Trong phim hoạt hình hay truyện tranh , chắc hẳn các bạn cũng biết trước mỗi ngôi nhà đều có một cái bảng tên của chủ hộ (như Asari, Đôrêmon, CCSakura,…). Ka nghĩ chắc để dễ tìm nhà hơn chẳng? Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao có những chiếc bảng tên xinh xinh ấy nhé…
Nếu bạn có dịp rảo bộ ngang qua bất cứ khu dân cư nào ở Nhật, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy những bảng tên này bên cạnh cửa ra vào hay trên cột cổng nhà: những tấm bảng tên hình chữ nhật với những chữ Hán (kanji) đậm đề tên chủ nhà. Một số bảng còn ghi cả địa chỉ. Bảng tên được gắn bên ngoài cửa nhà hay trên cột cổng nhà. Đôi khi chúng biến mất, bởi vì có người dị đoan rằng đánh cắp bảng tên sẽ giúp thi đỗ.
Vào thời ấy, đa số nhà cửa thường dân đều làm bằng gỗ cho nên cho nên bảng tên gia đình cũng được làm bằng gỗ. Nhiều bảng thật thô sơ đơn giản – chỉ là một miếng gỗ nào đó còn lại sau khi làm nhà xong, mang tên gia đình chủ nhân, thế thôi. Vào khoảng năm 1882, những tấm bảng tên bằng gạch men bắt đầu xuất hiện. Một công ty ở Tokyo đầu tiên chế tạo ra loại bảng này, Ito Hyosatsu-ten, hiện vẫn còn hoạt động.
Từ bấy giờ đến nay đã được hơn 100 năm rồi. Trong những năm gần đây bảng tên đã qua một quá trình tiến hóa đáng kể, cả về chất liệu lẫn phong cách.
Ông Hirasawa To hiện đang quản lý một cửa hàng ở Tokyo bán con dấu dùng để chứng nhận các loại văn bản tài liệu (Người Nhật dùng con dấu cá nhân thay vì ký tên. Các cửa hàng này bán con dấu đồng thời cũng làm bảng tên gia đình, vì cả hai loại đều mang tên chủ nhân). Hirasawa cho biết : “Ngày xưa bảng tên được làm bằng gỗ và gạch men, ngày nay thì người ta dùng nhiều loại vật liệu khác nhau như thép không rỉ và nhựa acrylic. Theo tôi thì đấy là do các vật liệu xây dựng nhà cửa đã thay đổi. Tên họ thường được viết theo chiều thẳng đứng, nhưng ngày nay người ta thích viết tên họ theo chiều ngang từ trái sang phải hơn”.
Bây giờ thì tên họ người Nhật thường được viết bằng mẫu tự Latin. Một số bảng trông giống như bảng tên của người Bắc Mỹ hay Châu Âu. Dường như việc này cũng đang có chiều hướng thay đổi theo quá trình toàn cầu hóa.
Đây là món ăn mới của Itokyuemon ,một cửa hàng trà Nhật Bản cao cấp ở Kyoto. Món ăn được làm với Uji matcha, được xem là loại trà xanh tốt nhất của Nhật Bản.
Và ngạc nhiên là đây là đây là cà ri liền. Chỉ cần bỏ vào lò vi sóng hoặc đun cách thủy là ăn được.
Màu sắc cũng như cấu trúc của món ăn rất đẹp nhưng đồng thời nó cũng đặt ra một câu hỏi lớn với mọi người là vị của nó như thế nào ?? Theo một số phản hồi của người dùng trên mạng thì cà ri khá ngon ,không ngọt và nó cũng không cay nhưng vị đắng của trà xanh thì rất nổi bật.
Mọi người có thể mua một gói Cà ri trà xanh tại Itokyuemo với giá 500 yên/gói.
Từ cuối Thế chiến II, tư tưởng tình-dục-tính bắt đầu len lỏi vào các rạp chiếu phim Nhật.
Nụ hôn đầu tiên hồi năm 1946 trên màn ảnh Nhật rất nhẹ nhàng, dè dặt và bẽn lẽn núp sau tấm ô. Chỉ một hình ảnh “khiêm nhường” vậy thôi cũng đủ khiến người hâm mộ thời ấy bàn ra tán vào.
Tới thập niên 50, phim nước ngoài mà đặc biệt là phim phương Tây đồng loạt “đổ bộ” vào thị trường Nhật Bản. Những hình ảnh ôm hôn thắm thiết, phụ nữ ỡm ờ khoe thân dần trở nên quen thuộc và được chấp nhận bởi số đông.
Tuy nhiên, thể loại phim khiêu dâm chỉ chính thức xuất hiện ở Tokyo từ những năm 60, dưới tên gọi là “phim hồng”, vì theo quan niệm của người Nhật, màu hồng thường được liên tưởng tới… “cô bé” của phụ nữ.
Chỉ khoảng 10 năm sau đó, dòng “phim hồng” đã có vị trí vững vàng trên thị trường, và trở thành “trụ cột” của ngành công nghiệp giải trí người lớn.
Ngay sau phim ảnh, đến lượt tiểu thuyết cũng chạy đua cùng thị hiếu. Những cuốn sách viết về nghệ thuật làm tình, những câu chuyện khá “thoáng” về quan hệ nam nữ, những miêu tả tỉ mỉ về cuộc giao hoan… bán đắt như tôm tươi.
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là khoảng thời gian mà những nhà thổ mọc lên như nấm ở những thành phố lớn như Tokyo hay Osaka nhằm đáp ứng nhu cầu “ăn phở” công khai của đông đảo cánh mày râu.
Đây cũng là thời kỳ hưng vượng nhất của các Geisha – những “nghệ giả” vừa có tài ca múa nhạc, vừa có duyên trò chuyện. Tuy nhiên, Geisha không phải là "gái", không quan hệ tình dục vs khách hàng!
Gakuran (学ラン, gakuran) hoặc tsume-eri (詰め襟) là tên gọi của loại đồng phục dành cho nam sinh của rất nhiều các trường trung học của Nhật Bản. Đây là trang phục có nguồn gốc từ phương Tây, và còn đuợc sử dụng ở nam Triều Tiên và Trung Quốc (trước năm 1949). Màu sắc của các bộ đồng phục này chủ yếu là màu đen, nhưng một vài trường cũng sử dụng màu xanh biển và xanh lam đậm.
Đồng phục nào nổi bật với áo sơ mi có cổ cài khuy kết hợp với áo vest bên ngoài cùng những chiếc khuy thường được trang trí với tên và biểu tượng của trường. Quần của học sinh nam là quần đứng và đi kèm với thắt lưng tối màu.
Các nam sinh thường đi giày da hoặc giày thể thao kèm với đồng phục. Một vài trường trung học còn yêu cầu học sinh của mình đeo phù hiệu (thường là bằng kim loại) để phân biệt trường và lớp học.
Có một điều thú vị trong những bộ đồng phục của học sinh nam Nhật, đó là những chiếc khuy áo của họ. Chiếc khuy áo thứ hai trên áo khoác ngoài - chiếc khuy áo gần nhất với vị trí của trái tim, sẽ được tặng cho nữ sinh mà họ yêu mến vào năm học cuối cùng. Vì thế chiếc khuy này được coi như một vật kỷ niệm chứa đựng tình cảm của nam sinh trong suốt 3 năm học tại trường trung học.
Đồng phục Gakuran thường đi kèm với một chiếc mũ học sinh màu đen, tuy nhiên truyền thống này không còn phổ biến ngày nay nữa.
Nguồn: Nhật Bản
Ngày nay, nhờ vào cơn khát hàng hiệu không ngừng, và tình yêu không gì dập tắt dành cho việc mua sắm các nhãn hiệu thời trang toàn cầu của người Nhật, Ginza đã trở thành “Thánh địa” của thị trường hàng cao cấp. Cũng nhờ vào vị thế của Nhật Bản tại châu Á, Ginza trở thành một trong những địa điểm mua sắm không-thể-bỏ-qua của các fashionista (những người liên quan đến lĩnh vực thời trang) từ khắp các châu lục, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Kết quả khảo sát của Hiệp hội xuất nhập khẩu Nhật Bản đưa ra một con số choáng ngợp: 40% thị phần bán lẻ hàng thời trang cao cấp toàn cầu là từ Nhật Bản. Năm 2007, thương hiệu nữ trang cao cấp của Ý là Bulgari đã khai trương chi nhánh cửa hàng lớn nhất tại Ginza: một tòa tháp 10 tầng có tổng diện tích lên đến 10.000 m2 bao gồm khu vực bán lẻ, một salon váy cưới, các phòng tiếp đón khách hàng VIP, và trụ sở giao dịch.
Đồng thời cũng trong thời gian này, Giorgio Armani khai trương siêu cửa hàng 12 tầng, trọn gói với các dịch vụ đi kèm như spa, nhà hàng và một quầy bar dành cho khách VIP đến tận hưởng trải nghiệm mua sắm tại đây. Cùng một kiểu cách như thế là các đại diện Louis Vuitton, và Chanel ngay cạnh gần đấy.
Nhìn chung, Nhật Bản là ngôi nhà Hàng hiệu lớn với khoảng 34 cửa hiệu Bulgari, 27 cửa hiệu Chanel, 115 cửa hiệu Coach, 49 cửa hiệu Gucci, 64 Salvatore Ferragamo, 50 Tiffany, và 252 cửa hiệu trong dải các thương hiệu của tập đoàn LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton... Vậy tại sao lại là Ginza, và tại sao chỉ ở Nhật Bản? Tại sao người Nhật lại yêu thích đến thế các nhãn hiệu thời trang châu Âu, hơn hết thảy các quốc gia khác tại châu Á?
Thế hệ mua sắm mới
Một thực tế tại Nhật cho thấy, phần đông các tín đồ mua sắm tại đây, là giới phụ nữ trẻ văn phòng, làm thêm việc bên ngoài, nhưng vẫn sống chung với cha mẹ. Cũng vì vậy mà họ có biệt danh là “những-kẻ-ăn-bám-độc-thân-sành điệu. Những người này có một khoản chi tiêu tùy ý sử dụng cho công cuộc mua sắm, săn tìm hàng hiệu. “Họ chi tiêu vào việc mua sắm như một cách thể hiện cá tính của mình. Theo thống kê thì 70% sản phẩm cao cấp bán ra tại Nhật được mua bởi 10% dân số mà trong đó đa phần là phụ nữ chưa kết hôn còn sống tại nhà với cha mẹ”.
Vậy, thương hiệu quốc tế nào làm say lòng phụ nữ Nhật Bản nhất? Câu trả lời là: Louis Vuitton.
Theo như nghiên cứu mới đây của Japan Market Resource Network (JMRN), 40% phụ nữ Nhật có sở hữu ít nhất là một sản phẩm từ Louis Vuitton, và doanh thu bán lẻ của Louis Vuitton tại Nhật tương đương 150 tỉ Yen, đứng đầu thế giới. Với lợi thế là nhãn hiệu thời trang cao cấp đầu tiên lấy thị trường Nhật Bản làm chủ chốt vào những năm đầu thập kỉ 1980, Louis Vuitton được xem như một hình tượng mẫu cho các nhãn hiệu cao cấp khác sau đó noi theo, khi muốn chinh phục thị trường Nhật nói riêng và thị trường châu Á nói chung. Ngay tại khu vực Ginza, Louis Vuitton đang góp mặt hai cửa hàng, và đang trong giai đoạn hoàn tất một cửa hàng nữa vào năm 2010, dự kiến lớn nhất châu Á và có thiết kế vô cùng đặc biệt.
Quá khứ và hiện tại
Nhìn lại quá khứ, một nhãn hiệu thời trang để được xem là hàng hiệu phải đạt được một chất lượng thật “siêu chuẩn” không tì vết, bao hàm tất cả tính ưu việt của sản phẩm. Lý do chính để các khách hàng ngày nay lựa chọn hàng hiệu có thể thay đổi, nhưng đối với thị trường Nhật Bản, chất lượng sản phẩm vẫn đóng vai trò quyết định. Đây là điều khiến cho thị trường Nhật trở thành nơi thử thách giá trị thương hiệu lý tưởng. Khách hàng Nhật Bản từ xưa đến nay nổi tiếng với ý thức chất lượng, và họ sẽ không chấp nhận dù chỉ là một lỗi nhỏ nhất.
Đó chính là lý do khiến cho các nhãn hiệu thời trang quốc tế rất quan tâm chú ý đến thị trường Nhật, bởi vì nếu thành công được tại Nhật, đồng nghĩa với xác suất thành công cao ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nhật Bản cũng là nơi thường xuất hiện các ý tưởng marketing mới nhiều hơn cả.
Người Nhật có tâm lý thích sở hữu những sản phẩm ra mắt có số lượng giới hạn (limited edition). Chẳng hạn như cửa hàng Coach tại Ginza là nơi duy nhất trên thế giới có mặt các dòng sản phẩm độc nhất vô nhị, chỉ dành cho Nhật Bản. Đánh vào tâm lý này, các nhãn hiệu đã thật sự làm dấy lên dòng sản phẩm đặc cách theo từng vùng lãnh thổ, vì có thể người Nhật sẽ bỏ công sang Pháp để mua một chiếc túi hiệu Louis Vuitton made in France. Còn người Trung Quốc khi du lịch sang Nhật, sẽ không ngại ngần bỏ thật nhiều tiền để sở hữu chiếc túi Louis Vuitton giống hệt như thế.
Trải nghiệm xa xỉ
Có nhiều cách để hưởng thụ cuộc sống, và một trong số đó là thông qua những trải nghiệm mà thời trang mang lại. Phải nhìn nhận rằng thời trang không còn gói gọn trong số “quần là, áo lượt” như trước đây, câu nói của huyền thoại Yves Saint Laurent: “Thời trang là Thời trang” đã lỗi thời. Các chiến lược gia của ngành công nghiệp thời trang ngày nay hiểu rất rõ tâm lý muốn được trải nghiệm và hưởng thụ của con người.
Cửa hàng 10 tầng của Chanel tại Ginza là sự kết hợp giữa không gian mua sắm truyền thống, với một nhà hát, và nhà hàng Pháp sang trọng với logo của Chanel trên vải trải bàn, và kể cả các thanh chocolate. Tầng 9 và 10 của tòa tháp Bulgari Ginza là quán bar kết hợp nhà hàng kiểu Ý “Il Ristorante” được điều hành bởi Bulgari và thiết kế nội thất đặc biệt bởi công ty kiến trúc danh tiếng Antonio Citterio & Partners, bao gồm cả vườn treo và khu vực lounge bar.
Khách hàng không nhất thiết phải mua sắm một món gì trong cửa hàng, thì mới có thể thưởng thức những món ăn đặc biệt tại nhà hàng. Có hẳn một lối đi riêng dành cho thực khách, các món ăn ngon, và cách thức phục vụ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của họ. Nếu như hài lòng với thức ăn, có thể họ sẽ phát sinh ý định mua sắm một sản phẩm thời trang nào đấy tại cửa hiệu bên dưới. Biết đâu đấy.
Thị trường bán lẻ thời trang hàng hiệu tại châu Á có doanh thu xấp xỉ 1,5 tỉ USD, trong đó thị phần Nhật Bản chiếm 62%. Hong Kong chiếm 12%, Trung Quốc là 8%, và Singapore ở mức 3%.
Khu vực trung tâm mua sắm quận Ginza tại thủ đô Tokyo nước Nhật được xếp vào danh sách “10 khu mua sắm thời trang thượng lưu đắt đỏ nhất thế giới”. Nhật Bản được xem như điểm đến không thể bỏ qua đối với những người yêu thích thời trang hàng hiệu. Tại đây có khoảng 34 cửa hiệu Bulgari, 27 cửa hiệu Chanel, 115 cửa hiệu Coach, 49 cửa hiệu Gucci, 64 cửa hiệu Salvatore Ferragamo, 50 cửa hiệu Tiffany, và 252 cửa hiệu trong danh sách các thương hiệu của tập đoàn Louis Vuitton Moet Hennessy (LVMH).
Quái vật trong nhà tắm, mảnh vải ma quỷ, khối thịt thối di động... là những con ma có hình thù kỳ dị nhưng khá "đáng yêu" của Nhật Bản.
Có rất nhiều loại ma quỷ tồn tại trong nền văn hóa tâm linh của người Nhật. Chúng có thể rất kinh khủng và khiếp sợ, khiến người khác phải rùng mình sợ hãi.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có những loại ma quỷ tuy xấu xí nhưng lại mang tính cách vui nhộn, không hề đáng sợ như vẻ bề ngoài của chúng. Hãy cùng điểm danh một vài loại ma quỷ "thú vị" của Nhật Bản dưới đây.
1. Shirime - ma có mắt ở... mông
Shirime là một sinh vật kỳ lạ, có mắt ở vị trí hậu môn. Truyền thuyết kể lại rằng, vào một đêm khuya, một samurai đang đi bộ trên đường thì bị người đàn ông mặc kimono chặn lại hỏi chuyện.
Sau đó, người đàn ông lạ mặt đột nhiên cởi bỏ bộ kimono của mình và cúi xuống khoe vị trí của con mắt nằm ở chỗ hậu môn của ông ta. Khi con mắt mở ra, một luồng ánh sáng chiếu rọi. Samurai hét lên sợ hãi và chạy trốn khỏi con quái vật bí ẩn.
Tuy luôn làm cho người khác cảm thấy sợ hãi, nhưng các Shirime không hề có bất kỳ mục đích xấu xa nào. Chúng chỉ nghĩ rằng, thật thú vị khi làm mọi người ngạc nhiên.
2. Ittan-momen - mảnh vải ma quỷ
Ittan-momen là một mảnh vải (hoặc cuộn giấy) dài khoảng 10m đã thành tinh. Chúng là một loại ma của Nhật Bản có tên Tsukumogami (có nghĩa là vật thành tinh).
Theo truyền thuyết, Tsukumogami được tạo ra từ các đồ vật hoặc các vật lạ đã đạt từ 100 năm tuổi trở lên. Do đó, chúng có sự sống và hiểu biết. Chúng có những chỗ rách tạo nên mắt, môi và răng do đó Tsukumogami được biết tới với một bộ mặt ghê rợn
Ittan-momen thường bay lượn trên bầu trời đêm và tấn công con người. Chúng áp sát nạn nhân và siết chặt họ bằng chính cơ thể của mình khiến họ nghẹt thở đến chết mới thôi.
3. Akaname - quái vật trong phòng tắm
Akaname hay còn gọi là quái vật trong phòng tắm thường xuất hiện trong truyện dân gian Nhật Bản. Nó được miêu tả là có hình dáng của một người ếch với da màu đỏ, những nốt mụn cơm cùng một chiếc lưỡi dài và mái tóc xù.
Con quỷ này có thể được tìm thấy trong phòng tắm hay nhà vệ sinh. Chúng thường vào những nơi đó trong đêm tối và dùng chiếc lưỡi dài của mình để liếm sạch sẽ bề mặt nhà tắm.
Mặc dù có hình dáng kì dị như vậy, nhưng Akaname không bao giờ làm hại ai cả. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể hù dọa chủ những nhà tắm bẩn để họ chú ý hơn trong việc vệ sinh phòng tắm.
4. Nuppeppo - khối thịt di động hôi thối
Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, Nuppeppo là một yêu quái có chiều cao ước tính lên tới 1,5m. Các bộ phận của Nuppeppo đều là những khối u được định hình từ thịt. Nó thường được miêu tả giống như một khối thịt nhão với một mùi hôi đặc trưng.
Nuppeppo là một quái vật yếu đuối và thụ động. Chúng khá đơn độc và thường lang thang trên các đường phố vắng vẻ, nghĩa địa hay những ngôi đền bị bỏ hoang. Mùi cơ thể của nó được miêu tả giống như mùi thịt thối rữa. Tuy nhiên, có truyền thuyết nói rằng, nếu ăn được thịt của Nuppeppo thì sẽ trẻ mãi không già.
Nhật Bản là một đất nước văn minh, hiện đại vào bậc nhất thế giới, tuy nhiên họ lại rất mê tín và thường tin vào bói toán. Hiện nay, nhiều người Nhật có xu hướng thích xem bói dựa vào các vì sao hay theo nhóm máu. Nhiều người Việt Nam sang Nhật sinh sống, làm việc, học tập thường bị hỏi về nhóm máu. Người Việt chúng ta đa số đều rất ngạc nhiên với những câu hỏi như vậy, vì thậm chí nhiều người còn không biết mình thuộc nhóm máu gì. Chủ đề này thường xuất hiện khi sinh viên đi tìm nhà cho thuê, người mới tốt nghiệp đi xin việc làm, hay thậm chí nếu “trót” có tình cảm với một cô gái Nhật Bản nào, cũng bị phụ huynh hỏi dò về điều này. Vậy câu hỏi về nhóm máu mang ý nghĩa gì với người Nhật Bản?
Sau đây là một số điểm đặc trưng của các nhóm máu theo suy nghĩ của người Nhật Bản:
Nhóm máu A: Người có nhóm máu A luôn tuân theo luật pháp, thích thời trang, và khá giữ kẽ. Họ thường nóng nảy, hay lo âu, cáu gắt nên tỉ lệ người mắc bệnh tin ở nhóm máu này thường cao hơn các nhóm khác. Nhóm máu A còn có các tế bào ung thư như Antigen,nên khi mắc phải bệnh này, hệ thống miễm dịch không thể nhận ra “kẻ thù” nên cũng khá nhiều người nhóm máu A mắc phải căn bệnh này.
Nghề thích hợp: Kế toán, người điều hành máy vi tính.
Nhóm máu B: Người có nhóm máu B thường rất độc lập, linh hoạt trong công việc, sôi nổi, không ổn định, và rất hài hước. Ngoài ra họ còn rất đam mê với những công việc mang tính giao lưu rộng rãi, tiếp xúc với nhiều người.
Nghề thích hợp: Nấu ăn, thợ làm tóc, phóng viên, nhà lãnh đạo quân đội.
Nhóm máu O: Những người thuộc nhóm máu O nếu ăn uống không đúng sẽ làm tăng nguy cơ bị loét bao tử. Họ còn thường gặp phải các vấn đề về tuyến giáp. Họ duy tâm, gợi cảm, luôn tìm kiếm danh vọng, hay ghen, và tham lam.
Nghề thích hợp: Nhân viên ngân hàng, nhà chính trị, người môi giới đầu tư.
Nhóm máu AB: Nhóm máu AB là sự kết hợp đa số các ưu điểm… cũng như nhược điểm của nhóm máu A và B. Người có nhóm máu AB thừa hưởng kiểu bị stress của nhóm A như lo âu, dễ cáu gắt, năng động thái quá có khi làm việc đến kiệt sức và dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, họ giống người có nhóm máu B ở chỗ dễ bị các bệnh nhiễm siêu vi như bệnh xơ cứng rải rác và bệnh Lou Gehrig.
Người có nhóm máu AB có lí trí cao, trung thực, có tài ngoại giao, không khoan dung.
Nghề thích hợp: Đại diện bán hàng, giáo viên, nhân viên công tác xã hội.
Quận Shizuoka nằm giữa thủ đô Tokyo và Nagoya đi bằng tàu “đầu đạn” Shinkansen mất khoảng 1,5 giờ từ Tokyo và 50 phút từ Nagoya. Khác hẳn với nhịp sống gấp gáp ở các thành phố lớn, cuộc sống ở Shizuoka chầm chậm, ngưng đọng lại với thời gian.
Tại thị trấn Shizuoka, những ngôi nhà ngói đỏ, nằm ẩn hiện giữa các khu vườn rộng. Bao quanh nhà là các hàng rào bằng gỗ, bằng dâm bụt thấp đến ngang thắt lưng, đủ để ôm quanh các ngôi nhà nhưng không che khuất tầm mắt. Nhà nào cũng có những cánh cổng gỗ treo biển ghi tên chủ nhà như để tỏ lòng hiếu khách.
Một người bạn Nhật cho biết, trong mỗi ngôi nhà ở đây, bàn thờ tổ tiên được đặt trong phòng chính tại vị trí trang trọng nhất, bên dưới là một bếp sưởi nhỏ cho người già khi mùa đông đến. Ở đây, du khách Việt như có cảm giác như đang ở quê mình vì vẫn nghe thấy tiếng ếch kêu sau mưa, tiếng gà gáy sáng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất này một khí hậu ôn hoà bậc nhất Nhật Bản. Chẳng thế mà Shizuoka nổi tiếng là vùng đất trồng chè xanh, cam Navel và củ cải Wasabi.
Thắng cảnh nổi tiếng nhất Shizuoka là núi Phú Sĩ. Với độ cao 3.776 m so với mặt biển, núi Phú Sĩ đã trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng có khả năng làm điều đó. Ngay dưới chân núi này có khá nhiều người Việt sinh sống và du khách có thể dùng cơm tại nhà hàng Sài Gòn trước khi tham quan hồ Hamanako thơ mộng.
Thác Shiraito ở chân núi Phú Sĩ là một địa điểm rất hấp dẫn du khách. Điểm độc đáo của thác này là dòng nước lao thẳng từ độ cao 20 m dội xuống chân núi, từ xa trông nó như một đường chỉ căng trên dãy núi.
Một điểm đến khác nổi tiếng không kém núi Phú Sĩ là cây cầu Horai - được ghi vào kỷ lục Guinness là cây cầu gỗ dài nhất thế giới. Cây cầu được dựng từ năm 1879, dài 897 m, nối hai bờ sông Oi.
Lễ hội Gion(Kyoto)(祇園祭り) - Lễ hội ở đền thần Yasaka
Ở các nơi trên nước Nhật, tên gọi lễ hội được tổ chức cho đền thần thì được gọi là Gionsha
Là lễ hội mùa hè được tổ chức nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 8, cầu mong giải tán bệnh dịch.
Lễ hội Gion là một trong 3 lễ hội nổi tiếng nhất của Nhật bản, cùng với Tenshin của Osaka và Kanda của Tokyo. Lễ hội được tổ chức vào tháng 7 hàng năm và thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Lịch sử của Lễ hội Gion
Lễ hội Gion được gọi từ xa xưa là Giongoryo-e, là niểm tự hào về truyền thống có hơn ngàn năm. Có truyền thuyết, bắt nguồn vào năm 869, để cầu mong giải tán bệnh dịch, người ta đã tổ chức hội cầu nguyện cho tổ tiên, cho những người đã mất bằng 66 cây kiếm trên toàn nước Nhật.
Kể từ đó Lễ hội Gion đã có lịch sử hơn 1100 năm, bất chấp có rất nhiều cuộc chiến nổ ra quanh và trong vùng . Sự cổ vũ về mặt tinh thần của người dân mang lại sự phat triển cho Lễ hội Gion. Lễ hội thường được tổ chức trong vòng một tháng , từ mồng một tháng bảy cho đến ngày 31tháng 7, với rất nhiều sự kiện và các lễ nhỏ, bắt đầu bằng Kippu-iri Festival vào ngày đầu tiên và kết thúc bằng lễ hội Eki-jinja Natsukoshi vào 31 tháng 7 . Lớn nhất trong các lễ hội phải kể đến Yoiyama Festival vào ngày 16 và and lễ hội Yamaboko Junko vào ngày 17. Trong lễ hội Yamaboko Junko, những chiếc xe rước lớn đựoc trang hoành rực rỡ sẽ đựợc diễu hành qua các đường phố Kyoto , Hàng năm , Lễ hội Gion thu hút một số lượng lớn các du khách trong và ngoài nước đến để hưởng không khi lễ hội truyền thống, cũng như sống lại với Cố đô Kyoto cổ kính , xinh đẹp.
Đền Yasaka (Gion) 八坂神社
Tiêu điểm và hoành tráng nhất của lễ hộiphải kể đến Đền Yasaka, được biết đến như là Gion-san, nằm ở phía đông của Thành phố Kyoto, nằm cuối con đường Shi-jo(4th street ) và cạnh công viên nổi tiếng về Hoa anh đào Maruyama . Lễ hội Gion được bắt đầu từ đây.
Đền Yasaka được mở 24 giờ và là một trong những thắng cảnh đẹp và nổi tiếng nhất của Kyoto cùng với chùa Vàng, chùa Bạc, Kyomizudera…Tôi đã có dịp đến với Yasaka nhiều lần vào cả ban đêm và ban ngày, lần nào cũng thấy một cảm giác khác nhau. Rất hoành tráng và cũng rất yên tĩnh . Đền gồm 3 phần là Ro-mon, Haiden và Honden.
Romon là cổng lớn hai tầng, được xây dựng từ theo phong cách của thời kì Morumachi (1338-1573) .Có hai thần Thiện Ác của Thần đạo ở hai bên cửa ra vào. Nếu bạn đi vào , bạn sẽ chú ý thấy có một con chó –sư tử đá theo phong cách Triều tiên được biết đến như Koma-inu , bảo vệ cầu thang dẫn len đền chính. Hai-den nằm phía bên trái, đối diện là đài cầu lễ .Honden là phần chính của đền , là phần quan trọng nhất bao gồm một toà nhà lớn 21*17.3 mét, vói mái hiên nửa. Nếu bạn muốn cầu điều gì, hãy bỏ đồng 5 yên may mắn ,rung chuông và vỗ tay hai lần trươc khi cầu , đừng quên vỗ tay thêm lần nữa trước khi kết thúc.
Kiệu và Xe rước
Tiếp theo đền Yasaka, không thể không kể đến các xe rước , phần hồn của lễ hội Gion. Cuộc diễu lớn nhất được tổ chức vào ngày 17 tháng 7. Có hai loại kiệu và xe rước khác nhau: Yama và Hoko. Hoko là loại xe lớn có bánh xe , có thể lớn đến 25 m chiều dài và nặng tới 12 tấn. Nếu bạn bắt gặp xe Hoko hai tầng, và thấy người đứng trên tầng 2 cũng như trên nóc, đựơc kéo bởi rất nhiều người , bạn là người may mắn đựoc chiê m ngưỡng xe rước truyền thống Nhật rồi đấy! Kiệu rước Yama nhỏ hơn và được vác trên vai của những người tham gia. Thường lễ hội Gion có 25 kiệu rước yama và 7 Hoko tham gia diễu hành.
Khi chuyển hướng rẽ kiệu rước lớn, người ta hô to “Yoi, yoi, yoi-toh-say! “, trong tiếng nhạc truyền thống Nhật Bản được chơi bởi các nhạc công ngồi trên tầng hai của các xe rước Hoko. Tiếng hô và âm nhạc đem lại cái hồn cho Lễ hội Gion, như phần biểu diễn tuyệt vời nhất!
Thứ tự của các xe rước được quyết định vào ngày mồng 2 tháng 7, tuy nhiên có 8 vị trí không đổi cho tất cả các năm. Đó là xe rước đầu, một vị trí đặc biệt, dành cho một đứa trẻ được chọn lựa như là đại diện của Thần đền.
Các xe và kiệu rước được trang trí bằng các hoạ tiết mà hầu hếtđược sản xuất ở Nishijin, một merchant truyền thống lâu đời của Kyoto có lịch sử đến 1200 năm. Nishijin được biết đến với các loại vải truyền thống Nhật Bản nhưng một số kĩ thuật sản xuất đồ trang trí xe rước lại được du nhập từ Triều tiên, Trung Quốc, Ấn độ… Thậm chí một số hoạ tiết còn được coi như là mang tính truyền thong và huyền thoại từ các câu chuyện của phuơng Tây, điều này mang lại hương vị về tính quốc tế của Lễ hội.
Nến Nhật Bản có rất nhiều loại, từ những loại nến thẳng không có họa tiết gì đến những loại nến được làm thành nhiều hình thù, màu sắc phong phú.
★ Loại cổ điển
Loại cổ điển có dạng thẳng, không có hoa văn.
★ Loại in
Loại được in có dạng thẳng, nhưng hình in thường là những họa tiết đơn giản.
Hoa văn của loại nến này được vẽ hoàn toàn bằng tay, phổ biến nhất là hoa văn về hoa cỏ. Loại này thường được sử dụng cho các bàn thờ Phật đạo, thay cho hoa tươi. Các loại nến cổ truyền của Nhật còn phù hợp với những bàn thờ Phật đạo trang trí lá vàng, vì chúng không tạo ra nhiều khói, và ánh nến có thể chống chịu trước gió lớn.
Những chiếc nến vẽ tay có thể được vẽ theo chủ đề, ví dụ như chủ đề bốn mùa, chúng sẽ làm căn phòng của bạn lung linh và đẹp đẽ hơn.
★ Giá đỡ Nanbu
Đây là loại giá đỡ chuyên dùng cho loại nến cổ truyền wa-rousoku.
Ở Nhật Bản, một đất nước coi trọng nét đẹp truyền thống, người ta cũng không khó khăn gì để kiếm một cửa hàng bán nến wa-rousoku, mặc dù, như Ichi đã nói ở trên, việc chế tác loại nến này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian, nhưng chúng vẫn được ưa chuộng.
Một cửa hàng bán nến ở Nhật
Bên cạnh loại nến truyền thống wa-rousoku,nến Nhật Bản cũng đã trải qua nhiều thay đổi về hình dáng và màu sắc để phù hợp với cuộc sống hiện đại, với nhu cầu trang trí và thưởng thức cái đẹp của người Nhật. Ngày nay, người ta có thể thấy rất nhiều loại nến được chế tác công phu, trông rất bắt mắt.
Có hai cậu bé tuổi teen tên Kenzo và Tatsuya. Cả hai đều thích những câu chuyện huyền bí. Bất cứ khi nào gặp nhau, chúng luôn luôn kể cho nhau nghe những câu chuyện ma hay những truyền thuyết đô thị.
Một ngày nọ, lúc đang lướt web, Tatsuya tìm thấy một trang web có rất nhiều truyền thuyết đô thị của Nhật Bản. Cậu đọc được một câu chuyện nói về cây cầu treo được xây gần nhà mình. Trang web ấy có rất nhiều hình ảnh của cây cầu và khu vực xung quanh. Khi đọc truyền thuyết liên quan đến cây cầu, Tatsuya biết chắc chắn rằng người bạn than của mình cũng sẽ quan tâm về chuyện này.
Sau đó, cậu gặp Kenzo và kể cho Kendzo nghe về cây cầu. Đó là một cây cầu treo cũ kĩ, được dùng để vượt qua một hẻm núi sâu. Vì một số lý do không thể giải thích được, nó được biết đến như là một địa điểm hoàn hảo để… tự tử. Mỗi năm, có ít nhất hai mươi hay ba mươi người đến để gieo mình xuống vực sâu nhưng không ai có thể giải thích được. Họ nói rằng nơi đó bị ám bởi hồn ma của những người đã tự tử ở đó.
Sau khi về nhà, tối hôm ấy, Kenzo quyết định phải kiểm tra cây cầu. Nó muốn tận mặt nhìn thấy một con ma. Vì vậy, đêm đó, Kenzo đã chuẩn bị sẵn sang mọi thứ để đến vùng núi - nơi đặt cây cầu treo trong chuyện. Phải mất khoảng nửa tiếng để đến đó. Khi cậu đến nơi thì cũng đã gần nửa đêm, và xung quanh không một bóng người. Một đêm tĩnh mịch đến rợn người. Bầu không khí ma quái làm Kenzo lạnh sống lưng. "Wow, nơi này đáng sợ thật đấy." - cậu lẩm bẩm. Đoạn Kenzo thận trọng bước đến rìa hẻm núi và nhìn xuống vực sâu. Cậu bắt đầu suy nghĩ về tất cả những người đã tự ném mình xuống nơi tăm tối này. Những ý nghĩ ấy khiến cho tóc gáy của cậu dựng cả lên.
Kenzo nghĩ rằng sẽ rất hấp dẫn khi cậu nói với Tatsuya về việc này, do đó, cậu lấy ra điện thoại di động của mình ra. Tuy nhiên, do đang ở trên núi, nên đương nhiên chẳng có song rồi. Nhìn xung quanh, Kenzo nhận thấy có một bốt điện thoại công cộng gần đó. Cậu đi vào bên trong, cho tiền xu vào khe, và quay số của Tatsuya.
"Chào! Tatsuya? Đoán xem tớ đang đứng ở đâu này!", Kenzo nói. “Tớ đang ở cây cầu treo mà cậu kể đấy. Thật tuyệt vời! Đôi khi cậu nên đến đây và xem nó".
"Yeah, tớ cũng muốn lắm", Tatsuya trả lời. "Tớ đã xem tất cả hình ảnh trên trang web ... mà khoan đã ... cậu gọi điện cho tớ từ đâu đấy?"
Kenzo cười, nói: "Ồ, tớ không thể bắt được bất kỳ tín hiệu điện thoại nào nên tớ phải dùng bốt điện thoại công cộng gần đây."
Tatsuya bối rối: "Điện thoại công cộng? Làm gì có trạm điện thoại công cộng nào ở đó?? Tớ nhìn trong ảnh chụp nơi đó trên website rồi.".
"Cậu đang nói gì vậy?", Kenzo nói. "Tớ đang đứng ngay trong trạm điện thoại ở lối vào cây cầu đây này. Khoan đã, tớ nên đi thì hơn. Có một hàng người đang đứng chờ để dùng diện thoại bên ngoài. Tớ sẽ gọi bạn khi về đến nhà."
Ngay sau khi nghe, Tatsuya hét lên: "Không! Kenzo! Không được ra khỏi đó! Tớ biết chỗ đó rồi! Tớ sẽ đến đó trong ba mươi phút! Dù có chuyện gì xảy ra cũng không được di chuyển!"
"Có chuyện gì à?"
"Chỉ cần hứa với tớ rằng cậu sẽ đứng yên ở đó. Không được di chuyển dù chỉ một inch và không được cúp máy. Tớ sẽ đến ngay!"
Khi thấy người bạn của mình cúp máy, sự sợ hãi bắt đầu bao trùm quanh Kenzo. Cậu thừ người ra trong buồng điện thoại. Nhìn ngang qua vai, Kenzo thấy một hàng người đang đứng bên ngoài buồng, mắt nhìn chằm chằm vào cậu. Cái nhìn trong mắt họ làm cậu lạnh sống lưng. Nửa giờ sau, Tatsuya đến. Cậu thấy người bạn của mình đang đứng ở rìa hẻm núi, với chiếc điện thoại di động ép chặt vào tai.
Không có buồng điện thoại hay bất cứ người nào đứng chờ đợi xung quanh. Nếu Kenzo di chuyển, dù chỉ một inch, cậu sẽ rơi ra khỏi mép núi và lao xuống vực sâu...
hứ 7 và chủ nhật 24,25/7 là ngày hội lớn của Osaka, mọi con đường đều dẫn về Sakuranomiya koen, bên bờ sông Okawa,nơi diễn ra lễ hội Tenjin.
Lễ hội qua các thời kì lịch sử
Lich sử lễ hội được bắt nguồn từ Đền Tenmangu , được xây dựng từ năm 901 , nhưng phải đến 50 năm sau mới được tôn tạo lại. Đền thờ được xây dựng để tưởng nhớ đến Sugawara-no-Michizane, người được coi là vị thần Học hành
. Tenmangu được xây dưng lại vào thế kỉ 19. Lễ hội Tenjjin đượch tổ chức ở đây vào các ngày 24, 25 tháng 7 hàng năm., được coi là một trong 3 lễ hội lớn nhất của Nhật Bản , cùng với Gion Matsuri (Kyoto ) và Kanda (TOkyo) .
Lễ hội được bắt đầu từ năm 951, 2 năm sau khi Đền thờ Tenmangu được tôn tạo. Thời cổ người ta rước thần linh từ bãi đầu nguồn về cung Tenman, đồng thời lập Trụ lễ đường ở đây. Xuất phát từ việc dùng thuyền đi rước các thần, mà lễ hội Tenjin có nét rất đặc trưng là buổi diễu hành trên sông của hơn trăm chiếc thuyền, mang lại hồn cho lễ hội có hơn 1000 năm lịch sử này.
Vào thời kì Hideyoshi Toyotomi xây dựng thanh cổ Osaka, hình thức của lễ hội được thay đổi đi rất nhiều. Mặc dù cửa song Dojima đã bị cát lấp dần, vào sau thời kì Genroku (nửa sau thế kỉ 17), nhưng số lượng thuyền vẫn dần dần được tăng lên. Osaka lúc đó được coi như là nơi phồn vinh trong thiên hạ, và lễ hội Tenjin được tổ chức vớ quy mô cực kì lớn như là tượng trưng cho sự phồn vinh này.
Vào nửa sau TK18 , xuất hiện một tổ chức chuyên chịu trách nhiệm về lễ hội , gọi là Kou「講」, đã đưa hình nộm những con búp bê tượn trưng mang ý nghĩa đón rước các thần vào lễ hội . Lúc này không chỉ có Osaka biết đến lễ hội mà sự phồn hoa của nó đã được biết đến trên toàn quốc.
Cuối thời kì Edo và thời gian thế chiến thứ 2, lễ hội bị gián đoạn nhưng lại được phục hồi lại vào năm 1949, năm Showa thứ 24.Vào năm 1953, do đất lún nên lễ diễu thuyền của lễ hội được chuyển đến song Okawa như hiện nay chứ không ở song Dojima như trước nữa.
Đi chơi vào ngày lễ hội
Tháng 7 là tháng của các lễ hội mùa hè. Người dân Kansai năm nào cũng háo hức chờ đón lễ hội Tenjin cũng như Gion để lại được thưởng thức các màn trình diễn truyền thống đậm tính văn hoá và để bạn bè, gia đình vui vẻ bên nhau.
Tâm điểm của lễ hội Tenjin là các thuyền diễu hành được trang trí rực rỡ rất hợp với không khí hội hè tràn ngập hai bên bờ song với các quán hang tấp nập, với đèn lồng giấy và các băng rôn chạy dai theo hai mạn thuyền.
Trong buổi chiều hoàng hôn, các thuyền Hoan-sen lần lượt tiến vào Sông Okawa, dòng sông lớn bên công viên Sakura no miya, một địa diểm nổi tiếng ở Osaka vào mùa hoa anh đào. Theo sau những chiếc thuyền Hoan-sendẫn đường là Gubu-sen. Có khoảng hơn một trăm chiếc thuyền như vậy diễu hành và biểu diễn trên sông. Ngoài các tàu của lễ hội truyền thống, các tàu mang biểu tượng của lễ hội, người ta còn có thể nhìn thấy những tàu của các công ty lớn biểu tượng cho sức mạnh kinh tế của vùng Osaka như bia Asahi hay Kirin, của công ty thực phẩm Nissin… Các con tàu này thường được tổ chức như một nhà hang di động, và có các màn hát múa truyền thống. Nếu bạn là một nhân vật quan trọng hay khách mời của công ty, bạn sẽ có dịp được ngồi trên thuyền dự diễu hành Trên các con tàu này có những biểu tượng rất lớn như lon bia khổng lồ hay là con gà màu vàng ruộm của Nissin…Người Nhật rất giỏi kinh doanh, nên chắc chắn, với cơ hội quảng bá cho hơn 1 triệu du khách đến Tenjjin Matsuri, và tăng thêm tiếng tăm cho công ty như thế này, các công ty lớn sẽ không tiêc tiền để đầu tư tiền tài trợ cho những con tàu như vậy. Ngoài ra các quán ăn di động trên hai bờ song cũng mua bán tấp nập,c hủ yếu là các món ăn như takoyaki, hay là mực nuớng, đồ uống uớp lạnh. Tôi gặp rất nhiều các quầy hang mà chủ là các bạn sinh viên. Đây cũng là một cách tham gia lễ hội, mà lại kiếm được tiền.
Trên các con tàu diễu hành, rất đông những người mặc quần áo lễ hội truyền thống, hát múa theo các bài ca cổ .
Từng đoạn, họ lại vỗ tay theo nhịp và hai bên bờ khách thăm quan cũng vỗ tay theo, tạo nên một không khí tưng bừng với tiếng hát tiếng nhạc, vỗ tay… hoà cũng nhịp sóng vỗ hai bên mạn tàu. Khi trời tối hẳn, hai bên bờ
song Okawa, khoảng 80 ngọn đuốc lớn được thắp sang, soi ánh sang lung linh xuống nước, trong khi khoảng 3000 phát pháo hoa được bắn lên , đủ các màu sắc lung linh hoà với ánh sang từ các con tàu, các ngọn đèn hai
bên bờ, tạo cho Tenjin một không khí đặc biệt náo nức và hoàng tráng!
Người Osaka tự hào có Tenjin và đang tiếp tục giữ gìn và phát triển. Mặc dù lễ hội Tenjin trải qua mỗi thời kì lại có một vài thay đổi, có những lúc sự tồn tại bị đe doạ, nhưng cứ mỗi lần vượt qua khó khăn, thì tính cách và khí phách của người Osaka lại được nâng lên một tầm mới. Lễ hội Tenjin, ngay cả bây giờ cũng đang truyền them năng lượng và đang phat triển cùng với Osaka.
Nếu bạn đến với Osaka những ngày này, bạn sẽ cảm nhận được điều ấy, và bạn sẽ có dịp thưởng thức món Okonomiyaki và Takoyaki nổi tiếng.
Keisuke Honda: "Nhật Bản sẽ gây sốc tại World Cup"
Tiền vệ dẫn dắt Keisuke Honda nói rằng anh và các đồng đội tại tuyển Nhật Bản sẽ tập trung tối đa cho cơ hội tiến sâu tại Brazil.
Hiện tại, đội tuyển Nhật Bản đang hội quân tại Florida (Mỹ) để tập trung chuẩn bị cho chiến dịch World Cup sẽ diễn ra sau 2 tuần nữa. Honda và các đồng đội sẽ có trận đấu giao hữu với Costa Rica và Zambia để làm nóng trước khi đặt chân đến Brazil.
Tiền vệ 27 tuổi trả lời phỏng vấn tờ Kyodo: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã sẵn sàng gây sốc với thế giới”.
“Nhật Bản tin tưởng vào phong cách và lối chơi đã được định hình bài bản. Chúng tôi sẽ cố gắng tiến càng xa càng tốt”.
“World Cup chỉ diễn ra 4 năm một lần. Không có gì đảm báo 4 năm sau tôi sẽ lại góp mặt tại đây. Vì thế, tôi sẽ thi đấu như thể đây là giải đấu lớn cuối cùng trong sự nghiệp”.
Tại kì World Cup 2014 này, Nhật Bản của Keisuke Honda nằm ở bảng C với các đối thủ Colombia, Hy Lạp và Bờ Biển Ngà.
“đất có thổ công, sông có hà bá”
Kappa (河童 – Hà Đồng) là một loại thủy quái trong truyền thuyết Nhật Bản. Nó cao cỡ một đứa trẻ bốn hoặc năm tuổi, và còn được gọi là Kawako (川子 – Xuyên Tử – đứa con của sông).
Kappa có dạng giống khỉ hoặc ếch hơn là giống người. Điểm đặc trưng của loài thủy quái này là có một cái *a nước trên đầu, chừng nào cái *a còn đầy nước thì Kappa còn sức mạnh. Ngoài ra, Kappa có mũi khoằm, mắt tròn, bốn chi có màng, năm ngón, có thể thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, nhưng chủ yếu có màu xanh xám.
Nhìn cái hình vẽ dễ thương này bạn có liên tưởng đến bộ manga nào không? Tớ thì nghĩ ngay đến Yaiba, trong đó cũng có một “bé” Kappa nhỏ xíu, thích chơi game. Người Nhật cũng tin rằng Kappa là một sinh vật rất vui nhộn, đôi khi chúng giúp họ, và đôi khi còn chơi đùa với họ nữa. Chúng cũng rất thích thử khả năng với những môn thể thao như Shogi (một loại cờ của Nhật Bản) hay Sumo.
Tuy nhiên, sinh vật này luôn khiến mọi người khiếp sợ, vì lẽ, sự tò mò đối với thế giới con người, và những trò đùa nghịch tai quái của chúng thường gây ra những hậu quả không nhỏ. Chúng thích lật váy, hoặc kimono của phụ nữ lên, xì hơi ầm ĩ, hay tồi tệ hơn, là cướp cây trồng, bắt cóc trẻ em, cưỡng bức phụ nữ…
Trên thực tế, thịt trẻ em là món khoái khẩu của Kappa, đôi khi nó cũng ăn cả người lớn nữa. Và để tránh cho thảm họa này xảy ra, người ta phải dâng cho nó những món quà hoặc vật tế, đặc biệt là dưa chuột, thứ duy nhất nó thích hơn thịt trẻ em. Thậm chí đến món sushi cuốn dưa chuột nổi tiếng cũng mang tên nó – kappamaki. Kappa còn được biết đến với hành động lôi người xuống nước và rút gan của họ qua đường hậu môn.
Mặc dù rất đáng sợ, nhưng thực chất Kappa không có chủ ý hại ai cả, chúng chỉ tò mò và nghịch ngợm mà thôi. Kappa xuất hiện trong rất nhiều manga, anime, tiểu thuyết, phim… và là một trong những quái vật truyền thuyết nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Với kích cỡ như một đứa trẻ, hình tượng Kappa đôi khi được dựng lên rất dễ thương. Như búp bê bằng sứ phía dưới nè.
Ở Nhật Bản còn có cả lễ hội Kappa nữa đó. Họ tổ chức lễ hội để thể hiện sự tôn trọng đối với Kappa, để chúng không hại họ nữa.
Vào những năm 70 của thế kỷ 18, Nhật Bản bắt đầu xuất hiện hình ảnh những cô nàng Maiko, Geisha bước đi trên những đôi guốc gỗ có tên gọi là Okobo. Lý do các cô gái Nhật chọn đôi guốc cao này không chỉ bởi chúng hợp thời trang mà còn rất thực dụng bởi nếu như họ đang mặc một bộ Kimono đắt tiền, chúng sẽ giúp trang phục của họ không bị lấm lem khi di chuyển.
Guốc Okobo được tạo thành từ một mảnh gỗ duy nhất, đúc rất tự nhiên và thậm chí còn không quét vec-ni. Tuy nhiên, trong mùa hè, các cô gái Maiko thường đi guốc Okobo sơn mài màu đen. Chiều cao của guốc Okobo thường là 14cm, đế rỗng nên tạo ra âm thanh rất đặc biệt khi bước đi. Phần quai thường có hình chữ A-V, màu sắc phụ thuộc vào địa vị của các nàng Maiko. Ví dụ: Một cô nàng mới vào nghề sẽ đi guốc có quai màu đỏ, còn những người có thâm niên đi quai màu vàng.
Ame-onna (雨女, “người đàn bà mưa”) là một linh hồn phụ nữ được mô tả trong cuốn Konjaku Hyakki Shuui của Toriyama Sekien như một người phụ nữ đứng trong mưa và liếm tay mình. Bà được coi là có liên quan tới một nữ thần ở núi Wushan của Trung Quốc, người biến thành mây vào buổi sáng và hóa mưa vào ban đêm.
Bản thân linh hồn này giống với một vị thần trong dân gian hơn là ma quỷ. Người ta nói rằng có thể thấy bà đi dạo loanh quanh trong thế giới loài người vào những đêm mưa ẩm ướt. Nông dân, những người phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì cây trồng được tưới tắm, vẫn thường xuyên cầu nguyện để những linh hồn như Ame-onna xuất hiện. Vì mỗi khi bà đi đến đâu, mưa rơi theo tới đó.
Người Nhật Bản cổ cho rằng những đứa trẻ sinh trong những ngày mưa sẽ trở thànhAme-onna (onna là chỉ con gái) hoặc Ame-otoko (otoko là chỉ con trai). Và mỗi khi chúng đi đâu hay dự định làm gì đó, trời sẽ mưa. Mưa và những đứa trẻ đó có một sợi dây liên kết không thể cắt bỏ.
Mặc dù là 1 trong những nền bóng đá hàng đầu Châu Á nhưng đội tuyển Nhật Bản đã không tham dự kỳ World Cup nào trong toàn bộ thế kỷ 20. Phải đến cuổi thập niên 90 của thế kỷ 20, bóng đá Nhật Bản mới dần khởi sắc bắt đầu với chức vô địch Châu Á lần đầu tiên vào năm 1992. Sáu năm sau, Nhật Bản đã tham dự kỳ World Cup đầu tiên trong lịch sử bóng đá nước này tại World Cup 1998 diễn ra ở nước Pháp. Tuy nhiên, các "Samurai Xanh" (biệt danh của đội tuyển Nhật Bản) lại rơi vào 1 bảng đấu cực khó với gã khổng lồ đến từ Nam Mỹ là Argentina, Croatia (hạng 3 World Cup năm đó) và Jamaica. Cho nên giới chuyên môn và người hâm mộ Nhật Bản không đặt nhiều kỳ vọng vào lần tham dự World Cup đầu tiên này.
Bước vào trận đấu đầu tiên với ứng cử viên vô địch Argentina, đội tuyển Nhật Bản được dự báo sẽ phải nhận một trận mưa gôn. Tuy nhiên thực tế trên sân lại chứng minh điều ngược lại, đoàn quân của huấn luyện viên Takeshi Okada đã thi đấu rất tốt trước một đội bóng mạnh về thể lực lẫn kỹ thuật. Với 1 lối chơi chặt chẽ, Nhật Bản đã làm Argentina gần như không thể xuyên thủng mảnh lưới trong nửa thời gian thi đấu của hiệp 1. Nhưng 1 sai lầm của hàng hậu vệ vào phút thứ 29 đã tạo điều kiện cho ngôi sao Batistuta bên phía Argentina ghi bàn thắng mở tỉ số. Sang hiệp 2, Nhật Bản có 1 số cơ hội để ghi bàn nhưng các chân sút đã không cụ thể hóa. Nhật Bản đành chấp nhận thất bại với tỉ số sát nút. Tuy nhiên, có thể xem như đây là 1 thành công của đội tuyển Nhật Bản trong trận đấu đầu tiên của họ tại World Cup và trước một đối thủ mạnh như Argentina.
Bước vào trận đấu thứ 2 với 1 đối thủ cũng khá mạnh là đội tuyển Croatia, các cầu thủ Nhật Bản buộc phải giành chiến thắng để nuôi hy vọng đi tiếp, Chiến thuật phòng ngự chặt chẽ khá thành công ở trận gặp Argentina tiếp tục mang lại hiệu quả ở trận đấu này. Tuy nhiên, hàng công của đội Nhật Bản lại không 1 lần xuyên thủng mảnh lưới của Croatia, trong khi hàng phòng ngự lại bộc lộ rõ sự non kinh nghiệm khi để Davor Suker bên phía Croatia ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Thua trận thứ hai liên tiếp, đội tuyển Nhật Bản chính thức bị loại khỏi vòng bảng.
Ở trận đấu thứ 3, Nhật Bản quyết tâm giành chiến thắng trước Jamaica (đội cũng chính thức bị loại sau khi để thua 2 trận đầu) để gây dấu ấn trong lần đầu tiên tham dự World Cup. Tuy nhiên, Nhật Bản đã bị dẫn trước tới 2-0 với các bàn thắng trong hiệp 1 và đầu hiệp 2 của Whitmore. Đội tuyển Nhật Bản chỉ có được bàn thắng danh dự của Masashi Nakayama vào phút thứ 74. Đội tuyển Nhật Bản rời World Cup 98 với 3 trận toàn thua và chỉ ghi được 1 bàn thắng.
Tuy nhiên, kỳ World Cup đầu tiên này được đánh giá như 1 bài học bổ ích, giúp cho đội tuyển Nhật Bản có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh để chinh chiến tại kỳ World Cup được diễn ra trên sân nhà 4 năm sau đó. World Cup 98 cũng chứng tỏ khả năng của đội tuyển Nhật Bản khi họ thi đấu không tồi trước các đối thủ mạnh như Argentina hay Croatia và họ chỉ chịu thất bại do thua kém về thể lực và kinh nghiệm thi đấu tại các giải đấu lớn. Ngoài ra, kỳ World Cup còn đưa cầu thủ Masashi Nakayama vào lịch sử bóng đá Nhật Bản như là cầu thủ đầu tiên của Nhật Bản ghi bàn tại 1 vòng chung kết World Cup. Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên của Hidetoshi Nakata, người sau này trở thành 1 trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Nhật Bản và Châu Á.
Nguồn: Tổng hợp
Via: Nhật Bản-Tinh hoa của Cái đẹp và Nghệ thuật
Tuy phong cách thời trang Omotesando không tạo thành xu hướng mạnh lan toả khắp toàn cầu lâu nay như phong cách thời trang Harajuku nhưng cũng tạo được dấu ấn rất riêng của mình.
Omotesando - là tên gọi của một khu phố tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản; là khu phố của các cửa hàng thời trang cao cấp dành cho giới thượng lưu mua sắm.
Tuy phong cách thời trang Omotesando không tạo thành xu hướng mạnh lan toả khắp toàn cầu lâu nay như phong cách thời trang Harajuku nhưng cũng tạo được dấu ấn rất riêng của mình.
Aomori Nebuta cũng là một trong những lễ hội hè nổi tiếng tại Nhật Bản. Cứ đầu tháng tám là khắp mọi nơi trong thành phố lại vang lên tiếng trống, chiêng, sáo rộn rã báo hiệu một mùa lễ hội sôi nổi sắp đến. Lễ hội chỉ diễn ra trong vòng 6 ngày nhưng để chuẩn bị cho nó thì người dân thành phố đã phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước đó. Đặc biệt là việc chế tạo các Nebuta thực sự là một công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng khi được tận mắt ngắm nhìn thành phẩm thì khách du lịch không khỏi bỡ ngỡ về độ tinh xảo và trình độ tay nghề tuyệt vời của những nghệ nhân Aomori.
Hội Nebuta cũng được tổ chức còn rầm rộ ở Aomori mỗi mùa hè thu hút khoảng 3 triệu du khách. Nét đặc trưng của hội Nebuta ở Aomori là những chiếc lồng đèn phỏng theo hình của các nhân vật lịch sử hay huyền thoại. Hội Nebuta ở Aomori nổi tiếng là náo nhiệt với những nhóm người dẫn đầu vừa múa vừa hát vừa hò hét giữa những tiếng reo hò cổ vũ như sấm của đám đông người xem.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.