Là một con ma nữ truyền thống của Nhật Bản có tênRokurokkubi (ろくろっ首).
Vùng hoạt động: mọi nơi, nhất là những thành phố xa hoa và ăn chơi
Khả năng đặc biệt: kéo dài cổ
Mức độ nguy hiểm: thường là vô hại
Thích: những kẻ tham lam hoặc tự kiêu
Không thích: những kẻ tỏ ra đoan trang và biết kiềm chế, những thứ nhàm chán
★ Ban ngày, Rokurokkubi trông không khác gì những cư dân bình thường, nhưng vào ban đêm, chúng được tiếp thêm sức mạnh và có thể làm cho cổ dài ra đến mức kinh ngạc. Chúng cũng có khả năng biến khuôn mặt thành những Oni đáng sợ (quỷ của Nhật Bản) để tăng thêm sự khủng khiếp của mình.
★ Trong hình dạng con người ban ngày, Rokurokkubi sống rất bình thường, không mấy ai phát hiện ra được chúng, thậm chí chúng còn có thể lập gia đình với con người. Rất nhiều Rokurokkubi trở nên quen với cuộc sống mà chúng phải chịu những nỗi đau lớn lao để che giấu bí mật về hình dạng thật của mình. Tuy nhiên, về bản chất chúng là những kẻ chuyên đi lừa gạt, và chúng không thể kiềm chế được cái ham muốn do thám con người và làm họ hoảng sợ. Vì vậy một số Rokurokkubi chỉ cần hiện nguyên hình trước những kẻ say, những gã khờ, những tên đang ngái ngủ hoặc những người mù để thỏa mãn ham muốn của mình. Số Rokurokkubi khác thì lại không kiềm chế đến mức đó, chúng cứ thả phanh đi dọa nạt con người.
Theo một số truyền thuyết thì Rokurokkubi đã từng là con người, nhưng do nghiệp chướng mà chúng tạo ra, do chúng đã phá vỡ giới luật của đạo Phật nên bị biến đổi hình dạng. Thông thường, loại Rokurokkubi này cực kỳ tàn bạo, chúng ăn thịt người hoặc uống máu của họ chứ không chỉ đơn thuần là dọa suông. Những con Rokurokkubi này thường có con mồi ưa thích, ví dụ như những kẻ giống chúng – tức là cũng phá vỡ giới luật của đạo Phật, hay những người đàn ông.
Rokurokkubi rất nổi tiếng, là nguồn cảm hứng cho rất nhiều loại hình nghệ thuật và giải trí: điện ảnh, hội họa, manga/anime, game… Trong bộ phim ma nổi tiếng The Great Yokai War, cô nàng duyên dáng này cũng góp mặt trong xã hội loài ma.
Nước nào cũng có truyền thuyết về ma quỷ nhưng mỗi 1 nước những con ma lại phản ánh nét đặc trưng của văn hóa nước đó.
Rất khác so với ma quỷ châu Âu hay những con ma châu á mình từng biết những con ma Nhật Bản đều có câu chuyện riêng và còn sống chung với con người trong suốt các thế hệ thậm chí cả bây giờ.
Thế giới siêu tự nhiên ở Nhật Bản chứa đựng nhiều hình dạng ma quỷ từ kỳ quái,kỳ lạ nhưng vui nhộn đến những hình dạng đáng sợ đích thực.Vào thế kỷ thứ 18, Toriyama Sekien đã cố gắng phân loại hình dạng của những con ma mà người ta tin rằng chúng đang cư ngụ ở vùng đất mặt trời mọc.Phân loại thế giới của loài ma với cả thiên đàng và địa ngục.Kết quả của những cố gắng ấy là sự ra đời của 4 tuyển tập lớn.Thế nhưng như thế là quá dài đối với người đọc,sau này Tim Screech giáo sư môn lịch sử nghệ thuật nhật bản thuộc khoa nghiên cứu Châu Phi và Châu Á học, trường đại học Lon don đã đưa ra cuốn “Japanese ghost” cho ta thấy cái nhìn khái quát về những con ma Nhật Bản.
Ma Nhật Bản là cái gì đó thuộc về mùa hè .Chả có một câu chuyện nào rùng rợn về ma quỷ ở Nhật Bản lại được kể quanh ngọn lửa bừng bừng trong đêm mùa đông giá rét hay kể về tiếng lách tách,răng rắc của cành cây khô, những bóng đen và làm cho người nghe phát sợ đến nỗi không thể ngủ được.Những câu chuyện ly kỳ về ma Nhật Bản cũng không kể về xác chết trên cầu thang gác lạnh ngắt, những bộ xương bốc mùi trong nhà kho hay trong những ngọn tháp hình quả chuông mà là hình ảnh về sự lộn xộn của tấm khăn trải giường hay những chiếc quạt bị hỏng.Hình thức cổ điển này được cho rằng nó sinh ra từ không khí ẩm thấp,đầy hơi nước.
Tác giả Tim Screech đã chia thế giới loài ma ở Nhật Bản ra làm 4 loại. Đó là obake hay còn gọi là bakemono,yokai,yurei,oni.
+Obake: nghĩa đen là vật có khả năng biến hình,thay đổi hình dạng. Ám chỉ một thế giới siêu thường,fi thường.Nó bao gồm cả yokai và yurei và là từ được sử dụng chung khi nhắc tới ma Nhật Bản hoặc tất cả những vật có hình dáng kì quặc
+Yokai: Có thể hiểu là yêu quái.Khi nhắc tới yokai người ta thường liên tưởng tới trùm hình ảnh của những con yêu tinh,quái vật_một vài con thì thật đáng sợ,một vài con vui nhộn,còn một số thì kỳ quái.Yokai thường xuất hiện lúc hoàng hôn,sẩm tối.
+Yurei: Nghĩa đen là những linh hồn vật vờ,những hồn ma uể oải. Đó là linh hồn của những người chết nhưng vẫn vương vấn ở trần gian với mục đích là trả thù,báo thù.Yurei thường xuất hiện lúc 2,3 h sáng
+Oni: là quỷ, có thể là những con quỷ ăn thịt người ghê sợ. Tưởng tượng về oni thường là một con vật gớm ghiếc với sừng và răng nanh,có thể nó trông coi cánh cửa địa ngục và tra tấn những kẻ phải xuống địa ngục.
Trong đó O là trợ từ được thêm vào một danh từ,động từ hay một tính từ để chỉ sự tôn trọng, sự khiêm nhường hay lịch sự. Còn từ bake là một danh từ xuất phát từ động từ bakeru nghĩa là trải qua sự thay đổi,biến đổi. Tức Obake là những con ma mà người Nhật tin rằng có khả năng đổi hình đổi dạng.
★ Những vật tạo ra con ma obake có thể là những vật ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta,ở ngay kề bên nhưng có khả năng biến hình.Như một cây dù bị bỏ đi,khi bước vào thế giới của những con ma obake nó trở thành ma dù obake,hay cũng có những con ma lồng đèn(chochin) có vẻ như nó quá to so với kích cỡ bình thường của môt chiếc đèn lồng thường được treo đu đưa trước gió.Obake là những con ma có những yếu tố ranh ma,láu lỉnh,nó gợi lên những gì đó vui nhộn hơn là sợ hãi.Một điều dễ nhận thấy ở những con ma obake là chúng có sự liên quan mật thiết với lửa.Trong xã hội loài người thì lửa được coi là thứ quan trọng giúp đỡ trong công việc của con người nhưng đồng thời cũng là sự đe dọa chết chóc.Với obake thì lửa là vật làm biến đổi nhanh nhất,nó làm biến đổi mọi thứ khi nó chạm tới,biến miếng thịt sống thành thức ăn chín,vẻ mặt xanh xao nhợt nhạt trở nên ấm áp. Nhưng lửa cũng biến nhà hoặc đền thờ trở thành tro bụi,phá hủy thành quả lao động của con người và thậm chí hủy diệt cuộc sống.Lửa của những con ma obake không bao giờ chịu phục tùng quyền lực của bất kỳ ai.
★ Obake phản ánh và nhắc nhở chúng ta về quy luật biến đổi cố hữu ,vốn có trong thế giới quanh ta.Những vật thuộc về tự nhiên,xuất hiện trong thế giới tự nhiên và thay đổi cũng thuộc về thế giới obake. Ví dụ như con cáo là một loài vật trong tự nhiên nhưng đồng thời cũng là một bakemono,là con vật có thể thay đổi hình dạng.Ngày xưa,thông thường trên khắp đất nước Nhật Bản,cáo hiếm khi bị nhìn thấy chỉ trừ khi chúng di chuyển trong đêm tối,xác những con chim chết,những hàng rào bị gẫy,máu của những con gà là những bằng chứng về việc đi trong đêm của chúng.Người ta cho rằng khó có thể nhìn thấy những con cáo hoặc bắt giữ chúng trong một thời gian.Chính điều này đã dẫn đến những ý tưởng rằng con cáo có khả năng biến đổi hình dạng.Một con cáo có thể lẩn trốn nhanh vào một trang trại nhưng sau đó sẽ tồn tại với một hình dáng khác như một cô gái,một bà lão,một cậu bé trai hay một nàng công chúa.Theo truyền thuyết của người Nhật thì cáo luôn sống trong một xã hội với việc biến thành hình dáng của con người giống như những lãnh chúa,những người hầu đều đứng trên chân sau của mình,mặc quần áo giống con người ,luôn tiến hành những nghi thức thần bí bằng ánh lửa đèn lồng ở giữa một khu rừng.Để bớt gây lo lắng hay những nỗi ám ảnh cho những loài khác,các đền thờ được dựng lên và cáo được coi là vị thần trên đường,nó được thần thánh hóa,được tôn vinh bởi tiếng vỗ tay của những người đi đường,những món quà,những bông hoa,rượu sake hoặc đậu rán aburage được coi là món ăn ưa thích nhất của cáo.Thậm chí ngày nay,rất thông thường khi nhìn thấy một nơi ở góc phố có tượng một con cáo bằng gốm với những vật thờ cúng đặt trước nó để cầu mong tránh ,thoát khỏi những nguy hiểm trên đường.
Kanda Myouzin là ngôi đền thờ đạo thần Nhật Bản nằm ở Chiyoda, một trong những khu bất động sản đắt giá nhất của Tokyo. Ngôi đền đến nay được 1270 tuổi, đã trải qua nhiều lần xây dựng do những trận hỏa hoạn và động đất. Đối với người dân và những người thuộc tầng lớp chiến binh Nhật Bản, đền thờ Kanda là một nơi rất quan trọng.
Đền Kanda đầu tiên được xây dựng vào năm thứ 2 thời đại Tenpyo (730 sau Công nguyên) tại ngôi làng đánh cá Shibasaki, gần huyện Otemachi ngày nay. Để có chỗ đặt lâu đài Edo, ngôi đền Kanda được chuyển đến phường Kanda trước đây vào năm 1603, rồi lại được chuyển đến vị trí hiện nay của nó trên một ngọn đồi nhỏ Akihabara vào năm 1616. Ngôi đền đã được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần. Kết cấu công trình đã bị phá hủy trong trận động đất Đại Kanto vào năm 923, được xây dựng lại vào năm 1934 bằng bê tông, vì thế ngôi đền không giống như các công trình lịch sử khác của Nhật Bản vẫn còn tồn tại qua trận thả bom ở Tokyo trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ngôi đền Kanda hiện vẫn đang được tiếp tục trùng tu.
Dẫn vào ngôi đền Kanda là cổng chính Zuishin-mon với kết cấu hai tầng được xây dựng lại vào năm 1995 bằng gỗ cây bách, mái cổng được thiết kế theo kiểu mép bờ irimoya (chảy xuôi trên tất cả 4 mặt). Công trình điện thờ được xây dựng theo phong cách thờ đạo thần Nhật Bản Gongen-zukuri (tên gọi về một quần thể kiến trúc các đền thờ đạo thần với gian thờ lớn và điện thờ chính được nối với nhau dưới cùng một mái có hình dáng của chữ H, một trong những ngôi đền theo kiến trúc Gongen-zukuri cổ nhất là Kitano Tenmangu ở Kyoto). Ngôi đền được quét sơn màu đỏ, bên trong được trang trí sơn son thếp vàng. Nhiều tác phẩm điêu khắc các vị thần Kami linh thiêng có thể được nhìn thấy khắp các sân điện.
Ba vị thần chính được thờ là Daikokuten, Ebisu và Taira no Masakado. Daikokuten và Ebisu là hai trong số 7 vị thần vận mệnh vì thế đền Kanda là một nơi được thường xuyên lui tới của những người kinh doanh và các chủ doanh nghiệp để cầu mong sự giàu có và phát đạt. Riêng vị thần Taira no Masakado là một võ sĩ samurai, người đã từng nỗi dậy chống lại chính quyền Heian, sau đó được phong thành thần vì sự tôn kính. Ông là một nhân vật quan trọng trong lịch sử của ngôi đền. Sau khi ông mất vào năm 940, đầu của ông được tách rời cơ thể chuyển đến thờ ở khu vực Shibaraki gần vị trí ngôi đền hiện nay. Người dân địa phương tôn trọng ý nguyện của ngài là không được thờ chung trong ngôi đền Kanda, họ cho rằng linh hồn của ngài giám sát các khu vực xung quanh. Theo lời kể trong dân gian rằng, khi mà ngôi đền bị hư nát không được tu sửa, thần Masakado giận dữ đã gây ra những thiên tai và dịch bệnh trên các vùng lân cận. Và cũng theo lời kể của người dân rằng, tướng quân Tokugawa Ieyasu đã cảm thấy không yên lòng khi cho xây dựng lâu đài của ông gần vị thần uy linh này; vì thế đã quyết định chuyển ngôi đền Kanda đến vị trí hiện nay.
Suốt trong thời kỳ Meiji, nhà vua ngần ngại tiến hành di dời đền Kanda, một trong 10 ngôi đền ở Tokyo vì gặp phải sự phản đối của nhân dân. Ngôi đền gắn liền với danh tiếng vị thần Masakado mà được xem là một nhân vật chống chính quyền. Nhà vua đã quyết định tạm thời đưa thần Masakado thờ riêng. Tuy nhiên niềm tin vào vị thần Masakado quá lớn trong người dân, nên thần được chuyển trở lại ngôi đền sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Song hành với ngôi đền Kanda là lễ hội Kanda là một trong ba lễ hội chính của thờ đạo thần ở Tokyo. Lễ hội này được bắt đầu vào năm 1600 do Tokugawa Ieyasu tổ chức để kỷ niệm chiến thắng mang tính quyết định của ngài ở trận Sekigahara. Vào thời đó lễ hội đủ tầm quan trọng để trở thành lễ hội cấp quốc gia, đó là một đám rước kiệu mikoshi (một kiến trúc thu nhỏ có cột, tường, mái hiên, rào chắn) được trang trí lộng lẫy diễu hành xuống các con đường chính và tiến vào lâu đài Edo để tướng quân có thể theo dõi buổi lễ. Ngày nay lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh thần linh, diễn ra một lần vào ngày 15 tháng 5 của năm lẻ. Ngoài ra đền Kanda còn có lễ hội Daikoku diễn ra vào tháng một.
Nằm ở sườn Tây Bắc của ngọn núi Phú Sĩ nổi tiếng là một khu rừng bí ẩn, tại đây đã có tới hàng trăm vụ tự sát mỗi năm…
Được nhắc đến với tên gọi “Nơi hoàn hảo để chết” trong cuốn sách “Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn” của nhà văn Wataru Tsurumui, Aokigahara là một khu rừng nhỏ tối tăm dưới chân núi Phú Sĩ.
Thảm rừng ở cánh rừng Aokigahara dày đặc, vô số cây mọc chen che hết ánh nắng giữa ban ngày và chắn hết các ngọn gió… rất có thể là lý do khiến nơi đây trở thành điểm nổi tiếng để người ta tự sát.
►Những con số biết nói…
Theo thống kê, kể từ năm 1970, mỗi năm ít nhất là hàng chục, còn đa số là hàng trăm người tìm vào khu rừng này để “về cõi thiên thu”.
Ở trạm kiểm lâm khu rừng có hẳn một phòng để chứa xác. Số vụ tự sát vào khoảng 20 xác mỗi năm, nhưng tăng lên 57 vụ từ năm 1994 và năm 2004 đạt con số kỷ lục 108 xác.
Theo hồ sơ của cảnh sát địa phương, 247 người đã cố tự tử trong rừng Aokigahara năm 2010 và 54 người đã đạt được mục đích. Quan chức địa phương và người dân tin rằng, con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Trong khi đó, báo cáo của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA), tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản là 25,8/100.000 người, cao nhất trong số các nước phát triển và gấp đôi ở Mỹ.
Vì có quá nhiều người đến Aokigahara để tự vẫn, nên các nhà chức trách đã cho đặt những tấm biển thông báo có đề dòng chữ “Hãy suy nghĩ lại. Xin hãy tham khảo ý kiến các nhà tư vấn trước khi bạn có quyết định tìm đến cái chết” ngay trước cửa rừng và treo trên thân cây trong khắp khu rừng.
Những cư dân địa phương cho biết, họ vẫn thường xuyên nhắc nhở những ai đến đây đều phải cẩn thận khi đi vào rừng kể cả từ những người thợ săn cho đến những người có ý định không bao giờ muốn quay trở lại.
Thật đáng tiếc là chúng không có hiệu lực mấy đối với những người đã đặt chân đến nơi này.
►Bí ẩn khu rừng tự sát…
Khu rừng còn có tên “Jukai” (hay “Biển cây”) là một trong số ít rừng nguyên sinh còn lại của Nhật. Nền đất chủ yếu là đá núi lửa, nhiều hang hốc.
Truyền thuyết kể rằng, tất cả điều này bắt đầu sau khi nhà văn Seicho Matsumoto xuất bản cuốn tiểu thuyết Black Sea Trees vào năm 1960.
Câu chuyện kết thúc với hai người yêu nhau tự tử trong rừng Aokigahara, rất nhiều người tin, đó là mở đầu cho phong trào tự sát tại đây. Tuy nhiên, thực ra lịch sử tự sát ở đây còn diễn ra trước cuốn tiểu thuyết.
Một số khác tin rằng, Aokigahara có liên quan đến… quỷ dữ. Nhiều câu chuyện kể lại, rừng Aokigahara là nơi sống của những linh hồn người chết yểu hoặc bị đột tử.
Gốc cây là nơi chứa những nguồn năng lượng tiêu cực, ma quỷ trong rừng đã “thúc” bất cứ ai tới đây cũng buồn chán và nghĩ đến chuyện tự sát, không cho họ thoát ra khỏi cánh rừng.
Một giả thuyết nữa về những cái chết nơi đây là do các mỏ thép ngầm khiến la bàn trở nên vô dụng, không thể định hướng. Đó là một trong những lý do nhiều người bị lạc trong cánh rừng, không bao giờ có thể trở ra.
Chính quyền thì nghi ngờ nhiều về các vụ mưu sát, vì rừng Aokigahara là điểm cực kỳ lý tưởng để giấu xác. Nhiều trường hợp, người giữ rừng hoặc du khách phát hiện ra nhiều bộ xương.
Chính quyền hoàn toàn bó tay không biết được chuyện gì đã xảy ra và nạn nhân là ai, vì từ giày, quần áo, ví tiền, giấy tờ, ảnh của họ đã biến mất hoàn toàn.
Nền văn hóa Nhật Bản cũng được xem là một nguyên nhân. Ở một số nước, tự tử là điều không thể chấp nhận trên cơ sở tôn giáo hay đạo đức, nhưng ở Nhật Bản điều này chưa bao giờ bị cấm.
Tự tử lại còn được tôn vinh, chẳng hạn như hình thức chiến binh Samurai mổ bụng tự sát để giữ gìn danh dự và sĩ khí.
Dù có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng bí ẩn về khu rừng tự sát dưới chân núi Phú Sĩ vẫn bị bỏ ngỏ.
Vì quá nhiều người tự sát trong khu rừng này, nên giờ đây, khu rừng Aokigahara là một địa điểm ám ảnh và đáng sợ nhất đối với người dân Nhật Bản.
Trong văn hóa dân gian Nhật Bản có truyền thuyết kể về một sinh vật ma quái “đầu lìa khỏi cổ” được gọi là Nukekubi, hay còn có nghĩa là chiếc đầu rình mò.
Hầu như mọi người không thể phân biệt Nukekubi vào ban ngày bởi sinh vật này có hình dáng y hệt con người, tuy nhiên khi đêm xuống, chiếc đầu của nó tách ra khỏi cổ và bay đi săn mồi. Khi tìm được nạn nhân, nó sẽ phát ra một tiếng hét ghê sợ, đủ sức làm tê liệt não con mồi rồi sau đó ăn thịt.
Thông thường, chính Nukekubi cũng không hay biết mình là một con quỷ bởi chúng không hề nhớ mình đã làm gì vào ban đêm. Để đánh bại Nukekubi, nạn nhân phải tìm được cơ thể của nó lúc đang săn mồi để tiêu diệt.
Bên cạnh đó, nạn nhân cũng phải giết luôn cả cái đầu đang bay của Nukekubi. Truyền thuyết Nhật Bản cũng “bật mí” một cách để xác định một Nukekubi vào ban ngày, đó là chúng sẽ có hai hoặc ba nếp nhăn dọc theo phía dưới của cổ
Người Nhật Bản nổi tiếng với kỹ nghệ dệt lụa đạt đến trình độ cao. Kimono là sản phẩm dệt nổi tiếng nhất, trở thành biểu tượng của người dân đất nước này.
Nơi làm nghề dệt nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là Kyoto, đặc biệt là ở quận Nishijin, với rất nhiều cửa hàng chuyên bán kimono dệt tay với chất lượng cao nhưng cái giá không hề rẻ. Tới Nishijin ngày nay, du khách còn có thể học cách tự dệt lụa cơ bản, nhuộm màu vải… do chính các nghệ nhân truyền thụ.
Khởi hành từ một ngôi làng miền núi, 100 con ngựa diễu hành xuống các thị trấn trong những tiếng chuông vui vẻ nhộn nhịp.
100 chú ngựa được trang trí với dây nịt màu sắc rực rỡ và rất nhiều chuông, cuộc diễu hành dọc theo một khoảng cách khoảng 15 km từ ngôi làng Takizawa Morioka. Chagu Chagu là tiếng âm thanh như tiếng vó ngựa. Âm thanh đơn giản nhưng dễ chịu này đã được lựa chọn bởi Bộ Môi trường là một trong "100 cảnh âm hay nhất của Nhật Bản để bảo tồn trong tương lai".
Khoảng 200 năm trước đây, sự kiện này lần đầu tiên được tổ chức như một phần thưởng cho những chú ngựa đã làm việc vất vả giúp bà con có mùa màng bội thu. Điều này đã hình thành một phần trong lễ hội ăn mừng việc thu hoạch một vụ mùa tươi tốt. Từ thời cổ đại, Iwate đã được biết đến như một khu nuôi ngựa, nơi mà chúng được trân trọng đến mức con người và ngựa sống chung trong 1 căn nhà là điều không phải hiếm hoi.
Lúc 9:30 vào ngày diễn ra lễ hội, những con ngựa khởi hành từ đền Sozen Jinja, nơi có đền thờ dành riêng cho các vị thần che chở cho những chú ngựa đến đền Hachiman-gu Morioka nằm ở thành phố Morioka. Đây là 1 lễ hội thú vị, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những con ngựa chạy nước kiệu qua các đường phố trong thành phố hiện đại, điều này thật hiếm hoi vào những ngày thường. Lễ hội thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.
Món này được xếp vào những món ăn kinh khủng nhất thế giới bởi thực khách sẽ phải ăn cả một con mực còn sống đang ngoe nguẩy những xúc tu. Sau khi được rưới lên mình những loại nước sốt và màn nhảy múa của chúng sẽ kết thúc trên chiếc đũa của vị khách gan dạ nhất.
Lễ Tanabata là ngày lễ đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang này.
Hiện nay, lễ hội Tanabata thường bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 7 và kết thúc sáng sớm ngày 7 tháng 7. Lễ hội Tanabata phạm vi lớn được tổ chức tại nhiều nơi tại Nhật Bản, chủ yếu là dọc theo những khu mua sắm và đường phố, mà đã được trang trí với nhiều dải cờ lớn, màu sắc bay trong gió.
Lễ hội Tanabata nổi tiếng nhất được tổ chức tại Sendai từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Tám .
Ngày nay ở Nhật Bản, người ta kỷ niệm ngày này bằng cách viết điều ước vào một phiếu giấy nhỏ, và treo chúng lên cây tre, có lúc với đồ trang trí khác .Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt sau lễ hội, khoảng giữa đêm ngày hôm sau. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Phong tục trang trí cành tre có cả ở Nhật và Trung Quốc.
Oiran là một dạng gái điếm cao cấp có kết hợp trình diễn nghệ thuật trong xã hội Nhật. Khác với Geisha, là những người trình diễn nghệ thuật cho khách thưởng thức, và đây là nhiệm vụ chính của họ; còn oiran có thể trình diễn - nhưng họ không được đào tạo bài bản và công phu như geisha, và nhiệm vụ chính của họ là quan hệ tình dục.
Có thể mường tượng như sau: trong một căn phòng, Geisha đứng phía trên đàn/hát/múa; Oiran ở dưới ngồi rót rượu và tiếp chuyện cho khách; sau đó Oiran và khách sẽ qua phòng khác để hành lạc. Thật ra với người không hiểu biết nhiều như chúng ta thì rất khó phân biệt Geisha và Oiran dựa vào ngoại hình hay cách trang điểm của họ (ngay cả trong hệ thống cấp bậc, các Geisha còn có một hệ thống luật lễ chặt chẽ về trang phục, trang phục - nếu chúng ta không học/đọc qua thì sẽ không biết được), tuy nhiên có một vài điểm có thể dễ dàng nhận ra như sau:
> Oiran mặc obi ở trước bụng, Geisha mặc sau lưng
> Oiran thường đeo dép gỗ rất cao và không đi tất tabi
Kokeshi là búp bê truyền thống Nhật Bản, khởi nguồn từ miền Bắc nước Nhật và được làm bằng nhiều loại gỗ, với cấu trúc thân đơn giản không có tứ chi và một cái đầu lớn, Tuy nhiên, chúng khong chỉ đơn thuần là một thứ đồ chơi trẻ con mà còn là tiêu biểu của nghệ thuật cổ Nhật Bản và là một món quà lưu niệm tuyệt vời …
19. Kendama
Kendama là một loại đồ chơi truyền thống Nhật Bản: Một vật làm bằng gỗ được gọt đẽo gần giống hình cái búa nối với một quả bóng cũng làm bằng gỗ qua một sợi dây. Món đồ chơi này rất phổ biến ở Nhật Bản, thậm chí người ta còn tổ chức các cuộc thi tài tầm cỡ quốc gia. Người chơi kendama ở tầm cỡ siêu sao rất được kính trọng bởi họ sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm cao.
20. Koma
Một loại đồ chơi truyền thống khác của người Nhật, koma là một con vụ, thứ đồ chơi này có thể xoay tít quanh trục và giữ thăng bằng được trong một khoảng thời gian nhất định. Koma được đẽo bằng gỗ rồi được sơn cẩn thận với nhiều họa tiết đa dạng. Có nhiều người sản xuất đã đạt được đến trình độ cao với mức độ phức tạp trong mỗi họa tiết vẽ trên koma rất cao, do đó hàng năm lại có thêm rất nhiều mẫu sáng tạo mới được tung ra thị trường.
21. Những huy hiệu kim loại
Những huy hiệu kim loại tuy rẻ bèo song lại là vật lưu niệm ấn tượng. Có có tính sưu tầm cao nên hiện giờ có đến hàng nghìn hàng vạn người đang tiến hành sưu tầm những huy hiệu ấy… Tôi đây cũng không phải là ngoại lệ.
♥ Tips:
Vì người Nhật không sử dụng tiền xu làm nguyên liệu thô, những máy làm huy hiệu kim loại cho ra sản phẩm với chất lượng cao hơn. Bạn có thể tìm chúng tại những đĩa điểm du lịch, viện bảo tàng hay tại các nhà ga. Chỉ cần tăm tia những cái máy trông như thế này:
22. Những con diều
Con diều đầu tiên được đưa vào Nhật Bản bởi những giáo sĩ Phật Giáo và thường được dùng cho những mục đích tôn giáo. Trong thời hiện đại, những con diều Nhật trở nên phổ biến như một hình thức giải trí, chúng thường được tặng cho trẻ em Nhật như một món quà dịp năm mới hay món quà mừng đứa bé trai đầu tiên trong gia đình được sinh ra. Diều Nhật được bán như món đồ lưu niệm hay được sơn phết công phu với những hình ảnh đại diện cho anh hùng dân tộc nổi tiếng hoặc các vị thần thánh.
23. Gốm sứ Nhật Bản
Có khoảng 18 trường phái chính trong nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản, hầu hết trong số đó có nhiều phái nhỏ khác, do đó gốm sứ Nhật Bản rất đa dạng, phong phú. Có nhiều loại gốm sứ được những nghệ nhân làm gốm tạo nên với kĩ thuật gia truyền qua hàng trăm năm, còn một số khác có thể hiện đại hơn hoặc chịu ảnh hưởng bởi phong cách Trung Hoa. Vì có rất nhiều lựa chọn như vậy nên bạn có thể chọn những thứ phù hợp với sở thích và gout riêng của mình.
"Mùa xuân vẫn còn xa thật xa
Nhắm mắt lại, ở nơi đó...
Em nghe thấy giọng nói quen thuộc của anh, người đã trao cho em tình yêu
Trái tim đã trao đến anh, đến tận bây giờ vẫn chờ một lời hồi đáp
Dù cho bao nhiêu ngày tháng trôi qua, em sẽ mãi mãi, mãi mãi đợi chờ
Chờ qua ngày mai, một ngày nào đó, chắc chắn sẽ đến được nơi anh"
***
Haru yo, koi - cũng có khá nhiều nữ ca sĩ từng hát lại bài hát này, nhưng chưa thấy bản nào qua được giọng hát của Matsutoya Yumi. Và ad đặc biệt thích cách luyến láy của cô ấy nữa.
Có bạn fan bộ manga Kaze Hikaru nào nhận ra bài này ko nhỉ? Đây là bài hát mà Watanabe Taeko sensei từng nói mỗi khi nghe lại tưởng tượng ra cảnh Souji và Sei dạo bước dưới hoa anh đào ấy. Cho nên mỗi lần nghe lại là mặc định nhớ đến Kaze Hikaru luôn ^^~
Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Có 3 thành phố nhỏ nằm quanh núi là Gotemba, Fujiyoshida và Fujinomiya. Đỉnh Phú Sĩ còn được biết tới với những cảnh đẹp suốt bốn mùa trong năm. Ảnh trên trang Fujisan.
Những ruộng lúa xanh mướt vào mùa xuân.
Đỉnh núi vẫn còn phủ đầy tuyết khi mùa xuân tới, trong khi đó những người dân Nhật Bản đã treo cờ cá chép để chào đón lễ hội mùa xuân.
Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc và xanh mướt vào tiết trời cuối xuân.
Mùa hè, dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy hoa rực rỡ.
Cánh đồng hoa hướng dương vàng rực dưới chân núi.
Vào mùa hè, tuyết trên đỉnh Phú Sĩ đã tan hết.
Thời tiết se lạnh cũng khiến tuyết bắt đầu đóng băng trên đỉnh núi.
Mùa đông, cây cối cũng như chìm trong giấc ngủ.
Phú Sĩ trong ánh hoàng hôn mùa đông, lúc này tuyết đã lan tới chân núi.
Nhật Bản có bốn mùa, mùa nào thức nấy.
★ Tiêu biểu cho mùa xuân là takenoko và hatsu-katsuo.
Takenoko là măng,
còn hatsu-katsuo là cá thu đầu mùa.
★ Mùa hè có kyuri-dưa chuột, và unagi-lươn Nhật Bản, hay cá chình.
Dưa chuột là loại rau rất có giá trị, giúp giải nhiệt cho cơ thể, phòng tránh chứng cảm nóng mùa hè.
★ Mùa thu, đúng như cái tên "mùa thu ẩm thực", là mùa thu hoạch nhiều loại rau quả, trong đó có kaki-quả hồng, kinoko-nấm đông cô, và cũng là mùa cá sanma-cá thu Nhật.
★ Mùa đông thường có các loại thực phẩm giúp làm ấm cơ thể, như daikon-củ cải, hay cá tara.
Thực phẩm mùa thu hoạch thường dồi dào nên giá hợp lý và nhiều người ưa thích. Đặc biệt, hải sản đúng mùa, tươi ngon thường được đánh giá cao. Chợ vào mùa thường tràn ngập những tiếng rao khỏe khoắn như: "Cá thu đầu xuân năm nay đây!".
Những chiếc lồng đèn giấy được làm từ washi (một loại giấy truyền thống Nhật Bản) dán vào khung tre. Đây là hình thức chiếu sáng cổ xưa của người Nhật. Những chiếc đèn lồng này được trưng dụng trong những buổi lễ hội, trong công viên, nhà hàng, khách sạn hoặc đôi khi cũng được trang trí tại nhà.
♥ Tips: Loại lồng đèn thông dụng nhất phải kể đến chōchin, bạn có thể mua lấy một chiếc tại những điểm du lịch, thường được điểm xuyết thêm bằng tên địa danh ấy được viết bằng hệ chữ kanji.
12. Tượng Tanuki
Tanuki là danh từ tiếng Nhật được dùng để chỉ gấu chó Nhật Bản, tuy vậy nó cũng đại diện cho một sinh vật huyền bí xuất hiện trong những truyền thuyết của người Nhật cổ. Tương truyền rằng tanuki là những chú gấu chó tinh nghịch hay ghẹo người, bày trò lường gạt bằng những chiếc lá ma thuật nom hao hao giống tiền, và có thuật biến hình siêu đẳng …
Những bức tượng hình tanuki xuất hiện khắp nơi ở Nhật, đặt ngay trước các quán bar và nhà hàng (đặc biệt là những tiệm mì), với vai trò như chào đón, lôi kéo khách hàng tương tự như Maneki Neko vậy.
Một bức tượng tanuki được coi là mang lại may mắn, và cho dù bạn không tin vào điều tâm linh này, thì nó vẫn là một món quà kỉ niệm thú vị.
13. Búp bê truyền thống Nhật Bản
Có rất nhiều loại búp bê truyền thống Nhật Bản xuất hiện từ lễ hội Hina Matsuri
Búp bê truyền thống Nhật Bản
…cho đến loại búp bê musha ningyo (Búp bê chiến sĩ), dùng trong lễ hội Tango no Sekku …
…và các búp bê Ichimatsu nữa.
♥ Tips:
Bạn có thể mua những con búp bê đậm chất Nhật Bản tại các tiệm bán quà lưu niệm, song nếu có ý muốn sở hữu một con búp bê có chất lượng đặc biệt tốt, hãy bỏ thời gian ghé thăm những cửa hàng chuyên dụng – tuy nhiên cũng cần báo trước là hàng bán ở đây có mức giá rất đắt
14. Mô hình món ăn (Sampuru)
Sampuru, bản sao bằng nhựa của các loại thức ăn, xuất hiện ở hầu hết các nhà hàng Nhật. Chúng được làm hoàn toàn bằng tay, được điêu khắc tỉ mẩn và sơn phết hợp lí đến mức gần như hoàn hảo, giống y như tạc món ăn nguyên mẫu!
♥ Tips:
Bạn có thể mua sampuru tại phố Kappabashi thuộc Tokyo. Tại đây, ngoài những mô hình món ăn có kích thước bằng đúng kích thước thật, bạn cũng có thể tìm cho mình những món lưu niệm sampuru nho nhỏ để gắn vào tủ lạnh hoặc dùng làm móc treo chìa khóa,…
15. Mặt nạ kịch Noh
Một cái mặt nạ Noh thì được thiết kế nhỏ hơn so với khuôn mặt người diễn viên, thông thường kích thước vào khoảng xấp xỉ 21x13 cm và được điêu khắc từ gỗ cây bách Nhật. Tại các cửa hàng lưu niệm bạn có thể tìm thấy những chiếc mặt nạ làm mô phỏng theo bằng kích thước thật hoặc nhỏ hơn, làm từ gỗ hoặc gốm, một số loại còn được đóng khung trưng bày cẩn thận.
Tất cả các mặt nạ Noh đều có tên riêng và theo thống kê thì hiện giờ có khoảng hơn 200 loại.
16. Hagoita
Hagoita nhìn bề ngoài trông có vẻ giống một mái chèo bằng gỗ hình chữ nhật, được dùng để chơi Hanetsuki – trò chơi truyền thống của Nhật Bản, hao hao giống chơi cầu lông nhưng không có lưới.
Tuy nhiên, từ khi trò chơi này bắt đầu bị mai một dần qua năm tháng, một loại hagoita khác trở nên phổ biến hơn, được trang trí bằng washi (giấy Nhật) và các vật liệu dệt, trên vợt có vẽ hình ca sĩ, ngôi sao thể thao, diễn viên điện ảnh hay cả các nhân vật trong anime,…
♥ Tips:
Bạn có thể tìm thấy nhiều loại hagoita tại Hagoita – ichi, một hội chợ diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 12 hàng năm tại Đền Senso, Tokyo.
17. Kumade
Kumade là một loại chổi to làm từ trúc, được dùng để quét lá trong sân. Vào thời Edo, người ta bắt đầu có trào lưu trang trí kumade bằng các lá bùa may mắn rồi đem bán ở đền chùa, với mục đích là “quét vào mình” những thành công, sự giàu sang, bình an cũng như hạnh phúc.
♥ Tips:
Kumade được bán tại các cửa hàng lưu niệm, song tại lễ hội Tori – no – Ichi tổ chức tại nhiều vùng ở Nhật Bản vào dịp cuối năm có bày bán Kumade với nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau hơn. Hội Tori – no – Ichi lớn nhất được tổ chức vào tháng 11 tại Đền Otori và tại Đền Juzaisan Chokoku ở Asakusa, Tokyo.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản, còn có biệt danh là "Blue Samurai",
là đội tuyển của Hiệp hội bóng đá Nhật Bản và đại diện cho Nhật Bản trên bình diện quốc tế
Fan Nhật nức nở vì thất bại chóng vánh trước Bờ Biển Ngà.
Các fan nữ Nhật Bản đã không giữ được cảm xúc khi đội nhà để thua ngược trước Bờ Biển Ngà ở lượt trận đầu tiên thuộc bảng C.
Người hâm mộ Nhật Bản đặc biệt phấn khích trước khi đội tuyển xứ sở mặt trời mọc bước vào cuộc so tài với Bờ Biển Ngà ở loạt trận ra quân.
CĐV xứ sở Phù tang tin đội bóng của mình sẽ đánh bại đối thủ của châu Phi.
Những fan nữ vỡ òa trong niềm vui khi Honda ghi bàn mở tỷ số cho Nhật Bản ngay ở phút 16.
Tuy nhiên, niềm vui của các CĐV Nhật chỉ kéo dài tới phút 63. Sau đó họ tỏ rõ nỗi thất vọng khi Bờ Biển Ngà ghi 2 bàn liên tiếp trong những phút giữa hiệp 2 sau những pha lập công của Bony (64') và Gervinho (66').
Trong khoảng thời gian còn lại, người hâm mộ xứ Phù tang hy vọng đội nhà sẽ giật lại 1 điểm từ tay đối thủ.
Nhiều fan nữ không giữ được cảm xúc và đã bật khóc.
[TheJacks]
Hội những người hâm mộ Đội tuyển bóng đá Nhật Bản
Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.
Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào?
Bữa cơm gia đình của người Nhật
Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng. Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.
Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.
Người Nhật thích ăn món gì nhất?
hói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).
Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.
Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).
Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.
Thế nào là cách cầm đũa đúng?
Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.
Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.
Một trong những ảnh hưởng còn sót lại của việc sử dụng lịch của người Trung Quốc (lunar calendar) trong nhiều thế kỷ trước khi lịch phương Tây du nhập vào Nhật năm 1873 là việc chia lịch tuần thành 6 ngày, gọi là Rokuyo 六曜. 6 ngày này, theo thứ tự, là Sensho, Tomobiki, Senbu, Butsumetsu, Taian và Shakko, và được cho là gắn liền với vận rủi và vận may.
先勝 Sensho / Sakigachi / Senkachi : May vào buổi sáng, rủi vào buổi chiều
友引 Tomobiki : May cả ngày, ngoại trừ buổi trưa
先負 Senbu / Sakimake / Senmake : Rủi vào buổi sáng, may vào buổi chiều
仏滅 Butsumetsu : Rủi cả ngày (vì đây là ngày Phật qua đời)
大安 Taian : Ngày tốt cho các lễ tiệc
赤口 Shakko / Shakku / Jakko : Rủi cả ngày, ngoại trừ buổi trưa
Ngày đầu tiên của một năm bắt đầu từ ngày Sensho, và các ngày tiếp theo được tính theo thứ tự như trên. Đặc biệt, ngày đầu tiên của mỗi tháng cũng thay đổi theo thứ tự như vậy. Nghĩa là ngày 1/1 là ngày Sensho, ngày 1/2 là ngày Tomobiki, ngày 1/3 là ngày Senbu…
Ngoài ra, người Nhật cũng kỵ ngày 4/4 vì phát âm của số 4 trong tiếng Nhật cùng nghĩa với “chết”. Ngược lại, ngày 7/7 và ngày 8/8 được người Nhật xem là ngày tốt
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.