Phong cách thời trang đường phố của Nhật vô cùng phong phú và có tên gọi riêng cho đặc trưng cho từng con phố của thủ đô Tokyo. Hãy cùng xem thời trang đường phố của nam giới Nhật Bản như thế nào.
Harajuku
Nếu mọi người để ý sẽ thấy đặc điểm của Harajuku ở nam giới là trang phục ngày càng nữ tính hơn, những chiếc quần ống côn bó sát, đeo túi xách, đi boot, quần ống vẩy. Có thể gọi là sự kết hợp giữa nam và nữ.
Ẩm thực Nhật Bản: Cá sống Shirouo, ngoài những món ăn truyền thống nổi tiếng, ẩm thực xứ sở mặt trời mọc còn được biết đến qua những món ăn độc đáo, “có một không hai”: shirouo - món ăn từ những chú cá nhỏ sống.
Shirouo còn được gọi là odorigui, trong tiếng Nhật có nghĩa là “nhảy múa” khi được ăn. Điều đó cũng thể hiện sự đặc biệt của món này: những chú cá rất nhỏ, trong suốt được bày ra đĩa và ăn sống. Cái thú khi thưởng thức shirouo Nhật Bản là cảm nhận những con cá nhỏ ngọ nguậy trong miệng. Được dùng phổ biến phía Nam Nhật Bản.
Do đặc trưng của món là ăn sống nên cách thưởng thức cũng có phần đặc biệt. Những chú cá trong suốt ấy được đựng trong một bát lớn có chứa ít nước. Người ta chuẩn bị thêm một quả trứng và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập quả trứng vào cốc và trộn với một chút giấm. Giấm trộn vào shirouo để làm xót, khiến cá ”nhảy múa” mạnh hơn bình thường, tạo “cảm giác” nhiều hơn cho người thưởng thức.
Bất kỳ ai khi thưởng thức shirouo Nhật Bản đều có câu hỏi thú vị: Nuốt hay không nuốt? Nhiều thực khách có thói quen nhai những con cá nhỏ và cũng nhiều thực khách nuốt chúng khi còn sống, sau đó đùa rằng chúng đang bơi trong dạ dày. Đó là điều độc đáo riêng của món shirouo và cũng là lý do để người Nhật thưởng rượu shochu kèm với món cá hấp dẫn, độc đáo này.
Cá shirouo chỉ có vào mùa xuân, do vậy khi người Nhật sử dụng món ăn này cũng là lúc báo hiệu mùa đông lạnh giá kết thúc. Ở Nhật Bản, có nhiều nhà hàng mang “sứ mệnh” của món ăn này và chỉ hoạt động trong mùa có cá shirouo. Những nhà hàng này dường như chỉ tồn tại như mùa xuân và sẽ được tháo dỡ vào cuối mùa shirouo hằng năm.
Nguồn: Hội những người yêu thích nền văn hóa Nhật Bản
Ngôi mộ của Masakado : một trong 5 địa điểm ma ám đáng sợ nhất tại Tokyo do tờ Japan Times bình chọn.
Thuộc quận tài chính của Tokyo, đây là nơi an nghỉ cuối cùng của kẻ phản loạn samurai dữ tợn từ thời kỳ Heian có tên là Taira no Masakado. Sau khi bị chặt đầu, chiếc đầu của Masakado không bị mục nát một cách khó hiểu trong 3 tháng và 2 mắt vẫn hoạt động, cuối cùng chiếc đầu tự nó di chuyển từ Kyoto tới Edo (Tokyo hiện tại). Công nhân xây dựng phá ngôi mộ gặp tai nạn thậm chí bị chết.
Công ty giấy Nhật Bản Daishowa đã công bố sản phẩm chất lượng cao mới nhất: một hộp khăn giấy mềm và sang trọng với 12 màu sắc khác nhau.
Sản phẩm được đặt tên là ‘Juunihitoe’, một từ truyền thống Nhật Bản để chỉ một bộ lễ phục kimono gồm mười hai lớp của các quý bà. Đó là một cái tên vương giả thích hợp cho một sản phẩm có thể sẽ chỉ được những người nổi tiếng giàu có mua về. Bởi lẽ không phải ai cũng có thể bỏ ra cả triệu đồng chỉ để mua khăn giấy lau mũi.
12 màu được đặt tên theo màu sắc từ thế giới tự nhiên, chủ yếu là tên hoa trong tiếng Nhật. Đó là: sakura (hồng anh đào) , ake (ban đỏ), Suo (màu đỏ gỗ vang) , tachibana (quýt), Nanohana (mù tạt), wakamidori (màu xanh lá cây tươi), naeiro (xanh lá non), Tokiwa Midori (xanh là thông), wasurenagusa (tím), Ruri (ngọc lưu ly), Kikyo (hoa chuông Nhật Bản), và fuji (hoa tử đằng).
Khăn giấy nhiều màu khác nhau được đóng gói trong một hộp gồm288 tờ với khăn gói bên ngoài. Đây là một sản phẩm thanh lịch với giá 10.000 yên (tương đương hơn 2 triệu đồng)! Với giá này, ‘Juunihitoe’ có thể là loại khăn giấy đắt nhất trên thế giới.
Phong cách thời trang đường phố của Nhật vô cùng phong phú và có tên gọi riêng cho đặc trưng cho từng con phố của thủ đô Tokyo.
Điểm chung của những phong cách thời trang đường phố (street fashion) rất ấn tượng, luôn mới mẻ và cũng vô cùng kỳ dị.
Ở Nhật, giới trẻ có thể tự do chọn trang phục cũng như phụ kiện rất khác người, càng độc càng tốt, càng thu hút sự chú ý và làm mình nổi bật càng tốt.
Ở Nhật có các khu thời trang rất nổi tiếng là Ginza, Harajuku, Roppongi Hills, Daikanyama, Shibuya, Aoyama/Omtesando. Tại các con đường này, người ta ăn mặc rất cá tính & dễ thương mà chủ yếu thường thấy đều còn trẻ, và không thể thấy trên những khu phố này ai ăn mặc xấu cả.
Decora là một trường phái thời trang có tiêu chí dễ thương, đáng yêu của những đứa trẻ. Decora lấy việc trang trí rườm rà làm điểm nổi bật và là tiêu chuẩn chung để định hình phong cách (Decora nhại theo decorative trong tiếng Anh). Nếu bạn không ngần ngại cài 16 cái kẹp tóc lên đầu, mang ba lớp vớ nhiều màu cùng lúc và lúc nào cũng có trong tay kẹo cây lollipop thì Decora sẽ rất phù hợp với bạn. Mặc dù vậy, Decora có vẻ cũng chỉ hợp với những bạn trẻ tuổi teen mà thôi.
Decora được phổ biến lần đầu tiên bới tạp chí Fruit vào năm 1997, khi tờ này có ý định thiết kế một xu hướng thời trang đường phố mới cho giới trẻ. Aki Kobayashi là người mẫu trang bìa cho Fruit, đã giúp phổ biến phong cách Decora trong việc hướng dẫn cách thiết kế phụ kiện (càng lập dị càng tốt) và phối hợp màu sắc trang phục để làm nên Decora. Chính điều này cũng tạo nên nét đặc biệt cho Decora là mổi bộ trang phục là một kiểu độc nhất. Điểm chung của chúng là ở màu sắc tươi sáng, trang sức bằng nhựa màu neon và sử dụng phần lớn hình ảnh của các nhân vật hoạt hình dễ thương.
Karakasa (唐傘 “ô Trung Quốc”), hay còn gọi là Kasa Obake (ma ô), là một loạiTsukumogami, một dạng ma Nhật bắt nguồn từ những đồ vật đạt đến ngưỡng 100 năm tuổi, và thu hút được sinh khí. Karakasa nói riêng là hồn ma của những chiếc ô trăm năm tuổi. Những chiếc ô này thường được bồi bằng giấy dầu. Đặc điểm của chúng là có một mắt, một cái lưỡi dài đỏ lòm thè ra từ cái mồm há ngoác, và chỉ có một chân, thông thường là đi geta.
Karakasa là một kẻ chuyên đi lừa gạt, và rất thích dọa nạt con người. Tuy nhiên, chúng cũng rất thích chơi đùa. Chúng sẽ rất hạnh phúc khi được chơi với bất cứ ai, đặc biệt là những người có vẻ ngoài trẻ con. Karakasa rất thích bay lượn lòng vòng trong những ngày trời mưa.
Dường như đối với người Nhật, những con ma cũng có sức cuốn hút riêng. Cũng giống như Kappa, Karakasa cũng được người ta tổ chức lễ hội. Lễ hội Karakasa thường được tổ chức vào mùa hè, ở đó người ta bắn pháo hóa, mặc đồ truyền thống nhảy múa, ngoài ra còn có các gian hàng trò chơi dân gian và ẩm thực truyền thống.
Mặc dù là ma, nhưng vẻ ngoài có phần ngốc nghếch của Karakasa (lưỡi lúc nào cũng thè lè) và bản tính thích vui đùa của nó khiến đôi khi người ta không sợ mà còn có cảm tình với nó nữa. Bằng chứng là đồ chơi Karakasa xuất hiện rất nhiều ở Nhật, thậm chí tay chân còn có cả khớp nối để cử động nữa.
Các thám tử Nhật Bản đang điều tra trường hợp thi thể một phụ nữ được đóng gói và chuyển qua đường bưu điện.
Thi thể của cô Rika Okada, một phụ nữ người Nhật bản đã được các nhà điều tra phát hiện tại một khu lưu trữ kín ở thủ đô Tokyo cùng với chiếc hộp có chiều dài 2 m bên cạnh, trong đó ghi rõ điểm xuất phát là thành phố Osaka ở phía Nam.
Dịch vụ chuyển phát hàng hóa của bưu điện đã vận chuyển món hàng - được khai báo là búp bê bằng chính tên nạn nhân - suốt quãng đường hơn 400 km tới thủ đô Tokyo mà không mảy may nghi ngờ.
Hóa đơn chi trả cho phí vận chuyển được thanh toán qua thẻ tín dụng mang tên cô gái.
Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết Rika Okada, 29 tuổi, bị mất tích từ cuối tháng 3. Khi được phát hiện, trên người cô gái có hơn một chục vết đâm nhưng không có thương tích trên cánh tay, chứng tỏ nạn nhân đã không có thời gian chống cự.
Cảnh sát thành phố Osaka đã từ chối xác nhận thông tin chi tiết vụ việc. Tuy nhiên, một báo cáo cho thấy có một người phụ nữ từng xuất hiện cùng Okada tại một ngôi trường tiểu học rồi đặt vé máy bay rời khỏi Tokyo hồi đầu tháng này bằng chính hộ chiếu của nạn nhân. Người phụ nữ bí ẩn được cho là sống cạnh nơi phát hiện thi thể Okada chỉ vài trăm mét cùng với một phụ nữ khác người Trung Quốc. Cả hai hiện đã đáp chuyến bay từ sân bay Haneda – Tokyo tới Thượng Hải.
Ngay trước khi bị mất tích, nạn nhân Okada viết trên trang Facebook cá nhân rằng cô sắp gặp lại một người bạn cũ cách đây hơn một thập kỷ.
Các cảnh sát đang mở cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân sự việc!
Vào đầu tháng 8, quận Aomori trong khu vực Tohoku của Nhật Bản lại rộn ràng tổ chức lễ hội Nebuta & Neputa, nơi những mô hình chiến binh nổi tiếng và các diễn viên kabuki được chiếu sáng diễu hành qua các đường phố.
Đi kèm với những âm thanh rộn ràng của trống là âm nhạc của sáo tre và tiếng la hét của "rasseera" của các vũ công Haneto. Đây là lễ hội với 6 đêm ấn tượng, được xem là lễ hội ấn tượng nhất tại Nhật Bản, bằng chứng là có khoảng 3.000.000 người ghé thăm hàng năm. Lễ hội Aomori Nebuta lên đến đỉnh điểm vào buổi tối cuối cùng khi một đèn lồng lớn tượng trưng cho linh hồn ma quỷ được diễu hành qua đường phố, những màn pháo hoa lung linh đầy màu sắc được bắn lên bầu trời.
Một số nhà sử học tin rằng sự kiện này là một biến thể của lễ hội Tanabata (lễ hội Sao), và những người khác nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ một vị tướng - người đã tạo ra những sinh vật lớn để xua đuổi các phiến quân trong khu vực từ những năm 800.
Lễ hội Aomori Nebuta là một trong những lễ hội ấn tượng nhất về mặt trực quan, tràn đầy năng lượng, và mang lại nhiều niềm vui cho người tham dự. Hơn 30 nebuta (hình 1) được diễu hành dọc theo tuyến đường và đôi khi phải mất một năm để hoàn thành chúng.
Du khách được khuyến khích thuê trang phục Haneto khoảng 5, 000 Yên cho mỗi người. Lễ hội Aomori Nebuta diễn ra từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 8.
Ajisai (Tú cầu – tên khoa học là Hydrangea) là một chi thực vật có hoa trong họ Tú cầu. Vào mùa mưa, hoa ajisai nở rộ khắp mọi nơi. Không chỉ ở đất nước Nhật Bản, tại các quốc gia khác như Trung Quốc, Anh, Indonesia…người ta cũng bắt gặp ajisai. Nhưng có lẽ hiếm có nơi nào ajisai lại bạt ngàn và được yêu thích như ở Nhật Bản.
Một trong những vẻ kì diệu rất thu hút của hoa ajisai là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Ban đầu hoa có màu trắng, sau đó biến dần thành màu lam hoặc màu hồng, cuối cùng chuyển sang màu tím. Màu hoa phụ thuộc vào độ pH của đất. Đôi khi chỉ trong một cây xuất hiện cả hai màu hoa: hồng và lam.
Nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) thì ajisai sẽ có màu lam. Nếu đất có độ pH bằng 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa. Nếu đất có độ pH lớn hơn 7, hoa sẽ có màu hồng hoặc tím. Dựa vào đặc tính này, người trồng có thể điều chỉnh sắc hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất.
Nếu bạn muốn hoa có màu lam vào mùa hè thu, hãy bón dung dịch clorua sắt hoặc chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây, hoặc có thể chôn vào đất một ít clorua nhôm, clorua magie. Còn nếu muốn hoa có màu hồng có thể bón vào đất một ít vôi bột.
Ở Nhật Bản, một vài ngôi chùa còn được gọi là chùa Ajisai, vì vườn của những ngôi chùa này là những thảm ajisai bạt ngàn, đủ màu sắc. Ở vùng Kanto, Meigetsuin thuộc Kamakura là ngôi chùa nổi tiếng nhất.
Mặc dù có hoa đẹp và được yêu thích như vậy, nhưng ajisai còn có một đặc điểm khác, đó là tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.
Nếu có dịp đến Nhật Bản vào mùa mưa, đừng ngại ra đường với một chiếc ô và lưu lại những hình ảnh rực rỡ của hoa ajisai nhé
Dưới cái nóng như thiêu của ánh mặt trời giữa trưa, bóng mát của một cây liễu, hay trong tiếng Nhật còn gọi là yanagi, là một cảnh tượng đẹp và dễ chịu rất phổ biến trong các khu vườn, công viên và dọc theo rất nhiều con kênh, hào ở Tokyo.
Đến đêm, bóng những cành dài, mỏng manh của loài cây mỹ miều này thường gợi nên những liên tưởng về thế giới linh hồn, hay còn được gọi là yokai. Những truyền thuyết về yanagi yokai đã được lưu truyền hàng thế kỉ, được dựng lại trên tranh ảnh, và nhắc nhở chúng ta luôn phải cảnh giác những loài cây tưởng như đẹp đẽ, nhưng lại chứa đựng những linh hồn tàn bạo, giết hại không biết bao nhiêu người.
Cành liễu vươn dài dưới ánh trăng khuya tạo cảm giác thật ma quái
Trong mỹ học của người Nhật cũng như rất nhiều dân tộc khác, vẻ đẹp mỹ miều của cây liễu với những cành duyên dáng rủ xuống mặt hồ luôn gợi hình ảnh liên tưởng tới một người phụ nữ đẹp với mái tóc đen dài. Vì vậy, khi nói về linh hồn ẩn chứa trong thân cây liễu, người Nhật cũng cho rằng đó là một người phụ nữ, và linh hồn này được gọi là Yanagi-onna.
Yanagi-onna (yanagi = liễu, onna = nữ) là hình ảnh một người mẹ trẻ đã dại dột đứng dưới tán một cây liễu già trong đêm trở gió. Cái cây già cỗi, trong một tâm trạng độc địa, đã siết cổ người phụ nữ. Vào những đêm mù sương, có thể bạn sẽ bắt gặp hồn ma của cô, đang ôm một đứa bé, đứng dưới tán liễu rủ.
Có một truyền thuyết khác về Yanagi-onna cũng rất nổi tiếng trong dân gian Nhật Bản, đó là câu chuyện về Heitaro. Ngày xửa ngày xưa, có một anh nông dân trẻ tuổi tên là Heitaro. Anh rất yêu mến cây liễu mọc gần nhà mình. Anh thường dừng lại nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện dưới tán cây. Một ngày, anh tình cờ gặp một người phụ nữ bí ẩn, Higo, đang đứng dưới gốc cây. Sau đó, Higo đã trở thành vợ anh.
Họ có một đứa con và sống hạnh phúc với nhau cho tới ngày Nhật hoàng yêu cầu chặt cây để xây đền. Khi cái cây bị chặt, Higo gào thét inh tai và rùng mình đau đớn theo mỗi nhát rìu bổ lên thân cây, cuối cùng nàng cũng ra đi. Nàng chính là linh hồn của cây liễu.
Để ru yên linh hồn người phụ nữ bất hạnh, để nó không hiện ra phá quấy thế giới của con người, các pháp sư trừ tà vẫn thường được mời đến làm phép dưới gốc những cây liễu linh thiêng, hoặc tại nơi cây liễu đã bị chặt năm xưa.
Yanagai-baba (baba=bà già) không phải là một hồn ma, mà đúng hơn là tinh linh của cây liễu 1.000 năm tuổi. Tinh linh đó có thể thay đổi hình dạng, từ một người đàn bà già cỗi tới một phụ nữ trẻ đẹp và thường hay quyến rũ những lữ khách cả tin vào dưới tán cây của mình.
Mặc dù thời nay, không có yanagi yokai nào có thể làm hại bạn, nhưng bạn có thể sẽ cảm nhận được một luồng ớn lạnh chạy dọc sống lưng hoặc có những giấc mơ không yên nếu bạn dám nghỉ dưới tán một cây liễu ở Tokyo.
Câu chuyện về Yanagi-onna không chỉ là một truyền thuyết dân gian thông thường, mà còn mang trong đó tính triết lý, về vẻ ngoài và bản chất. Liệu bạn có còn dám đến gần những cây liễu duyên dáng mọc ven đường/
★ Cách gọi Oni thì gần giống như "demon" hay "ogre" trong tiếng anh, và cũng có nhiều bản thể. Oni có hình dạng đại khái giống con người, thường to lớn nhưng thỉnh thoảng lại nhỏ bé và có khuôn mặt như người đàn ông hay chằng tinh, hay yêu quái và thỉnh thoảng là cả mặt chim. Chúng thường không có sừng nhưng, những cái sừng sẽ nhú từ cục bướu nhỏ thành dài, sắc, và xoắn cong như sừng linh dương hay là những cái gạc như của con rồng.
★ Chúng dữ tợn,hoang dã và hiếm khi mặc nhiều hơn cái khố.
★ Oni ni kanabō – một con quỷ với cái cái dùi cui sắt đầy đinh – biểu tượng cho sự tàn phá quá mức, ví dụ như một con yêu quái đáng sợ thì cần phải có trong tay một vũ khí mạnh. Tuy nhiên, chúng lại thường được vẽ đang mang những thứ như nhạc cụ.
★ Một biến thể nổi tiếng của Oni – với những cái sừng như một con bò đực và mặc fundoshi - 褌- khố da hổ, có lẽ có liên quan đến Kimon, cửa quỷ , nỗi bất hạnh nếu đi qua đó.
Cửa này nằm ở phía Đông bắc, hoặc là hướng ushi-tora - Ushi & tora là con bò và con hổ.
★ Ngoài ra, bề ngoài của Oni thì có lẽ bắt nguồn từ Quỷ Trung quốc, có trong những miêu tả về cõi âm của Phật giáo. Emma-Daiō - diêm vương, chúa quỷ của Jigoku (Hell – địa ngục) thì thường được cho là có 2 con quỷ giúp việc, aka-oni (quỷ đỏ) & ao-oni (quỷ xanh dương hay xanh lá).
★ Oni có thể tra tấn người phạm tội tại địa ngục và chúng cũng là mối đe dọa cho con người, chúng trốn trong núi & cư trú những vùng xa xôi, chúng cưỡi mây như là linh hồn của gió và sấm. Trong khi trong truyện dân gian thì những con quỷ này thường ác độc, ăn thịt người nhưng lại bị giết chết bởi những anh hùng. Ngoài ra, Oni cũng có chức năng bảo vệ. Gạch Onigawara dưới mái nhà của NB thì cũng được chạm khắc khuôn mặt của Oni, sự cau có dữ tợn sẽ xua đuổi những linh hồn đáng sợ.
★ Oni là nhân vật không thể thiếu trong ngày lễ Setsubun 節分 – tiết phân . Lễ hội này đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, và năm mới của trong lịch âm cũ. Người Nhật sẽ đeo mặt nạ và làm nghi thức, tránh sự xui xẻo và ma quỷ cho năm mới. Ngày xưa, Oni có thể bị xua đuổi bởi mùi hôi thối của cá mòi cháy khét và nhiều cách khác, nhưng ngày nay cách phổ biến là ném đậu nành và hô to
"Oni wa soto! Fuku wa uchi!" ("Quỷ ở ngoài ! Điều may ở trong!").
Himeji là một thành phố gần biển .Ở đây có một lâu đài năm tầng,chung quanh bao bọc hào sâu và tường đá tảng .
Bà chủ lâu đài được Thiên hoàng ban tặng cho mười cái đĩa vàng rất đẹp . Bà hỏi ông chồng cũng là một lãnh chúa :
- Biết giao cho ai trông nom của quý này ? Chúng ta không thể phó thác cho bất cứ kẻ hầu cận nào cất giữ thứ quý giá như vậy .
Suy nghĩ một lát , bà lại nói :
- Mình có thấy trong số bọn nữ tỳ nhà ta có một đứa đủ tư cách làm việc này , đó là Cô Cúc (Kiku). Nó luôn tỏ ra hết sức tận tâm ,cẩn thận , lương thiện . Nó lại có tất cả những đức tính tốt của tổ tiên dòng dõi hiệp sĩ . Chúng ta có thể tin nó được .
Thế là Cô Cúc được bà chủ gọi đến trao cho việc canh giữ mười cái đĩa vàng. Sáng sáng , chiều chiều cô ta cứ đếm lại mười cái đĩa và giử gìn rất cẩn thận .
Sáu tháng qua . Một hôm có đoàn Sumô đi qua gần thành phố Himeji . Cúc và bọn tì nữ đi xem . Khi trở về , cô ta lật đật chạy vào xem mười cái đĩa vàng và ôi chỉ còn lại chín cái .
Cúc lo sợ tưởng mình đếm nhầm . Thế là , cô đếm đi đếm lại mãi . Sự thật vẫn hiển nhiên : một cái đĩa đã không cánh mà bay .
Cúc vật vã khóc nức nở . Cô nghĩ : " Ta thật xấu hổ , nếu người ta nghi ngờ mình lấy cắp của cải của Thiên Hoàng . Thật là nhục nhã ô danh cho gia đình . Nếu người ta không buộc tội tham lam thì cũng quở trách . Ta không thể rửa được vết nhơ này... "
Để nguyên đầu tóc xõa xuống bơ phờ , Cô Cúc chạy vội ra hành lang , đến một cái giếng ngòai vườn , nhảy xuống tự vẫn .Từ đó hồn cô biến thành một con ma .
Cứ khi đêm đến , khi cảnh vật im lặng , người ta có thể nghe từ dưới đáy giếng tiếng đếm đĩa của Cô Cúc : một , hai , ba , bốn , năm , sáu , bảy , tám , chín . Đến số chín thì dừng lại .
Và phần hồn của Cô Cúc biến thành mộ con ruồi mà người ta chỉ thấy ở Himeji . Ai củng gọi đó là con ruồi Cô Cúc .
Loại ruồi này có cái đầu to giống như con ma có đầu tóc xõa . Khi nó bay phát ra tiếng kêu nghe như tiếng một , hai , ba , bốn , ... nhưng ko bao giờ quá số chín.
Dị bản
Okiku là tên 1 cô gái trẻ đẹp , làm hầu gái riêng cho gia thần của vị lãnh chúa , gia đình Tessan Aoyama. Một ngày nọ , cô ta tiết lộ âm mưu ám sát vị lãnh chúa và chiếm đoạt quyền lực của Aoyama . Okiku nói rằng cô nghe từ người yêu của mình - 1 chiến binh trong thành và cuối cùng , âm mưu bị thất bại .
Sau đó , Aoyama phát hiện ra chính Okiku là kẻ đã cản trở kế hoạch của hắn , hắn vô cùng giận dữ và sắp đặt sẵn 1 cái chết cho Okiku . Để có thể ghép tội Okiku cần có chứng cứ hợp lý , tên gian thần đã lấy cắp 1 trong 10 chiếc đĩa báu và đổ thừa cho Okiku . Okiku đã bị tra khảo cho đến chết để giải thích về chiếc đĩa bị mất , xác cô sau đó bị Aoyama quăng vào giếng . Kể từ đó vào mỗi đêm , linh hồn của Okiku lại trỗi dậy từ cái giếng , chậm rãi đếm từng chiếc đĩa , khi đếm đến hết cái thứ 9 thì bật ra tiếng khóc sụt sùi , nức nở , ngày nào cũng lặp lại như vậy , dày vò tinh thần tên Aoyama . Cuối cùng , sự báo thù đã được thực hiện khi hắn trở nên điên loạn .
Còn 1 dị bản nữa kể rằng do quá oan ức vì bị nghi oan , Okiku đã nhảy xuống giếng tự vẫn . Kể từ đó đêm nào cũng vậy , hồn Okiku hiện về đếm từng chiếc đĩa ( như khúc trên í ) . Tiếng khóc ai oán của cô ám ảnh những kẻ ác ôn làm cho chúng không có đêm nào yên giấc . Đến một ngày lãnh chúa không chịu nỗi sự dày vò kia nữa nên mới mời 1 pháp sư đến . Nửa đêm , vị pháp sư nấp sau giếng đợi Okiku . Như mọi khi , Okiku lại hiện về và buồn bã đếm từng chiếc đĩa . Khi cô vừa đếm đến " Chín " thì vị pháp sư vội hô to " Mười " . Vậy là nỗi oan được giải , linh hồn Okiku được siêu thoát . Dị bản này không đề cập đến việc lão lãnh chúa bị trừng phạt như thế nào nhưng có vẻ như tốt hơn cho Okiku vì cuối cùng cô cũng được giải oan .
Dù bạn có tin vào câu chuyện hay không , thì cái giếng Okiku là có thật , thuộc đất của lâu đài Himeji .
Lâu đài Himeji , là tên hiệu của lâu đài Hạc trắng , nằm ở thành phố Himeji , cách khoảng 50 km về hướng Tây của Kobe . Nó là lâu đài được bảo quản tốt nhất trong tất cả các lâu đài của Nhật , hình dạng nguyên thủy của nó đã được bảo tồn gần 400 năm nay .
Cầu thang Haiku còn được gọi là “Nấc thang thiên đường”, là một dốc đường mòn đi bộ đường dài trên đảo Oahu.
Đường mòn bắt đầu như một cái thang bằng gỗ đơn giản, bậc thang tăng dần về phía vách đá ở phía nam thung lũng Iku. Nó được cài đặt trong Thế chiến II để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một đài phát thanh khổng lồ, nằm bí mật ẩn trong một ngọn núi lửa ngưng hoạt động đã lâu.
Khác với các trạm phát thanh khác, trạm phát thanh của hải quân Hoa Kỳ không sử dụng bất kỳ tòa tháp nào cả, chỉ có cáp ăng-ten chạy dọc giữa các vách đá trong thung lũng Iku, cùng với một tòa nhà trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 850 m, để truyền tải các tín hiệu đến các tàu ngầm xa xôi tận vùng vịnh Tokyo ( Nhật Bản) hay kết nối liên lạc giữa quận Wahiawa với trạm hải quân Hoa Kỳ.
Đầu những năm 1950, người ta thay thế 3.922 bậc cầu thang gỗ bằng kim loại để giảm bớt nguy hiểm cho người đi bộ đường dài trong thời tiết mưa liên tục. Cầu thang được thay thế khá hẹp, chỉ có thể lưu thông một chiều.
Vào cuối những năm 1960, đài phát thanh được chuyển đổi thành một trạm hệ thống định vị (trạm OMEGA), khi đó việc bảo trì cầu thang đã chấm dứt. Dưới tác hại của thiên nhiên, cầu thang bị xói mòn, bị gỉ sét khủng khiếp và nguy hiểm. Vì vậy, khu vực này đã chính thức đóng cửa vào năm 1987, không cho công chúng viếng thăm cũng như du khách đi bộ đường dài để cho quá trình tu sửa.
Bạn có thể thấy đường cao tốc H3 bên dưới, trông như một con rắn thông qua
vùng vịnh Kaneohe và dần dần khuất dạng trong dãy núi Koolau.
Đến năm 2003, Cầu thang Haiku đã được sửa chữa xong, tổng chi phí sửa chữa là 875.000 đôla. Một số tiền không nhỏ mà chính quyền thành phố Honolulu bỏ ra, cho nên họ không có kế hoạch mở cửa cầu thang trở lại cho người dân viếng thăm vì lo ngại về trách nhiệm.
Trong quá khứ, người dân sử dụng cầu thang này như một điểm dừng chân lí tưởng, họ thường leo lên những nấc cuối cùng cầu thang để có một cái nhìn bao quát về cảnh quan tuyệt vời xung quanh. Cho đến ngày hôm nay, cầu thang vẫn chưa mở cửa trở lại. Một số người đi bộ đường dài vẫn khao khát đến một ngày nào đó, nó mở cửa trở lại và người ta lại có cơ hội được leo lên đó để ngắm nhìn quanh cảnh tuyệt đẹp từ trên xuống.
Đây là quang cảnh phía bắc, bạn có thể nhìn thấy thị trấn Kaawa và vịnh Kaneohe.
Con đường đi lên và xuống không phải dễ dàng, có khá nhiều chỗ dốc.
Người Nhật rất coi trọng sự kín đáo, dịu dàng. Kimono đưuọc coi là quốc phục của Nhật Bản và vẫn là trang phục được người Nhật sử dụng vào những dịp đặc biệt.
Thời Meji (1868 – 1912), khi văn hó Âu Mỹ ồ ạt du nhập vào Nhật Bản, chính phủ khuyến khích người dân mặc quần áo kiểu phương Tây.
Giới trẻ Nhật ngày nay thích sự thoải mái và ăn mặc Tây hơn rất nhiều, chưa kể đến những mốt thời trang kì lạ…Hai phong cách thời trang tiêu biểu nhất của Nhật đang lên ngôi đó là Harajuku và Shibuya.
Shibuya được biết đến là trung tâm thời trang của Nhật Bản, đặc biệt là dành cho giới trẻ. Thời trang Shibuya cũng như Harajuku, được tạo nên theo sở thích của mỗi người, đầy sáng tạo và cá tính.
Cũng giống như phong cách thời trang Harajuku được tạo nên bởi trí tưởng tưởng của giới trẻ, đặc biệt là những cô gái, chàng trai muốn tự biến mình thành “của lạ” trong thế giới thời trang .
Với những trang phục kỳ quái, dị hợm, được mix từ quần áo, từ đầu tóc cho đến nghệ thuật vẽ nail đều được sử dụng và biến tấu cho phong cách này thêm đặc biệt. Họ tạo cho mình một vỏ bọc bên ngoài để nói lên tiếng nói và những khát khao ẩn chứa trong tâm hồn mình.
Và phong cách thời trang Shibuya với những bộ quần áo quái dị và đầu tóc nhuộm màu. Nơi đây được coi là sàn “catwalk” tự do ăn mặc theo ý thích kỳ quái.
Kiểu tóc và kiểu quần áo mới nhất của các người mẫu, các thần tượng nhạc pop, nhạc rocks, hay ca sĩ đình đám ăn mặc lập dị cũng được giới trẻ Nhật Bản noi theo và biến tấu chúng thành phong cách riêng của mình.
Rừng này hiển thị trên danh sách không phải là một bất ngờ đối với những người quen thuộc với danh tiếng của nó. Nó có lẽ là điểm phổ biến nhất thế giới để tự tử.
Ngoài ra, sự hiện diện của Wara Ningyou - con búp bê rơm mà mọi người sử dụng như một con búp bê tà thuật - làm tăng thêm sự ghê sợ. Bạn muốn ám hại một người nào đó hãy đóng đinh một con búp bê mà bạn đặt một lời nguyền trên người đặc biệt ghét vào một cây.
Còn ít ngày cuối tháng 5 nữa là bước sang tháng 6, bước vào một mùa mưa rả rích dai dẳng ở Nhật, trong tiếng Nhật gọi là 梅雨 (tsuyu).
Mùa mưa ở Nhật cũng là mùa hoa Ajisai (紫陽花 - tử dương hoa, cẩm tú cầu) nở rộ khắp nơi, từ vườn nhà, công viên, hai bên đường ray tàu hoả, lối vào đền thần,... Tuỳ vào độ pH của đất trồng mà hoa sẽ nở ra các sắc màu khác nhau như hồng, xanh dương, tím, trắng,...
Hoa Ajisai ở Việt Nam thường gọi là hoa cẩm tú cầu, loài hoa này có mặt ở khá nhiều nước như Anh, Indonesia, Việt Nam nhưng có lẽ hiếm có nơi nào Ajisai lại bạt ngàn và được yêu thích như ở Nhật Bản. Một trong những vẻ đẹp kì diệu rất thu hút của hoa Ajisai là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Lúc đầu hoa sẽ có màu trắng, sau đó chuyển dần thành màu lam hoặc màu hồng, cuối cùng sẽ đổi sang màu tím. Đôi khi trên một cây lại xuất hiện cả hai màu sắc: hồng, lam hay tím.
Ở Nhật Bản, có một số ngôi chùa được gọi là chùa Ajisai bởi hoa Ajisai được trồng rất nhiều trong khu vườn của những ngôi chùa này. Cứ đến mỗi dịp tháng sáu, mọi thứ như được bao phủ bởi một thảm hoa Ajisai đủ mọi sắc màu, sau vườn, hai bên lối lên chùa… nơi đâu cũng ngập tràn hoa Ajisai.
Hoa Ajisai không chỉ mang đến vẻ đẹp cho khung cảnh mùa mưa, mà lá của loài cây này còn được dùng để làm trà. Loại trà làm từ hoa Ajisai có tên gọi là ama-cha, có nghĩa là trà ngọt. Trà ama-cha khi thưởng thức có một vị ngọt dịu, thoảng chút mùi hương của hoa cỏ. Vào một ngày mưa nhẹ, tiết trời se lạnh, ngồi ngắm hoa Ajisai và nhâm nhi một tách ama-cha ấm ngọt thì còn gì thú vị hơn.
Xu hướng thời trang Harajuku đã có ở Nhật Bản từ những năm 1970. Lúc bấy giờ, ở Harajuku các thanh niên Nhật Bản mới lớn, có một xu hướng ăn mặc kỳ lạ. Những bộ quần áo, những đôi giày, đồ trang sức cho đến đầu tóc phải thật lạ mắt.
Đặc biệt hơn hết là phải lòe loẹt, bảy sắc cầu vồng…Sự khác biệt này làm cho Harajuku trở nên nổi tiếng. Phong cách Harajuku được lấy tên từ quận Harajuku sôi động của Tokyo.
Tất cả những bạn trẻ mê mẩn phong cách này có thể đi đến quận Harajuku để đắm mình trong các cửa hàng quần áo, tụ tập tại công viên Yoyogi, các quán cà phê trên đường Omotesando hay trên đường tới lăng Meiji để khoe những mẫu quần áo mới nhất này với du khách và bạn bè của mình.
Nho biển (tiếng Nhật: Umi-budō) tên khoa học là Caulerpa lentillifera, là một loài hải tảo, ăn được. Chính vì hình dạng của nó giống chùm nho nên được người Nhật gọi là Umi-budō (hải bồ đào-nho biển) ở các vùng phía Nam như Okinawa hay tỉnh Kagoshima. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Green caviar (trứng cá xanh) bởi giống với món trứng cá muối Cavier của người Nga La Tư. Tuy nhiên, tên gọi chính thức của loài hải tảo này trong tiếng Nhật là Kubirezuta (括れ蔦), trong đó Tsuta (Zuta) là tên loài thực vật lá mầm họ nho, Kubire là (bộ phận) thon gọn, thỏm xuống hơn các phần khác.
Từ năm 2000, nho biển được chính thức gọi là Kubirezuta trong danh mục hải sản vật Nhật Bản.
Trái với hình dạng giống chùm nho của nó, Kubirezuta không hề có vị ngọt. Vị của nó giống với các loài tảo biển khác, nhưng mang lại cảm giác sừng sực khi ăn. Từ ngày xưa, người Okinawa đã ăn loại hải tảo này. Người ta chấm với xì dầu Shōyu hay hỗn hợp giữa dấm, xì dầu Shōyu với rượu ngọt Mirin. Kubirezuta còn được ăn kèm với món Sashimi, hay như món Umi-budō don gồm nho biển đặt lên trên bát cơm, rưới hỗn hợp dấm, xì dầu và rượu ngọt. Tuy nhiên, nếu ngâm nho biển quá lâu trong nước chấm thì cảm giác sừng sực sẽ mất đi. Và nó cũng chịu nhiệt độ thấp rất kém nên không cho vào tủ lạnh. Có thể bảo quản nho biển trong nhiệt độ thường từ 3~4 ngày.
Tại Nhật Bản, nho biển phân bố ở các đảo Tây Nam, chủ yếu tại những vùng bờ biển ngập dưới biển khi nước triều dâng. Ngoài Nhật Bản, loài hải tảo này còn được tìm thấy ở Đông Nam Á, châu Đại Dương.
Chùm nho biển có thể đạt tới chiều dài 2~5m. Phần thân bò của nó vươn dài, từ giữa phần thân bò sinh ra các thân đứng thẳng, đó là phần con người dùng để ăn. Trên các thân sinh ra nhiều cành nhỏ (hình dạng giống cái lá) mang các khối hình cầu, dạng giống quả nho nên từ đó mới được gọi là nho biển.
Nho biển được nuôi trồng tại các Okinawa và Kagoshima phía Nam nước Nhật và là nguồn cung cấp cho cả nước. Thời gian gần đây người ta cũng nuôi trồng giống nho biển Phi Luật Tân. Hiện sở thủy sản Nhật Bản và trung tâm nghiên cứu thủy sản hải dương Okinawa đang tìm hiểu xem có sự khác biệt về mặt di truyền giữa nho biển Nhật Bản và nho biển Phi Luật Tân không. Tháng 8 năm 2008, có công ty bán ra thị trường loại nho biển Phi Luật Tân nhưng ngụy trang thành nho biển Okinawa. Việc này là vi phạm quy cách nông lâm Nhật Bản (JAS).
Thời gian gần đây nổ rộ trào lưu ẩm thực Okinawa khiến nho biển bị hái lượm nhiều, nhưng vẫn chưa có cuộc điều tra nào về nguy cơ cạn kiệt của nó.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.