Jidai Matsuri là lễ hội lớn mang những trang phục lịch sử lâu đời của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 tại Đền Heian Jingu, Kyoto. Đây là một trong ba lễ hội lớn nhất của Kyoto cùng với Lễ hội Aoi - cây thục quỳ (ngày 15 tháng 5) và Lễ hội Gion (ngày 1 đến 31 tháng 7).
Jidai Matsuri là một trong 3 lễ hội lớn nhất Kyoto
Lễ hội Jidai được bắt nguồn từ việc dời kinh đô đến thành phố Tokyo của Nhật hoàng, hoàng tộc và hàng trăm quan chức chính phủ khác, vào năm 1868 ( thủ đô trước đây của Nhật là Kyoto). Để gìn giữ danh tiếng cũng như sự quấn hút của thành phố Kyoto đối với người dân, chính quyền ở thủ đô cùng các quan chức ở thành phố Kyoto đã tổ chức kỉ niệm một nghìn một trăm năm ngày thành lập Kyoto, lệnh được ban bởi Nhật hoàng Kammu (737- 806) vào năm 794. Để giới thiệu lễ hội Jidai đầu tiên được tổ chức vào năm 1895, chính quyền địa phương đã xây dựng đền thờ Heian để tưởng nhớ và thờ cúng linh hồn của Nhật hoàng Kammui.
Lễ hội Jidan còn mang ý nghĩa tái hiện lại con người ở từng thời kì của lịch sự thành phố Kyoto. Đến năm 1940, lễ hội Jidan còn được tổ chức để tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và vinh danh Nhật hoàng Komei ( 1831- 1867)- người đã có công trong việc thống nhất đất nước, quyền lực của hoàng tộc cùng sự thừa nhận Kyoto vẫn là trung tâm của Nhật Bản ngay cả trong thời kì suy tàn của triều đại Edo.
Đền thờ Heian nổi tiếng tại Kyoto
Điểm nổi bật của lễ hội là Gyoretsu Jidai với khoảng 2.000 người mặc trang phục diễu hành đại diện cho các thời đại khác nhau trong hơn 1.200 năm của cố đô Kyoto. Vào buổi trưa, đoàn rước khởi hành từ Gosho Kyoto và đích đến là ngôi đền cổ kính Heian Jingu cách nơi xuất phát là 4,6km.
Lễ hội Jidai được bắt đầu từ sáng sớm với những đền thờ diễu hành khắp phố ( Mikoshi), được đưa ra từ cung điện hoàng tộc xưa để người dân bày tỏ sự thành kính của họ. Mỗi một Mikoshi tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và Nhật hoàng Komei đều được rước đi một cách tuần tự. Lễ diễu hành hóa trang được bắt đầu vào buổi chiều với khoảng hai nghìn người mặc trang phục của các Samurai, trang phục binh lính và người dân ở các thời kì lịch sử xa xưa nhất đến thời kì Meiji, trình diễn trong năm giờ đồng hồ trên quãng đường diễu hành dài hai kilômét đến điện thờ. Các Mikoshi sẽ được đưa từ cung điện trong lễ diễu hành đến điện thờ Heian, giữa những người mặc trang phục binh lính và chơi nhạc gagaku. Điện thờ Heian chính là địa điểm lễ diễu hành hóa trang kết thúc.
Đầu buổi lễ, du khách sẽ thấy những vị tướng cưỡi trên con ngựa trang trí theo kiểu những năm 1800. Theo sau là những đoàn người diễu hành, trống kèn tưng bừng.
Nhóm diễu hành lớn nhất, hoành tráng nhất là nhóm những tướng quân Nhật Bản tên lưng ngựa, một số kéo theo cả những cỗ xe lộng lẫy phía sau. Tiếp theo là những nhóm nhỏ hơn trong đó có cả nhóm những người hóa trang thành những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử.
Nhóm cuối cùng trong đoàn diễu hành là nhóm quan trọng nhất đối với thần giáo Shinto Nhật Bản. Rất nhiều người tham gia vác trên mình những mikoshi (những ngôi đền nhỏ), mang linh hồn của Nhật hoàng Kammu và Komei, hai vị Nhật hoàng đầu tiên và cuối cùng ngự tai Kyoto.
Nếu có cơ hội tham gia các tour du lịch Nhật Bản vào đầu tháng Năm với một trong những điểm đến là Tokyo, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá lễ hội Sanja. Sanja Matsuri (三社祭) hay còn gọi là Sanja Festival, là một trong ba lễ hội lớn ở Tokyo (cùng với lễ hội Kanda và Sanno). Lễ hội Sanja được tổ chức ở đền Asakusa vào những ngày cuối tuần (thông thường vào ba ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật) của tuần thứ ba của tháng Năm.
Nguồn gốc lễ hội Sanja
Theo tương truyền, người dân Nhật Bản xây dựng đền Asakusa để tỏ lòng kính trọng đối với hai ngư dân và một vị lão làng vì họ đã tìm thấy bức tượng nữ thần Kannon ở một con sông gần đấy. Vào thời Edo (1603 – 1868) đây là một lễ hội rất nổi tiếng và ngày nay, đây cũng là một trong những lễ hội thu hút nhiều khách đến du lịch Nhật Bản.
Vào thời Edo (1603 – 1868), đây là một lễ hội rất nổi tiếng, và ngày nay, nét nổi bật của lễ hội này là cuộc diễu hành khổng lồ với hơn một trăm chiếc kiệu mikoshi được các cư dân khiêng đi quanh các khu phố nhộn nhịp gần Đền Asakusa. Một chiếc kiệu mikoshi này rất nặng, và cần rất nhiều người mới nâng được nó lên.
Theo truyền thuyết, Đền Asakusa được xây dựng để tỏ lòng kính trọng tới hai người ngư dân và một vị lão làng, vào thế kỷ XVII họ đã làm lễ kỉ niệm cho một bức tượng nữ thần Kannon mà hai người ngư dân tìm thấy trên một con sông gần đó. Bức tượng sau đó đã trở thành hình tượng gốc của chùa Sensoji, một trung tâm thờ cúng thần Kannon nổi tiếng. Bức tượng nhỏ được làm bằng vàng ròng, cho đến nay vẫn được lưu giữ tại chùa Sensoji, nhưng không được trưng bày công khai.
Những chiếc mikoshi chở các vị thần địa phương, người ta tin rằng mỗi năm một lần, các vị thần này sẽ rời khỏi đền của mình trong các lễ hội để tới thăm các cộng đồng địa phương và ban phát sự phù trợ đến các giáo dân trong năm tới.
Tại Lễ hội Sanja, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều loại hình múa cổ truyền, và có một cái nhìn tổng quát về cách những người dân của Edo (hiện nay là Tokyo) tổ chức các đợt lễ hội trong quá khứ.
Nét nổi bật của lễ hội Sanja là cuộc diễu hành khổng lồ của hơn 100 chiếc kiệu mikoshi được các cư dân khiêng đi xung quanh các khu phố nhộn nhịp gần đền Asakusa. Một chiếc kiệu mikoshi vốn rất nặng, chúng chở các vị thần địa phương và cần rất nhiều người mới khiêng được. Người dân Nhật Bản tin rằng, mỗi năm một lần, trong các lễ hội, các vị thần này sẽ rời khỏi đền của mình để đến thăm các cộng đồng địa phương và ban phát sự phù trợ đến các giáo dân trong năm tới.
Khám phá lễ hội Sanja
Ngày đầu tiên-ngày thứ 6, sẽ diễn ra cuộc diễu hành Daigyouretsu của hơn 500 người và các xe rước được bắt đầu lúc 1 giờ chiều. Sau khi đi vòng qua các khu phố, các quận gần đền thờ, những người tham gia diễu hành sẽ tiến hành nghi lễ cầu cho vụ mùa bội thu. Trong nghi lễ sẽ có điệu múa cổ Binzasara của Nhật Bản.
Múa Binzasara là một điệu múa cổ trong đó có sử dụng một loại nhạc cụ gỗ có tên Binzasara.
Bên cạnh Múa Binzasara, rất nhiều loại hình múa độc đáo khác của Nhật Bản được trình diễn trong ngày đầu tiên này. Đầu tiên phải kể đến Múa Tekomai. Đây là điệu múa được những người phụ nữ Nhật Bản ăn mặc và trang điểm như các geisha biểu diễn. Đạo cụ đi kèm của họ thường là quạt. Điệu múa này thường được biểu diễn trong đền thờ. Đây là điệu múa được những người phụ nữ Nhật Bản ăn mặc và trang điểm như các geisha biểu diễn. Đạo cụ đi kèm của họ thường là quạt. Điệu múa này thường được biểu diễn trong đền thờ. Các vũ công khoác trên mình một chiếc áo trắng, hakama xanh, đội tóc màu trắng và một bộ phục trang mô tả một chú diệc. Đây là điệu múa đã có từ cách đây một nghìn năm. Diệc là loài vật tượng trưng cho hòa bình. Trên đường đi của các vũ công, nghi thức này sẽ xua đuổi bệnh dịch và giải phóng các linh hồn sang thế giới bên kia.
Ngày thứ hai-ngày thứ 7, bắt đầu từ 12h30, các đoàn giáo dân khiêng sẽ khiêng khoảng 100 chiếc mikoshi, tuần hành qua các khu phố gần đền Asakusa.
Vào ngày thứ ba, lễ hội sẽ trở nên náo nhiệt hơn khi ba chiếc kiệu mikoshi khổng lồ thuộc đền Asakusa được đưa ra đường phố, mỗi chiếc nặng khoảng 1 tấn. Trung bình sẽ có khoảng 10.000 người bổ đến để có cơ hội được khiêng những ngôi đền di động này. Lễ rước sẽ kéo dài đến tận 8 giờ tối.
Một điều đặc biệt khác của Lễ hội Sanja là, chỉ duy nhất tại đây, các Yakuza mới được phép để lộ những hình xăm trên mình họ. Vì trong luật Nhật Bản, các Yakuza không được phép để lộ chúng ở nơi công cộng trong những ngày bình thường.
Khởi hành từ một ngôi làng miền núi, 100 con ngựa diễu hành xuống các thị trấn trong những tiếng chuông vui vẻ nhộn nhịp.
100 chú ngựa được trang trí với dây nịt màu sắc rực rỡ và rất nhiều chuông, cuộc diễu hành dọc theo một khoảng cách khoảng 15 km từ ngôi làng Takizawa Morioka. Chagu Chagu là tiếng âm thanh như tiếng vó ngựa. Âm thanh đơn giản nhưng dễ chịu này đã được lựa chọn bởi Bộ Môi trường là một trong "100 cảnh âm hay nhất của Nhật Bản để bảo tồn trong tương lai".
Khoảng 200 năm trước đây, sự kiện này lần đầu tiên được tổ chức như một phần thưởng cho những chú ngựa đã làm việc vất vả giúp bà con có mùa màng bội thu. Điều này đã hình thành một phần trong lễ hội ăn mừng việc thu hoạch một vụ mùa tươi tốt. Từ thời cổ đại, Iwate đã được biết đến như một khu nuôi ngựa, nơi mà chúng được trân trọng đến mức con người và ngựa sống chung trong 1 căn nhà là điều không phải hiếm hoi.
Lúc 9:30 vào ngày diễn ra lễ hội, những con ngựa khởi hành từ đền Sozen Jinja, nơi có đền thờ dành riêng cho các vị thần che chở cho những chú ngựa đến đền Hachiman-gu Morioka nằm ở thành phố Morioka. Đây là 1 lễ hội thú vị, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những con ngựa chạy nước kiệu qua các đường phố trong thành phố hiện đại, điều này thật hiếm hoi vào những ngày thường. Lễ hội thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.
Lễ Tanabata là ngày lễ đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang này.
Hiện nay, lễ hội Tanabata thường bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 7 và kết thúc sáng sớm ngày 7 tháng 7. Lễ hội Tanabata phạm vi lớn được tổ chức tại nhiều nơi tại Nhật Bản, chủ yếu là dọc theo những khu mua sắm và đường phố, mà đã được trang trí với nhiều dải cờ lớn, màu sắc bay trong gió.
Lễ hội Tanabata nổi tiếng nhất được tổ chức tại Sendai từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Tám .
Ngày nay ở Nhật Bản, người ta kỷ niệm ngày này bằng cách viết điều ước vào một phiếu giấy nhỏ, và treo chúng lên cây tre, có lúc với đồ trang trí khác .Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt sau lễ hội, khoảng giữa đêm ngày hôm sau. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Phong tục trang trí cành tre có cả ở Nhật và Trung Quốc.
Chắc hẳn có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam biết đến Nhật Bản qua truyện tranh, âm nhạc và những bộ phim truyền hình Nhật Bản nổi tiếng. Nhật Bản cũng rất nổi tiếng với những lễ hội đầy màu sắc trong năm. Hôm nay công ty du học Nhật Bản Hasu sẽ giới thiệu cho các bạn biết lễ hội hè Matsuri tại Urawa
Các lễ hội nổi tiếng và đầy màu sắc được tổ chức vào mùa xuân và mùa hè . Tại thành phố Urawa, Saitama là một trong nhiều địa điểm khác ở Nhật Bản tổ chức lễ hội mùa hè. Vì vậy , đây còn được coi là lễ hội mùa hè vui vẻ nhất ở Nhật Bản!
Thời tiết vào dịp lễ hội thường mát mẻ nhất trong mùa hè. Mọi người có cơ hội để trang trí khu phố của mình đầy màu sắc. Nhiều cửa hàng treo đèn lồng bên ngoài, kết hợp với biển quảng cáo tăng thêm phần thu hút du khách
Một điều khá hấp dẫn của lễ hội hè matsuri là trang phục của du khách là yukata. Đây là một cơ hội để nhiều du khách lần đầu mặc thử bộ quần áo này. Lễ hội có rất nhiều trò chơi cho cả trẻ em và người lớn.
Dự kiến trong suốt lễ hội sẽ có một số bài thuyết trình, các điệu múa truyền thống . Thêm vào đó là các buổi diễu hành trên đường phố.
Góp phần vào không khí lễ hội, một số lượng các quầy hàng ăn nhẹ được bầy bán Từ các bữa ăn trưa tới đồ ăn ngọt thơm ngon cùng các món tráng miệng .
Nếu bạn đang lập kế hoạch cho một chuyến đi trong mùa hè của Nhật Bản. Bạn có thể tham gia vào lễ hội matsuri mùa hè. Hãy nhớ thuê hoặc mang theo một bộ yukata để hòa mình vào không khí lễ hội các bạn nhé
Lễ hội Gion(Kyoto)(祇園祭り) - Lễ hội ở đền thần Yasaka
Ở các nơi trên nước Nhật, tên gọi lễ hội được tổ chức cho đền thần thì được gọi là Gionsha
Là lễ hội mùa hè được tổ chức nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 8, cầu mong giải tán bệnh dịch.
Lễ hội Gion là một trong 3 lễ hội nổi tiếng nhất của Nhật bản, cùng với Tenshin của Osaka và Kanda của Tokyo. Lễ hội được tổ chức vào tháng 7 hàng năm và thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Lịch sử của Lễ hội Gion
Lễ hội Gion được gọi từ xa xưa là Giongoryo-e, là niểm tự hào về truyền thống có hơn ngàn năm. Có truyền thuyết, bắt nguồn vào năm 869, để cầu mong giải tán bệnh dịch, người ta đã tổ chức hội cầu nguyện cho tổ tiên, cho những người đã mất bằng 66 cây kiếm trên toàn nước Nhật.
Kể từ đó Lễ hội Gion đã có lịch sử hơn 1100 năm, bất chấp có rất nhiều cuộc chiến nổ ra quanh và trong vùng . Sự cổ vũ về mặt tinh thần của người dân mang lại sự phat triển cho Lễ hội Gion. Lễ hội thường được tổ chức trong vòng một tháng , từ mồng một tháng bảy cho đến ngày 31tháng 7, với rất nhiều sự kiện và các lễ nhỏ, bắt đầu bằng Kippu-iri Festival vào ngày đầu tiên và kết thúc bằng lễ hội Eki-jinja Natsukoshi vào 31 tháng 7 . Lớn nhất trong các lễ hội phải kể đến Yoiyama Festival vào ngày 16 và and lễ hội Yamaboko Junko vào ngày 17. Trong lễ hội Yamaboko Junko, những chiếc xe rước lớn đựoc trang hoành rực rỡ sẽ đựợc diễu hành qua các đường phố Kyoto , Hàng năm , Lễ hội Gion thu hút một số lượng lớn các du khách trong và ngoài nước đến để hưởng không khi lễ hội truyền thống, cũng như sống lại với Cố đô Kyoto cổ kính , xinh đẹp.
Đền Yasaka (Gion) 八坂神社
Tiêu điểm và hoành tráng nhất của lễ hộiphải kể đến Đền Yasaka, được biết đến như là Gion-san, nằm ở phía đông của Thành phố Kyoto, nằm cuối con đường Shi-jo(4th street ) và cạnh công viên nổi tiếng về Hoa anh đào Maruyama . Lễ hội Gion được bắt đầu từ đây.
Đền Yasaka được mở 24 giờ và là một trong những thắng cảnh đẹp và nổi tiếng nhất của Kyoto cùng với chùa Vàng, chùa Bạc, Kyomizudera…Tôi đã có dịp đến với Yasaka nhiều lần vào cả ban đêm và ban ngày, lần nào cũng thấy một cảm giác khác nhau. Rất hoành tráng và cũng rất yên tĩnh . Đền gồm 3 phần là Ro-mon, Haiden và Honden.
Romon là cổng lớn hai tầng, được xây dựng từ theo phong cách của thời kì Morumachi (1338-1573) .Có hai thần Thiện Ác của Thần đạo ở hai bên cửa ra vào. Nếu bạn đi vào , bạn sẽ chú ý thấy có một con chó –sư tử đá theo phong cách Triều tiên được biết đến như Koma-inu , bảo vệ cầu thang dẫn len đền chính. Hai-den nằm phía bên trái, đối diện là đài cầu lễ .Honden là phần chính của đền , là phần quan trọng nhất bao gồm một toà nhà lớn 21*17.3 mét, vói mái hiên nửa. Nếu bạn muốn cầu điều gì, hãy bỏ đồng 5 yên may mắn ,rung chuông và vỗ tay hai lần trươc khi cầu , đừng quên vỗ tay thêm lần nữa trước khi kết thúc.
Kiệu và Xe rước
Tiếp theo đền Yasaka, không thể không kể đến các xe rước , phần hồn của lễ hội Gion. Cuộc diễu lớn nhất được tổ chức vào ngày 17 tháng 7. Có hai loại kiệu và xe rước khác nhau: Yama và Hoko. Hoko là loại xe lớn có bánh xe , có thể lớn đến 25 m chiều dài và nặng tới 12 tấn. Nếu bạn bắt gặp xe Hoko hai tầng, và thấy người đứng trên tầng 2 cũng như trên nóc, đựơc kéo bởi rất nhiều người , bạn là người may mắn đựoc chiê m ngưỡng xe rước truyền thống Nhật rồi đấy! Kiệu rước Yama nhỏ hơn và được vác trên vai của những người tham gia. Thường lễ hội Gion có 25 kiệu rước yama và 7 Hoko tham gia diễu hành.
Khi chuyển hướng rẽ kiệu rước lớn, người ta hô to “Yoi, yoi, yoi-toh-say! “, trong tiếng nhạc truyền thống Nhật Bản được chơi bởi các nhạc công ngồi trên tầng hai của các xe rước Hoko. Tiếng hô và âm nhạc đem lại cái hồn cho Lễ hội Gion, như phần biểu diễn tuyệt vời nhất!
Thứ tự của các xe rước được quyết định vào ngày mồng 2 tháng 7, tuy nhiên có 8 vị trí không đổi cho tất cả các năm. Đó là xe rước đầu, một vị trí đặc biệt, dành cho một đứa trẻ được chọn lựa như là đại diện của Thần đền.
Các xe và kiệu rước được trang trí bằng các hoạ tiết mà hầu hếtđược sản xuất ở Nishijin, một merchant truyền thống lâu đời của Kyoto có lịch sử đến 1200 năm. Nishijin được biết đến với các loại vải truyền thống Nhật Bản nhưng một số kĩ thuật sản xuất đồ trang trí xe rước lại được du nhập từ Triều tiên, Trung Quốc, Ấn độ… Thậm chí một số hoạ tiết còn được coi như là mang tính truyền thong và huyền thoại từ các câu chuyện của phuơng Tây, điều này mang lại hương vị về tính quốc tế của Lễ hội.
hứ 7 và chủ nhật 24,25/7 là ngày hội lớn của Osaka, mọi con đường đều dẫn về Sakuranomiya koen, bên bờ sông Okawa,nơi diễn ra lễ hội Tenjin.
Lễ hội qua các thời kì lịch sử
Lich sử lễ hội được bắt nguồn từ Đền Tenmangu , được xây dựng từ năm 901 , nhưng phải đến 50 năm sau mới được tôn tạo lại. Đền thờ được xây dựng để tưởng nhớ đến Sugawara-no-Michizane, người được coi là vị thần Học hành
. Tenmangu được xây dưng lại vào thế kỉ 19. Lễ hội Tenjjin đượch tổ chức ở đây vào các ngày 24, 25 tháng 7 hàng năm., được coi là một trong 3 lễ hội lớn nhất của Nhật Bản , cùng với Gion Matsuri (Kyoto ) và Kanda (TOkyo) .
Lễ hội được bắt đầu từ năm 951, 2 năm sau khi Đền thờ Tenmangu được tôn tạo. Thời cổ người ta rước thần linh từ bãi đầu nguồn về cung Tenman, đồng thời lập Trụ lễ đường ở đây. Xuất phát từ việc dùng thuyền đi rước các thần, mà lễ hội Tenjin có nét rất đặc trưng là buổi diễu hành trên sông của hơn trăm chiếc thuyền, mang lại hồn cho lễ hội có hơn 1000 năm lịch sử này.
Vào thời kì Hideyoshi Toyotomi xây dựng thanh cổ Osaka, hình thức của lễ hội được thay đổi đi rất nhiều. Mặc dù cửa song Dojima đã bị cát lấp dần, vào sau thời kì Genroku (nửa sau thế kỉ 17), nhưng số lượng thuyền vẫn dần dần được tăng lên. Osaka lúc đó được coi như là nơi phồn vinh trong thiên hạ, và lễ hội Tenjin được tổ chức vớ quy mô cực kì lớn như là tượng trưng cho sự phồn vinh này.
Vào nửa sau TK18 , xuất hiện một tổ chức chuyên chịu trách nhiệm về lễ hội , gọi là Kou「講」, đã đưa hình nộm những con búp bê tượn trưng mang ý nghĩa đón rước các thần vào lễ hội . Lúc này không chỉ có Osaka biết đến lễ hội mà sự phồn hoa của nó đã được biết đến trên toàn quốc.
Cuối thời kì Edo và thời gian thế chiến thứ 2, lễ hội bị gián đoạn nhưng lại được phục hồi lại vào năm 1949, năm Showa thứ 24.Vào năm 1953, do đất lún nên lễ diễu thuyền của lễ hội được chuyển đến song Okawa như hiện nay chứ không ở song Dojima như trước nữa.
Đi chơi vào ngày lễ hội
Tháng 7 là tháng của các lễ hội mùa hè. Người dân Kansai năm nào cũng háo hức chờ đón lễ hội Tenjin cũng như Gion để lại được thưởng thức các màn trình diễn truyền thống đậm tính văn hoá và để bạn bè, gia đình vui vẻ bên nhau.
Tâm điểm của lễ hội Tenjin là các thuyền diễu hành được trang trí rực rỡ rất hợp với không khí hội hè tràn ngập hai bên bờ song với các quán hang tấp nập, với đèn lồng giấy và các băng rôn chạy dai theo hai mạn thuyền.
Trong buổi chiều hoàng hôn, các thuyền Hoan-sen lần lượt tiến vào Sông Okawa, dòng sông lớn bên công viên Sakura no miya, một địa diểm nổi tiếng ở Osaka vào mùa hoa anh đào. Theo sau những chiếc thuyền Hoan-sendẫn đường là Gubu-sen. Có khoảng hơn một trăm chiếc thuyền như vậy diễu hành và biểu diễn trên sông. Ngoài các tàu của lễ hội truyền thống, các tàu mang biểu tượng của lễ hội, người ta còn có thể nhìn thấy những tàu của các công ty lớn biểu tượng cho sức mạnh kinh tế của vùng Osaka như bia Asahi hay Kirin, của công ty thực phẩm Nissin… Các con tàu này thường được tổ chức như một nhà hang di động, và có các màn hát múa truyền thống. Nếu bạn là một nhân vật quan trọng hay khách mời của công ty, bạn sẽ có dịp được ngồi trên thuyền dự diễu hành Trên các con tàu này có những biểu tượng rất lớn như lon bia khổng lồ hay là con gà màu vàng ruộm của Nissin…Người Nhật rất giỏi kinh doanh, nên chắc chắn, với cơ hội quảng bá cho hơn 1 triệu du khách đến Tenjjin Matsuri, và tăng thêm tiếng tăm cho công ty như thế này, các công ty lớn sẽ không tiêc tiền để đầu tư tiền tài trợ cho những con tàu như vậy. Ngoài ra các quán ăn di động trên hai bờ song cũng mua bán tấp nập,c hủ yếu là các món ăn như takoyaki, hay là mực nuớng, đồ uống uớp lạnh. Tôi gặp rất nhiều các quầy hang mà chủ là các bạn sinh viên. Đây cũng là một cách tham gia lễ hội, mà lại kiếm được tiền.
Trên các con tàu diễu hành, rất đông những người mặc quần áo lễ hội truyền thống, hát múa theo các bài ca cổ .
Từng đoạn, họ lại vỗ tay theo nhịp và hai bên bờ khách thăm quan cũng vỗ tay theo, tạo nên một không khí tưng bừng với tiếng hát tiếng nhạc, vỗ tay… hoà cũng nhịp sóng vỗ hai bên mạn tàu. Khi trời tối hẳn, hai bên bờ
song Okawa, khoảng 80 ngọn đuốc lớn được thắp sang, soi ánh sang lung linh xuống nước, trong khi khoảng 3000 phát pháo hoa được bắn lên , đủ các màu sắc lung linh hoà với ánh sang từ các con tàu, các ngọn đèn hai
bên bờ, tạo cho Tenjin một không khí đặc biệt náo nức và hoàng tráng!
Người Osaka tự hào có Tenjin và đang tiếp tục giữ gìn và phát triển. Mặc dù lễ hội Tenjin trải qua mỗi thời kì lại có một vài thay đổi, có những lúc sự tồn tại bị đe doạ, nhưng cứ mỗi lần vượt qua khó khăn, thì tính cách và khí phách của người Osaka lại được nâng lên một tầm mới. Lễ hội Tenjin, ngay cả bây giờ cũng đang truyền them năng lượng và đang phat triển cùng với Osaka.
Nếu bạn đến với Osaka những ngày này, bạn sẽ cảm nhận được điều ấy, và bạn sẽ có dịp thưởng thức món Okonomiyaki và Takoyaki nổi tiếng.
Aomori Nebuta cũng là một trong những lễ hội hè nổi tiếng tại Nhật Bản. Cứ đầu tháng tám là khắp mọi nơi trong thành phố lại vang lên tiếng trống, chiêng, sáo rộn rã báo hiệu một mùa lễ hội sôi nổi sắp đến. Lễ hội chỉ diễn ra trong vòng 6 ngày nhưng để chuẩn bị cho nó thì người dân thành phố đã phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước đó. Đặc biệt là việc chế tạo các Nebuta thực sự là một công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng khi được tận mắt ngắm nhìn thành phẩm thì khách du lịch không khỏi bỡ ngỡ về độ tinh xảo và trình độ tay nghề tuyệt vời của những nghệ nhân Aomori.
Hội Nebuta cũng được tổ chức còn rầm rộ ở Aomori mỗi mùa hè thu hút khoảng 3 triệu du khách. Nét đặc trưng của hội Nebuta ở Aomori là những chiếc lồng đèn phỏng theo hình của các nhân vật lịch sử hay huyền thoại. Hội Nebuta ở Aomori nổi tiếng là náo nhiệt với những nhóm người dẫn đầu vừa múa vừa hát vừa hò hét giữa những tiếng reo hò cổ vũ như sấm của đám đông người xem.
Vào đầu tháng 8, quận Aomori trong khu vực Tohoku của Nhật Bản lại rộn ràng tổ chức lễ hội Nebuta & Neputa, nơi những mô hình chiến binh nổi tiếng và các diễn viên kabuki được chiếu sáng diễu hành qua các đường phố.
Đi kèm với những âm thanh rộn ràng của trống là âm nhạc của sáo tre và tiếng la hét của "rasseera" của các vũ công Haneto. Đây là lễ hội với 6 đêm ấn tượng, được xem là lễ hội ấn tượng nhất tại Nhật Bản, bằng chứng là có khoảng 3.000.000 người ghé thăm hàng năm. Lễ hội Aomori Nebuta lên đến đỉnh điểm vào buổi tối cuối cùng khi một đèn lồng lớn tượng trưng cho linh hồn ma quỷ được diễu hành qua đường phố, những màn pháo hoa lung linh đầy màu sắc được bắn lên bầu trời.
Một số nhà sử học tin rằng sự kiện này là một biến thể của lễ hội Tanabata (lễ hội Sao), và những người khác nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ một vị tướng - người đã tạo ra những sinh vật lớn để xua đuổi các phiến quân trong khu vực từ những năm 800.
Lễ hội Aomori Nebuta là một trong những lễ hội ấn tượng nhất về mặt trực quan, tràn đầy năng lượng, và mang lại nhiều niềm vui cho người tham dự. Hơn 30 nebuta (hình 1) được diễu hành dọc theo tuyến đường và đôi khi phải mất một năm để hoàn thành chúng.
Du khách được khuyến khích thuê trang phục Haneto khoảng 5, 000 Yên cho mỗi người. Lễ hội Aomori Nebuta diễn ra từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 8.
Lễ hội Akita là lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu cho 5 loại ngũ cốc, như lúa mì, gạo, đậu, kê kê. Là một trong ba lễ hội chính của Tohoku (Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori, Yamagata và quận Akita). Kanto là một cột tre cao 8 mét trên đó có gắn tới 46 chiếc lồng đèn giấy có hình dạng các loại ngũ cốc như gạo, hạt đậu vv… được trang trí với sợi giấy mỏng giữa các thanh gỗ. Kanto nặng 60 kg được gọi là o-waka và còn một số loại nhỏ hơn được gọi là chu waka, ko-yo waka waka và giảm dần trọng lượng. Tất cả những cọc tre Kanto đều có đặc điểm chung là hình cây tuyết tùng hoặc hạt gạo của cây lúa.
Tại lễ hội, các thanh niên tràn đầy năng lượng mặc áo jacket ngắn, buộc khăn hachimaki, tất trắng tabi và dép rơm zori, họ lần lượt nâng Kanto lên tại một thời điểm trong tiếng trống, kèn, sáo rộn ràng. Sau đó, họ diễu hành qua thị trấn, họ phải đảm bảo rằng các ngọn đèn trong những chiếc đèn lồng không bị dập tắt. Khi rước Kanto họ không được phép nắm bằng tay mà phải giữ thăng bằng ở giữa lòng bàn tay . Để giữ cột thẳng đứng họ chỉ được phép dùng hông, vai hoặc trán nếu muốn thay đổi tư thế.
Nguồn gốc của lễ hội này nằm trong nghi lễ Tanabata, từ một lễ hội hàng năm được tổ chức vào tối ngày 7 tháng 7 để thờ các ngôi sao, được gọi là neburi-Nagashi (hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ).
大学祭 (daigakusai) – lễ hội hàng nằm của các trường đại học
Ở Việt Nam, hẳn một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của thời học sinh sinh viên là hội trại 26/3 hằng năm.
Các bạn học sinh sinh viên ở Nhật không có ngày kỉ niệm 26/3, nhưng mỗi trường cũng dành riêng một ngày để tổ chức lễ hội của trường, ở các trường đại học dịp này thường được gọi là daigakusai (大学祭). Lễ hội này được diễn ra thường niên vào trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, kéo dài từ một đến hai ngày.
Vào dịp lễ hội này, các sinh viên trong trường, tùy theo lớp, theo khoa, hoặc theo các câu lạc bộ sinh hoạt khác nhau tập trung mở một gian hàng nhỏ trong khuôn viên của trường. Tại các gian hàng đó thông thường bày bán các món ăn nhẹ, như bánh kẹo, nước trái cây, hoa quả, và thậm chí có cả yakisoba, oden (nếu lễ hội diễn ra vào mùa đông)… Một số gian hàng khác không bán thức ăn mà dành bày bán, triễn lãm các món đồ lưu niệm, đồ thủ công mĩ nghệ…
hường vào các dịp này khuôn viên trường sẽ trở nên rất đông vui và náo nhiệt. Ngoài các gian hàng bày bán chen chúc dọc hai bên lề, ở những bãi đất rộng có thể diễn ra những màn biểu diễn độc đáo của một số câu lạc bộ như khiêu vũ, nhảy hiphop, hài kịch… Tại một số trường trong những dịp này còn tổ chức cuộc thi Mr & Ms của trường đó, gọi nôm na giống như cuộc thi Sinh viên thanh lịch ở Việt Nam.
Không khí đông đúc náo nhiệt trong trường cộng với những màn biểu diễn độc đáo đó không chỉ thu hút sinh viên trong trường mà còn thu hút những bạn sinh viên của trường khác đến xem, các học sinh cấp 2, 3 hoặc các người dân sinh sống ở các vùng lân cận… Cũng vào trong các dịp này, một số khoa nghiên cứu trong trường đại học cũng tiến hành tổ chức “open house”, tức là dịp mở cửa các phòng thí nghiệm để những người tham quan đến xem, cũng là dịp để giởi thiệu khoa / phòng nghiên cứu của mình với các sinh viên, học sinh trường khác.
Ở một số trường có đông lưu học sinh, các nhóm lưu học sinh cũng đăng ký một gian hàng riêng để bày bán các món ăn hoặc biểu diễn, giới thiệu về văn hoá của đất nước mình. Các bạn lưu học sinh Việt Nam ở đây thường bày bán các món ăn Viêt Nam thông dụng, dễ nấu như phở gà, nem cuốn, nem rán, chè đậu xanh, bánh trôi nước… hoặc tổ chức các buổi biểu diễn áo dài, nhảy sạp để thu hút nhiều người tham quan đến gian hàng của mình. Thông qua những dịp này, những người Nhật Bản cũng có dịp hiểu thêm hơn về đất nước, con người và một phần văn hoá Việt Nam.
Trong những ngày giữa tháng 6 này, tại Tokyo đang diễn ra lễ hội Sanno, một trong ba lễ hội lớn nhất Tokyo. Có từ thế kỷ XVII, Sanno Matsuri là lễ hội của thần đạo Shinto để tưởng nhớ công lao của vị thần bảo hộ thành phố.
Lễ hội Sanno được tổ chức tại ngôi đền linh thiêng Hie Jinja ở Chiyoda-ku, Tokyo. Đền thờ này có một lịch sử lâu đời, theo ghi chép ngôi đền có niên đại từ năm 1478, nó được xây dựng làm nơi để lưu trữ những tài sản có giá trị lớn trong thời gian xây dựng lâu đài Edo (nay là Tokyo).
Sức thu hút chính của lễ hội là jinkosai, đám rước với 500 người trong trang phục truyền thống, 3 mikoshi (đền thờ di động) chở linh hồn các vị Shinto diễu hành gần 20 cây số trong suốt 9 tiếng đồng hồ trong ngày lễ chính, ngày 15 tháng 6. Đám rước rời đền Hie, nơi thờ thần đạo Shinto và Ōyamakui-no-kami - vị “thành hoàng làng” của Tokyo để diễu hành khắp quận Chiyoda của Tokyo, sau đó dừng tại cung điện hoàng gia Tokyo vào đúng giữa trưa để các chủ lễ vào hoàng cung cầu nguyện cho hoàng đế và hoàng gia. Đây là niềm vinh dự lớn cho các chủ lễ và là truyền thống có từ thời kỳ Edo (1603-1867) và được giữ cho đến ngày nay.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, tại đây còn tổ chức các hoạt động văn hoá như trà đạo, nghệ thuật diễn xướng truyền thống, nghệ thuật cắm hoa Ikebana… để giới thiệu văn hoá truyền thống Nhật Bản.
Được tổ chức vào: June 9th-16th
Địa điẻm: Hie-jinja Shrine
City: Nagata-cho, Chiyoda-ku, Tokyo
Cùng với Gion Matsuri và Jidai Matsuri, Aoi Matsuri (hay còn gọi là Kamo Matsuri) là 3 lễ hội chính được tổ chức ở Kyoto. Trong cuộc diễu hành của lễ hội, phụ nữ mặc quần áo choàng trong nghi lễ tòa án và những người đàn ông trong trang phục truyền thống đi trên toa xe bò được trang trí với hoa tử đằng - (thường được sử dụng bởi các quý tộc thời Heian). Một số người diễu hành mang Oyoyo Mikoshi (đền thờ di động) với Saio-Dai, người đóng vai trò duy trì độ tinh khiết của nghi lễ và đại diện cho Hoàng đế tại lễ hội (bây giờ, vai trò của Saio-Dai được chơi bởi một người phụ nữ chưa lập gia đình ở Kyoto) . Có 36 con ngựa, 4 con bò, 2 toa xe bò, 1 mikoshi và hơn 500 người hình thành trong cuộc rước, điều đó làm Aoi matsuri trở thành một trong những lễ hội phức tạp nhất và đầy màu sắc tại Nhật Bản. Lễ hội đã mang được sự sang trọng của thời kỳ Heian cho đến ngày nay, cuộc diễu hành bắt đầu từ Hoàng cung Kyoto (Gosho), và tiếp tục trên các con đường đến đền thờ Shimogamo và Kamigamo.
Aoi Matsuri (葵祭) – Aoi có nghĩa là “Thục Quỳ”, Matsuri có nghĩa là “Lễ hội”, là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch trình lễ hội ở Kyoto, cố đô của Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức tại Đền Kamigamo vào ngày 15/5 hàng năm. Đây là một trong những lễ hội trọng thể và lộng lẫy nhất cả nước, nó đã được duy trì và gìn giữ cẩn thận từ thế kỷ thứ VII khi lần đầu tiên được tổ chức. Cho đến nay, Aoi Matsuri đã trở thành lễ hội lâu đời nhất vẫn còn được duy trì.
Lễ hội được biết tới dưới cái tên như hiện nay từ thời Edo, vì những người diễu hành và kiệu rước được trang trí bằng những chiếc lá aoi (thục quỳ) đặc biệt.
Lá thục quỳ gắn trên đầu những người tham gia diễu hành
Không chỉ lá, hoa thục quỳ cũng được trang trí thành từng dây dài trên những chiếc xe bò kéo, khiến chúng trở nên thật lộng lẫy.
Và những dây hoa thục quỳ màu tím dịu dàng nhưng không kém phần lộng lẫy
Đoàn diễu hành của lễ hội với sự tham gia của khoảng 600 người mặc những bộ trang phục hoàng tộc thời xưa rất lộng lẫy và tao nhã. Họ sẽ rời Cấm Thành và đi bộ đến một số đền thờ cách đó hàng kilomet. Khán giả sẽ xếp hàng hai bên đường để chiêm ngưỡng lễ diễu hành hoành tráng này.
Lễ hội Kanda được tổ chức vào hai ngày Thứ bảy và Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm, để vinh danh chiến công vang dội của các Shogun và ca ngợi những người vợ của họ. Đây cũng là cơ hội để họ được tự hào về chính mình. Trước đây, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 9, vì đây là ngày vị tướng Ieyasu Tokugawa3 đã giành chiến thắng quyết định trong trận chiến Sekigahara.
Nhờ chiến thắng này, Ieyasu Tokugawa đã trở thành một trong những biểu tượng Shogun hay một vị thần của Thần đạo Shogun của Nhật Bản. Và do đó, người dân Edo bắt đầu gọi lễ hội Kanda là lễ hội Tenka, với ý nghĩa là lễ hội của/thống nhất non sông, hay lễ hội Chế độ Tướng quân (Shogunate festival) vì Tướng quân Ieyasu Tokugawa đã thống nhất được toàn nước Nhật. Trong thời kỳ Edo (1603 - 1868), các Kanda Matsuri được tổ chức trong khuôn viên lâu đài Edo, nơi Shogun có thể xem đám rước diễu hành. Đó là lý do tại sao lễ hội này còn được biết đến như là Edo Tenka Matsuri - lễ hội của Đạo Thờ thần Shogun với sức mạnh của trời đất. Đã thành truyền thống, Kanda Matsuri thường được bắt đầu với một đại lễ tạ ơn đối với các Thánh thần và điểm đặc biệt là đại lễ này được thực hiện thông qua nghệ thuật kịch Noh5. Để cầu nguyện cho hòa bình và cho sự no đủ quanh năm, người dân trong vùng tổ chức các buổi biểu diễn Noh, vì với việc tham gia kịch Noh, người ta có thể vào vai/nhập thân vào các vị thần linh để “xác nhận” và “đáp ứng” những mong ước, những lời nguyện cầu. Điều đó tạo nên niềm tin mạnh mẽ vào sự giúp đỡ của thần linh đối với những lời khấn cầu của họ.
Sau lễ tạ ơn thần linh, tại đền Kanda, người ta tiếp tục làm lễ để đưa linh hồn của ba vị Thánh (Daikoku, Ebisu và Masakado) nhập vào ba chiếc mikoshi (một loại kiệu như đền thờ di động thu nhỏ), mô phỏng kết cấu của ngôi đền, với đầy đủ cấu trúc cột, rường, mái, tường bao… và trang trí hình phượng hoàng trên nóc. Cùng lúc đó, tại các ngôi đền lân cận, nơi dừng chân của các vị Thánh này trước đây, người dân địa phương cũng làm lễ nhập hồn Thánh vào kiệu có bánh xe (horen) để chuẩn bị cho các cuộc rước. Đây là nghi lễ rất linh thiêng và quan trọng, được thực hiện vào buổi tối trước ngày lễ hội chính.
Sau những nghi lễ tạ ơn và nhập hồn Thánh là hai đám rước rất lớn hay hai cuộc diễu hành tâm linh rầm rộ, náo nhiệt trong hai ngày lễ hội chính. Sau lễ tạ ơn thần linh, tại đền Kanda, người ta tiếp tục làm lễ để đưa linh hồn của ba vị Thánh (Daikoku, Ebisu và Masakado) nhập vào ba chiếc mikoshi (một loại kiệu như đền thờ di động thu nhỏ), mô phỏng kết cấu của ngôi đền, với đầy đủ cấu trúc cột, rường, mái, tường bao… và trang trí hình phượng hoàng trên nóc. Cùng lúc đó, tại các ngôi đền lân cận, nơi dừng chân của các vị Thánh này trước đây, người dân địa phương cũng làm lễ nhập hồn Thánh vào kiệu có bánh xe (horen) để chuẩn bị cho các cuộc rước. Đây là nghi lễ rất linh thiêng và quan trọng, được thực hiện vào buổi tối trước ngày lễ hội chính.
Sau những nghi lễ tạ ơn và nhập hồn Thánh là hai đám rước rất lớn hay hai cuộc diễu hành tâm linh rầm rộ, náo nhiệt trong hai ngày lễ hội chính Đám rước hay cuộc diễu hành dọc theo các con phố lớn xung quanh đền Kanda và đặc biệt sẽ dừng lại trước các cửa hàng lớn trên khu vực để đáp lễ và để chủ nhân của các cửa hàng được phép làm lễ trước đám rước, vì chủ những cửa hàng này chính là những nhà hảo tâm, công đức chính cho đền và cho việc tổ chức lễ hội hàng năm. Trong buổi chiều đầu tiên, một số mikoshi của người dân địa phương, cùng với các nhạc sĩ chơi trống và sáo, sẽ được mang rước khắp các phố rồi trở về các ngôi đền nhỏ của họ. Một nghi lễ của đạo Shinto sẽ được tổ chức ngay sau đám rước, theo sau là một điệu nhảy truyền thống cầu cho sự thịnh vượng và một
vụ mùa bội thu.
Cuộc diễu hành của ngày thứ hai bắt đầu từ 10h sáng cho tới khi mặt trời lặn, với hơn 70 mikoshi từ các ngôi đền thuộc 44 quận lân cận lần lượt tiến về đền Kanda để được ban phúc lộc. Nét độc đáo của Kanda Matsuri chính là các mikoshi - đền thờ di động, mang trong đó sự linh thiêng của Thần đạo Shinto và linh hồn các vị Thánh được tôn thờ, được rước qua các con phố để ban phát sự may mắn và thịnh vượng cho những người buôn bán và cư dân địa phương trước khi tề tựu thực hiện nghi lễ tại đền Kanda.
Sự đa dạng về thành phần tham gia lễ hội Kanda nói riêng và hầu hết các lễ hội truyền thống của Nhật Bản nói chung thể hiện ở những người khiêng, kéo kiệu, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ ở các lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên và cả những người cao tuổi. Ngoài ra, để tạo nên sự đa dạng mà các cộng đồng luân phiên nhau theo mỗi dịp lễ hội, sẽ trang trí một mikoshi bằng sơn đỏ rực mà người khiêng chỉ là phụ nữ trẻ trong lễ phục màu đỏ và một mikoshi mà người khiêng là các thiếu nhi trong độ từ 7 đến 10 tuổi. Sự xuất hiện của tất cả các mikoshi này làm khuấy động mọi tuyến đường, những nơi mà họ đi qua bởi tiếng hô vang "Wasshoi, Wasshoi", tạo sự hưng phấn và chuyển
động nhịp nhàng, của mikoshi nặng trĩu, được mang trên vai của người khiêng kiệu theo từng bước nhún nhảy uyển chuyển của họ. Họ tin rằng, thần linh đã “giáng” và “ngự” trên mikoshi đã làm chuyển động mikoshi, vì thế nên dù mikoshi rất nặng, nhưng họ lại càng hưng phấn hơn, cùng nhau hô "Wasshoi, Wasshoi !" và nhún nhảy uyển chuyển hơn, với sự cổ vũ của người dân xem lễ hội kín hai bên đường.
Theo : LỄ HỘI KANDA, TOKYO, NHẬT BẢN -
CUỘC DIỄU HÀNH TÂM LINH HAY
BỨC TRANH TÁI HIỆN LỊCH SỬ
NGUYN TH THU TRANG
★ Hàng năm, cứ vào dịp hè khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8, khắp nơi trên đất nước Nhật Bản tưng bừng tổ chức lễ hội bắn pháo hoa. Đến dịp này, người dân xứ sở hoa anh đào lại nô nức kéo nhau đi xem những màn trình diễn pháo hoa tuyệt đẹp trên nền trời đêm.
★ Pháo hoa (Hanabi) được biết đến như một sản phẩm trí tuệ của người Trung Quốc được sáng tạo vào khoảng thế kỉ thứ 2 trước công nguyên. Nhưng sau khi du nhập vào Nhật Bản một thời gian, pháo hoa đã phát triển một cách mạnh mẽ và ngày nay Nhật Bản đã được biết đến như đất nước có truyền thống nghiên cứu, chế tạo pháo hoa lâu đời.
★ Lịch sử Hanabi ghi nhận tên tuổi của hai nghệ nhân tài hoa Kagiya và Tamaya, hai ông không chỉ nâng Hanabi thành một môn nghệ thuật mà còn góp phần đưa Hanabi dần phổ biến trong tầng lớp bình dân. Kagiya còn được biết đến với cái tên Yahei, ông đến từ Nara và đã sớm nổi tiếng với những kĩ năng chế tạo pháo hoa từ khi ông còn trẻ. Năm 1659 ông thành công tại Edo với những món đồ chơi pháo hoa, sau một thời gian tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng của mình, ông đã lập ra một xưởng sản xuất pháo hoa mang tên Kagiya tại Ryogoku. Tamaya còn được biết đến với cái tên Seikichi, ông vốn là một thợ học việc trong xưởng Kagiya nhưng kĩ năng của ông đã sớm vượt người thầy của mình. Năm 1810 Seikichi lập nên xưởng pháo hoa Tamaya như một nhánh độc lập của Kagiya.
★ Vào cuối thời kì Edo Kagiya và Tamaya đều có những thành công lớn trong việc chế tạo pháo hoa. Năm 1843, một vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra khi Tamaya thử nghiệm sản phẩm mới của ông làm cháy xưởng sản xuất và một nửa thành phố. Sau sự cố này Tamaya đã bị trục xuất, sự nghiệp tiêu tan nhưng những thành quả sáng tạo của ông thì vẫn sống mãi. Ngày nay nhiều thành tựu pháo hoa xuất sắc của Tamaya vẫn được thể hiện trong những bản tranh khắc gỗ cổ xưa được bày bán nhiều tại các cửa hàng lưu niệm.
★ Lễ hội bắn pháo hoa được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1733. Năm trước đó, toàn nước Nhật đã bị chịu một nạn đói khủng khiếp làm đến 900,000 người chết đói. Vào thời gian đó ở Edo (Tokyo ngày nay) có rất nhiều người bị chết vì bệnh tả và xác chết bị cấm đặt ở trên phố. Chính phủ đã quyết định tổ chức lễ hội bắn pháo hoa với mong ước những linh hồn xấu số được khuây khỏa, cũng như để xua đi bệnh dịch hạch cũng đang xuất hiện.
★ Người Nhật xem hanabi là “hoa lửa”, giống như sự tồn tại ngắn gọn của hoa anh đào, pháo thăng thiên lóe sáng một cách tráng lệ chỉ trong một khoảnh khắc thoáng qua rồi tan vào trong không khí. Hanabi xem như một sự kiện đại chúng, nhiều người dân đi dạo trong yukata (Kimono mùa hè), uống bia lạnh và mang uchiwa (quạt) - xem pháo hoa vào những đêm hè oi bức.
★ Trong khi ngắm những bông pháo nở tung rực rỡ trên bầu trời đêm mùa hạ lấp lánh ánh sao, mọi người tổ chức ăn uống cùng gia đình và bạn bè. Nhiều người đến sớm để có được vị trí thuận lợi ngắm pháo hoa. Người thì trải các tấm chiếu lên chỗ của mình dọc theo bờ sông, người thì lái thuyền dọc theo con sông. Những ngày như vậy đều chật ních người đến ngắm pháo hoa. Nhiều người còn đặt chỗ sẵn trong nhà hàng hoặc khách sạn, nơi có thể ngắm được khung cảnh một cách dễ dàng.
★ Lễ hội pháo hoa được tổ chức khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, tuy nhiên lễ hội bắn pháo hoa ở ven sông Sumida, dòng sông chảy về phía đông qua khu vực dân cư đông đúc của Tokyo là một trong những nơi tổ chức lớn nhất. Ước khoảng 2 vạn quả pháo hoa được bắn lên/lần, thu hút hơn 900 nghìn người xem.
Người dân NB đang chờ xem pháo hoa
★ Trước đây, những màn trình diễn pháo hoa còn rất đơn giản. Tuy nhiên vào khoảng năm 1879, Nhật Bản mở rộng thương mại buôn bán với nhiều nước và nhập nhiều loại hóa chất mới từ nước ngoài. Từ đó pháo hoa đã có nhiều màu như đỏ, xanh da trời, xanh lá cây và những màn trình diễn khá đặc sắc với đủ dạng hình thù càng trở nên cuốn hút người xem hơn.
Một trong những màn pháo hoa đầu tiên tại Nhật Bản
★ Hiện nay, pháo hoa Nhật Bản có rất nhiều loại, khác nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc:
※ Starmine: là loại pháo hoa rất thường gặp trong các lễ hội pháo hoa bởi sự lộng lẫy và nổi bật của nó.
※ Warimono: là loại Hanabi truyền thống của Nhật Bản, Warimono bao gồm nhiều loại Hanabi khác nhau về màu sắc. Khi Warimono nổ trên bầu trời sẽ tạo thành một hình tròn hoàn hảo, thường mang hình dạng của hoa cúc (Kiku) hoặc hoa mẫu đơn (Botan). Đây là loại pháo hoa hoa lộng lẫy nhất trên thế giới. Hoa cúc (Kiku) và hoa mẫu đơn (Botan) có cấu tạo gần giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là “Hosi” (star), một trong những thành phần quan trọng để chế tạo pháo hoa.
Kiku
botan
sự kết hợp giữa botan & starmine
※ Han-Warimono: Han-Warimono cũng gần giống với loại pháo hoa “Kiku” nhưng nó không sử dụng lượng thuốc nổ mạnh như Warimono. Khi nổ trên bầu trời, ánh sáng của Han-warimono chậm rãi rơi xuống mặt đất trông giông như những cành của cây liễu, tạo nên một quang cảnh đẹp tuyệt vời.
※ Kowari-mono: Mỗi khi xuất hiện, Kowari-mono lại làm đầy ắp cả vùng trời một vườn hoa với những bông hoa duyên dáng khoe sắc trong bầu trời đêm.
※ Kata-mono: Kata-mono là những loại pháo hoa kiểu mới, Kata-mono có rất nhiều loại với nhiều hình dạng độc đáo như cá, bướm, trái tim, kính râm.
Lễ hội bắn pháo hoa là một trong những lễ hội văn hóa lớn của đất nước mặt trời mọc. Người Nhật rất yêu thích pháo hoa, hàng năm ước tính có đến hàng trăm lễ hội pháo hoa được tổ chức tại khắp các vùng miền Nhật Bản và tất cả đều thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng. Pháo hoa cũng thường xuất hiện trong các lễ hội truyền thống, các hoạt động mang tính cộng đồng như đón chào năm mới, kỉ niệm ngày quốc khách, đại hội thể thao... giúp mang lại không khí sôi động cho buổi lễ.
Đây là trang Blog trao đổi, cập nhật liên tục thông tin Việt Nam và Nhật Bản hàng ngày. Rất mong sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn nữa đến các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản, đồng thời cũng mong nhận được nhiều bài viết và những chia sẽ của các bạn để trang Bolg ngày càng phong phú hơn.