vì lý do gì khiến cho các mặt hàng vi tính bán ra chậm, điều này tạo cơ hội cho các cửa hàng chuyên về anime – manga – game mọc lên như nấm sau mưa. “Vì đối với người Nhật, game và anime – manga đi cùng với nhau, có anime – manga thì mới có game ăn theo và ngược lại. Mà nhắc đến game, thì chắc chắn phải nhắc đến hàng vi tính, linh kiện điện tử.” – đó là lời lý giải mà chúng tôi tìm được khi đem thắc mắc về mối liên hệ này nhờ nhân viên của các cửa hàng ở Akiba giải đáp.
+ Hoạt động như thế nào?
Phần lớn các cửa hàng ở Akiba sẽ mở cửa vào lúc 10 giờ sáng và đóng cửa vào lúc 8 giờ tối, tùy theo chính sách của từng cửa hàng. Trong một số sự kiện đặc biệt, như bán hàng giảm giá buổi khuya hay chuẩn bị đưa lên kệ bán một mặt hàng đặc biệt nào đó, cửa hàng sẽ mở thâu đêm.
Ghibli là biệt hiệu của các phi công trinh sát của Ý đặt cho máy bay của họ. Nhiệm vụ của những phi công này là trinh sát xa mạc Sahara khôn cằn và nóng bỏng. Cái tên Ghibli này được hiểu theo tiếng Lybia là "những cơn gió nóng thổi qua sa mạc Sahara".
Vậy,vì sao lại là cái tên này? Chính vì các nhà quản lý mong muốn hãng Ghibli sẽ thổi một luồng gió mới vào ngành công nghiệp anime của Nhật Bản. Hình ảnh tượng trưng của công ty là nhân vật Totoro trong bộ phim hoạt hình 'Tonari no Totoro'
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Hãng phim hoạt hình Ghibli (tiếng Nhật: 株式会社スタジオジブリ, Kabushiki-gaisha Sutajio Jiburi, tiếng Anh: Studio Ghibli, Inc.) là một hãng phim hoạt hình Nhật Bản trước kia là một công ty con của Công ty xuất bản Tokuma Shoten. Studio Ghibli là hãng chỉ chuyên sản xuất phim anime chiếu trên cinema (Anime Movies), chứ không làm anime. Các bộ phim của hãng không chỉ nổi tiếng ở Nhật mà còn được đánh giá cao trên toàn thế giới.
Tên của hãng phim Ghibli có nguồn gốc từ biệt hiệu được những phi công Ý đặt cho những chiếc máy bay trinh sát sa mạc Sahara của họ trong Chiến tranh thế giới 2, biệt hiệu này xuất phát từ tên tiếng Libya của những cơn gió nóng thổi qua sa mạc Sahara (gió Sirocco). Ý nghĩa của cái tên này là hãng Ghibli sẽ thổi một luồng gió mới vào ngành công nghiệp anime của Nhật Bản. Biểu tượng của công ty là nhân vật Totoro trong bộ phim hoạt hình của Miyazaki Tonari no Totoro (Người bạn hàng xóm Totoro của tôi).
★ Lịch sử phát triển
Hãng phim được thành lập năm 1985 bởi hai đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng Miyazaki Hayao và Takahata Isao. Ý tưởng thành lập hãng phim được bắt đầu từ năm 1983 khi bộ phim Nausicaä của Thung lũng gió (Kaze no tani no Naushika) được hoàn thành bởi nhóm làm phim Topcraft, chính thành công của bộ phim này đã thúc đẩy sự ra đời của Ghibli. Ban đầu Tokuma là công ty mẹ của hãng phim và hãng này đã trao quyền phát hành toàn cầu của tất cả các tác phẩm của Ghibli chưa được phát hành ra thế giới trước đó cho hãng phim Disney, số phim này bao gồm cả các tác phẩm nổi tiếng nhất của Ghibli như Công chúa Mononoke (Mononoke Hime) hay Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn (Sen to Chihiro no Kamikakushi).
Nhạc sĩ Hisaishi Joe là người sáng tác nhạc cho tất cả các bộ phim của Miyazaki Hayao ở Ghibli.
Hãng phim có một mối liên hệ chặt chẽ lâu năm với tạp chí Animage nơi thường phát hành những bài báo đặc biệt về hãng phim và các thành viên của hãng trong một mục riêng Ghi chép về Ghibli. Các hình vẽ trong phim của Ghibli cũng thường được ưu tiên làm trang bìa của tạp chí.
Ghibli rất nổi tiếng với chính sách cứng rắn "không biên tập" khi bán bản quyền phim ra nước ngoài. Việc này nảy sinh từ việc lồng tiếng tệ hại cho bộ phim của Miyazaki Nausicaä của Thung lũng gió trong lần bộ phim được phát hành tại Mỹ dưới cái tên Những chiến binh gió. Khi đó bộ phim đã bị biên tập nặng nề và "Mỹ hóa" với việc viết lại cốt truyện và cắt đi nhiều phần quan trọng của phim. Một ví dụ tiêu biểu của chính sách "không biên tập" là khi đồng chủ tịch Harvey Weinstein của hãng Miramax đề nghị với Ghibli việc biên tập bộ phim Công chúa Mononoke cho hợp với thị trường Mỹ hơn trước khi phát hành. Để trả lời, một nhà sản xuất của hãng đã gửi đi một thanh kiếm Nhật (katana) thật và một thông báo ngắn gọn "Không cắt".[1]
Bộ phim mới nhất của Miyazaki Hayao tại Ghibli là Kaze Tachinu (風立ちぬ)- The Wind Ries (Nổi gió) được công chiếu ngày 20 tháng 7 năm 2013.
Đã có một bảo tàng chủ đề về các bộ phim của hãng Ghibli, đó là Bảo tàng Ghibli (tiếng Nhật: Mitaka no Mori Jiburi Bijutsukan). Nằm ở Mitaka thuộc Tokyo, bảo tàng trưng bày những hình ảnh trích từ các bộ phim của Ghibli, mô hình những nhân vật trong các bộ phim hoạt hình của hãng như chú robot trong Laputa: Lâu đài trên không trung, ngoài ra bảo tàng này cũng chiếu các bộ phim được Ghibli làm riêng để phục vụ khách tham quan.
★ Đánh giá
Hãng Ghibli được đánh giá là đầu đàn của ngành công nghiệp anime Nhật Bản. Các bộ phim của hãng vừa được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, vừa đạt được doanh thu rất cao tại Nhật. Tính đến nay bộ phim Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn của hãng Ghibli vẫn đang là bộ phim ăn khách nhất Nhật Bản, bộ phim này đã phá vỡ kỉ lục về doanh thu được lập bởi Công chúa Mononoke cũng là một sản phẩm của hãng Ghibli.
Các tác phẩm lớn nhất của đạo diễn lừng danh Miyazaki đều được thực hiện tại hãng Ghibli. Bộ phim hoạt hình nổi tiếng và nhận được nhiều lời khen ngợi nhất của hãng mà không phải do Miyazaki đạo diễn có lẽ là Mộ đom đóm (Hotaru no haka), một sản phẩm của đạo diễn Takahata Isao, một tấn bi kịch của hai đứa trẻ mồ côi vào giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới 2 ở Nhật Bản. Đây cũng là bộ phim duy nhất mà hãng Disney từ chối phát hành.
Theo bảng xếp hạng của trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDB thì có tới 4 tác phẩm của hãng Ghibli (bằng với hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ Pixar) nằm trong top 10 phim hoạt hình hay nhất trong đó có 3 phim của Miyazaki (Sen to Chihiro no kamikakushi, Mononoke-hime, Tonari no Totoro), 1 phim của Takahata (Hotaru no haka). Đặc biệt Sen to Chihiro no kamikakushi đứng đầu danh sách.[2]
★ Tác phẩm đã phát hành
Phim hoạt hình
・Kaze no Tani no Nausicaä (tạm dịch: Nausicaä của Thung lũng gió, tiếng Anh: Nausicaä of the Valley of the Wind) (1984, trước khi thành lập Ghibli)
・Laputa: Lâu đài trên không trung (tiếng Nhật:Tenkū no Shiro Rapyuta, tiếng Anh: Laputa: Castle in the Sky) (1986)
・Mộ đom đóm (tiếng Nhật:Hotaru no Haka, tiếng Anh: Grave of the Fireflies ) (1988)
・Tonari no Totoro (tiếng Nhật:Tonari no Totoro, tiếng Anh: My Neighbor Totoro ) (1988)
・Majo no Takkyūbin (tạm dịch:Dịch vụ chuyển phát nhanh của phù thủy tiếng Anh: Kiki's Delivery Service) (1989)
・Ngày hôm qua (tiếng Nhật:Omohide Poro Poro, tiếng Anh: Only Yesterday) (1991)
・Porco Rosso (tiếng Nhật:Kurenai no Buta, tiếng Anh: Porco Rosso) (1992)
・Umi ga Kikoeru (tạm dịch: Sóng biển, tiếng Anh: Ocean Waves) (1993)
・Pom Poko (tiếng Nhật:Heisei Tanuki Gassen Ponpoko, tiếng Anh: Pom Poko) (1994)
・Lời thì thầm của trái tim (tiếng Nhật:Mimi wo Sumaseba, tiếng Anh: Whisper of the Heart) (1995)
・Công chúa sói Mononoke (tiếng Nhật:Mononoke Hime, tiếng Anh: Princess Mononoke) (1997)
・Gia đình nhà Yamada (tiếng Nhật:Hōhokekyo Tonari no Yamada-kun, tiếng Anh: My Neighbors the Yamadas) (1999)
・Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn (tiếng Nhật:Sen to Chihiro no Kamikakushi, tiếng Anh: Spirited Away) (2001)
・Neko no Ongaeshi (tạm dịch: Sự trả ơn của bầy mèo, tiếng Anh: The Cat Returns) (2002)
・Lâu đài của Howl (tiếng Nhật:Hauru no Ugoku Shiro, tiếng Anh: Howl's Moving Castle) (2004)
・Gedo Senki (tạm dịch: Huyền thoại của đất liền và đại dương, tiếng Anh: Tales from Earthsea) (2006)
・Nàng tiên cá phương Đông (tiếng Nhật:Gake no Ue no Ponyo, tiếng Anh: Ponyo on the Cliff by the sea) (2008)
・Karigurashi no Arrietty (tạm dịch: Cô bé vay mượn: Arrietty, Tiếng anh: The secret world of Arrietty;The borrower Arietty)(2010)
・Kokuriko zaka kara (tạm dịch: Từ ngọn đồi hoa mĩ nhân, Tiếng anh: From Up On Poppy Hill)(2011)
・Kaze Tachinu (tạm dịch: Ngọn gió không lặng, tiếng Anh:The wind rises)(2013)
・Kaguya-hime no Monogatari (tạm dịch: Chuyện công chúa Kaguya)(2013)
・When Marnie Was There (tạm dịch: Khi Marnie có mặt ở đó)(2014)
Phim ngắn
・On Your Mark (1995) (đoạn phim minh hoạ cho bài hát của nhóm Chage & Aska)
・Ghiblies (2000) (truyền hình)
・Ghiblies phần 2 (2002) (chiếu kèm với bộ phim Sự trả ơn của bầy mèo)
・Kusoh no Kikai-tachi no Naka no Hakai no Hatsumei (2002) (Chiếu tại bảo tàng Ghibli)
・Koro no Daisanpo (2003)
・Kujiratori (2003)
・Mei to Konekobasu (2003)
・Portable Airport (đoạn phim minh hoạ cho bài hát của nhóm Capsule) (2004)
・Space Station No. 9 (đoạn phim minh hoạ cho bài hát của nhóm Capsule) (2004)
・A Flying City Plan (đoạn phim minh hoạ cho bài hát của nhóm Capsule) (2005)
・Doredore no Uta (đoạn phim ca nhạc quảng cáo cho Meiko Haigou) (2005)
・Yadosagashi (2005)
・Hoshi wo Katta Hi (2005)
・Mizugumo Monmon (2005)
・The Night of Taneyamagahara (2006)
・Iblard Jikan (2007)
Tại Nhật Bản, cứ mỗi khi mùa hè về là người dân Nhật bản lại được xem vô số những chú đom đóm trú ngụ trong những khu rừng tĩnh lặng giờ được giải phóng và ra ngoài thiên nhiên thắp sáng cả khu rừng vào chập tối và ban đêm. Chính vì thế mà, điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia đặc biệt là Yume Cyan nhiếp ảnh gia nổi tiếng, nắm bắt được những góc ảnh siêu thực, đầy huyền diệu.
Đối với nhiều người, đom đóm là loài côn trùng gợi nhớ kỷ niệm về mùa hè và thiên nhiên nguyên sơ. Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của rừng mưa nhiệt đới khi vào hè, bằng một ống kính tinh tế, nhiếp ảnh gia người Nhật Bản, Yume Cyan đã ghi lại ánh sáng tự nhiên tuyệt đẹp của đom đóm dưới những tán lá xanh mướt của một khu rừng thuộc thành phố Nagoya, Nhật Bản.
Hãy cùng ngắm bộ ảnh Last Dance of the Fairies (Tạm dịch: Điệu vũ cuối của các nàng tiên) của nhiếp ảnh gia Yume Cyan.
Người Nhật Bản yêu đom đóm đến nỗi, họ có những lễ hội được tổ chức hàng năm vào mỗi mùa hè để mọi người cùng nhau ngắm nhìn ánh sáng kỳ diệu của những chú đom đóm bay đêm, loài côn trùng chỉ xuất hiện vào những đêm đầu mùa hạ.
Tại Nhật Bản, cứ mỗi khi mùa hè về là người dân Nhật bản lại được xem vô số những chú đom đóm trú ngụ trong những khu rừng tĩnh lặng giờ được giải phóng và ra ngoài thiên nhiên thắp sáng cả khu rừng vào chập tối và ban đêm.
Đối với nhiều người, đom đóm là loài côn trùng gợi nhớ kỷ niệm về mùa hè và thiên nhiên nguyên sơ. Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của rừng mưa nhiệt đới khi vào hè, bằng một ống kính tinh tế, nhiếp ảnh gia người Nhật Bản, Yume Cyan đã ghi lại ánh sáng tự nhiên tuyệt đẹp của đom đóm dưới những tán lá xanh mướt của một khu rừng thuộc thành phố Nagoya, Nhật Bản.
~~~~~~~~~~~~~~~
Ấu trùng đom đóm sống trong nước rồi nở thành côn trùng. Chúng thích sống trong các vùng đầm lầy, rừng rậm…Đom đóm có thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng ánh sáng của chúng vì thế càng trở nên quyến rũ những tâm hồn yêu thiên nhiên. Đặc biệt là vào tiết trời mùa hạ trong trẻo, ngắm ánh đèn đom đóm đã trở thành một phong tục truyền thống của người dân Nhật Bản.
Thành phố Fussa nằm ở ngoại vi của Tokyo còn nổi tiếng với lễ hội đom đóm được tổ chức vào trung tuần tháng 7 hàng năm
Tại đó, chính quyền địa phương còn cho xây dựng con đường đom đóm, công viên đom đóm…để góp phần gìn giữ niềm yêu thích của dân chúng với loài côn trùng mùa hè này.
Người Nhật Bản quan niệm rằng hình ảnh của những con đom đóm như là những đốm lửa nhỏ. Ngoài ra người ta còn cho rằng nó gợi tới senkou hanabi, một đốm pháo hoa (xuất hiện khi ta đốt những que pháo hoa và vung vẩy chúng).
Senkou hanabi cũng gợi tới hình ảnh của gia đình, vì một phong tục truyền thống của Nhật Bản vào mùa hè là cả gia đình quây quần để thưởng thức pháo hoa, tượng trưng cho cuộc sống sớm nở tối tàn như những con đom đóm. Ngắm đom đóm cũng được xem như một truyền thống gia đình đã có từ lâu đời trong xã hội Nhật Bản.
Những con đom đóm cũng là biểu tượng của những linh hồn người đã khuất (Hitodama) vốn được mô tả như những đốm lửa lập lòe trôi nổi.
Cuộc sống hiện đại đang làm mất dần đi ánh sáng của đom đóm tự nhiên. Do vậy mà ở quốc gia này, người ta đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp để ngăn sự suy giảm nhanh chóng của số lượng loài đom đóm. Họ tổ chức các buổi thuyết trình, giáo dục…trong học đường về đời sống sinh vật của đom đóm và ý nghĩa loài côn trùng này trong nền văn hóa quốc gia.
Là vùng trồng hoa Linh Lan nổi tiếng nhất nước Nhật
Tháng Năm, những bông hoa như tuyết trắng lấp ló trong lá xanh báo hiệu một mùa hè mát lành đang khẽ đến…
Hoa Linh Lan, hay còn gọi là Lan Chuông (hay hoa Huệ Chuông), tiếng Anh là lily of the valley hay Muguet De Mai trong tiếng Pháp là một loài hoa đặc biệt đối với…mùa hè. Hãy ghé thăm vùng trồng hoa Linh Lan nổi tiếng nhất nước Nhật nha
Hoa Muguet có màu trắng tinh khiết và mùi thơm man mát, nở rộ từ tháng 5 và ra quả màu đỏ cam vào tháng 7. Trong Tiếng Anh, người ta thường gọi là Our Lady’s tears. Chắc là do truyền thuyết: nước mắt của Đức Mẹ Mary rơi trên cây thánh giá đã mọc lên những bông hoa Muguet. Trong ngôn ngữ loài hoa, hoa Muguet mang thông điệp Sự trở lại của hạnh phúc. Người Pháp có câu pas de premier Mai sans muguet (tạm dịch: “sẽ không có ngày đầu của tháng Năm nếu không có hoa Muguet”).
Ở Pháp, ngay từ thời Charles IX (thế kỷ XVI), người ta đã tặng nhau những bó hoa Muguet nhỏ vào ngày đầu tiên của tháng Năm với mong ước đem lại may mắn và hạnh phúc. Còn đối với người dân Nhật Bản, họ gọi những bông hoa Linh Lan là sự ngọt ngào của tháng Năm. Là loài hoa dành để báo hiệu sự khởi đầu cho một mùa hè rộn ràng xanh thắm đang gần kề.
Rất nhiều người sẽ bị nhầm tưởng hoa Linh Lan là hoa đèn lồng, có thể do dáng vẻ khá giống nhau của chúng. Nhưng dù cùng một bộ hoa loa kèn thì Linh Lan lại có thời gian ra hoa ngắn hơn những loại lily khác. Hoa Linh Lan chỉ nở rộ trong khoảng thời gian từ đầu tháng Năm đến giữa tháng 6, và với mùa hoa ngắn ngủi như vậy nên vẻ đẹp của Linh Lan tại Nhật Bản cũng như các nước phương Tây càng được yêu mến và nâng niu hơn.
Hiện nay, đây là loài hoa luôn đứng trong top 5 loài hoa…phổ biến được sử dụng trong các đám cưới. Sắc màu tinh khiết và cảm nhận ngọt ngào dịu dàng của loài hoa Linh Lan mang lại thật phù hợp với không gian của đám cưới, dù cho bạn có là một người ít để ý đến hoa cỏ cũng sẽ cảm thấy bị hoa Linh Lan thu hút.
Tại Nhật Bản có rất nhiều nơi trồng hoa Linh Lan nhưng khu vực công viên Suzuran (từ này nghĩa là Hoa Linh Lan trong tiếng Nhật) thuộc Hokkaido là khu vực trồng loài hoa này nổi tiếng trên toàn quốc. Đây vốn là một thung lũng nằm ở chân núi Poroshiridake, đỉnh cao nhất của dãy núi Hidaka với thiên nhiên tươi xanh đã mở rộng khu vực này với diện tích 15 hecta trồng hoa Linh Lan. Đây cũng là vùng đứng đầu cả nước về độ phủ rộng của những bông hoa Linh Lan khiến cả khu vực này luôn được bao phủ một màu xanh thuần khiết của thiên nhiên mùa hạ, trong trẻo và an lành.
Nếu ghé thăm Nhật Bản vào những ngày đầu mùa hạ, đừng quên dành chút thời gian của bạn để thăm thung lũng Linh Lan và cảm nhận vẻ xanh tươi của thiên nhiên nơi đây, hòa điệu trong đó là khúc nhạc của một mùa hạ trong trẻo và an lành đang khẽ về.
Địa chỉ: Công viên Suzuran, thị trấn Biratori, Hokkaido.
Công ty sản xuất thiết bị vệ sinh Lixil nổi tiếng của Nhật Bản vừa cho trưng bày bồn vệ sinh được gắn hơn 70.000 viên pha lê swalovski, sáng lấp lánh. Ước tính, bồn vệ sinh này trị giá khoảng 130.000 USD.
Chiếc bồn cầu có lẽ xa hoa nhất và cũng thuộc diện đắt nhất này được đặt tên Satis, đang được trưng bày tại phòng giới thiệu sản phẩm của công ty Lixil ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
Bồn vệ sinh sáng lấp lánh nhờ được trang trí hơn 70.000 viên pha lê swalovski, ước tính trị giá 10 triệu Yên, tương đương 130.000 USD.
Tuy nhiên đại diện của công ty cho biết sản phẩm chỉ dùng để quảng bá chứ không bán.
Công viên Hitachi (Hitachi Seaside Park) nằm tại thành phố Hitachinaka (quận Ibaraki, Nhật Bản). Nằm cạnh bãi biển Ajigaura, công viên với diện tích 3,5ha này khi xưa là nơi để phi công Mỹ tập ném bom vào Thế chiến thứ 2, năm 1946. Đến năm 1973, công viên được trao trả lại cho chính phủ Nhật và được xây dựng thành công viên với đủ loại hoa. Ngày nay Hitachi là điểm đến nổi tiếng của nhiều tour du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Hitachi được mệnh danh là thiên đường hoa luôn đẹp rực rỡ với những loài hoa nở quanh năm. Mỗi ngọn đồi ở công viên Hitachi đều được trồng một loại hoa. Chúng thay phiên nhau nở vào mỗi mùa. Đặc biệt nhất là hoa Nemophila màu xanh dương với 4,5 triệu cây nở đồng loạt vào mùa xuân đẹp mướt mát như bầu trời dưới mặt đất. Ngoài Nemophila, công viên còn có hơn 1 triệu cây hoa thủy tiên vàng nở giữa rừng thông xanh, khoảng 170 giống hoa tuylip và rất nhiều loài cây, hoa muôn màu khác.
Dừng chân vào mùa xuân, bạn sẽ thấy công viên tràn ngập trong sắc vàng pha đỏ của hơn 1 triệu bông hoa thủy tiên vàng.
Với hơn 170 giống tulip khác nhau, chúng trông như chiếc thảm đầy màu sắc và bắt mắt.
Hàng năm, công viên đều tổ chức lễ hội Hanami Nemophila – lễ hội ngắm hoa. Choáng ngợp trước sắc xanh của những đồi hoa Nemophila là cảm nhận của hầu hết các du khách khi đến đây vào mỗi dịp lễ hội. Cứ khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, mùa hạ sang, hàng triệu bông hoa Nemophila xinh xắn nở xanh cả các sườn đồi.
Cao chừng 25cm, Nemophila có hình dáng tuyệt đẹp, với những sắc hoa khác nhau từ xanh đến tím. Đứng giữa những đồi hoa xanh mướt, người ta có cảm giác như đang hòa mình giữa đại dương xanh mênh mông tựa như bầu trời đang sa dần xuống mặt đất.
Đây là đồi cây bụi Kochia lúc còn xanh – một địa điểm không thể bỏ qua ở công viên Hitachi. Được biết đến với sức chịu đựng mãnh liệt, Kochia có thể chịu đựng hạn hán, thậm chí là đất mặn hay bị nghèo dinh dưỡng nhất. Tùy vào điều kiện sống chúng có thể cao đến 6 feet (khoảng 1,8m).
Vườn hoa chuông xanh được trồng bên cạnh những bông hoa tulip, thủy tiên. Cánh hoa có màu tím hòa với sắc xanh pha chút trắng tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.
Hoa tử đằng - Loài hoa tình yêu bất diệt của đất nước Nhật Bản
Hoa tử đằng (hoa fuji, hoa wisteria hay hoa đậu tía), được mệnh danh là loại “hoa tình yêu bất diệt" của đất nước Nhật Bản vì những dòng suối hoa tím rưc rỡ nở vào giữa tháng 4 đầu tháng 5 mang lại những cảm xúc bất tận cho người chiêm ngưỡng.
Loài hoa này xuất phát từ châu Mỹ, sau đó rất lâu nó được người Nhật trồng nhiều và ưa chuộng trồng làm hoa trang trí. Cây của hoa này thuộc loại thân gỗ, nhìn khẳng khiu, khô khốc, hoa mọc thành giàn lớn, có mùi thơm nhẹ nhàng. Trên lãnh thổ nước Nhật, loài hoa này thu hút rất nhiều khác du lịch đổ về để ngắm mỗi khi tiết trời tháng 4-5. Những bông hoa màu tím rợp trời quả là một quang cảnh khó có thể bỏ qua. Chỉ nghe đến những đường hầm dài 80-100m sắc tím, sắc trắng của tử đằng thôi đã cảm thấy quá sức thơ mộng và cuốn hút rồi.
Ý nghĩa hoa tử đằng
Tử đằng là loài hoa được người Nhật vô cùng yêu thích. Tử đằng được coi là loài hoa tình yêu, một loài hoa tình yêu bất diệt của xứ sở Phù tang. Cũng là biểu tượng của sự đoàn kết, hòa hợp và buông bỏ thù hận, đạt đến sự yêu thương.
Loài hoa này từ vỏ cây, hoa, lá đều có thể sử dụng làm thuốc, lá non có thể ăn được.
Công viên hoa Ashikaga là công viên hoa tử đằng nổi tiếng của Nhật. Khi bạn bước vào công viên này sẽ thấy những bông hoa tử đằng buông lơi xuống như là những nước trắng đổ nước xuống tung bọt trắng xóa. Quả là một hình ảnh tuyệt vời và lãng mạn.
Lễ hội Kanda được tổ chức vào hai ngày Thứ bảy và Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm, để vinh danh chiến công vang dội của các Shogun và ca ngợi những người vợ của họ. Đây cũng là cơ hội để họ được tự hào về chính mình. Trước đây, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 9, vì đây là ngày vị tướng Ieyasu Tokugawa3 đã giành chiến thắng quyết định trong trận chiến Sekigahara.
Nhờ chiến thắng này, Ieyasu Tokugawa đã trở thành một trong những biểu tượng Shogun hay một vị thần của Thần đạo Shogun của Nhật Bản. Và do đó, người dân Edo bắt đầu gọi lễ hội Kanda là lễ hội Tenka, với ý nghĩa là lễ hội của/thống nhất non sông, hay lễ hội Chế độ Tướng quân (Shogunate festival) vì Tướng quân Ieyasu Tokugawa đã thống nhất được toàn nước Nhật. Trong thời kỳ Edo (1603 - 1868), các Kanda Matsuri được tổ chức trong khuôn viên lâu đài Edo, nơi Shogun có thể xem đám rước diễu hành. Đó là lý do tại sao lễ hội này còn được biết đến như là Edo Tenka Matsuri - lễ hội của Đạo Thờ thần Shogun với sức mạnh của trời đất. Đã thành truyền thống, Kanda Matsuri thường được bắt đầu với một đại lễ tạ ơn đối với các Thánh thần và điểm đặc biệt là đại lễ này được thực hiện thông qua nghệ thuật kịch Noh5. Để cầu nguyện cho hòa bình và cho sự no đủ quanh năm, người dân trong vùng tổ chức các buổi biểu diễn Noh, vì với việc tham gia kịch Noh, người ta có thể vào vai/nhập thân vào các vị thần linh để “xác nhận” và “đáp ứng” những mong ước, những lời nguyện cầu. Điều đó tạo nên niềm tin mạnh mẽ vào sự giúp đỡ của thần linh đối với những lời khấn cầu của họ.
Sau lễ tạ ơn thần linh, tại đền Kanda, người ta tiếp tục làm lễ để đưa linh hồn của ba vị Thánh (Daikoku, Ebisu và Masakado) nhập vào ba chiếc mikoshi (một loại kiệu như đền thờ di động thu nhỏ), mô phỏng kết cấu của ngôi đền, với đầy đủ cấu trúc cột, rường, mái, tường bao… và trang trí hình phượng hoàng trên nóc. Cùng lúc đó, tại các ngôi đền lân cận, nơi dừng chân của các vị Thánh này trước đây, người dân địa phương cũng làm lễ nhập hồn Thánh vào kiệu có bánh xe (horen) để chuẩn bị cho các cuộc rước. Đây là nghi lễ rất linh thiêng và quan trọng, được thực hiện vào buổi tối trước ngày lễ hội chính.
Sau những nghi lễ tạ ơn và nhập hồn Thánh là hai đám rước rất lớn hay hai cuộc diễu hành tâm linh rầm rộ, náo nhiệt trong hai ngày lễ hội chính. Sau lễ tạ ơn thần linh, tại đền Kanda, người ta tiếp tục làm lễ để đưa linh hồn của ba vị Thánh (Daikoku, Ebisu và Masakado) nhập vào ba chiếc mikoshi (một loại kiệu như đền thờ di động thu nhỏ), mô phỏng kết cấu của ngôi đền, với đầy đủ cấu trúc cột, rường, mái, tường bao… và trang trí hình phượng hoàng trên nóc. Cùng lúc đó, tại các ngôi đền lân cận, nơi dừng chân của các vị Thánh này trước đây, người dân địa phương cũng làm lễ nhập hồn Thánh vào kiệu có bánh xe (horen) để chuẩn bị cho các cuộc rước. Đây là nghi lễ rất linh thiêng và quan trọng, được thực hiện vào buổi tối trước ngày lễ hội chính.
Sau những nghi lễ tạ ơn và nhập hồn Thánh là hai đám rước rất lớn hay hai cuộc diễu hành tâm linh rầm rộ, náo nhiệt trong hai ngày lễ hội chính Đám rước hay cuộc diễu hành dọc theo các con phố lớn xung quanh đền Kanda và đặc biệt sẽ dừng lại trước các cửa hàng lớn trên khu vực để đáp lễ và để chủ nhân của các cửa hàng được phép làm lễ trước đám rước, vì chủ những cửa hàng này chính là những nhà hảo tâm, công đức chính cho đền và cho việc tổ chức lễ hội hàng năm. Trong buổi chiều đầu tiên, một số mikoshi của người dân địa phương, cùng với các nhạc sĩ chơi trống và sáo, sẽ được mang rước khắp các phố rồi trở về các ngôi đền nhỏ của họ. Một nghi lễ của đạo Shinto sẽ được tổ chức ngay sau đám rước, theo sau là một điệu nhảy truyền thống cầu cho sự thịnh vượng và một
vụ mùa bội thu.
Cuộc diễu hành của ngày thứ hai bắt đầu từ 10h sáng cho tới khi mặt trời lặn, với hơn 70 mikoshi từ các ngôi đền thuộc 44 quận lân cận lần lượt tiến về đền Kanda để được ban phúc lộc. Nét độc đáo của Kanda Matsuri chính là các mikoshi - đền thờ di động, mang trong đó sự linh thiêng của Thần đạo Shinto và linh hồn các vị Thánh được tôn thờ, được rước qua các con phố để ban phát sự may mắn và thịnh vượng cho những người buôn bán và cư dân địa phương trước khi tề tựu thực hiện nghi lễ tại đền Kanda.
Sự đa dạng về thành phần tham gia lễ hội Kanda nói riêng và hầu hết các lễ hội truyền thống của Nhật Bản nói chung thể hiện ở những người khiêng, kéo kiệu, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ ở các lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên và cả những người cao tuổi. Ngoài ra, để tạo nên sự đa dạng mà các cộng đồng luân phiên nhau theo mỗi dịp lễ hội, sẽ trang trí một mikoshi bằng sơn đỏ rực mà người khiêng chỉ là phụ nữ trẻ trong lễ phục màu đỏ và một mikoshi mà người khiêng là các thiếu nhi trong độ từ 7 đến 10 tuổi. Sự xuất hiện của tất cả các mikoshi này làm khuấy động mọi tuyến đường, những nơi mà họ đi qua bởi tiếng hô vang "Wasshoi, Wasshoi", tạo sự hưng phấn và chuyển
động nhịp nhàng, của mikoshi nặng trĩu, được mang trên vai của người khiêng kiệu theo từng bước nhún nhảy uyển chuyển của họ. Họ tin rằng, thần linh đã “giáng” và “ngự” trên mikoshi đã làm chuyển động mikoshi, vì thế nên dù mikoshi rất nặng, nhưng họ lại càng hưng phấn hơn, cùng nhau hô "Wasshoi, Wasshoi !" và nhún nhảy uyển chuyển hơn, với sự cổ vũ của người dân xem lễ hội kín hai bên đường.
Theo : LỄ HỘI KANDA, TOKYO, NHẬT BẢN -
CUỘC DIỄU HÀNH TÂM LINH HAY
BỨC TRANH TÁI HIỆN LỊCH SỬ
NGUYN TH THU TRANG
Mùa xuân sang, đường hoa tại công viên Ashikaga (Nhật Bản) lại rợp bóng tử đằng nhiều màu sắc và ngát hương thơm.
Công viên hoa Ashikaga thuộc quận Tochigi, Nhật Bản được mệnh danh là thiên đường lãng mạn tại xứ sở mặt trời mọc với hàng nghìn cây hoa tử đằng khoe sắc hàng năm.
Hoa Wisteria, hay còn gọi là hoa Fuji hay tử đằng là biểu tượng tình yêu vĩnh cửu theo văn hóa Nhật. Để một cây tử đằng ra hoa, người ta sẽ phải dày công chăm sóc trong suốt nhiều năm trời, cũng giống như vun đắp tình cảm đôi lứa. Bông hoa khi nở có màu sắc dịu dàng, đẹp thuần khiết, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời mùa xuân.
Khác với cách trưng bày hoa thông thường, tại công viên Ashikaga, người ta đã cho xây dựng một "đường hầm" trên mặt đất, tạo thành từ các khung sắt và thân cây gỗ làm giá đỡ cho giàn hoa tử đằng khổng lồ nhiều màu sắc.
Khung cảnh từng bông hoa nhỏ xíu, nhiều màu khác nhau rủ nhẹ nhàng từ trên mái vòm xuống chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh chốn trần gian. Nơi đây được rất nhiều cặp tình nhân chọn lựa để cùng nhau nắm tay đi dạo.
Không chỉ là nơi ngắm cảnh, thưởng hoa, đường hầm Ashikaga còn là chỗ tránh nắng hiệu quả trong mùa hè bởi con đường luôn rợp bóng hoa. Vào mùa xuân, con đường luôn tấp nập bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư tới đây để săn ảnh, hoặc các bạn trẻ tới để thực hiện các bộ ảnh với concept lãng mạn.
Hoa tử đằng thường nở vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 với các màu sắc chủ đạo là tím, hồng, trắng đặt xen kẽ từng khoang màu. Chúng đường trồng xen kẽ với các cây thân gỗ để làm giá đỡ.
Ở Nhật còn có hẳn một lễ hội hoa Fuji - tử đằng được tổ chức cuối tháng 4, nơi du khách được đắm chìm trong sắc hoa dịu dàng giữa thiên đường hoa đẹp ngây ngất.
Những chùm hoa đủ sắc màu long lanh dưới nắng, trải dải trên diện tích hàng trăm mét vuông, cảnh tượng này không khỏi khiến bất kỳ du khách nào tới công viên hoa Ashikaga ở thành phố Ashikaga, tỉnh Tochigi, Nhật Bản phải ngỡ ngàng.
Loài hoa đẹp đến mơ màng đó có tên gọi là Fuji hay còn gọi là hoa Tử đằng. Người dân Nhật Bản vốn coi đây là loài hoa tình yêu, tương tự như hoa hồng ở các nước phương Tây. Mùa hoa Fuji nở rộ vào khoảng giữa tháng 4 cho tới giữa tháng 5 hằng năm.
Khi mới bước vào cổng công viên Ashikaga, chúng mình sẽ bắt gặp ngay những cây hoa Fuji, những chùm hoa dài đủ màu trắng, vàng, tím rủ xuống gần như sát mặt đất hệt như những thác nước tung bọt trắng giữa ánh nắng vậy.
Tại công viên Ashikaga có tới hơn 1.500 cây hoa Fuji có tuổi thọ trên 100 năm
Những giàn hoa Fuji tím ngắt cả một góc công viên. Đó chính là những nhánh cây của các cây hoa Fuji trên 100 năm tuổi. Vì tán của nó quá rộng, nên các cành được đỡ trên những giàn nhân tạo, để khi trổ hoa, những trùm hoa sẽ rủ xuống phía dưới, tạo thành những cơn mưa hoa tím đẹp lung linh.
Akihabara là một khu vực mua sắm của Tokyo chuyên về thiết bị điện tử và các mặt hàng văn hóa đương đại Nhật Bản . Nó cực kỳ thu hút khách du lịch và otaku.
Mọi thứ bắt đầu từ Thế chiến thứ 2. Một thị trường chợ đen dành riêng cho radio và đồ điện tử phát triển nhanh chóng trong khu vực này. Tất cả nhằm vào một trường kỹ thuật điện tử (mà ngày nay là Đại học Tokyo Denki). Tuy nhiên sau chiến tranh, chúng đã phát triển thành các cửa hàng hợp pháp..
Trong nhiều năm, Akihabara trở thành nơi mua sắm đồ điện tử tốt nhất trong khu vực. Những năm gần đây, sự cạnh tranh cũng phát triển mạnh. Những vùng lân cận như Shinjuku và Shibuya hiện nay không những bán nhiều đồ điện tử từ các cửa hàng lớn hơn mà còn gần gũi hơn với đám đông mua sắm lớn của Tokyo.
Akihabara đã đáp trả bằng cách phát triển chuyên về một hướng. Nó chuyên về phục vụ khách du lịch bằng cách cung cấp các cấu hình và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh. Các cửa hàng ở Akihabara cũng rất nỗ lực để giúp việc hoàn thuế cho khách hàng được dễ dàng hơn.
Một hướng khác mà Akihabara phát triển chuyên môn đó là nhắm mục tiêu vào các thiết bị điện tử, chơi game và một số những đồ trong văn hóa lập dị Nhật Bản (otaku). Nhiều cửa hàng điện tử trong khu vực cung cấp các bộ phận (mới và đã qua sử dụng) và phần cứng phù hợp thị hiếu của otaku. Ví dụ, có một cửa hàng ở Akihabara chẳng bán gì khác ngoài robot và các bộ phận của robot.
Trong những năm gần đây đã có một sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng của các cửa hàng trong khu vực bán anime, manga, những thứ thuộc văn hóa đương đại Nhật Bản và các mặt hàng liên quan đến otaku. Một ngành công nghiệp giải trí dành cho otaku thậm chí đã nổi lên. Khu vực này nổi tiếng về các quán maid cà phê (cà phê hầu gái) và các địa điểm tương tự phục vụ cho sở thích của các otaku.
Nhóm nhạc Pop Idol AKB48 (Gọi tắt của Akihabara 48) có một nhà hát riêng ở Akihabara để biểu diễn hàng đêm. Danh tiếng của AKB48 lan ra cả thế giới là bằng chứng sống về ảnh hưởng văn hóa ngày càng phát triển của giới otaku Akihabara.
Bunkyo Tsutsuji là lễ hội hoa đỗ quyên tại ngôi đền Nezu Bunkyo-ku, đây là một trong nhiều lễ hội nổi tiếng ở Tokyo. đền thờ Nezu hoặc đền Nedujinja là địa điểm hoàn hảo để tổ chức lễ hội hoa đỗ quyên, nơi đây là khu vườn rộng lớn trong đền thờ có khoảng 3.000 cây và hơn 50 loại khác nhau của hoa đỗ quyên được trồng trên diện tích 6,6 km vuông. Đến lễ hội bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản trong không khí uy nghi của đền thờ, sự sôi động của quán trà amazake và hơn hết là hòa mình vào vẻ đẹp của loài hoa đỗ quyên.
Lễ hội Bunkyo Tsutsuji được tổ chức trong tháng 4, bạn có thể chiêm ngưỡng hơn 3.000 bụi hoa đỗ quyên (tsutsuji) trong khu vườn của đền thờ, trong đó có nhiều loại hoa đỗ quyên quý hiếm như hoa Fuji-tsutsuji nhỏ như hạt đậu. Hanaguruma, loại này nở trông như chiếc cối xay gió và Karafune được gọi là đỗ quyên màu đen. Du khách cũng có thể tham gia buổi tiệc trà ngoài trời và tận hưởng không khí Nhật Bản dịu mát, thưởng thức buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống Shinto và nhiều sự kiện hấp dẫn khác trong lễ hội.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.